Cách nấu cháo sá sùng khô

Cháo sá sùng được mệnh danh là một trong những "thần dược" bổ mẹ lợi bé được rất nhiều gia đình tin dùng. Có 2 cách nấu cháo sá sùng phổ biến là cách nấu cháo sá sùng tươi và cách nấu cháo sá sùng khô. Trong đó cách nấu sá sùng tươi dành cho những gia đình ở gần biển, có thể mua được sá sùng tươi.

Cách nấu cháo sá sùng khô

Cháo sá sùng tươi thơm ngon bổ dưỡng


Cách nấu cháo sá sùng với sá sùng tươi

Cháo sá sùng tươi có tác dụng rất tốt trong việc lợi sữa, bổ dương, giải nhiệt, tốt cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Trẻ nhỏ ăn cháo sá sùng tươi sẽ hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng, phát triển cơ thể tốt và cứng cáp hơn. Tuy nhiên, do cháo sá sùng tươi sử dụng sá sùng nguyên con nên thường không dùng cho trẻ quá nhỏ.
>>> Xem thêm: Sá sùng là gì? Ăn sá sùng có tác dụng gì?
Để nấu cháo sá sùng tươi, ta thực hiện các bước như sau:

Chuẩn bị nguyên liệu:


Cách nấu cháo sá sùng khô

Sá sùng tươi làm sạch


  • Sá sùng tươi: 0,5 Kg (Nếu có thể bạn nên mua loại đã làm sạch sẵn)
  • Xương sườn heo tươi 0.5 Kg
  • Gừng, hành lá, ớt, nước mắm, gia vị
  • Gạo tẻ, Gạo nếp (Bạn có thể chỉ sử dụng gạo tẻ, gạo nếp cho vào sẽ giúp cháo thêm sánh hơn)
  • Rau xanh: Rau dền hoặc rau cải
  • Quẩy (nếu thích)

Cách tiến hành nấu cháo sá sùng tươi


Cách nấu cháo sá sùng khô

Các bước nấu cháo sá sùng tươi

  • Bước 1: Làm sạch sá sùng, nếu bạn mua được sá sùng đã làm sạch thì bỏ qua bước này. Nếu sá sùng chưa được làm sạch, bạn cắt bỏ đầu sá sùng, nắn hết cát, lộn ra và rửa sạch. (Chú ý chà sạch vì sá sùng nếu còn sót cát ăn sẽ bị sạn, mất ngon).
  • Bước 2: Xương sườn trần sơ qua, đổ nước trần đi sau đó cho xương sường cùng sá sùng vào nồi áp suất ninh đến khi xương và sá sùng chín mềm.
  • Bước 3: Gạo vo sạch, cho vào ninh cùng nước dùng xương và sá sùng đến khi nhừ và nở bung. Trong quá trình ninh thêm gia vị hạt nêm nước mắm tùy khẩu vị.
  • Bước 4: Khi cháo sá sùng đã chín nhừ, thêm rau xanh rửa sạch, đảo đều cho chín tái rồi tắt bếp
  • Bước 5: Múc cháo sá sùng tươi ra bát, thêm hạt tiêu, quẩy, ăn cùng nước mắm gừng và ớt xay.
Vậy là bạn đã có một tô cháo sá sùng tươi thơm ngon và cực kỳ bổ dưỡng rồi đấy. Ngày trời se lạnh mà được thưởng thức một bát cháo sá sùng nóng hổi rắc lên hạt tiêu thơm lừng thì đúng là mỹ vị nhân gian.
Chú ý: Sá sùng tươi nên chọn loại mập, thân dày thì sẽ ngọt hơn. Ngoài ra, sá sùng tươi nấu cháo được nhiều người ưa thích thường là sá sùng ở khu vực biển miền bắc như sá sùng Quảng Ninh, Hải Phòng. Sá sùng ở khu vực Nha Trang thường tanh hơn và nấu cháo không ngon bằng.

Cách nấu cháo sá sùng khô

Sá sùng tươi được bán quanh năm, tuy nhiên nó chỉ ngon nhất khi được bắt vào mùa hè bởi đây là mùa sá sùng. Chính vì vậy, ngoài cách nấu cháo sá sùng tươi thì cháo sá sùng khô cũng được ra đời, nhằm đáp ứng nhu cầu của những người xa biển hoặc vào các mùa không có sá sùng tươi ngon. Đặc biệt, sá sùng khô rất thích hợp để nấu cháo cho trẻ ăn dặm.
Để nấu cháo sá sùng khô, ta thực hiện như sau:

Chuẩn bị nguyên liệu

  • Sá sùng khô: 25g
  • Gạo tẻ: 100g
  • Rau xanh
  • Nước mắm

Các bước tiến hành nấu cháo sá sùng khô

  • Bước 1: Gạo tẻ vo sạch rồi cho vào nồi ninh đến khi gạo mềm, nở bung

Cách nấu cháo sá sùng khô

Xay nhuyễn sá sùng thành bột

  • Bước 2: Sá sùng khô cắt bỏ vòi, làm sạch sau đó cho vào chảo rang giòn, xay thành bột.
  • Bước 3: Rau xanh rửa sạch, thái nhỏ
  • Bước 4: Đun sôi cháo đã nấu chín sau đó cho sá sùng và rau xanh vào nấu cùng, thêm nước mắm cho vừa ăn. (Nếu bạn là người lớn có thể rắc thêm hạt tiêu lên cháo ăn sẽ rất thơm).
Như vậy là bạn đã có một tô cháo sá sùng khô thơm ngon có thể dùng cho cả trẻ em và người lớn rồi đấy. Thật đơn giản đúng không nào.
Trên đây là 2 cách nấu cháo sá sùng tươi và khô đơn giản, dễ thực hiện nhất mà Halongcruisecenter muốn chia sẻ đến các bạn. Hy vọng thông tin chúng tôi chia sẻ trên đây là hữu ích. Nếu có dịp đi du lịch Hạ Long 2 ngày 1 đêm thì đừng quên ghé qua các cửa hàng đồ hải sản, lựa chọn cho mình một ít sá sùng mang về làm quà bạn nhé!

Như ta đã biết tác dụng của con sá sùng có rất nhiều, sá sùng mà đem làm nước phở thì không còn gì tuyệt hơn nhưng cách làm như thế nào thì không phải ai cũng biêt. Hôm nay, chúng ta cùng xem xem rốt cuộc nấu nước phở từ sá sùng như thế nào để khi có điều kiện, bạn có thể trổ tài với gia đình mình nhé!

Nguyên liệu:

  • Nước dùng
  • 0,2kg sá sùng
  • 1kg xương bò
  • 1kg thịt bò
  • Gừng, hành hương, quế, quả thảo quả
  • Mắm, bột nêm, tiêu
  • Phở
  • Rau thơm
  • Tương ót
  • Chanh

Chế biến:

  • Sá sùng rửa sạch, cắt nhỏ dài khoảng 2 đối ngón tay, cho vào chảo rang cho cát được ra hết bên ngoài. Sau khi rang xong lấy kéo cắt dọc thân sá sùng để làm sạch cát.
  • Thịt lọc bỏ da, chặt khúc chừng 2 đốt ngón tay, rửa sạch, cho vào nồi, đổ nước ngập thịt luộc sơ rồi vớt ra.
  • Cho sá sùng, thịt bò và xương bò vào luộc. Nêm gia vị và nước mắm sao cho vừa ăn, tùy khẩu vị người dùng. Khi nước sôi, cho thảo quả, hành, gừng vào nồi nước.
  • Tùy theo miếng thịt mà bạn thái mà thời gian để thịt chín sẽ khác nhau. Khi thịt mềm và vừa ăn thì hãy vớt ra sau đó thả vào nước lạnh, đến khi thịt nguội thì vớt ra để ráo nước sau đó thái mỏng.
  • Vớt các loại rau như hồi, quế, rau mùi ra đĩa.
  • Ninh xương bò cho nhừ để chất ngọt trong xương được ra hết, khi xương và sá sùng đã ra hết chất ngọt thì nêm lại nước dùng cho vừa ăn sau đó tiếp tục đun sôi, để nhỏ lừa.
  • Đem phở trần qua nước nóng rồi cho vào bát, thịt chín được thái mỏng đem xếp thành hàng, cho thêm rau mùi và hành.
  • Vặn lửa to để cho nước dùng sôi sau đó đem chan vào bát phở
  • Tùy theo khẩu vị mỗi người mà thêm chanh, tương, tiêu hay rau sống phù hợp
  • Hãy ăn ngay từ khi phở còn nóng.

Xem thêm: Tác dụng của sá sùng là gì ? Tham khảo ngay

II. Nấu cháo sá sùng khô

Nguyên liệu:

  • Sá sùng khô: 25g
  • Gạo tẻ: 100g
  • Rau xanh
  • Nước mắm

Chế biến:

Bước 1: Gạo tẻ vo sạch rồi cho vào nồi ninh đến khi gạo mềm, nở bung, Xay nhuyễn sá sùng thành bột

Bước 2: Sá sùng khô cắt bỏ vòi, làm sạch sau đó cho vào chảo rang giòn, xay thành bột.

Bước 3: Rau xanh rửa sạch, thái nhỏ

Bước 4: Đun sôi cháo đã nấu chín sau đó cho sá sùng và rau xanh vào nấu cùng, thêm nước mắm cho vừa ăn. (Nếu bạn là người lớn có thể rắc thêm hạt tiêu lên cháo ăn sẽ rất thơm).

Cách nấu cháo sá sùng khô

III. sùng khô rang

Nguyên liệu:

+ Sá sùng khô

+ dầu ăn

Chế biến:

Bước 1: Trước tiên bạn sẽ phải vặt hết vòi có chứa sạn của sá sùng khô, sau đó cho lên chảo nóng đảo đều cho đến khi sá sùng chuyển thành màu vàng.

Bước 2: Tiếp theo là đổ sá sùng khô đã được rang ra rổ và xát cho chúng tơi ra những hạt cát còn bám lại.

Bước 3: Bạn lại cho sá sùng lên bếp rang nhỏ lửa một lần nữa. Trong khi rang đảo qua đảo lại cho đến khi sá sùng ngả màu vàng cánh gián là được.

Kết quả bạn thu được sẽ là sá sùng vừa giòn, vừa ngọt lại hơi dai dai. Món này với tương ớt chắc chắn là sự kết hợp hòa hảo để uống bia. Nếu không bạn có thể hoàn toàn thưởng thức chúng với cơm cũng rất ngon rồi.

IV. Sá sùng khô ngâm rượu

Cũng như các loài rắn, ốc, cá ngựa hay một số loài thường dùng để ngâm rượu khác, sá sùng cũng là một gợi ý không tồi trong việc ngâm rượu. Rượu sá sùng có tác dụng tăng thêm dưỡng chất, có thể dùng để trị bệnh hay cũng được coi như một loại thực phẩm chức năng nhất định.

Với sự ngọt tự nhiên của sá sùng sẽ giúp rượu có một hương vị riêng, ta có thể ngồi nhâm nhi ôn lại chuyện cũ với bạn bè, cùng nhau nâng chén rượu ngon thực sự là một điều vô cùng tuyệt vời.