Cách sơ cứu khi trẻ bị sặc sữa

- Do mẹ cho trẻ bú không đúng tư thế hoặc cho trẻ bú khi trẻ đang khóc, ho, cười, hóng chuyện.

- Sữa mẹ quá nhiều hoặc núm vú cao su quá rộng, sữa trào ra nhiều khiến trẻ không kịp nuốt.

- Trẻ có thói quen vừa bú vừa ngủ, nhưng lại không nuốt sữa kịp khiến sữa trào lên mũi, khí quản gây sặc.

Biểu hiện khi bị sặc sữa

- Khi đang bú, trẻ đột ngột ho mạnh, tím tái, sặc sụa hoặc khóc thét.

- Sữa trào qua mũi trẻ, trẻ hốt hoảng, da xanh tái, đặc biệt là ở mặt.

- Cơ thể co giật, không thể khóc, nôn ra sữa hoặc nước bọt, máu…

- Đối với những trường hợp nặng trẻ có thể bị ngừng thở và dẫn đến tử vong.

Cha mẹ cần thực hiện sơ cứu ngay lập tức khi con bị sặc sữa

- Khi con có dấu hiệu sặc sữa, cần khẩn trương lấy sữa ra khỏi đường hô hấp, nhanh nhất là dùng miệng hút mạnh vào miệng và mũi bé. Hút càng nhanh, càng mạnh càng tốt, nếu để chậm sữa sẽ vào sâu trong khí quản khó rút ra, trẻ bị tắc thở lâu sẽ khó cứu. Sau đó, hút kỹ những sữa còn đọng ở họng và mũi, nhổ đi.

- Nếu trẻ còn tỉnh táo nói được, cha mẹ nên để trẻ đứng thẳng. Một người đứng ra sau lưng, ôm ngang thắt lưng bé, một tay tạo thành nắm đấm ấn mạnh lên vùng thượng vị, dưới xương ức của trẻ. Ấn mạnh theo hướng từ dưới lên trên liên tiếp.

Cách sơ cứu khi trẻ bị sặc sữa

Hãy nhanh chóng thực hiện các biện pháp sơ cứu khi trẻ bị sặc sữa (Ảnh: Internet)

- Trong trường hợp, trẻ có dấu hiệu tím tái, ho sặc sụa hãy nhanh chóng thực hiện những bước sau:

+ Bế trẻ nầm sấp trên tay, dùng tay vỗ mạnh liên tiếp 5 cái vào lưng để sữa trào ra đường miệng.

+ Lật trẻ trở lại, nếu trẻ khóc được thì đưa ngay tới bệnh viện gần nhất để điều trị.

+ Nếu trẻ vẫn khó thở, tím tái thì đặt trẻ nằm ngửa trên một mặt phẳng cứng, dùng hai ngón tay trỏ và giữa đột ngột ấn mạnh xuống nửa dưới của xương ức. Lặp lại đến 10 lần cho đến khi sữa trào ra ngoài. Mẹ nhớ quan sát, nếu sữa chưa ra hết ngoài thì tiết tục hút cho đến khi sữa thông qua mũi và miệng.

- Trong trường hợp nếu sữa vẫn chưa trào ra, mẹ lại luân phiên vỗ lưng và ấn ngực cho tới khi sữa trào ra thì thôi. Đặc biệt, mẹ đừng quên gọi điện cho 115 ngay khi có thể.

- Khi thấy sữa trào ra, da con hồng hào thì phải đưa tới bệnh viện gần nhất để theo dõi tiếp.

- Đối với trẻ có biểu hiện ngưng thở, có thể kết hợp các biện pháp trên với thổi ngạt: Ngậm mũi và miệng trẻ thổi vào cho đến khi thấy lồng ngực hơi nhô lên. Sau đó phải đưa ngay đến bệnh viện gần nhất để cấp cứu kịp thời.

Cách phòng tránh sặc sữa ở trẻ

Cách sơ cứu khi trẻ bị sặc sữa

Để giảm bớt tình trạng sặc sữa, bố mẹ cần thực hiện những việc sau:

• Cho con bú đúng thời điểm: Không đợi khi con quá đói mới cho bú sữa vì khi khát con sẽ bú vội bú vàng nên rất dễ bị nghẹn và sặc sữa.

• Không cho trẻ bú khi đang khóc, nô đùa hay cười.

• Không cho trẻ bú khi đói vì dễ khiến trẻ bú nhanh mà không kịp nuốt sữa.

• Cho trẻ bú đúng tư thế: trẻ nằm gọn trong lòng mẹ, hơi nghiêng 30 – 45 độ so với thân trên của mẹ. Sau khi cho trẻ bú xong cần để đầu trẻ tựa vào ngực mình rồi vỗ nhẹ mấy cái vào lưng bé để làm thông khí trong dạ dày, tránh tình trạng trào sữa, nôn trớ.

• Nếu sữa mẹ quá nhiều, cần dùng 2 tay kịp đầu vú để ngăn sữa khi trẻ đang bú.

• Với những trẻ bú bình cần cho trẻ bú trong tư thế nằm hơi nghiêng, không nằm thẳng, núm vú vừa phải, không rộng quá.

Ở trẻ sơ sinh, sặc sữa có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như: Tư thế cho trẻ bú bị sai, ép trẻ bú trong khi trẻ đang quấy khóc; đang ho hoặc khó chịu, sữa chảy quá nhanh quá mạnh, làm trẻ không kịp nuốt, dẫn đến sặc sữa.

Một số dấu hiệu nhận biết trẻ bị sặc sữa như: Trẻ đang ngồi chơi, nằm ngủ đột ngột trẻ ho sặc sữa, người tím tái, tím môi, tím tay chân, lạnh người, ngưng thở, ngưng tim.

Khi phát bé bị sặc sữa, người phát hiện cần sơ cứu và gọi người hỗ trợ và nhanh chóng thực hiện sơ cứu sặc sữa bằng động tác vỗ lưng, ấn ngực.

Ấn ngực:

Sau khi vỗ lưng lật ngửa trẻ trên cánh tay phải. Dùng 2 ngón tay trái ấn phần nửa dưới của xương ức 5 cái; động tác này làm tăng áp lực trong lồng ngực, giúp tống dị vật ra ngoài.

Cách sơ cứu khi trẻ bị sặc sữa

Vỗ lưng:

Dùng tay trái giữ chặt vùng cung gò má của trẻ, giữ cho đầu hơi thấp, cổ và thân trẻ thẳng hàng nằm trên cánh tay trái, đầu hơi thấp. Dùng gót bàn tay phải vỗ 5 cái vào lưng giữa phần xương bả vai, nhanh mạnh và dứt khoát.

Lúc này, nếu trẻ vẫn chưa tự thở, chưa khóc thì chúng ta thực hiện lại động tác vỗ lưng, ấn ngực lần 2 và có thể lặp lại từ 6 đến 10 lần

Cách sơ cứu khi trẻ bị sặc sữa

Trong quá trình thực hiện, nếu phát hiện sữa hoặc dị vật bị trào ra thì ta làm sạch, có thể kết hợp hà hơi thổi ngạt, thông khí cho trẻ trong lúc vỗ lưng, ấn ngực. Khi bé có tiếng ho là bé đã tái lập lại nhịp thở và nhịp tim, ta dừng động tác vỗ lưng ấn ngực. Làm sạch cho bé, lau sạch, giữ ấm và chuyển bé đến cơ sở y tế.