Cảm biến lưu lượng khí nạp có những loại nào năm 2024

Cảm biến lưu lượng khí nạp (cảm biến MAF - Mass Air Flow Sensor) là một bộ phận quan trọng trong xe ô tô giúp xác định lượng khí nạp vào trong quá trình đốt cháy của động cơ đốt trong và truyền tín hiệu về cho ECU. Hãy cùng CallParts tìm hiểu xem cảm biến MAF là gì, cách thức hoạt động và làm cách nào để kiểm tra cảm biến này nhé!

1. Cảm biến lưu lượng khí nạp hay cảm biến MAF là gì?

Cảm biến lưu lượng khí nạp hay còn được gọi là cảm biến MAF là một thiết bị được dùng để đo lượng khí nạp vào động cơ đốt trong của xe ô tô và gửi tín hiệu đến cho ECU. ECU sẽ tính toán lượng không khí đã được nạp vào và gửi tín hiệu để điều chỉnh tỷ lệ hoà khí cho động cơ.

1.1. Cấu tạo cảm biến lưu lượng khí nạp

Cảm biến lưu lượng khí nạp được cấu tạo gồm hai bộ phận chính gồm Thermister (nhiệt điện trở) và Platinum Hot Wire (còn gọi là dây nhiệt được làm bằng Platin) được đặt ở đường đi của không khí và mạch điều khiển. Nhiệt điện trở được sử dụng để đo nhiệt độ của không khí. Cảm biến lưu lượng khí nạp có một vài loại sau:

  • Cảm biến đo lưu lượng khí nạp loại dây sấy (Hot Wire và Hot Film)
  • Một vài hãng xe dùng cả loại cảm biến đo lưu lượng không khí nạp kiểu Karman siêu âm
  • Cảm biến đo lưu lượng khí nạp loại kiểu gió xoáy quang học Karman
  • Cảm biến đo lưu lượng khí nạp loại cánh trượt

Cấu tạo cảm biến MAF

Trong thị trường ô tô hiện nay, các xe đời mới nhất đều được trang bị cảm biến lưu lượng khí kiểu Hot Wire hoặc là Hot Film vì loại cảm biến này đo chính xác lượng khí nạp vào động cơ, có trọng lượng nhẹ, giảm đáng kể bụi bẩn dính vào khu vực phát nhiệt, tăng tốc độ đo, giá thành sản xuất rẻ, kích thước của cảm biến nhỏ và sử dụng được trong thời gian dài.

Cảm biến lưu lượng khí ngày nay còn được trang bị thêm bộ phận đo nhiệt độ của lượng khí nạp nào (IAT) để kiểm tra nhiệt độ của luồng khí đã được nạp vào động cơ ô tô. Điều này sẽ giúp cho ECU điều chỉnh sự phun nhiên liệu phù hợp với nhiệt độ không khí đã đi vào động cơ.

Khi nhiệt độ của lượng khí nạp thấp thì ECU sẽ tăng lượng phun nhiên liệu và tăng góc đánh lửa sớm. Còn nếu nhiệt độ của lượng khí nạp cao thì ECU sẽ giảm lượng phun nhiên liệu cũng như giảm góc đánh lửa sớm.

Cảm biến nhiệt độ khí nạp IAT

1.2. Chức năng chính của cảm biến MAF

Cảm biến lưu lượng khí nạp MAF có chức năng đo lưu lượng dòng khí nạp vào động cơ của ô tô và chuyển đổi thành điện áp để truyền đến ECU động cơ. ECU sẽ dùng tín hiệu này để tính toán lượng nhiên liệu và góc đánh lửa cơ bản cho xe. Vì vậy, nếu như cảm biến MAF không hoạt động bình thường thì động cơ sẽ không ổn định, công suất của động cơ cũng giảm và gây tiêu hao năng lượng cao hơn mức bình thường. .

Ngoài ra, cảm biến lưu lượng khí nạp thường được trang bị tích hợp với cảm biến oxy để tính toán được tỷ lệ lượng không khí đi vào động cơ. Hơn thế nữa, vì mật độ không khí phụ thuộc lớn vào các yếu tố khác như môi trường hay độ cao nên cảm biến lưu lượng khí MAF cũng phát huy được vai trò trong việc xác định lượng không khí đã đi vào xi-lanh.

Xem thêm:

  • Bugi ô tô Classic
  • Bugi ô tô Perfect
  • Bugi ô tô Idridium

2. Cách thức hoạt động của cảm biến lưu lượng khí nạp (cảm biến MAF)

Đối với loại Hot Wire: có một dây nhiệt được làm bằng Platin được đặt trên đường đi của dòng không khí. Nhiệt độ của dây Platin này không thay đổi. Khi có luồng không khí đi qua dây nhiệt này sẽ làm mát dây và điện trở sẽ giảm làm cho cường độ dòng điện đi qua tăng lên nhằm giữ cho nhiệt độ không thay đổi. Khi kiểm tra dòng điện chạy qua dây Platin này thì lượng phun không khí nạp vào sẽ được xác định.

Đối với loại Hot Film: cách thức hoạt động cũng tương tự như loại Hot Wire, tuy nhiên những nhà sản xuất ô tô đã dùng một màng nhiệt thay cho dây nhiệt Platin.

Sơ đồ hoạt động của cảm biến lưu lượng khí nạp MAF

3. Hư hỏng thường gặp trên cảm biến MAF

3.1. Xe chạy yếu, không ổn định

Khi cảm biến lưu lượng khí nạp không hoạt động bình thường sẽ dẫn đến tỷ lệ hoà khí không chính xác kéo theo năng suất của động cơ bị giảm mạnh, vòng tua của máy sẽ tăng hoặc giảm bất thường. Từ đó khiến cho xe khó khởi động, thường chết máy, khi lên ga sẽ có hiện tượng xe bị giật, hụt ga và xe chạy không mạnh như trước nữa.

3.2. Xe hao xăng

Khi cảm biến lưu lượng khí nạp bị lỗi, lượng xăng mà xe tiêu thụ sẽ nhiều hơn bình thường bởi vì dữ liệu đo không chính xác, ECU khi tính toán sai sẽ khiến cho sử dụng nhiều nhiên liệu vào buồng đốt. Điều đó dẫn đến việc xe của bạn trở nên rất hao xăng.

3.3. Đèn Check Engine báo sáng

Đèn check Engine sẽ bật sáng liên tục để thông báo cho chủ xe biết rằng cảm biến đo lưu lượng khí nạp của xe đã bị lỗi.

Đèn check Engine báo sáng khi cảm biến xe bị lỗi

Xem thêm:

  • Bóng đèn trước xe ô tô
  • Dầu hộp số tự động
  • Dầu hộp số thường

4. Hướng dẫn cách kiểm tra cảm biến đo lưu lượng khí nạp

4.1. Kiểm tra thông mạch

Đầu tiên bạn có thể dùng VOM để thử kiểm tra các tiếp điểm, mối nối hoặc giắc cắm xem chúng có còn hoạt động bình thường hay không. Nếu như một trong số chúng có dấu hiệu bất thường, hãy nhanh chóng kiểm tra cẩn thận cảm biến lưu lượng khí nạp MAF của xe.

4.2. Kiểm tra điện áp

Hãy bật công tắc xe lên nhưng không khởi động xe và sau đó dùng thiết bị chuyên dụng để đo giá trị điện áp cảm biến lưu lượng khí. Nếu điện áp hiện lên ở màn hình là khoảng 1.0 Volt thì đó là điện áp chuẩn. Nếu điện áp chênh lệch nhiều với giá trị này thì phải kiểm tra mạch cảm biến.

Khi điện áp của cảm biến MAF khoảng 1.0 Volt thì chuyển sang kiểm tra bước kế tiếp. Khởi động xe cho đến khi động cơ được làm nóng và dùng thiết bị để đo lại giá trị điện áp. Điện áp chuẩn khi xe đã ở trạng thái làm việc là từ 1.6 đến 2.3 Volt. Nếu điện áp khác biệt với số Volt này thì cũng phải kiểm tra mạch cảm biến.

Cần kiểm tra cảm biến lưu lượng khí nạp theo định kỳ

4.3. Kiểm tra mạch cảm biến

Tháo giắc cắm của ECM cũng như giắc cắm của cảm biến lưu lượng khí nạp MAF và dùng Ôm kế để kiểm tra sự thông mạch.

Đối với MAF-1 và dây dương: Nếu giá trị của điện trở bằng không là bình thường, nếu điện trở hiển thị giá trị vô cùng (∞) nghĩa là dây dương đã bị đứt.

MAF-2 và chân mass của cảm biến MAF trong ECU: Nếu giá trị điện trở bằng không là bình thường, nếu điện trở hiển thị giá trị vô cùng (∞) là dây mass đã bị đứt.

MAF-3 và chân tín hiệu cảm biến lưu lượng khí nạp MAF trong ECU: Nếu giá trị điện trở bằng không là bình thường, nếu điện trở hiển thị giá trị vô cùng (∞) là dây tín hiệu đã bị đứt.

5. Tổng kết

CallParts vừa cùng bạn tìm hiểu về cảm biến MAF hay còn gọi là cảm biến lưu lượng khí nạp của xe ô tô và cách thức hoạt động của chúng. Bộ phận này phải thường xuyên tiếp xúc với nhiệt độ cao nên dễ bị hư hỏng khiến cho xe chạy yếu hoặc hay chết máy. Vì vậy, bạn cần bảo dưỡng chúng thường xuyên để xe hoạt động tốt hơn.

Đừng quên theo dõi Fanpage của CallParts để nhận nhiều khuyến mãi về phụ tùng ô tô, phụ kiện ô tô và cập nhật những kiến thức mới nhất về luật ô tô cũng như kinh nghiệm lái xe nhé!