Cận bao nhiêu độ thì đeo kính

“Cận 1 độ có cần đeo kính? Cận nhẹ có cần đeo kính không?”. Đây là những câu hỏi rất quen thuộc của người bệnh khi đến thăm khám tại các cơ sở khám mắt khi được chỉ định đeo kính. Vậy liệu cận thị bao nhiêu độ thì mới cần đeo kính, hãy cùng FSEC tìm hiểu nhé!

Tổng quan về cận thị

Cận bao nhiêu độ thì đeo kính

Cận thị

Cận thị là một loại tật khúc xạ đáng quan tâm nhất không chỉ vì đây là loại tật khúc xạ phổ biến nhất mà còn vì nó có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm tại mắt như rách hay bong võng mạc. Nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời, cận thị sẽ gây những ảnh hưởng trong học tập làm việc và sinh hoạt hằng ngày.

Phân loại cận thị

Cận thị có thể được chia thành những dạng sau:

  • Cận thị đơn thuần: Là cận thị xảy ra khi trục nhãn cầu quá dài hoặc giác mạc quá cong, khiến ánh sáng đi vào mắt không thể tập trung chính xác khiến các vật ở xa trông mờ đi.
  • Cận thị ban đêm: Loại cận thị thường xảy ra về đêm hoặc khi có ánh sáng yếu, do đó động tương phản giảm làm cho mắt không được kích thích điều tiết khiến cho cho ảnh bị nhìn mờ.
  • Cận thị giả: Là cận thị xảy ra khi mắt gia tăng điều tiết hay do co quắp thể mi làm cho mắt có những hiện tượng giống với cận thị thật.
  • Cận thị thoái hóa: Cận thị nặng thường kèm theo sự thoái hóa bán phần sau của nhãn cầu, đó đó loại cận thị này còn được gọi là cận thị bệnh lý. Ảnh hưởng nghiêm trọng của loại cận thị này đó là giảm thị lực tối đa sau chỉnh kính hay ảnh hưởng trường nhìn của bệnh nhân.

Cận thị bao nhiêu độ thì cần đeo kính?

Cận bao nhiêu độ thì đeo kính

Cận thị bao nhiêu độ thì cần đeo kính?

Có một suy nghĩ rất nguy hiểm hiện nay gặp ở rất nhiều những người bệnh, đấy là nghĩ rằng chỉ bị cận thị nặng mới cần đeo kính. Tuy nhiên đây là một quan điểm sau lầm, vậy với độ cận là bao nhiêu thì nên bắt đầu cho đeo kính?

  • – 0.25 độ: Đây là độ cận nhỏ nhất, ít gây ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày nên hầu như không cần phải đeo kính ở độ này
  • – 0.50 độ: Tại độ cận này, mắt đã bắt đầu cảm thấy hơi mờ ở xa nhưng bạn vẫn có khả năng nhìn tốt mà không cần sử dụng kính.
  • – 0.75 độ: Bạn nên đeo kính cận để không ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày.
  • -1.00 độ: Nhìn mờ ở xa, gặp khó khăn trong học tập và sinh hoạt, đây sẽ là những ảnh hưởng bạn gặp nếu không đeo kính, gây nguy hiểm khi lái xe và tham gia giao thông.
  • -1.50 độ: Bạn cần đeo kính để đảm bảo công việc và đời sống
  • từ -2.0 độ trở lên: Bạn bắt buộc phải đeo kính mới có thể học tập và làm việc thuận lợi.

Tuy nhiên không phải ai cũng sẽ đeo kính như nhau mà còn phụ thuộc vào thời gian và nhu cầu của mỗi người. Vậy nên bạn hãy xin ý kiến tư vấn từ các bác sĩ chuyên gia để có thể có lời khuyên bổ ích và phù hợp nhất cho chính mình nhé.

Các loại kính cho người cận thị

Cận bao nhiêu độ thì đeo kính

Cận thị bao nhiêu độ thì nên đeo kính?

Kính gọng

Đây là một lựa chọn phổ biến được người bệnh sử dụng để chỉnh tật khúc xạ cận thị với những ưu điểm như;

  • Tiết kiệm chi phí và dễ dàng bảo quản
  • Là phương pháp không xâm lấn tại mắt nên ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng vì không cần chạm trực tiếp vào mắt.
  • Dễ sử dụng, thoải mái khi đeo
  • Có thể lựa chọn gọng kính theo sở thích, biến thành một trang sức phụ kiện.

Tuy nhiên, kính gọng cũng gặp phải một số nhược điểm như:

  • Gọng kính không phù hợp có thể gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ
  • Gây vướng víu hoặc không thể sử dụng khi tham gia một số môn thể thao như đấu vật, đấm bốc..
  • Kính gọng đeo gần mắt khiến không gian bị thu hẹp, gây khó khăn cho người mới đeo khi nhìn ngoại biên.

Kính áp tròng

Có 2 loại kính áp tròng: Kính áp tròng cứng và kính áp tròng mềm, một số ưu điểm của việc sử dụng kính áp tròng như:

  • Tính thẩm mỹ cao
  • Không bị hạn chế tầm nhìn
  • Có thể sử dụng khi tham gia thể thao mà không gây bất tiện

Nhược điểm của kính áp tròng như:

  • Có thể gây khô mắt, kích ứng mắt
  • Nhiễm trùng, xước giác mạc nếu không vệ sinh đúng cách.

Kính áp tròng Ortho-K

  • Không cần đeo kính gọng ban ngày mà vẫn cho thị lực tốt
  • Hạn chế tăng độ cận, giảm nguy cơ từ cận thị cao

Cách chăm sóc mắt cận thị đúng cách

Ngay khi phát hiện bất thường tại mắt, bạn nên thăm khám ở các cơ sở phòng khám, bệnh viện uy tín, có chuyên môn cao để kiểm tra đúng số độ của mắt. Bên cạnh đó, bạn cũng cần lựa chọn cho mình một cặp kính phù hợp, đúng độ, đeo thường xuyên để bảo vệ mắt tốt nhất.

Bạn cũng nên bảo vệ và chăm sóc đôi mắt của mình bằng cách:

  • Xây dựng một chế độ làm việc và sinh hoạt hợp lý, giảm thời gian sử dụng các thiết bị điện tử.
  • Áp dụng quy tắc 20-20-20: cứ 20 phút làm việc liên tục thì hãy nhìn ra trong 20 feet (khoảng 6m) trong 20 giây.
  • Học tập và làm việc trong môi trường đủ ánh sáng, điều chỉnh vị trí màn hình máy tính phù hợp cách 50-60 cm.
  • Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin A, B, D như thịt bò, cà rốt, súp lơ, hạnh nhân,..
  • Thường xuyên đi khám mắt định kỳ từ 3-6 tháng/lần để kịp thời điều chỉnh kính, kiểm soát độ cận để từ đó có biện pháp chăm sóc mắt tốt nhất.

Với những thông tin trên, hi vọng bạn đã có câu trả lời phù hợp cho chính mình với câu hỏi “cận thị mấy độ thì nên đeo kính”. Hãy cùng FSEC giữ gìn đôi mắt sáng của bạn nhé!

Cận thị nhẹ nhất là bao nhiêu độ?

Phân loại mức độ cận thị Người bệnh chỉ cần để cho mắt nghỉ ngơi vài ngày, mọi thứ sẽ được khắc phục. Cận thị nhẹ: từ 0.25 đến 3 Diop. Cận thị vừa: từ 3.25 đến 6 Diop. Cận thị nặng: S từ 6.25 đến 10.0 Diop.

Cận 1 độ nên đeo kính khi nào?

1,00 độ: Khiến người bệnh gặp khó khăn khi nhìn xa, bắt buộc phải đeo kính khi làm các công việc cần quan sát như lái xe, may vá,... 1,50 độ: Nên đeo kính thường xuyên để tránh ảnh hưởng tới công việc và cuộc sống hàng ngày. 2,00 độ: Bắt buộc phải đeo kính khi học tập và làm việc.

Bao lâu nên thay kính 1 lần?

Bác sĩ nhãn khoa khuyên bạn nên kiểm tra mắt và đổi kính mới sau mỗi 6 tháng. Sau thời gian đó, người bị cận thị nên thực hiện kiểm tra mắt và đổi sang một cặp kính mới để đảm bảo sự bảo vệ tốt nhất cho đôi mắt của mình.

Cần bao nhiêu đó thì nên đeo kính thường xuyên?

Do vậy việc đeo kính sẽ phụ thuộc vào nhu cầu của từng bệnh nhân. Độ cận từ 0.75 tới 1.5 là mức cận thị mà bệnh nhân nên bắt đầu đeo kính để tránh ảnh hưởng đến công việc hàng ngày như lái xe, làm việc hay xem tivi. Độ cận từ 1.75 trở lên là độ cận bắt buộc phải đeo kính cho tất cả các hoạt động cả nhìn xa và nhìn gần.