Cạo gió đồng bạc màu xanh là bị gì

Kinh nghiệm dân gian từ lâu cho rằng trứng gà có thể lấy được phong tà trong cơ thể ra. Một phương pháp dân gian hay dùng rất hiệu quả là "đánh cảm bằng lòng trắng trứng gà và đồng tiền bằng bạc". Theo lương y Trần Duy Linh (TP.HCM), đây là kinh nghiệm dân gian lâu đời của người miền Trung. Cách đánh cảm như sau: lấy một quả trứng gà ta luộc chín, bóc vỏ, lấy lòng trắng đang còn nóng cho vào một cái khăn mỏng như khăn tay, rồi dùng một đồng tiền bằng bạc (phải là đồng bạc thật, nguyên chất bạc) đặt vào giữa lòng trắng trứng, gói khăn lại và bắt đầu đánh cảm (cảm nắng, cảm gió, cảm sương, gây đau đầu, đau nhức cơ thể...) như sau: nếu cảm gây đau đầu dữ dội, thì dùng một tay rẽ chân tóc ra, một tay cầm khăn có gói lòng trắng trứng và đồng tiền bạc đặt lên chỗ rẽ và vuốt xuôi xuống, vuốt khi thấy nguội, thì nhúng vào nồi nước nóng để bên cạnh và vuốt tiếp.

Sau khoảng 5 phút mở khăn ra sẽ thấy đồng bạc từ màu trắng chuyển sang các màu khác nhau, mỗi màu sẽ cho biết được nguyên nhân gây cảm khác nhau - màu đỏ là bị cảm nắng, màu xanh là bị cảm gió, và màu đen là bị cảm sương. Cũng có thể cùng lúc đồng bạc xuất hiện nhiều màu. Khi mở khăn kiểm tra đồng bạc rồi, thì dùng tro bếp chà để đồng bạc sáng lại như thường, thay lòng trắng khác, tiếp tục làm như thế đến khi đồng bạc không còn xuất hiện màu cũng là lúc hết bệnh, hết đau nhức đầu, cảm thấy nhẹ đầu, thường làm 3 lần trứng bệnh sẽ giảm. Nếu cảm gây đau nhức cơ thể, đau nhức vai, gáy thì cũng làm như thế ở những vị trí bị đau nhức. Phương pháp này rất hay, không có tác dụng phụ, tiện cho những người ở vùng quê xa xôi, nhưng nhớ cần làm ở chỗ kín gió.

Hương nhu (trái) và Đài bi (ảnh tư liệu do lương y cung cấp)

Sau khi đánh cảm bằng lòng trắng trứng xong, thì có thể dùng lòng đỏ trứng chấm muối ăn, hay cho vào cháo nóng để dùng.

Phương pháp đánh cảm khác

Theo đông y, cảm nắng (thử tà) sẽ có các triệu chứng như nhức đầu, nóng sốt, khát nước, mỏi cổ gáy, tiểu vàng, ít. Cảm gió (phong tà) có triệu chứng đau nhức trong gân xương, chảy nước mũi, nhức đầu, cứng gáy. Cảm sương (hàn tà), có triệu chứng sợ lạnh, thích uống nước ấm, ít đau đầu, tiểu nhiều, nếu nặng có thể bị rối loạn tiêu hóa. Theo lương y Trần Duy Linh, những lúc này nên dùng món cháo giải cảm gồm có lá tía tô, gừng tươi, hành củ thái nhỏ cho vào một cái tô cùng 1-2 cái lòng đỏ trứng gà. Nấu cháo thật nhừ, đang lúc thật nóng cho cháo vào tô và đánh đều cho chín lòng đỏ và dùng lúc cháo đang nóng, giải cảm rất hay, mồ hôi ra dùng khăn sạch lau khô. Lòng đỏ trứng gà Đông y gọi là "kê tử hoàng", là vị thuốc có công dụng giải cảm, bồi bổ nguyên khí, giúp cơ thể kháng bệnh.

Ngoài ra, có thể giải cảm bằng cách nấu nồi xông cơ thể gồm các loại cây lá như: lá đài bi, lá hương nhu, lá sả, lá khuynh diệp, lá khoai lang, lá ổi, lá bạc hà, lá chanh... và một ít long não (bỏ vào nồi lúc bắt đầu xông)...

Khánh Vy

Đánh cảm, cạo gió (đánh gió) là phương pháp dân gian được ưa chuộng để trị các chứng cảm mạo. Tuy nhiên, đánh cảm phải căn cứ vào tình trạng bệnh, tiểu sử của người bệnh… mà lựa chọn phương pháp và cách đánh cảm cho phù hợp chứ không nên tùy tiện sử dụng phương pháp này.

Vậy, đánh cảm cần căn cứ vào nguyên nhân nào? Khi đánh cảm cần lưu ý những gì? Chúng ta sẽ cùng Benh.vn tìm hiểu vấn đề này.

Những cách đánh cảm

  • Đánh cảm bằng trứng gà và đồng bạc.
  • Đánh cảm bằng bạc kết hợp dầu gió.
  • Đánh cảm bằng gừng.
  • Đánh cảm bằng cám rang với lá ngải cứu, cúc tần….

Dân gian thường dùng trứng gà và đồng bạc để đánh cảm (Ảnh minh họa)

Khi nào thì nên đánh cảm

Chỉ nên đánh cảm, cạo gió khi xác định người bệnh bị một trong 4 tình trạng cảm sau.

  1. Khi bị cảm lạnh.
  2. Khi bị cảm nắng.
  3. Khi bị cảm nóng.
  4. Khi bị cảm gió…

Các triệu chứng cảm lạnh cần đánh cảm

  • Hắt hơi, sổ mũi, tịt mũi.
  • Đau đầu, ớn lạnh dọc sống lưng.
  • Người gai gai sốt, khó chịu….
  • Sợ lạnh, sợ gió.
  • Rêu lưỡi trắng mỏng.

Đau đầu có thể là một biểu hiện của trúng gió, cảm

Các triệu chứng cảm nóng cần đánh cảm

  • Sốt nóng, sợ gió, đầu nặng, đau họng.
  • Miệng khô, ra mồ hôi, ho có đờm..
  • Đau lưng, miệng khô, khát.
  • Nước tiểu vàng, rêu lưỡi vàng.
  • Khám thấy họng đỏ.

Mục đích và nguyên tắc đánh cảm

Mục đích của đánh cảm

Đánh cảm có 03 mục đích chính như sau. Khi đánh cảm, nếu đạt được cả 3 kết quả này thì người bị cảm sẽ cảm thấy khoan khoái dễ, chịu, đỡ gần như tất cả triệu chứng, mệt mỏi trong người. 03 mục đích đó bao gồm.

  • Đả thông kinh mạch.
  • Lưu thông khí huyết.
  • Loại bỏ mệt mỏi.

Mục tiêu của đánh cảm là để đả thông kinh mạch trong cơ thể, giúp khí huyết lưu thông tốt

Nguyên tắc đánh cảm

Có một số nguyên tắc quan trọng khi đánh cảm, người đánh cảm cần phải biết và tuân thủ đúng để việc đánh cảm hiệu quả. Nếu không tuân thủ tốt các nguyên tắc chung này, thậm chí người bệnh còn thấy mệt mỏi hơn.

  • Xem người bệnh bị nhiễm loại cảm nào: cảm lạnh, nóng, nắng, gió…để tìm cách đánh tương ứng.
  • Đánh cảm từ trên xuống dưới: đỉnh đầu, mặt, ngực, bụng, cơ quan sinh dục, lưng, mông, chân tay, lòng bàn chân và tay…
  • Không đánh theo chiều ngược lại (dưới lên)
  • Chỉ đánh theo hai bên cột sống lưng (không đánh thẳng vào cột sống lưng)
  • Duy trì nhiệt độ vừa đủ làm nóng các loại lá, trứng… trong khi đánh cảm.
  • Tuyệt đối không dùng rượu gừng, dầu nóng cạo gió khi cảm nóng.
  • Không dùng nước mát, dầu trắng (loại dầu không nóng dùng làm mát cơ thể) để đánh cảm lạnh vì cơ thể đã bị lạnh lại càng lạnh thêm.

Đánh cảm hai bên cột sống lưng, không đánh thẳng vào cột sống (Ảnh minh họa)

Lưu ý trước và sau khi đánh cảm

Các lưu ý trước khi đánh cảm

  • Khi đánh cảm chọn nơi kín gió, để người bệnh nằm ngay ngắn, tĩnh tâm, toàn thân thư giãn.
  • Sát trùng dụng cụ cạo gió.

Các lưu ý sau khi đánh cảm

  • Người bệnh cần mặc đồ kín, ấm.
  • Người bệnh cần nghỉ ngơi, tránh ra gió và uống nước ấm.
  • Có thể đắp một tấm chăn mỏng để cơ thể toát mồ hôi.

Những trường hợp không được đánh cảm

Không đánh cảm cho trẻ em (Ảnh minh họa)

  • Trẻ em là đối tượng chống chỉ định với mọi hình thức đánh cảm.
  • Phụ nữ mang thai.
  • Người bị bệnh tim mạch, cao huyết áp….

Những phương pháp đánh cảm

1. Đánh cảm bằng trứng gà và đồng bạc nguyên chất

Tác dụng: dùng để đánh cảm cho những trường hợp bị cảm: lạnh, cảm nắng, cảm gió…

Thành phần:

  • Trứng gà 4-5 quả.
  • Dây chuyền bạc hoặc đồng tiền bạc nguyên chất.

Cách làm:

Luộc chín trứng gà rồi bóc vỏ, bổ đôi, bỏ lòng đỏ, nhét đồng bạc nguyên chất vào giữa rồi bọc bằng khăn xô dày (để không bị xước da).

Thao tác đánh gió:

  • Vuốt từ đỉnh đầu xuống cả người phía trước, gồm: mặt mũi, ngực, bả vai, cánh tay bên trong bên ngoài, lòng và mu bàn tay, các ngón tay, bụng, bắp vế, lòng và mu bàn chân, các ngón chân.
  • Cuối cùng, vuốt các vùng cơ thể phía sau, gồm: đầu, gáy, lưng, mông, lòng bàn chân và các ngón chân.
  • Vuốt tới khi nào trứng nguội hẳn mới thay quả trứng và đồng bạc khác.

Hiệu quả của đánh cảm bằng trứng gà và đồng bạc

  • Nếu bị cảm nắng, đồng bạc sẽ chuyển màu đồng.
  • Nếu bị cảm lạnh, đồng bạc màu đen, càng cảm lạnh nặng, đồng bạc càng đen.
  • Nếu bị cảm gió thì đồng bạc sẽ có màu đen nhánh với sắc xanh.
  • Nếu vừa cảm nắng vừa cảm lạnh, đồng bạc có cả hai màu.

Lưu ý: có thể để nguyên vỏ trứng, để có nhiều sức nóng hơn, nhưng phải dùng loại khăn rửa mặt dầy, để tránh bị vỏ trứng làm xước da.

2. Dùng đồng bạc (hoặc thìa bằng bạc…) kết hợp dầu gió

Tác dụng: dùng để đánh cảm cho những trường hợp bị cảm lạnh, cảm gió.

Thành phần

  • Đồng bạc, thìa bạc..
  • Dầu gió (các loại dầu gió)

Cách đánh cảm

  • Tỳ mạnh đồng bạc (thìa bạc) cạo sát xuống da kết hợp xoa dầu nóng.
  • Cạo chậm rãi và kéo đường càng dài càng tốt.
  • Cạo khắp nơi trên cơ thể: cổ, gáy, trán, trên đầu, hai thái dương, bả vai, bên trong bên ngoài hai cánh tay, mu bàn tay, ngón tay, lưng, ngực, bụng, bụng dưới, mông, bên trong bên ngoài đùi, chân, bắp vế và mu bàn chân, ngón chân.

Hiệu quả đánh cảm bằng đồng bạc và dầu gió

  • Nếu bị cảm lạnh, đồng bạc màu đen, càng cảm lạnh nặng, đồng bạc càng đen.
  • Nếu bị cảm gió, đồng bạc sẽ có màu đen nhánh với sắc xanh.

Lưu ý: Nếu đồng bạc bị đen bỏ vào một cái chén, bên dưới lót một miếng giấy bạc rồi đổ nước sôi lên, đồng bạc sẽ trắng trở lại và có thể sử dụng trong lần cạo gió sau.

3. Đánh cảm bằng cám rang lá cúc tần hoặc ngải cứu

Đánh gió bằng cám rang lá ngải cứu (Ảnh minh họa)

Tác dụng: chữa cảm lạnh

Thành phần:

  • Cám gạo.
  • Lá cúc tần hoặc ngải cứu.

Cách đánh gió bằng lá cúc tần/ ngải cứu

  • Bỏ cám vào chảo, rang nóng.
  • Cho lá cúc tần hoặc ngải cứu vào rang cùng cám.
  • Khi lá bắt đầu săn và bốc mùi thơm dùng vải màn hoặc khăn mùi xoa sạch túm chỗ lá vừa rang lại để đánh cảm.

Thao tác đánh gió:

Đánh nhanh tay từ đỉnh đầu xuống, sau đó đánh ở mặt, ngực, bụng, mông, chân, tay, ….sau đó kết thúc đánh ở lòng bàn tay, bàn chân.

Lưu ý: Nếu thấy gói cám và lá ngải cứu nguội thì đổ ra rang tiếp cho ấm lên rồi tiếp tục đánh.

4. Đánh cảm bằng gừng

Tác dụng: chữa cảm lạnh

Thành phần:

  • Gừng: 100 gr gừng.
  • Rượu trắng: rượu đế, volka, rượu gạo…

Cách đánh cảm bằng gừng

  • Rửa sạch gừng sau đó giã dập.
  • Cho gừng đã giã vào một chiếc khăn hay vải mỏng.
  • Nhúng khăn có gừng vào một bát rượu mạnh.

Thao tác đánh gió:

  • Thực hiện thao tác vuốt từ đỉnh đầu xuống cả người phía trước, gồm: mặt mũi, ngực, bả vai, cánh tay bên trong bên ngoài, lòng và mu bàn tay, các ngón tay, bụng, bắp vế, lòng và mu bàn chân, các ngón chân.
  • Cuối cùng, vuốt các vùng cơ thể phía sau, gồm: đầu, ót, gáy, lưng, mông, lòng bàn chân và các ngón chân.

Cạo gió, đánh cảm cho người cao huyết áp dẫn đến méo mồm

Ông N.V.T, 54 tuổi, Từ Sơn- Bắc Ninh

“Ông T bị huyết áp cao. Một buổi sáng ngủ dậy, vừa bước chân xuống đất thì choáng váng, ngã vật ra.

Tưởng ông T bị trúng gió, cảm nên vợ con xúm vào bế bố lên giường rồi dùng muôi múc canh để cạo gió: cạo từ cổ đến lưng, sang cả 2 vai… Cạo được khoảng 10 phút ông T có hiện tượng méo mồm.

Đánh gió cho người cao huyết áp gây biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong (Ảnh minh họa)

Vợ ông T thấy thế tưởng chồng bị trúng gió độc lại càng ra sức cạo, đến nỗi bầm tím hết vùng gáy, lưng và cổ. Càng cạo, ông T càng cảm thấy miệng mình méo hơn.

Khi đến bệnh viện, thấy tình trạng ông T, bác sĩ lắc đầu: “Ông ấy bị cao huyết áp, không cho uống thuốc mà lại đè ông ấy cạo gió, đánh cảm, may mà còn sống. Chứ thế này mà cạo gió không những mồm méo mà còn có thể chết ’bất đắc kỷ tử”.

Ý kiến của chuyên gia

Bác sỹ Nguyễn Văn Tuấn chuyên khoa thần kinh, Viện sức khỏe tâm thần

“Cạo gió là cách chữa bệnh dân gian, tuy nhiên không nên lạm dụng. Cứ thấy bị bệnh gì cũng đánh cảm, cạo gió là không tốt.

Cạo gió, đánh cảm không được áp dụng đối với bệnh nhân bị cao huyết áp vì nó có thể gây giãn mạch, làm nặng thêm tình trạng thiếu máu não”.

Lương y Bùi Văn Phượng

“Khi bị bệnh, cảm, các huyệt đạo của cơ thể bị bế tắc, lỗ chân lông trên bề mặt da cũng bị bít lại một phần nên không thể thải độc tố trong cơ thể ra ngoài. Cạo gió sẽ giúp khí huyết, huyệt đạo và kinh lạc lưu thông, giúp bề mặt da thông thoáng để thải độc tố.

Với những người bị cảm nóng, cảm nắng thì cạo gió là nhằm mục đích làm thông thoáng, làm mát cơ thể. Nhiều người không biết, không hiểu kỹ lại dùng dầu gió, dầu nóng, rượu gừng để cạo gió đánh cảm. Việc này không những không giảm bệnh, không làm mát cơ thể mà còn làm cho khí nóng tích tụ thêm vào cơ thể khi cạo gió, sức nóng vốn tích tụ trong cơ thể vẫn bị tích lại làm cho tình trạng bệnh càng nặng hơn”.

Lời kết

Từ ngàn xưa, cạo gió là phương pháp chữa bệnh rất hiệu quả được dùng phổ biến để chữa các triệu chứng cảm.

Tuy nhiên, khi đánh cảm cần tìm hiểu người bệnh bị cảm lạnh hay cảm nóng mà dùng các biện pháp đánh cảm cho phù hợp.

Ngoài ra, cần lưu ý tuân thủ một số quy định như: đánh cảm từ trên xuống, không đánh thẳng vào sống lưng, không đánh cảm cho trẻ em, phụ nữ có thai, những người bị bệnh tim mạch…

Xem thêm: Xử lý nhanh khi bị trúng gió

Bạn đã biết 8 loại cây có tác dụng giải độc?

Trong cuộc đời mỗi người, việc không may bị ngộ độc thức ăn hoặc côn trùng cắn có thể sẽ xảy ra. Lúc này, chúng ta nên bình tĩnh xử lý hoặc tận dụng một số loại cây có tác dụng khử độc một cách thần kỳ… Theo y học cổ truyền, tại Việt Nam các vị thuốc có công dụng giải độc rất phong phú, đa dạng và là những thảo dược cứu cánh dùng để giải độc thuốc hoặc thực phẩm, có giá trị dự phòng và hỗ trợ điều trị tích cực.

Tại sao người ta dùng sợi dây bạc để đánh gió khi bị cảm?

Bởi theo các chuyên gia hóa học, cảm là trạng thái con người nhiễm các khí độc qua “da”, các khí đó hầu hết là hợp chất của lưu huỳnh. Khi cạo gió bằng bạc, chất liệu này sẽ tác dụng với các khí của lưu huỳnh tạo thành hợp chất có màu đen. Đó là lý do sau khi cạo gió, đồng bạc hoặc vòng bạc bị đen.

Khi nào thì nên đánh gió?

Đánh gió sai hại cơ thể với những triệu chứng tiêu biểu của cảm, chứ không tùy tiện đánh cảm. Chỉ đánh cảm khi bệnh nhân có những triệu chứng: hắt hơi, sổ mũi, tịt mũi, đau đầu, ớn lạnh dọc sống lưng, người gai gai sốt, khó chịu, sợ lạnh, sợ gió, rêu lưỡi trắng mỏng…

Đánh cảm bằng bạc ra màu vàng xanh là cảm gì?

Màu của đồng bạc khi đánh cảm sẽ phụ thuộc vào loại cảm mà người bệnh mắc phải. Nếu đánh cảm đồng bạc màu xanh, người bệnh bị cảm gió. Còn nếu đồng bạc chuyển màu đỏ người bệnh có thể bị cảm nắng. Có khá nhiều người thắc mắc rằng tại sao đánh gió đồng bạc lại đen?

Nên cạo gió bao lâu?

Tùy thuộc vào tình trạng để duy trì thời gian cạo, nhưng tốt nhất không nên quá 10 phút cho mỗi bộ phận trên cơ thể. Nên lựa chọn vật có cạnh nhẵn, hình cung như thìa, nhẫn, đồng tiền, miệng chén, sừng trâu,... Vật cạo gió cần được vệ sinh sạch sẽ trước khi sử dụng.