Cập nhật Căn cước công dân vào ngân hàng

(HNM) - Theo quy định của Luật Căn cước công dân (CCCD), có hiệu lực từ ngày 1-1-2016, công dân Việt Nam đủ 14 tuổi được cấp thẻ CCCD thay cho chứng minh nhân dân (CMND) để bảo đảm tính ổn định các thông tin về nhận dạng của công dân. Việc thay đổi giữa CMND và thẻ CCCD khiến không ít người lo ngại khi thực hiện giao dịch dân sự.
 

Cập nhật Căn cước công dân vào ngân hàng

Trước đây, việc thay đổi CMND từ 9 số lên 12 số từng gây không ít phức tạp cho người dân, bởi hầu hết các giao dịch đều lấy thông tin từ CMND 9 số, chẳng hạn như sổ hộ khẩu, sổ đỏ, sổ tiết kiệm ngân hàng… Mặc dù, CMND 12 số vẫn có 9 số được chuyển từ CMND cũ sang, thông tin căn cứ vẫn dễ đối chiếu, nhưng hầu hết ngân hàng khi giao dịch đều yêu cầu khách hàng xin chứng nhận của cơ quan công an. Chị Hồng Liên (phố Nguyễn An Ninh, Hà Nội) cho biết, chị có sổ tiết kiệm gửi tại ngân hàng theo CMND 9 số; khi chuyển sang loại 12 số chị phải xin chứng nhận của cơ quan công an để đến ngân hàng thay đổi thông tin cá nhân. "Nay lại tiếp tục đổi sang thẻ CCCD không biết sẽ phức tạp thế nào?" - chị Liên băn khoăn. Cùng quan điểm, ông Quang Huy (Nam Thành Công, Hà Nội) cho biết, ông đứng tên nhiều giấy tờ, trong đó có sổ tiết kiệm đang gửi ngân hàng, với thông tin cá nhân từ CMND, nên thay đổi thẻ CCCD ban đầu sẽ có chút khó dễ. Ông Huy cho rằng, việc có thể song song sử dụng cả CMND và thẻ căn cước sẽ giúp người dân có thời gian sắp xếp, thay đổi những thông tin cần thiết. Giải đáp băn khoăn của người dân, đại diện nhiều ngân hàng thương mại khẳng định, với những người đang gửi tiết kiệm, việc chuyển đổi CMND sẽ không ảnh hưởng nhiều, vì các ngân hàng đã áp dụng biện pháp nhận dạng bằng vân tay. Còn với người đi vay vốn tại ngân hàng, nếu hợp đồng còn hiệu lực sẽ không phải cập nhật thông tin, bởi giao dịch chủ yếu là người vay vốn thanh toán tiền gốc và lãi cho ngân hàng. Đối tượng khách hàng là người nhận kiều hối thường sử dụng mã số của công ty kiều hối cấp nên cũng không bị ảnh hưởng bởi CMND mới hay thẻ căn cước. Song, để tạo thuận tiện cho khách hàng, ngân hàng khuyến cáo, khi giao dịch trực tiếp tại quầy gửi - rút tiết kiệm, mở thẻ… nên đem theo CMND cũ đã cắt góc cùng với CMND mới hoặc thẻ CCCD để cập nhật thông tin giao dịch. Những lần tiếp theo, khách hàng chỉ phải mang theo thẻ căn cước hoặc CMND mới. Trường hợp mất CMND cũ, cần xác nhận của cơ quan công an hoặc mang theo loại giấy tờ khác có thể chứng minh việc thay đổi số CMND. Mặc dù các ngân hàng thương mại đã giải đáp băn khoăn của người dân, nhưng theo đại diện Ngân hàng Nhà nước (NHNN), việc đổi CMND từ 9 số sang 12 số đã phát sinh vướng mắc, nay lại đổi từ CMND sang thẻ căn cước sẽ không tránh khỏi phiền phức. Để hạn chế xáo trộn hoạt động của các ngành, trong đó có ngân hàng, NHNN đề xuất cơ quan công an khi đổi thẻ CCCD, nên bấm lỗ hay cắt góc CMND cũ và cho người dân giữ lại, để người dân làm cơ sở xác thực mỗi khi có giao dịch với ngân hàng.

Chứng minh nhân dân vẫn có hiệu lực pháp lý
(HNM) - Trước những băn khoăn của người dân về giá trị của CCCD trong các giao dịch dân sự, Bộ Công an cho biết, về cơ bản, CCCD là tên gọi mới của CMND, là bước phát triển theo hướng hiện đại (số hóa) của CMND, dần thay thế CMND. Việc cấp CCCD gắn với việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (là tập hợp các thông tin gốc, cơ bản về công dân, từ đó phát triển thẻ công dân điện tử). Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sẽ được xây dựng thống nhất trên toàn quốc để dùng chung cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm cung cấp chính xác, kịp thời thông tin cơ bản về dân cư phục vụ công tác quản lý nhà nước, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và yêu cầu chính đáng của công dân; để tra cứu thông tin về công dân khi giải quyết thủ tục hành chính, thay thế cho việc xuất trình hoặc nộp bản sao các giấy tờ công dân khi thực hiện thủ tục hành chính, như: Sổ hộ khẩu, giấy chứng nhận kết hôn, thẻ bảo hiểm y tế, mã số thuế cá nhân… Để bảo đảm giá trị sử dụng của những CMND được cấp trước ngày luật này có hiệu lực, tránh gây xáo trộn cho công dân trong giao dịch, đi lại, luật quy định: Đối với CMND đã được cấp trước ngày Luật CCCD có hiệu lực vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định. Cơ quan quản lý CCCD (cơ quan Công an) có trách nhiệm xác nhận về CMND được cấp trước ngày luật này có hiệu lực khi có yêu cầu đối với trường hợp công dân được cấp CMND từ trước. Công dân nào đã có CMND 12 số khi chuyển sang thẻ CCCD sẽ được giữ nguyên số cũ. CMND loại 9 số (đã dừng cấp từ 21-4-2014) tiếp tục có hiệu lực cho đến khi hết hạn, phải cấp đổi thành CCCD với 12 số. Khi đó, thông tin về công dân đã được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia và các giao dịch có thể được xác định nhân thân thông qua hệ thống này, không căn cứ vào số CMND cũ.

Tư Đô

Thay đổi CMND thành thẻ CCCD gắn chip thì số cũ sẽ thay đổi. Số CMND lúc này đã thay đổi và thông tin cá nhân trong hồ sơ tài khoản ngân hàng không còn trùng khớp. Vậy làm thế nào để thay đổi số CMND trong tài khoản ngân hàng? Đổi số CMND trong tài khoản ngân hàng có sao không? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của InfoFinance.vn để có những thông tin chính xác nhất.

Số CMND trong tài khoản ngân hàng là gì?

Số CMND rất quan trọng với các tài khoản ngân hàng. Chúng ta sử dụng chứng minh thư để xác nhận thông tin mình là chủ tài khoản. Nếu các số bị sai lệch nhân viên không thể đối chiếc và xác nhận bạn là chủ của tài khoản. Nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến giao dịch.

Khi nào cần đổi số CMND trong tài khoản ngân hàng?

Hiện nay nhà nước không còn cấp CMND cho công dân nữa. Thay vào đó là căn cước công dân gắn chip điện tử. Căn cước gắn chip điện tử là kho dữ liệu lưu trữ đặc điểm nhận diện hình ảnh, vân tay và sinh trắc học. Ngay khi được cấp mới CCCD, người dân nên đến ngân hàng để thay đổi CMND.

Một khi CMND bị thất lạc và chủ tài khoản đã làm lại CMND mới. Việc cần làm là báo lại với ngân hàng quản lý tài khoản để kịp thời hỗ trợ thay đổi thông tin cá nhân tài khoản. Chỉ có thực hiện như vậy, mọi giao dịch trên tài khoản ngân hàng mới không bị đình trệ hay gặp sự cố.

Đổi số CMND trong tài khoản ngân hàng có mất phí không?

Đổi số CMND nói riêng hay thay đổi thông tin cá nhân trong tài khoản nói chung là một dịch vụ được cung cấp miễn phí ở hầu hết các ngân hàng Việt Nam hiện nay. Việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng, nhất là việc thay đổi CCCD gắn chip điện tử được thực hiện hàng loạt như hiện nay. Thì các ngân hàng luôn đặt quyền lợi của khách hàng lên trên, giải quyết mọi cách thỏa đáng nhất.

Những ai có nguyện vọng thay đổi số CMND có thể yên tâm tuyệt đối. Mọi thông tin cá nhân thay đổi của khách hàng đều được lưu ở hệ thống dữ liệu. Hoàn toàn bảo mật, không bị lộ thông tin. Thêm nữa, việc thay đổi số CMND diễn ra với vài thao tác đơn giản nhanh chóng, không khiến nhiều người phải đợi lâu.

Cập nhật Căn cước công dân vào ngân hàng
Cách thay đổi số CMND tài khoản ngân hàng

Thủ tục đổi số CMND trong tài khoản ngân hàng

Đem bản CMND cũ và CMND mới để đối chiếu. Nếu không có CMND cũ thì xin xác nhận của công an địa phương rằng đã làm lại CMND và CMND mới và CMND cũ đã mất là cùng 1 người. Nếu không xuất trình được những giấy tờ này thì khả năng cao ngân hàng sẽ không cho phép thay đổi số CMND.

Đây là những điều kiện bắt buộc. Nguyên tắc ngân hàng làm việc phải xác minh danh tính chủ thẻ. Mà chỉ có duy nhất CMND là bằng chứng xác đáng có trọng lượng nhất.

Cách đổi số CMND trong tài khoản ngân hàng

Cách đổi số CMND tại ngân hàng Agribank

Để làm thủ tục đổi số CMND, cần phải đến chi nhánh ngân hàng Agribank nơi đã mở thẻ. Lưu ý bạn không thể thay đổi ở các chi nhánh khác mà phải là chi nhánh bạn đã đăng ký mở thẻ.

  • Bước 1: Nộp giấy xác nhận số CMND cũ và số CCCD mới là cũng một người của cơ quan Công an. Một số trường hợp bạn có thể mang CMND cắt góc đi để chứng minh.
  • Bước 2: Điền đầy đủ các thông tin vào “giấy đề nghị thay đổi thông tin tài khoản cá nhân” mà ngân hàng Agribank cung cấp.
  • Bước 3: Nộp lại giấy đề nghị và CMND/CCCD mới để nhân viên thực hiện thủ tục thay đổi số CMND đã đăng kí trước đó.

Cách đổi số CMND tại ngân hàng Techcombank

Tương tự, chủ tài khoản cần đến đúng địa chỉ phòng giao dịch Techcombank nơi đã đăng kí mở tài khoản.

  • Bước 1: Yêu cầu nhân viên Techcombank cung cấp mẫu đơn xin thay đổi thông tin số CMND.
  • Bước 2: Điền đầy đủ thông tin. Nếu muốn thay đổi số điện thoại, chữ kí mẫu,…cùng lúc với số CMND thì có thể thực hiện ngay lần này để không tốn công nhiều lần.
  • Bước 3: Xuất trình CMND cũ hoặc giấy xác nhận đã được cấp lại CMND mới cho nhân viên Techcombank kiểm tra.
  • Bước 4: Khi thông tin hợp lệ, đưa CMND/CCCD cho nhân viên để thay đổi số CMND trên hệ thống.

Cách thay đổi số CMND tại ngân hàng Vietcombank.

Thực hiện các bước như dưới đây để không gặp bất kì trở ngại nào nếu làm thủ tục thay đổi thông tin cá nhân tại Vietcombank

  • Bước 1: Đến đúng chi nhánh Vietcombank đã mở tài khoản.
  • Bước 2: Nêu nguyện vọng thay đổi số CMND để được cấp mẫu đơn thay đổi số CMND.
  • Bước 3: Điền các thông tin về số CMND cũ, số CMND mới, kí xác nhận và gửi lại nhân viên Vietcombank xác minh.
  • Bước 4: Khi xác minh danh tính của chủ thẻ là trùng khớp thì nhân viên sẽ tiến hàng cập nhật số CMND/CCCD mới cho khách hàng. Thời gian chỉ mất chưa đầy 2 phút. Những lần giao dịch sau, cứ đem CMND/CCCD mới để giao dịch như bình thường.

Một số ngân hàng cũng cùng cách đổi tương tự: Bidv, Vietinbank, Mb, Tpbank, Vpbank, Sacombank, ….

Cách đổi số CMND bằng thẻ CCCD trong tài khoản ngân hàng

Trong mẫu Tờ khai Căn cước công dân có dòng đề nghị cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân, điền có vào mẫu đơn để được nhận giấy xác nhận số CMND cũ và số CCCD mới là cùng 01 người.

Cung cấp giấy xác nhận này với ngân hàng, ngân hàng sẽ làm thủ tục thay đổi số CMND cho bạn.Nếu không có giấy xác nhận thì bạn có thể mang thẻ CMND bị cắt góc đến ngân hàng để xác nhận các giao dịch (nếu ngân hàng đó cho phép)

Tuy CMND bị cắt góc không còn giá trị pháp lý nhưng được dùng để chứng minh CMND loại 9 số nếu công dân đã chuyển sang Căn cước công dân trong khi thực hiện các giao dịch với ngân hàng và các giao dịch khác.Theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Thông tư 40/2019/TT-BCA, từ ngày 18/11/2019, trong thời gian chờ cấp thẻ Căn cước công dân sẽ chưa cắt góc CMND mà được dùng để sử dụng.

Khi trả thẻ Căn cước công dân, cán bộ tiếp nhận hồ sơ đề nghị công dân nộp giấy hẹn trả thẻ cùng với CMND và lúc này mới tiến hành cắt góc CMND trả cho người đến nhận thẻ Căn ước công dân.

Cung cấp giấy này cho nhân viên ngân hàng, họ sẽ phát mẫu đơn để bạn điền thông tin thay đổi. Khi tất cả thông tin được xác định hợp lệ. Thủ tục thay đổi số CMND bằng thẻ CCCD trong tài khoản ngân hàng đã được thực hiện.

Cập nhật Căn cước công dân vào ngân hàng
Cách đổi số CMND tài khoản ngân hàng Techcombank

Đổi số CMND trong tài khoản ngân hàng có sao không?

Đổi số CMND có ảnh hưởng thẻ ATM không?

Số CMND như đã nói từ đầu dùng với mục đích xác định danh tính khách hàng khi giao dịch với ngân hàng. Vậy sẽ không ảnh hưởng gì nếu đột ngột thay đổi số CMND.

Chủ thẻ vẫn có thể chuyển tiền, nhận tiền, rút tin, vấn tin tài khoản bình thường thông qua thẻ ATM đã được cấp mà không gặp bất cứ vấn đề gì.

Áp dụng Căn cước công dân, giao dịch ngân hàng có bị ảnh hưởng?

Giải đáp băn khoăn của người dân, đại diện nhiều ngân hàng thương mại khẳng định, với những người đang gửi tiết kiệm, việc chuyển đổi CMND sẽ không ảnh hưởng nhiều, vì các ngân hàng đã áp dụng biện pháp nhận dạng bằng vân tay.

Còn với người đi vay vốn tại ngân hàng, nếu hợp đồng còn hiệu lực sẽ không phải cập nhật thông tin, bởi giao dịch chủ yếu là người vay vốn thanh toán tiền gốc và lãi cho ngân hàng.

Đối tượng khách hàng là người nhận kiều hối thường sử dụng mã số của công ty kiều hối cấp nên cũng không bị ảnh hưởng bởi CMND mới hay thẻ căn cước.

Song, để tạo thuận tiện cho khách hàng, ngân hàng khuyến cáo, khi giao dịch trực tiếp tại quầy gửi – rút tiết kiệm, mở thẻ… nên đem theo CMND cũ đã cắt góc cùng với CMND mới hoặc thẻ CCCD để cập nhật thông tin giao dịch.

Trên đây là toàn bộ nội dung về thay đổi số CMND trong tài khoản ngân hàng. Chỉ cần chuẩn bị giấy tờ và thực hiện theo đúng hướng dẫn, khách hàng có thể dễ dàng đổi số CMND. Nên đổi càng sớm càng tốt, đừng đợi đến khi cần khi sẽ thêm phiền toái. Chúc đọc giả thành công!

Xem thêm: