Cây ớt thu hoạch được bao lâu

Trồng ớt trong chậu là một kĩ thuật khá đơn giản và không tốn công, hơn nữa nó còn giúp bạn chủ động hơn trong việc thêm gia vị cho bữa ăn của gia đình thậm chi nó còn có thể mang lại hiệu quả kinh tế. Vậy tại sao chúng ta không bắt tay vào trồng ớt trong chậu ngay tại ngôi nhà của mình nhỉ?

Và hôm nay trong bài viết này Fao sẽ hướng dẫn cho các bạn một kĩ thuật rất đơn giản và hiệu quả khi ta trồng ớt trong chậu tại nhà. Nào hãy cùng Fao tìm hiểu về kĩ thuật này nhé!

Cách trồng ớt trong chậu cần chuẩn bị những gì?

Trước khi làm gì chúng ta cũng cần có sự chuẩn bị và cách trồng cây ớt trong chậu cũng vậy. Chúng ta cần chuẩn bị đầy đủ từ hạt giống đến những vận dụng trồng thì mới có thể tiến hành trồng ớt được.

1, Hạt giống

Bạn muốn ớt của mình là loại nào? Độ cay ra sao? Thì tùy vào mục đích và sở thích của mình các bạn có thể mua hạt giống ở cửa hàng nông sản. Hoặc dùng trực tiếp hạt ớt khô từ quả ớt có sẵn. Nếu được thì chọn giống ớt thóc là hợp lý nhất.

Cây ớt thu hoạch được bao lâu

Nhưng khi trồng ớt trong chậu để làm kinh tế thì mình khuyên các bạn nên mua hạt ớt ở các cửa hàng vì hạt đó đã qua sử lý và tỉ lệ bị hỏng sẽ ít hơn.

2, Khay gieo hạt

Bạn có thể mua khay ở những cửa hàng nông sản, nhưng để tiết kiệm bạn cũng có thể dùng khay làm đá hay những hộp đựng thức ăn có ngăn sau đó đục một vài lỗ ở dưới đáy là ta đã có một khay gieo hạt hoàn chỉnh.

3, Chậu trồng

Khi chọn chậu trồng ớt thì những chậu có đường kính từ 15 đến 20 cm là hợp lý nhất.

4, Đất trồng

Đất trồng ớt trong chậu nhựa cần tơi xốp, giàu chất hữu cơ và thoát nước tốt như đất cát pha, đất sét pha đất thịt, đất canh tác lúa, đất phù xa ven sông. khi lấy đất để trông ớt thì chúng ta không nên dùng ngay mà phải dọn sạch các cỏ ở trong đất.

Ngoài ra, để làm giàu dinh dưỡng và khử khuẩn cho đất trồng, bạn có thể lót thêm một lượng phân NPK và vôi nữa nhé.

5, Nước ấm cùng với trà hoa cúc hoặc một lọ oxy già.

Sau khi hạt giống và các dụng cụ trồng ớt đã sẵn sàng thì chúng ta sẽ bắt đầu thực hiện một kĩ thuật đơn giản đó là trồng cây ớt trong chậu. Nó là đơn giản nhưng chúng ta cũng cần rất chú ý đấy!

Kỹ thuật trồng ớt trong chậu

Trồng ớt trong chậu thì gồm ba bước chính là ngâm hạt, gieo hạt và chuyển chậu. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể cách thực hiện các bước nhé!

Bước 1: Ngâm hạt

Hạt giống ớt cần được ngâm trong nước ấm từ 2 – 8 tiếng (nước khoảng 50 độ C) để thúc đẩy sự phát triển và nảy mầm của hạt.

  • Để tạo nước ấm 50 độ C, bạn có thể pha nước lạnh và nước sôi theo tỷ lệ 3:2.
  • Đặt hạt giống vào khăn ẩm với nước ấm, rồi đặt vào hộp sau đó đậy nắp hộp lại.
  • Sau khoảng 2 ngày, khi thấy hạt giống đã trương lên thì bạn có thể gieo chúng xuống đất.

Bước 2: Gieo hạt

  • Cho đất trồng ớt vào khay đã chuẩn bị.Sau đó gieo hạt giống xuống đất trong khay.Cuối cùng sau khi gieo hạt, bạn đặt khay gieo ở nơi ấm áp (có thể sử dụng bóng đèn sợi đốt để cung cấp nhiệt) để kích thích hạt sớm nảy mầm.

Cây ớt thu hoạch được bao lâu

Bước 3: Chuyển chậu

  • Khi hạt ớt đã nảy mầm và phát triển thành cây cao khoảng 10 – 15 cm. Thì bạn chọn những cây khỏe mạnh và trồng riêng từng cây vào các chậu đất đã chuẩn bị sẵn. Còn những cây khác thì có thể trồng 2 cây trong một chậu.

Cây ớt thu hoạch được bao lâu

Sau khi đã nắm được cách trồng cây ớt trong chậu thì chúng ta cùng tìm hiểu về kĩ thuật chăm sóc ớt để đạt hiệu quả cao nhất.

Chăm sóc ớt trong chậu

Khi trồng ớt trong chậu thì việc chăm sóc, tưới nước và bón phân tuy đơn giản nhưng rất quan trọng cho sự phát triển khỏe mạnh của cây.

  • Để tăng hiệu quả sử dụng phân bón, giữ ẩm lâu và tiết kiệm nước khi trồng cây ớt trong chậu thì các bạn nên tưới thấm thay vì tưới trực tiếp.
  • Mỗi ngày, bạn đem cây ra ngoài trời tắm nắng vài giờ. Và số giờ tắm nắng sẽ tăng dần theo thời gian để cây có thể dần dần thích ứng hoàn toàn với môi trường ánh sáng tự nhiên.
  • Bạn có thể bón thêm hai lần phân NPK. Lần đầu là bón sau 20 – 25 ngày khi bắt đầu trồng cây ớt ra chậu. Và lần thứ hai là bón khi cây ớt bắt đầu đậu trái. Ngoài ra, bạn cũng cần tỉa nhánh, tỉa lá cho cây. Đặc biệt là ở dưới tán để cây được thông thoáng và phát triển khỏe mạnh.

Cây ớt thu hoạch được bao lâu

Trồng cây ớt trong chậu rất đơn giản phải không các bạn. Và sau quá trình trồng và chăm sóc cây ớt chúng ta chỉ còn việc thu nhập thành quả của mình nữa thôi.

Thu hoạch

  • Sau khoảng 2 đến 3 tháng trồng thì ớt sẽ cho ra đợt quả đầu tiên.
  • Khoảng 20 – 30 ngày sau khi cây ra quả và bắt đầu chuyển màu thì bạn có thể tiến hành thu hoạch và cất trữ ớt để ăn dần nhé.
  • Lưu ý: Ta nên ngắt cả cuống trái, tránh làm gãy nhánh khi thu hoạch.

Trồng ớt trong chậu chỉ đơn giản vậy thôi các bạn ạ. Vậy còn chờ gì nữa chúng ta hãy tự trồng ngay cho mình những chậu ớt nhỏ xinh nào! Chúc các bạn thành công!


Cây ớt thu hoạch được bao lâu

Ớt là loại cây trồng đang được sản xuất và sử dụng rộng rãi hiện nay. Giống địa phương vẫn được sử dụng canh tác rộng rãi. Giống trồng phổ biến ở Đồng bằng Sông Cửu Long có giống Sừng Trâu, Chỉ Thiên, ớt Búng, ớt Hiểm, ở miền Trung có giống ớt Sừng Bò, Chìa Vôi. Khoa học ngày càng phát triển nhiều công trình nghiên cứu lai tạo ra các giống F1 cho năng suất vượt trội trong điều kiện thâm canh cao, nên bắt đầu được ưa chuộng và thay thế dần các giống địa phương.

1. Thời vụ trồng ớt (cay)

+ Vụ thu đông (vụ sớm): Gieo hạt T8 - T9 dương lịch, trồng vào T9 - T10, thu hoạch từ T12 -T1 đến T4 - T5 năm sau.

+ Vụ đông xuân (Vụ chính): Gieo hạt T10 - T11 dương lịch, trồng vào T11 - T12, thu hoạch từ T2 - T3 trở đi. Trong vụ này cây sinh trưởng tốt, năng suất cao, ít sâu bệnh.

+ Vụ xuân: Gieo hạt giữa T1 dương lịch, trồng vào cuối T2, thu hoạch từ T4 - T7.

+ Vụ hè thu: Gieo tháng 4 - 5, trồng T5 -  T6, thu hoạch từ T8 trở đi. Mùa này cần được trồng trên đất thoát nước tốt, để tránh ngập úng và chọn các giống kháng bệnh thán thư.

2. Kỹ thuật trồng ớt (cay)

2.1. Chuẩn bị đất trồng

+ Đất được luân canh với các cây trồng nước như lúa, các cây vụ đông như ngô, đậu, lạc...Vụ trước không nên trồng các vây thuộc họ cà: cà chua, cà tím… để hạn chế mầm bệnh tồn tại trong tàn dư.

+ Đất được cày bừa tơi xốp, sạch cỏ và thoát nước tốt.

+ Mùa mưa cần lên luống cao kích thước trung bình: rộng 1m, chiều cao luống 25 - 30 cm, và có mương thoát nước. Nên sử dụng màng phủ nông nghiệp để trồng hiệu quả cao hạn chế cỏ dại và mất nước.

2.2. Ngâm ủ hạt giống

Lượng hạt giống cần cho 1 ha tùy thuộc vào mùa vụ, giống, điều kiện thời tiết. Trung bình khoảng 150 - 200 g/ha.

+ Ngâm hạt giống trong nước sạch 6-8 giờ, sau đó ngâm ướt với thuốc trừ nấm Funomyl (1g thuốc pha với 1 lít nước) trong 30 phút.

+ Vớt lên rửa sạch, để ráo nước, lấy 1 khăn ấm gọi lại và cho vào bao nylon cọt kín miệng để hạn chế bốc hơi nước.

+ đem gói giống ủ 27 - 28 độ trong khoảng 48 giờ.

2.3. Chuẩn bị gieo hạt

Gieo hạt vào bầu, bầu thường làm bằng túi nylon.

Thành phần đất vô bầu thông thường với tỷ lệ: Đất tơi xốp: 60%, phân chuồng hoai mục 29%, tro bếp 10%, lân 0,5-1%, vôi 0,2-0,3%.

Lưu ý: Trộn đều các thành phần trên và sàng kỹ loại bỏ rác và cục đất to trước khi vô bầu.

2.4. Trồng cây

Khi cây con có 4 lá thật, chọn cây phát triển tốt, mật tiến hành đem ra trồng.

2.5. Khoảng cách và mật độ trồng

+ Vào mùa khô: Mật độ trung bình: 1700 - 1900 cây/1000 m2.

+ Mùa mưa: Mật độ trung bình từ 1400 - 1500 cây/1000m2.

Khoảng cách: hàng đơn cây cách cây 40cm, hàng đôi cây cách cây 40, hàng cách hàng 50cm. (nên phủ bạt trước khi trồng).

2.6. Tưới nước

Tùy thuộc vào dạng đất, độ ẩm và thời vụ

Tưới thấm là tốt nhất vì nước cũng có thể chưa nhiều mầm bệnh, bệnh truyền qua lá, do đó cần tránh tiếp xúc trực tiếp vào thân lá. Thời gian ra hoa và kết trái cần cung cấp đầy đủ nước để ngăn ngừa rụng bông, quả.

Nguồn: giáo trình bệnh cây nông nghiệp

Xem thêm chủ đề: cây ớt, thời vụ trồng ớt, kỹ thuật trồng ơt