Chạy đặt bảng C bao nhiêu km?

Chạy bộ mỗi ngày bao nhiêu km? Không thể phủ nhận rằng hình thức vận động này mang lại những lợi ích tích cực cho sức khỏe nhưng 1 ngày chạy bộ bao nhiêu km là đủ? Theo nghiên cứu phân tích cho thấy mỗi ngày chạy từ 5 đến 10 phút với tốc độ trung bình là phù hợp. Ở cường độ hoạt động này, bạn có thể giảm nguy cơ tử vong do lên cơn đau tim, đột quỵ...

Cùng lúc đó một nghiên cứu khác lý giải chạy bộ bao nhiêu là đủ cho hay: mỗi tuần nên chạy khoảng 4,5 giờ. Điều này chứng tỏ bạn có thể chia đều thời gian thay vì chạy hàng giờ mỗi ngày. Bài tập chạy có thể khiến bạn cảm thấy quá sức nếu luyện tập liên tục không nghỉ ngơi. Nghiêm trọng hơn là có thể làm chính bản thân bị chấn thương như gãy xương hay phải nẹp cố định do tổn thương gân và dây chằng.

Như vậy chạy bộ bao nhiêu km là đủ? khó đưa ra câu trả lời chính xác. Mỗi người sẽ có thể lựa khác nhau và không cùng chung mục tiêu. Mức độ thể chất và mục tiêu sẽ quyết định số km chạy mỗi ngày của từng người. Do vậy bạn cần lên kế hoạch cụ thể để tập luyện đạt hiệu quả và hạn chế tối đa rủi ro cho bản thân.

Chạy là môn thể thao khá đơn giản và không yêu cầu nhiều và dụng cụ. Tuy nhiên khi chạy muốn đạt hiệu quả bạn nên lựa chọn đôi giày chất lượng và bộ đồ thoáng mát vừa vặn với cơ thể. Nếu bạn sở hữu một đôi giày bạn sẽ dễ gặp phải khó khăn do trời mưa và chạy vào khu vực đất dính. Do vậy để tránh gián đoạn quá trình tập luyện bạn nên có từ 2 đến 3 đôi giày để thay đổi khi có sự cố.

Thông thường chúng ta chạy vào sáng sớm hay tối muộn nên hãy chọn bộ đồ phản quang để phương tiện đi lại dễ thấy. Đó cũng là cách bảo vệ bạn khỏi tai nạn giao thông ngoài ý muốn.

Tần suất chạy của mỗi người không giống nhau do vậy bạn cần tự đặt ra mục tiêu phù hợp với bản thân. Chạy bộ bao nhiêu km là đủ hoàn toàn phụ thuộc vào thể lực và quyết định của chính bạn. Tuy nhiên chạy không nhất thiết phải thực hiện mỗi ngày hãy phân chia chúng đều ra để cơ thể có thời gian nghỉ ngơi phục hồi.

Hoạt động thể thao không nên vội vàng mà cần có khoảng thời gian phù hợp để tránh căng thẳng tinh thần. Bạn không nhất thiết chạy mỗi ngày nên hãy bố trí thời gian phù hợp với công việc sinh hoạt để mang lại hiệu quả. Nếu quá bận rộn bạn hãy thử bài tập chạy ngắn hoặc chạy kết hợp với các công việc khác để tiết kiệm thời gian.

Dưới đây là kế hoạch chạy bộ trong tuần cho bạn tham khảo:

  • Thứ 2 chạy 5km
  • Thứ 3 chạy đều 30 phút
  • Thứ 4 chạy ngắn 400m chia nhỏ
  • Thứ 5 chạy 5km
  • Thứ 6 nghỉ ngơi
  • Thứ 7 chạy 7 km
  • Chủ nhật chạy 10 km

An toàn khi luyện tập luôn là điều chúng ta cần chú ý. Mỗi ngày bạn hãy dựa theo tình hình sức khỏe mà lựa chọn đường chạy và thời gian thích hợp. Để đảm bảo an toàn bạn nên chọn khu dân cư đông đúc để dễ dàng phát hiện hay được hỗ trợ nếu gặp phải tai nạn. Khi chạy bạn hãy chú ý chướng ngại vật để tránh vấp ngã.

Khi bắt đầu chạy bạn có thể sử dụng tốc độ chậm hoặc đi bộ nhanh dần để làm nóng cơ. Thân nhiệt đủ ấm sẽ hạn chế tối đa nguy cơ chấn thương cho bạn. Khi các khối cơ quen dần bạn có thể từ từ tăng tốc độ. Đối với chạy bạn cũng không cần ép bản thân chạy quá nhanh hãy chú trọng chạy bền và duy trì chúng để phát triển cơ bắp và thể lực.

Như vậy, chạy bộ 3km mỗi ngày cũng không phải là đơn giản. Bạn hãy tùy vào thể lực và lựa chọn 5 - 10 phút với tốc độ chạy vừa để duy trì thể lực thay vì ham chạy nhiều và ảnh hưởng đến xương và cơ. Các vận động viên giàu kinh nghiệm có thể lực cao cũng không được khuyến khích chạy mỗi ngày nên bạn cần tham khảo bác sĩ hay chuyên gia thể thao để đánh giá khách quan thể lực và khả năng bản thân.

Đến đây bạn đã có thể tự cho mình câu trả lời chạy bộ bao nhiêu km là đủ. Chúc bạn luôn khỏe mạnh và thành công với kế hoạch chạy bộ trong tương lai.

Quý khách vui lòng theo dõi website (www.vinmec.com) để có thêm thông tin hướng dẫn về chăm sóc sức khỏe sẽ được chúng tôi cập nhật thường xuyên.

Chào luật sư, khi điều khiển phương tiện giao thông chạy quá tốc độ cho phép thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Vậy xin hỏi luật sư, pháp luật quy định tốc độ tối đa mà các phương tiện giao thông được phép chạy là bao nhiêu?

TRẢ LỜI
Căn cứ pháp lý
Thông tư 91/2015/TT-BGTVT quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông trên đường bộ.

Nội dung tư vấn
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty dịch vụ tư vấn Việt Luật. Chúng tôi xin đưa ra giải đáp cho bạn như sau:
Thông tư số 91/2015/TT-BGTVT đưa ra những quy định rất cụ thể về quy định liên quan tới tốc độ đối với xe cơ giới cũng như các xe máy chuyên dùng trong quá trình tham gia lưu thông trên đường bộ.
Điều 6 và Điều 7 Thông tư 91/2015/TT-BGTVT quy định về tốc độ tối đa cho phép của xe cơ giới trong và ngoài khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc) áp dụng chung cho cả xe ô tô, xe mô tô, xe máy và các loại xe tương tự (trừ những nơi có biển báo quy định cụ thể).
Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới trên đường bộ (trừ đường cao tốc) trong khu vực đông dân cư tối đa là 60 km/h trên đường đôi, có dải phân cách giữa và đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên. Với đường 2 chiều không có giải phân cách giữa và đường một chiều có 1 làn xe cơ giới thì tốc độ tối đa cho phép là 50 km/h.
Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới trên đường bộ (trừ đường cao tốc) ngoài khu vực đông cư được quy định:
– Đối với xe ô tô con, xe ô tô chở người đến 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải đến 3,5 tấn:
+ Đường đôi (có dải phân cách giữa); đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên: tốc độ tối đa cho phép là 90km/h.
+ Đường hai chiều không có dải phân cách giữa; đường một chiều có 1 làn xe cơ giới: tốc độ tối đa cho phép là 80km/h.
– Đối với xe ô tô chở người trên 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải trên 3,5 tấn:
+ Đường đôi (có dải phân cách giữa); đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên: tốc độ tối đa cho phép là 80km/h.
+ Đường hai chiều không có dải phân cách giữa; đường một chiều có 1 làn xe cơ giới: tốc độ tối đa cho phép là 70km/h.
– Đối với ô tô buýt; ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc; ô tô chuyên dùng; xe mô tô:
+ Đường đôi (có dải phân cách giữa); đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên: tốc độ tối đa cho phép là 70km/h.
+ Đường hai chiều không có dải phân cách giữa; đường một chiều có 1 làn xe cơ giới: tốc độ tối đa cho phép là 60km/h.
– Đối với ô tô kéo rơ moóc; ô tô kéo xe khác:
+ Đường đôi (có dải phân cách giữa); đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên: tốc độ tối đa cho phép là 60km/h.
+ Đường hai chiều không có dải phân cách giữa; đường một chiều có 1 làn xe cơ giới: tốc độ tối đa cho phép là 50km/h.
Tốc độ tối đa cho phép đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự trên đường bộ (trừ đường cao tốc) khi tham gia giao thông được xác định theo báo hiệu đường bộ và không quá 40 km/h.
Tốc độ của các loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc: Khi tham gia giao thông trên đường cao tốc, người điều khiển xe cơ giới, xe máy chuyên dùng phải tuân thủ tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu đường bộ. Tốc độ tối đa cho phép khai thác trên đường cao tốc không vượt quá 120 km/h.
Trên đây là toàn bộ giải đáp của Việt Luật liên quan đến tốc độ tối đa cho phép khi tham gia giao thông. Nếu còn vướng mắc, chưa hiểu rõ hay cần sự hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua tổng đài luật sư tư vấn trực tuyến miễn phí 0965999345 hoặc gửi thông tin qua Email để được hỗ trợ kịp thời!