Chủ thể giao kết hợp đồng là gì

Hợp đồng nói chung là sự thỏa thuận giữa các bên về việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ. Chủ thể hợp đồng là một trong những điều kiện quan trọng để xác định hiệu lực của hợp đồng. Đúc kết từ kinh nghiệm soạn thảo hợp đồng cho khách hàng, Công ty Luật Thái An xin gửi tới bạn đọc bài viết điều kiện đối với các bên chủ thể hợp đồng.

Căn cứ pháp lý quy định điều kiện đối với các bên chủ thể hợp đồng là Bộ Luật Dân sự năm 2015.

Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng là tổng hợp những yêu cầu pháp lý nhằm đảm bảo cho hợp đồng được thực hiện theo đúng bản chất đích thực của nó.

Căn cứ Khoản 1 Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015, điều kiện có hiệu lực của hợp đồng bao gồm:

  • Điều kiện đối với các bên chủ thể hợp đồng: Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với hợp đồng dân sự được xác lập.
  • Điều kiện về sự tự nguyện: Chủ thể tham gia hợp đồng phải hoàn toàn tự nguyện;
  • Điều kiện về nội dung, mục đích: Mục đích và nội dung của hợp đồng dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Ngoài ra, hình thức của hợp đồng cũng được xem là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng trong trường hợp luật có quy định.

Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến điều kiện đối với các bên chủ thể hợp đồng.

===>>> Xem thêm: Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng

Chủ thể giao kết hợp đồng là gì
Các bên chủ thể hợp đồng phải đáp ứng một số điều kiện theo quy định của pháp luật. – Nguồn ảnh minh hoạ: Internet

Chủ thể hợp đồng bao gồm cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác phải đáp ứng được các quy định pháp luật dân như có năng lực hành vi dân sự và thỏa thuận với nhau về hình thức hợp đồng để xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các bên. Chúng tôi sẽ phân tích điều kiện đối với chủ thể là cá nhân và pháp nhân sau đây:

Cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi được phép tham gia tất cả các hợp đồng dân sự và tự mình chịu trách nhiệm về việc thực hiện hợp đồng đó.

Cá nhân từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi được xác lập, thực hiện hợp đồng nếu có tài sản để thực hiện hợp đồng đó, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

Cá nhân từ đủ 6 tuổi đến dưới 15 tuổi tham gia các hợp đồng có giá trị nhỏ phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của mình.

Đối với các cá nhân bị mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi không được tự mình tham gia vào các hợp đồng dân sự mà phải có sự tham gia hoặc đồng ý của người đại diện hợp pháp hoặc người giám hộ.

Đây là lưu ý quan trọng khi bạn giao kết các hợp đồng mà một bên có thể là cá nhân như: hợp đồng uỷ quyền, hợp đồng cho vay tiền, hợp đồng mua bán hàng hoá…. cũng như rất nhiều loại hợp đồng khác.

Có năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân.

Có tài sản riêng, tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình, tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Chủ thể hợp đồng là cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác theo pháp luật dân sự quy định phải có năng lực hành vi dân sự. Riêng chủ thể của hợp đồng thương mại thì thêm một điều kiện là ít nhất một trong các bên giao kết phải là thương nhân (có mục đích lợi nhuận).

Chủ thể giao kết hợp đồng chính là chủ thể của hợp đồng hoặc người đại diện của họ:

  • Đối với pháp nhân, khi tham gia giao kết hợp đồng phải thông qua người đại diện của tổ chức đó. Đại diện của pháp nhân có thể là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền (Điều 85 BLDS 2015), được quy định trong Điều lệ công ty hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân.
  • Ngoài ra, luật dân sự cũng quy định người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền được phép nhân danh công ty ký kết hợp đồng.

Đối với từng loại hợp đồng có các điều kiện khác đối với chủ thể tham gia giao kết thì các chủ thể cũng phải đáp ứng các điều kiện đó như: điều kiện về chuyên môn, khả năng lao động…

Bạn cần đặc biệt lưu ý tới quy định trên khi ký kết các hợp đồng với các pháp nhân. Trong số các hợp đồng thông dụng nhất, có thể kể tới:

Nhóm hợp đồng mua bán hàng hoá:

Nhóm hợp đồng cung ứng dịch vụ:

Nhóm hợp đồng thuê, cho thuê:

Nhóm hợp đồng phân phối, hợp đồng đại lý

Nhóm hợp đồng về chuyển giao quyền như:

  • Hợp đồng nhượng quyền thương mại
  • Hợp đồng chuyển giao công nghệ

Nhóm hợp đồng hợp tác như:

Khi chủ thể hợp đồng, chủ thể giao kết hợp đồng không đáp ứng các điều kiện nêu trên thì hợp đồng sẽ bị vô hiệu, không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên. Các bên sẽ phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Đối với các loại hợp đồng dịch vụ thì đây là tổn thất hết sức nặng nề. Đối với các loại hợp đồng khác cũng vậy, việc hợp đồng bị vô hiệu làm mất thời gian, cơ hội và gây tổn thất cho các bên.

===>>> Xem thêm: Hợp đồng vô hiệu

Công ty Luật Thái An chuyên tư vấn, soạn thảo, rà soát các loại hợp đồng, giúp khách hàng hiểu rõ các quy định trong hợp đồng. Nếu bạn cần một bản hợp đồng chặt chẽ, kín kẽ, bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích của bạn thì có thể sử dụng dịch vụ tư vấn, soạn thảo hợp đồng chuyên nghiệp của chúng tôi. 

===>>> Xem thêm:

Lưu ý

  • Bài viết trên được các luật sư và chuyên viên pháp lý của Công ty Luật Thái An – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội thực hiện phục vụ với mục đích phố biến kiến thức pháp luật cho cộng đồng hoặc nghiên cứu khoa học, không có mục đích thương mại.
  • Bài viết căn cứ các quy định của pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, tại thời điểm Bạn đọc bài viết này, rất có thể các quy định pháp luật đã bị sửa đổi hoặc thay thế.
  • Để giải đáp pháp lý cho từng vụ việc, Bạn hãy liên hệ với Công ty Luật Thái An qua Tổng đài tư vấn pháp luật. Nếu bạn cần dịch vụ, Bạn để lại tin nhắn hoặc gửi thư tới: .

CÔNG TY LUẬT THÁI AN

___Đối tác pháp lý tin cậy___

  • Giới thiệu tác giả
  • Bài viết mới nhất

Chủ thể giao kết hợp đồng là gì

Luật sư tại Công ty Luật Thái An

Luật sư Đàm Thị Lộc:• Thành viên Đoàn Luật sư TP. Hà Nội và Liên đoàn Luật sư Việt Nam• Cử nhân luật Đại học Luật Hà Nội • Lĩnh vực hành nghề chính:* Tư vấn pháp luật: Doanh nghiệp, Đầu tư, Xây dựng, Thương mại, Lao động, Dân sự, Hình sự, Đất đai, Hôn nhân và gia đình

* Tố tụng và giải quyết tranh chấp: Kinh doanh thương mại, Đầu tư, Xây dựng, Lao động, Bảo hiểm, Dân sự, Hình sự, Hành chính, Đất đai, Hôn nhân và gia đình

Chủ thể giao kết hợp đồng là gì

Hiểu đúng về khái niệm đại diện

Khoản 1 Điều 134 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

Như vậy, đại diện là một giao dịch dân sự phát sinh giữa hai chủ thể là người đại diện và người được đại diện.

Người đại diện là người nhân danh người được đại diện xác lập quan hệ với người thứ ba, vì lợi ích của người được đại diện. Người được đại diện là người tiếp nhận các hậu quả pháp lý từ quan hệ do người đại diện xác lập, thực hiện đúng thẩm quyền đại diện.

Các chủ thể khác của quan hê dân sự là pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, trong đó có doanh nghiệp đều hoạt động thông qua hành vi của những người có thẩm quyền đại diện cho chủ thể đó. Theo Điều 136, 137, 138 Bộ Luật Dân sự 2015, có hai hình thức là: đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo uỷ quyền.

Xem chi tiết: Khác biệt giữa đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền

Thẩm quyền ký kết hợp đồng trong doanh nghiệp?

1. Đại diện theo pháp luật

"Điều 137. Đại diện theo pháp luật của pháp nhân

1. Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bao gồm:

a) Người được pháp nhân chỉ định theo điều lệ;

b) Người có thẩm quyền đại diện theo quy định của pháp luật;

c) Người do Tòa án chỉ định trong quá trình tố tụng tại Tòa án.

2. Một pháp nhân có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật và mỗi người đại diện có quyền đại diện cho pháp nhân theo quy định tại Điều 140 và Điều 141 của Bộ luật này."

Khoản 1 Điều 12 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:

"1. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật."

Hợp đồng là một trong những giao dịch dân sự, để hợp đồng có hiệu lực, chủ thể ký kết hợp đồng phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và năng lực pháp luật dân sự. Theo đó, người đại diện theo pháp luật đương nhiên là người có quyền ký kết các hợp đồng của doanh nghiệp.

Ngoài một số trường hợp đặc biệt, người đại diện theo pháp luật được quy định trong điều lệ hoạt động của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, nội dung về người đại diện theo pháp luật là nội dung bắt buộc phải được thể hiện trong hồ sơ đăng ký. Căn cứ quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, các chức danh sau đây sẽ là người đại diện theo pháp luật tương ứng với mỗi loại hình doanh nghiệp:

Loại hình doanh nghiệp

Chức danh

Căn cứ pháp lý (Luật Doanh nghiệp 2020)

Công ty TNHH 2 thành viên trở lên

-Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc;

- Giám đốc hoặc Tổng giám đốc

Khoản 3 Điều 54

Công ty TNHH 1 thành viên

- Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc;

- Chủ tịch công ty;

- Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

Khoản 3 Điều 79

Công ty cổ phần

- Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc;

- Giám đốc hoặc Tổng giám đốc

Khoản 2 Điều 137

Công ty hợp danh

Tất cả các thành viên hợp danh

Khoản 1 Điều 184

Doanh nghiệp tư nhân

Chủ doanh nghiệp tư nhân

Khoản 3 Điều 190

Doanh nghiệp không được bổ nhiệm người đại diện theo pháp luật ngoài những chức danh này. Tóm lại, với mỗi loại hình doanh nghiệp, những chức danh trên có quyền đương nhiên đại diện công ty để ký kết các hợp đồng.

Chủ thể giao kết hợp đồng là gì
Ai có quyền ký kết hợp đồng trong doanh nghiệp (Ảnh minh hoạ)

2. Đại diện theo uỷ quyền

"Điều 138. Đại diện theo ủy quyền

1. Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự."

Khác với đại diện theo pháp luật là đại diện do pháp luật quy định hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, đại diện theo uỷ quyền là trường hợp quan hệ đại diện được xác lập theo ý chí của hai bên: Bên đại diện và bên được đại diên, biểu hiện qua một hợp đồng uỷ quyền hoặc một giấy uỷ quyền.

Trong trường hợp này, mọi thành viên trong công ty đều có thể nhân danh công ty ký kết các hợp đồng với điều kiện, phải có văn bản uỷ quyền của doanh nghiệp cho cá nhân đó tham gia ký kết hợp đồng. Văn bản uỷ quyền phải quy định rõ phạm vi và đối tượng được uỷ quyền.

Như vậy, người đại diện theo pháp luật là người đương nhiên được ký kết các hợp đồng của doanh nghiệp. Ngoài ra, người đại diện theo pháp luật có thể thay mặt công ty để uỷ quyền cho các thành viên khác trong công ty tham gia ký kết hợp đồng.

Nếu có thắc mắc liên quan đến vấn đề này, độc giả vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được hỗ trợ nhanh nhất.

>> 5 điểm cần biết về người đại diện theo pháp luật