Chức năng nhiệm vụ của kế toán chi phí năm 2024

Kế toán chi phí và tính giá thành rất quan trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất và lắp đặt. Từ tổng hợp chi phí cho đến đưa ra giá thành sản xuất cho sản phẩm của doanh nghiệp. Chúng tôi xin tổng hợp lại nhiệm vụ của kế toán chi phí và tính giá thành trong doanh nghiệp cho các bạn tham khảo.

Nhiệm vụ:

- Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp và yêu cầu quản lý, từ đó tổ chức mã hóa, phân loại các đối tượng cho phép nhận diện, tìm kiếm một cách nhanh chóng, không nhầm lẫn các đối tượng trong quá trình xử lý thông tin tự động.

- Tổ chức vận dụng các tài khoản kế toán phù hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kho mà doanh nghiệp lựa chọn. Tùy theo yêu cầu quản lý để xây dựng hệ thống danh mục tài khoản, kế toán chi tiết cho từng đối tượng để kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

- Tổ chức tập hợp, kết chuyển, hoặc phân bổ chi phí sản xuất theo đúng từng trình tự đã xác định.

- Tổ chức xác định các báo cáo cần thiết về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm để chương trình tự động xử lý, kế toán chỉ việc xem, in và phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Ngoài ra, có thể xây dựng hệ thống sổ, báo cáo có tính tự động và xây dựng các chỉ tiêu phân tích cơ bản để thuận tiện cho việc bổ sung và phân tích.

- Tổ chức kiểm kê, xử lý, cập nhật số lượng sản phẩm dở dang cuối tháng, số lượng sản phẩm hoàn thành, sản phẩm dở dang đầu tháng... Xây dựng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang khoa học, hợp lý để xác định giá thành và hạch toán giá thành sản phẩm hoàn thành sản xuất trong kỳ một cách đầy đủ và chính xác.

Theo quy định hiện nay thì giá thành sản phẩm, dịch vụ được xác định trên cơ sở 3 loại chi phí chính:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

- Chi phí nhân công trực tiếp.

- Chi phí sản xuất chung (ở phân xưởng sản xuất).

Một số tài khoản sử dụng chủ yếu trong hạch toán quá trình sản xuất:

Tài khoản 111 - Tiền mặt

Tài khoản 112 - Tiền gửi ngân hàng

Tài khoản 142 - Chi phí trả trước

Tài khoản 152 - Nguyên liệu, vật liệu

Tài khoản 153 - Công cụ, dụng cụ

Tài khoản 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Tài khoản 155 - Thành phẩm

Tài khoản 214 - Hao mòn TSCĐ

Tài khoản 334 - Phải trả công nhân viên

Tài khoản 335 - Chi phí phải trả

Tài khoản 338 - Phải trả, phải nộp khác

Tài khoản 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Tài khoản 622 - Chi phí nhân công trực tiếp

Tài khoản 627 - Chi phí sản xuất chung.

Nguồn từ voer.edu.vn và vndoc.com

Chức năng nhiệm vụ của kế toán chi phí năm 2024
Ảnh nguồn internet

Trên đây, là những công việc chính mà kế toán chi phí và tính giá thành trong doanh nghiệp mà chúng tôi thu thập lại cho các bạn tham khảo. Mọi ý kiến đóng góp xin Comment bên dưới!.

Chi phí có lợi ích rất quan trọng đối với nhà quản lý, công ty và doanh nghiệp. Vậy kế toán viên làm kế toán chi phí cũng có vai trò vô cùng quan trọng. Bài viết dưới đây Công ty đào tạo kế toán Hà Nội sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về chức năng Kế toán chi phí.

Kế toán chi phí là gì?

Kế toán chi phí là một phần của kế toán. Kế toán chi phí có trách nhiệm ghi chép chi phí trực tiếp và gián tiếp liên quan đến việc sản xuất mỗi đơn vị sản phẩm và dịch vụ do đơn vị cung cấp. Nhiệm vụ của kế toán chi phí:

  • Các tin tức về kế toán chi phí giúp cho các nhà quản lý:
  • Có thể triển khai giá bán hợp lý đối với hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp.
  • Xác định chi phí vượt ngoài tầm kiểm soát
  • Hướng vào các chi phí đặc biệt để tiến hành giảm giá dần dần
  • Quyết định xem loại sản phẩm và dịch vụ nào đem lại lợi ích cho đơn vị, còn loại nào không mang đến lợi ích cho đơn vị.

Một số chi phí được xem là trực tiếp, các chi phí khác là gián tiếp. Nhân viên kế toán chi phí và nhà quản lý nên quan tâm đến hai loại chi phí này.

Chức năng nhiệm vụ của kế toán chi phí năm 2024

Chức năng của kế toán chí phí sản xuất

Chức năng của kế toán chi phí

Tùy vào loại hình của từng doanh nghiệp mà các kế toán viên sử dụng một trong hai hệ thống tính chi phí khác nhau: Xác lập chi phí theo quy trình hay xác lập chi phí theo đơn đặt hàng.

Xác lập chi phí theo quy trình chỉ đem lại hiệu quả khi một công ty sản xuất hàng loạt sản phẩm giống nhau như ốc vít, vi mạch máy tính hoặc bóng đèn… Hệ thống chi phí này tập kết vào chi phí của nhiều bước trong các bước sản xuất – ví dụ, pha trộn, đẩy, cắt, và đóng gói. Nguyên vật liệu và chi phí cho mỗi bước đều được tính, sau đó chia cho số lượng đơn vị sản phẩm làm xong.

Xác lập chi phí theo đơn đặt hàng hợp hơn cho các bước sản xuất theo đơn đặt hàng. Ví dụ, một hãng chế tạo máy theo đơn đặt hàng sẽ sử dụng phương pháp này. Cách tính chi phí theo đơn đặt hàng sẽ xác định hết thảy chi phí liên quan đến một công việc cụ tỉ, cả chi phí gián tiếp và trực tiếp.Nhà quản lý sử dụng thông tin về chi phí để hiểu và giám sát các biến số xác định khả năng lợi nhuận.

Kế toán chi phí là một loại hình kế toán mà các nhà quản lý có khả năng phải đối diện nhiều nhất. Loại kế toán này có thể giúp bạn biết hoạt động nào hoặc sản phẩm nàođóng góp một cách tốt nhất vào lợi nhuận của doanh nghiệp, giúp bạn tránh việc phân chia chi phí quản lý chung không hợp lý.