Chuỗi cung ứng của Samsung Việt Nam

(PLO)- Buổi làm việc nhằm nắm bắt những khó khăn và xử lý các kiến nghị của Samsung cùng các nhà cung ứng để hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục sản xuất, duy trì chuỗi cung ứng trong thời gian sắp tới.

Ngày 14-10, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị trực tuyến với Samsung Việt Nam và hơn 20 nhà cung ứng của Samsung Việt Nam tại Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh, TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai.

Tại đây, Samsung Việt Nam và các nhà cung ứng tại Việt Nam phản ánh về một số khó khăn tiêu biểu đang diễn ra mà đa số các doanh nghiệp (DN) đang phải đối mặt do đại dịch Covid-19.

Đơn cử như việc hoạt động dưới công suất, thậm chí có DN tạm dừng hoạt động, tình trạng thiếu nhân lực, di chuyển khó khăn giữa các khu vực, nhiều khoản chi phí mới phát sinh liên quan đến công tác phòng, chống dịch...

Đặc biệt, khi chuỗi cung ứng sản xuất, tiêu dùng và xuất khẩu bị gián đoạn, đình trệ cục bộ, nhiều DN sản xuất, xuất khẩu bị ảnh hưởng phải trì hoãn hoặc hủy đơn hàng. Các kiến nghị đều phản ánh nếu giãn cách tiếp tục kéo dài có thể bị mất thị trường do bạn hàng thay đổi chuỗi cung ứng.

Chuỗi cung ứng của Samsung Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Công Thương chủ trì buổi làm việc. Ảnh: BCT

Bên cạnh đó, quy định, kiểm soát lưu thông hàng hoá chưa phù hợp và thiếu sự đồng bộ giữa các địa phương, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN.

Một số quy định về phòng, chống dịch thiếu tính khả thi, không còn phù hợp với tình trạng “bình thường mới”, khi mà cách tiếp cận về phòng, chống dịch đã thay đổi, và ngày càng có nhiều người tiêm đủ liều vaccine, hoặc đã điều trị khỏi Covid-19.

Tại Hội nghị, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải trực tiếp chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ Công Thương giải đáp, xử lý các kiến nghị của Samsung và các nhà cung cấp.

Đơn cử như các kiến nghị liên quan tới việc giảm giá điện, đơn giản hóa thủ tục hành chính đối với hoạt động xuất nhập khẩu, tạo thuận lợi cho công tác xuất khẩu tại các cảng biển lớn, cập nhật các quy định mới của Chính phủ liên quan tới Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid 19”.

“Bộ Công Thương cam kết sẽ tiếp tục phối hợp triển khai, đề xuất, kiến nghị các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục hỗ trợ các DN. Đặc biệt về các điểm nghẽn cản trở hoạt động sản xuất hiện nay như bổ sung nguồn nhân lực sản xuất, nới lỏng quy chế di chuyển giữa các tỉnh, chính sách tiêm vaccine, giảm chi phí đầu vào, hỗ trợ các loại chi phí, thuế…" - Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết.

Bên cạnh đó, Thứ trưởng cũng mong muốn phía Samsung sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Công Thương xây dựng và triển khai các chương trình đào tạo nhằm thúc đẩy sự tham gia của DN Việt Nam trong chuỗi cung ứng của Samsung nói riêng và chuỗi cung ứng toàn cầu nói chung.

Ông Choi Joo Ho, Tổng Giám đốc Samsung Việt Nam cũng cho biết: "Chúng tôi tin rằng, với những hỗ trợ kịp thời và tích cực của Bộ Công Thương, những khó khăn của DN sẽ nhanh chóng được tháo gỡ, giúp củng cố hơn nữa lòng tin của DN vào Chính phủ và là động lực để các DN nỗ lực cùng Chính phủ thực hiện mục tiêu kép”.

 
Chuỗi cung ứng của Samsung Việt Nam
Samsung lãi 13 tỉ USD nhờ chip đắt khách

(PLO)- Samsung vừa ghi nhận lợi nhuận cao nhất trong vòng 3 năm trở lại đây nhờ 2 mảng chủ chốt là điện thoại và chip.

Sự xuất hiện của các Tập đoàn điện tử lớn như Samsung kéo theo hệ sinh thái đồ sộ hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Các nhà cung cấp (vendor) đang có xu hướng dịch chuyển cơ sở về Việt Nam nhằm rút ngắn khoảng cách chuỗi cung ứng, cũng như tận dụng nguồn nhân lực giá rẻ, thị trường tiềm năng và những ưu đãi mà Chính phủ đem lại…

Trong danh sách các nhà cung ứng khoảng 80% các giao dịch của Samsung Electronics, 28 công ty có nhà máy sản xuất tại Việt Nam. Đây là đều là các doanh nghiệp vốn nước ngoài (Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản…), phần lớn có quan hệ đối tác lâu năm với Tập đoàn kinh tế hàng đầu Hàn Quốc – nhà sản xuất điện thoại di động lớn nhất thế giới.

Chuỗi cung ứng của Samsung Việt Nam
Vị trí doanh nghiệp Việt trong chuỗi cung ứng của Samsung


Samsung cùng với hệ sinh thái các doanh nghiệp hỗ trợ đem theo hàng chục tỷ USD đầu tư vào Việt Nam, tạo ra hàng chục tỷ USD doanh thu, bên cạnh đó cũng tuyển dụng hàng trăm nghìn lao động, đồng thời tạo cơ hội cho các nhà cung ứng nội địa tham ra vào chuỗi toàn cầu.

Trong giai đoạn 2014 – 2019, Samsung cho biết số lượng doanh nghiệp Việt Nam được chọn làm nhà cung ứng cấp 1 cho Tập đoàn này đã tăng từ 4 lên 42, và tiến tới con số 50 vào năm nay. Bên cạnh đó, nhiều đơn vị cũng được lựa chọn trong vai trò nhà cung ứng cấp 2, tạo nên sức cộng hưởng to lớn hơn.

Tuy nhiên, điều có thể dễ dàng nhận thấy nhất, trong danh sách những nhà cung ứng linh kiện lớn nhất cho Samsung Việt Nam lại vắng bóng các doanh nghiệp Việt. Mặc dù vào năm 2019, ông Choi Joo Ho, Tổng giám đốc Samsung Việt Nam, cho biết đã có 210 doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng của Samsung và đang tiếp tục tìm kiếm nhà cung cấp trong các lĩnh vực điện, điện tử...

Tiềm năng hợp tác của doanh nghiệp Việt Nam với Samsung còn rất lớn bởi thời gian qua khi Samsung cử chuyên gia tư vấn cải tiến cho 54 doanh nghiệp thì tỉ lệ hàng lỗi, tồn kho đã giảm nhiều. Thế nhưng, để vươn tầm trở thành nhà cung ứng linh kiện hàng đầu cho Samsung thì nhiều doanh nghiệp Việt chưa làm được.

Công ty TNHH Nhựa Việt Hưng là một trong những nhà cung ứng đầu tiên cho Samsung tại Việt Nam, hiện cung cấp hai mặt hàng là vỏ nhựa và bao bì. Ông Hoàng Anh Tuân - Chủ tịch Nhựa Việt Hưng chia sẻ, để trở thành doanh nghiệp vệ tinh cho Samsung, Công ty cũng gặp phải nhiều khó khăn, thách thức.

Theo TS Nguyễn Đình Cung - Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương, Samsung đang áp đúng bài của cuộc chơi kinh tế thị trường và ở đó chắc chắn không có chuyện cầm tay chỉ việc và ép đối tác phải chờ đợi hay buộc phải mua sản phẩm của mình.

Đây là cơ hội lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam nhưng là bài toán cạnh tranh về giá cả, công nghệ và chất lượng. Có nghĩa là các doanh nghiệp Việt Nam để tham gia vào được thì buộc phải có đầu tư và đưa ra sản phẩm cạnh tranh so với các doanh nghiệp đang làm cùng Samsung. Khi đó cũng là sản phẩm đó, cung ứng ở trong nước, giá thành rẻ hơn, điều kiện vận chuyển thuận lợi hơn thì không có lý do gì Samsung không lựa chọn.

GS.TSKH Nguyễn Quang Thái, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam nhìn nhận, làm công nghiệp hỗ trợ đòi hỏi người thực, việc thực cùng với sự uyển chuyển trong việc ứng dụng công nghệ. Thế nhưng thực tế cho thấy tâm lý ăn sẵn, lười mà nhiều doanh nghiệp đang bị sa vào cho nên lúc nào cũng kêu gào và chờ mọi việc tự đến. Sự thụ động này sẽ không mang lại thành công nếu thực sự doanh nghiệp muốn đặt mình vào cuộc đua này.

Samsung đang là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất vào Việt Nam khi có số vốn đăng ký lên tới 17,4 tỷ USD vào các nhà máy tại Bắc Ninh, Thái Nguyên và TP. HCM.

Trong năm 2019, 4 đơn vị lớn của Samsung gồm Samsung Thái Nguyên, Samsung Electronics Việt Nam, Samsung Display Việt Nam và Samsung HCMC CE Complex đạt tổng doanh thu trên 1,5 triệu tỷ đồng, tương đương gần 66 tỷ USD. Số này ngang bằng với 1/4 GDP.

Sự góp mặt của các Tập đoàn lớn như Samsung đã biến Việt Nam trở thành quốc gia xuất khẩu hàng điện tử hàng đầu thế giới, mà nổi bật là nhóm điện thoại – linh kiện và máy vi tính - sản phẩm điện tử - linh kiện.

 Khánh Vy

Với tầm ảnh hưởng của mình, Tập đoàn Samsung kéo theo hệ sinh thái các nhà cung ứng quy mô doanh thu hàng chục tỷ USD. Nhưng hầu hết các vendor linh kiện điện tử phức tạp là doanh nghiệp nước ngoài đến Việt Nam theo tiếng gọi của Chaebol Hàn Quốc, họ cũng đều là những tên tuổi lâu năm trong ngành.

Chuỗi cung ứng của Samsung Việt Nam

Với trình độ công nghệ kỹ thuật hạn chế, doanh nghiệp nội địa hiện khó lòng chen chân vào những cấu phần chính của chuỗi cung ứng. Thay vào đó họ được giao cho những phần việc đơn giản hơn như sản xuất bao bì, in ấn, cung cấp xốp chống sốc, các chi tiết nhựa đơn giản, ốc vít hay như cung cấp suất ăn, xử lý chất thải, an ninh, vệ sinh…

Trong những năm gần đây, cả phía Chính phủ, địa phương và các doanh nghiệp Việt Nam đều đang nỗ lực để có thể chen chân vào chuỗi cung ứng của Samsung. Bởi rõ ràng đây là miếng bánh béo bở dành cho những ai có đủ khả năng. Các chương trình đào tạo chuyên gia người Việt cũng được Bộ Công Thương kết hợp với Samsung cho ra lò hàng trăm nhân sự mỗi năm.

Tính đến hết năm 2019, 42 doanh nghiệp Việt trở thành nhà cung ứng cấp 1 cho Samsung, số này tăng gấp 10 lần sau 5 năm, năm 2014 chỉ 4 đơn vị. Mục tiêu của Samsung đến cuối năm nay là nâng tổng số đơn vị lên con số 50. Đấy là còn chưa kể hàng trăm công ty cung ứng cấp 2 cũng đang góp mặt vào chuỗi sản xuất điện tử lớn nhất thế giới.

Phía Samsung trong nhiều năm cam kết với Chính phủ trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp nội địa để phát triển công nghiệp phụ trợ. Theo đó, các chuyên gia của Samsung sẽ khảo sát, đánh giá doanh nghiệp, trực tiếp tư vấn và làm việc cùng để hỗ trợ doanh nghiệp cải tiến quy trình sản xuất, tăng năng lực tham gia chuỗi cung ứng không chỉ cho Samsung mà còn các doanh nghiệp FDI khác đầu tư tại Việt Nam.

Cuối tháng 9 năm nay, Bộ Công Thương – tỉnh Bắc Ninh – Samsung Việt Nam ký bản ghi nhớ về việc hợp tác hỗ trợ các doanh nghiệp. Bắc Ninh là tỉnh thứ hai sau Hải Dương chủ động thực hiện, tại địa phương này Samsung đang đặt hai nhà máy sản xuất Samsung Display Vietnam và Samsung Electronic Vietnam.

Chúng tôi xin lấy ví dụ một số nhà cung ứng Việt Nam có quan hệ làm ăn chặt chẽ với Samsung hiện đang có doanh thu tương đối ổn định.

Công ty TNHH Bao Bì Việt Hưng là một trong những nhà cung cấp bao bì carton, pallet giấy đầu tiên và nổi tiếng của Samsung, đặt nhà máy tại tỉnh Hưng Yên.

Doanh thu của công ty này năm ngoái gần đạt mức 2.000 tỷ đồng, lợi nhuận ròng 75 tỷ đồng. Ngoài Samsung là đối tác chính, sản phẩm của Việt Hưng còn được cung cấp cho Canon Việt Nam, nhà sản xuất camera đến từ Nhật Bản.

Một đơn vị khác cũng cung ứng bao bì cho Samsung là Goldsun Packaging. Tuy vậy, đối tác của công ty này đã dạng hơn gồm các đơn vị khác như Canon, Carlsberg, Heineken, Cocacola, Ferroli, Kangaroo…

Trong những năm gần đây, doanh thu từ Samsung được cho biết chiếm khoảng 50% trong cơ cấu của Goldsun. Quy mô thực tế ngày càng gia tăng, đạt hơn 1.400 tỷ đồng năm ngoái. Tuy nhiên, lợi nhuận của công ty này ngày càng có dấu hiệu đi xuống, lãi ròng 2019 chỉ vỏn vẹn 7 tỷ đồng. Những năm trước đó, lợi nhuận của Goldsun cũng chỉ quanh mức 10 tỷ đồng.

Một đơn vị khác cũng có vai trò hết sức quan trọng giúp cho bộ máy Samsung vận hành một cách trơn tru, Công ty TNHH Dịch vụ Ăn uống Ba Sao cung cấp hàng chục nghìn suất ăn mỗi ngày cho các nhà ăn của SEV và SEVT. Số lượng suất ăn mà Ba Sao cung cấp tăng lên hàng lần trong những năm qua cùng với sự phát triển về quy mô nhân sự của các nhà máy Samsung.

Trong năm 2019, doanh thu của Ba Sao đạt gần 1.200 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đem về 15 tỷ. Đáng chú ý, kết quả này gần gấp đôi nếu so với doanh thu của CTCP Suất ăn Nội Bài, một đơn vị cung ứng trong ngành hàng không.

Chuỗi cung ứng của Samsung Việt Nam

Chuỗi cung ứng của Samsung Việt Nam

Ở quy mô nhỏ hơn, các nhà máy của CTCP Sản xuất Điện tử Thành Long, nhà cung ứng cấp 2 cho SEHC, TP HCM đạt doanh thu gần 740 tỷ đồng năm vừa rồi và tăng trưởng rất nhanh. Thành Long nằm trong số ít doanh nghiệp Việt đủ khả năng cung cấp bản mạch điện tử PCB tương đối phức tạp cho Samsung.

Hay CTCP Tiến Thành, nhà cung ứng cấp 2 của Samsung trong lĩnh vực đóng gói, in ấn năm ngoái thu về 644 tỷ đồng. CTCP Công nghiệp Hỗ trợ Minh Nguyên (TP HCM) một trong những đơn vị đầu tiên được chọn cung ứng linh kiện nhựa, khuôn mẫu cho Samsung doanh thu 437 tỷ đồng; HTMP Việt Nam chuyên sản xuất khuôn và ép nhựa đem về 419 tỷ đồng; Manutronics – nhà cung ứng cấp 2 cho Samsung chuyên sản xuất đĩa quang (CD, DVD, CD-R) thu khoảng 221 tỷ đồng trong 2019.

Tuy nhiên nếu xét về hiệu quả, Minh Nguyên đã lỗ nặng gần 50 tỷ đồng trong hai năm gần nhất. Các doanh nghiệp còn lại có lãi cũng chỉ tượng trưng, hoặc từ 10 – 20 tỷ đồng.