Chương trình câu chuyện văn hóa vtv1 cuối năm 2023 năm 2024

Quê hương là nơi chôn nhau, cắt rốn. Quê hương là nơi khắc ghi nguồn cội mỗi kiếp người. Và quê hương cũng chính là nơi níu giữ tâm hồn của những người con xa xứ tình quê sâu nặng đến vô cùng. Quê hương còn được hiểu rộng ra với ý nghĩa giản đơn là để cho con người sinh sống và làm việc, mỗi lần nhắc đến làm ta thổn thức, đau đáu, thôi thúc cho mỗi người đóng góp xây dựng để dáng hình quê hương ngày càng trở nên lớn mạnh và giàu đẹp. Dù có bận rộn thế nào ai cũng muốn đáp chuyến bay cuối năm trở về quê hương.

Chuyến bay cuối năm 2023 của chương trình Cất cánh với chủ đề " Tiếng gọi quê hương" đưa những hành khách đã đồng hành cùng chương trình trở về, để kể cho khán giả nghe những câu chuyện họ đã làm và sắp làm. Đồng thời, đây cũng là cuộc gặp gỡ với những nhân vật theo tiếng gọi của quê hương họ đã tạo nên những điều kỳ diệu, những việc làm đáng ngưỡng mộ.

Theo đó, chương trình sẽ có sự tham gia của nhiều gương mặt quen thuộc trên đường bay Cất cánh như ông.Nguyễn Sĩ Dũng - Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; Nhà báo Lê Quốc Vinh - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Le Bros; TS. Lê Doãn Hợp - Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội; GS.TS Nguyễn Hữu Đức - Nguyên Phó giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội; Đại tá PGS.TS Vi Thái Lang - Trường khoa Triết học và CNXH Khoa học, Học viện Chính trị Công an Nhân dân...

Bên cạnh đó, hai diễn giả sẽ chia sẻ câu chuyện của họ trên đường băng Gala Cất cánh 2023 là PGS.TS Trần Ngọc Lương - Nguyên giám đốc Bệnh viện Nội tiết trung ương. Phương pháp phẫu thuật nội soi điều trị các bệnh lý tuyến giáp của PGS.TS.Trần Ngọc Lương đã được y học thế giới đặt tên "Công nghệ phẫu thuật nội soi Dr Lương". Bộ Y tế đã tôn vinh đây là một trong 10 thành tựu y học Việt Nam lớn nhất trong năm 2020.

Nhân vật diễn giả thứ 2 của Gala Cất cánh 2023 là Vũ Thị Ngọc Hướng, người dân tộc Giáy, lớn lên tại Sapa. Cô gái trẻ đã chọn cho mình con đường trở về quê hương để phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Quyết định của cô còn lan tỏa đến những người khác tạo nên sức mạnh kết nối đưa hình ảnh quê hương đất nước quảng bá ra trong và và ngoài nước rộng rãi hơn.

Gala Cất cánh - Tiếng gọi quê hương sẽ được THTT 20h10 ngày 16/12/2023 trên kênh VTV1. Mời quý vị đón xem!

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!

Năm nay, với chủ đề "Khát vọng", Chiều cuối năm quy tụ những khách mời toàn người trẻ, qua đó nói lên những ước mơ, hoài bão và khát vọng cống hiến để cùng hướng đến một năm Giáp Thìn nhiều thành công, đồng thời gửi gắm hy vọng về sự phát triển rực rỡ của đất nước. Theo chia sẻ của nhà báo Vũ Kiều Trinh - tổ chức sản xuất Chiều cuối năm, chương trình năm nay được đầu tư nhiều nhất và đẳng cấp nhất trong lịch sử gần 20 năm của Chiều cuối năm.

Năm nay, ê-kíp "Chiều cuối năm" đã có sự chuẩn bị ra sao từ khâu lên kịch bản đến tìm bối cảnh đẹp thực hiện các cảnh quay cũng như ý tưởng thực hiện chương trình?

Chiều cuối năm được chúng tôi chuẩn bị khá kỹ, bắt đầu có ý tưởng cách đây 3 - 4 tháng. Ê-kíp hướng đến âm hưởng "khát vọng" cho chương trình năm nay. Sau 2 năm bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, mọi người đều mong về chữ "An" nên chương trình năm 2022 có chủ đề "An", năm 2023 "Về nhà ăn Tết" và năm nay thì hướng đến "Khát vọng". Chương trình năm nay là một chương trình được đầu tư nhiều nhất và đằng cấp nhất từ trước đến nay, trong lịch sử gần 2 thập kỷ làm Chiều cuối năm.

Những năm trước đó, chương trình luôn có 2 MC - một nam, một nữ - dẫn từ đầu đến cuối và một vài phóng viên xuất hiện ở một số điểm. Bắt đầu từ "Chiều cuối năm - An", chúng tôi thử nghiệm một mô hình mới đó là không có cặp MC nào dẫn chính mà chọn ra 3 cặp MC dẫn ở 3 điểm khác nhau và tụ về Hà Nội ở một điểm nào đó. Nhưng chương trình năm nay còn cầu kỳ hơn khi có 1 cặp MC dẫn ở Tây Ninh, 1 cặp MC dẫn ở Phú Quốc và 1 cặp MC dẫn ở Tam Chúc. Ở Hà Nội, cả 6 MC cùng xuất hiện trong 4 set quay khác nhau tại Hồ Gươm, Hoàng thành Thăng Long và Bát Tràng.

Về mặt bối cảnh, chương trình năm nay có đủ khung cảnh núi, biển, đảo, đồng bằng Bắc Bộ, sông, hồ, đặc biệt là những di sản thế giới tại Hà Nội, tạo nên sự hòa trộn giữa văn hóa truyền thống và hội nhập và sẽ là một bức tranh rất là đẹp của văn hóa, thiên nhiên Việt Nam. Chương trình có đầy đủ các sắc thái về nghệ thuật, văn hóa và thiên nhiên. Tây Ninh là "nóc nhà Nam Bộ", Tam Chúc (Hà Nam) được mệnh danh là điểm đến văn hóa địa phương đặc sắc, hấp dẫn nhất của thế giới, hay Hà Nội là trái tim của cả nước.

Năm nay, ê-kíp lựa chọn một số bối cảnh ở Thủ đô Hà Nội bởi chính ý nghĩa cái tên Thăng Long - tên gọi cũ của Hà Nội - đã là khát vọng rồi. Thăng Long là rồng bay và cũng là Thủ đô hiếm hoi trên thế giới có lịch sử hơn 1.000 năm tuổi. Thành phố Hà Nội cũng là một thành phố có khát vọng hòa bình, khát vọng sáng tạo và được công nhận danh hiệu "Thành phố sáng tạo của UNESCO". Bên cạnh đó, Thủ đô Hà Nội cũng có rất nhiều đột phá trong năm vừa qua. Đó chính là những lý do để ê-kíp thực hiện chương trình năm nay với chủ đề "Khát vọng".

Chương trình câu chuyện văn hóa vtv1 cuối năm 2023 năm 2024

Một cảnh quay tại núi Bà Đen, Tây Ninh

Vậy những nhân vật, câu chuyện nào sẽ là điểm nhấn trong chương trình năm nay, thưa chị?

Chương trình năm nay phủ rộng ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau và điểm nổi bật so với các chương trình những năm trước là không có khách mời xuyên suốt mà sẽ có nhiều khách mời khác nhau, tất cả đều là những người rất trẻ thuộc thế hệ 8X, 9X, thậm chí 2000. Ví dụ như một nhà thiết kế thời trang 9X đưa những giá trị dân gian vào nhung và lụa - những sản phẩm truyền thống của Việt Nam, bạn trẻ Đào Minh Tiến - người được coi là "dế mèn du ký", một blogger du lịch cầm cờ chạy khắp đất nước; rapper Double2T; một cô giáo ở Quảng Nam được giải "Tình nguyện quốc gia năm 2023" hay những gương mặt trẻ được giải thưởng về công nghệ như Hiếu "cloud"…

Ngoài các khách mời xuất hiện trực tiếp trong chương trình còn có những nhân vật nổi bật khác trong các phóng sự của Chiều cuối năm như những cô gái của SEA Games, những bạn trẻ được giải Olympia, giải viết thư của thế giới hay có thành tích ở những đỉnh cao trong các lĩnh vực khác. Lý do chúng tôi lựa chọn những bạn trẻ vì trẻ là tương lai và họ có khát vọng.

"Chiều cuối năm - Khát vọng" sẽ chia làm 3 chương: "Chắp cánh ước mơ"," Khát vọng" và "Vút bay". Khát vọng thì nghe có vẻ rất to tát nhưng thực ra với mỗi em nhỏ thì chỉ là những ước mơ nhỏ bé và các em luôn cố gắng đạt được ước mơ của mình. Xa hơn nữa, khi trưởng thành, ước mơ đó sẽ trở thành hoài bão và đó chính là khát vọng tuổi trẻ, khát vọng được cống hiến, khát vọng chinh phục đỉnh cao, khát vọng được vượt lên chính mình để có sự thăng hoa và đạt được những thành tựu trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Ba cặp người dẫn chương trình của "Chiều cuối năm - Khát vọng"

Người dẫn của "Chiều cuối năm - Khát vọng" tiếp tục có sự kết hợp của những gương mặt MC hot ở Ban Thời sự và Trung tâm Sản xuất và phát triển nội dung số. Các cặp MC năm nay có sự bắt nhịp ra sao để có sự liên kết chặt chẽ và đủ sức lôi cuốn khán giả xuyên suốt 100 phút của chương trình?

Cả ê-kíp phải họp nhóm rất nhiều lần rồi phân công nhiệm vụ cụ thể cho các người dẫn. Tôi chỉ xây dựng kịch bản khung và ý tưởng xuyên suốt chương trình còn lời dẫn cụ thể thì các bạn MC sẽ phải lên để thuận với ngôn ngữ và cách dẫn của từng người. 3 cặp MC này đều rất hot. Họ đều là những gương mặt rất nổi bật trên sóng VTV1 - ba bạn nam là những người dẫn rất là cứng của Trung tâm Sản xuất và Phát triển nội dung số, ba bạn nữ cũng là những người dẫn rất cứng của Ban Thời sự.

BTV Hồng Nhung vừa nhận giải "Người dẫn của năm" của Ban Thời sự năm 2023. BTV Minh Trang là người dẫn Thời sự 19h và cũng có kinh nghiệm dẫn Chiều cuối năm giống như BTV Thu Hà. Năm nay, BTV Hồng Nhung và BTV Hạnh Phúc đều là hai gương mặt lần đầu tiên đảm nhận vị trí dẫn Chiều cuối năm. Đó cũng là một trải nghiệm mới với họ. Còn BTV Hữu Trí và BTV Mạnh Cường đã có kinh nghiệm dẫn Chiều cuối năm các năm trước.

Ngoài cái tiêu chí là những gương mặt "hot" trên sóng, còn tiêu chí nào khác để ê-kíp lựa chọn 6 BTV này dẫn "Chiều cuối năm"?

Không chỉ là những gương mặt "hot" trên sóng mà bản thân các MC cũng đều có kinh nghiệm làm Chiều cuối năm. Ngoài ra, như BTV Mạnh Cường cũng là một hot TikToker và kỹ năng phóng viên tốt, tư duy về dựng hình cũng khá tốt. Ba cặp MC cũng được lựa chọn là người dẫn tại ba bối cảnh rất phù hợp. Thu Hà với Mạnh Cường rất năng động, trẻ trung, hiện đại thì dẫn tại Phú Quốc - một vùng đất du lịch rất nổi bật. Minh Trang với Hữu Trí lại có chút trầm lắng hơn nên đảm nhận vị trí dẫn ở bối cảnh tại Tây Ninh. Trong khi đó, Hạnh Phúc với Hồng Nhung đều là người ăn chay nên được lựa chọn cho các set quay ở Tam Chúc.

Ê-kíp sản xuất có gặp áp lực nào không khi phải đảm bảo sự hấp dẫn cho một chương trình có thời lượng dài như "Chiều cuối năm", nhất là khi năm nay chương trình tròn 20 tuổi? Những yếu tố nào được ê-kíp lưu tâm để có sự đổi mới và tăng thêm tính hấp dẫn cho "Chiều cuối năm"?

Luôn luôn là áp lực, mỗi một năm lại là một áp lực. Tôi luôn tạo áp lực cho mình để chương trình năm sau hay hơn năm trước, phải mới về cách thể hiện, mới về địa điểm, mới về câu chuyện, mới về chủ đề. Tôi nghĩ rằng chủ đề quyết định rất nhiều đến việc chương trình có điểm mới hay không bởi khi chọn chủ đề mới thì tất cả các hướng khai thác sẽ mới so với năm trước.

Hình ảnh đẹp là một lợi thế của "Chiều cuối năm" những năm gần đây vì chương trình ghi hình ngoại cảnh mà không sử dụng trường quay. Năm nay, ê-kíp có sự đầu tư về bối cảnh ra sao, thưa chị?

Mỗi một địa điểm đều được chúng tôi khai thác tối đa yếu tố văn hóa địa phương bởi đó chính là hồn cốt của Tết Việt. Phú Quốc là một mảnh đất rất năng động, những năm gần đây nổi bật lên hình ảnh những công trình rất hiện đại. Chúng tôi đã phải "săn" cả buổi chiều chỉ để quay cảnh MC dẫn cùng khách mời đúng thời điểm hoàng hôn xuống trong 15 phút. Cả ê-kíp phải chuẩn bị cả buổi chiều.

Ở Tây Ninh, trên đỉnh núi Bà Đen, chúng tôi tái hiện không gian Tết của đồng bào Khmer. Tại đây, đồng bào Khmer sống rất quần tụ và bản thân Tây Ninh cũng là "nóc nhà Nam Bộ" nên khung cảnh rất vĩ đại. Ê-kíp quay cảnh múa trống Chhay-dăm - điệu múa được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, hay màn trình diễn bộ sưu tập áo dài với họa tiết là những bức tranh dân gian Việt Nam tạo ra những điểm đặc sắc của chương trình.

Tại Tam Chúc, ê-kíp tái hiện không khí hội xuân ở đình làng, chợ quê, phiên chợ Tết với những đặc sản địa phương của Hà Nam. Nói đến Hà Nam thì người ta nhắc đến lụa Nha Xá, cá kho Vũ Đại, làng trống Đọi Tam… Tại đây còn có những đại cảnh dành cho các tiết mục nghệ thuật hay những MV được quay rất cầu kỳ.

Còn tại Hà Nội, chúng tôi có cảnh quay dàn nhạc Sức sống mới của Đồng Quang Vinh, kết hợp giữa vĩ cầm và sáo. Tú Xỉn chơi violin kết hợp với màn thổi nhiều loại sáo của Đồng Quang Vinh rất ấn tượng. Một nhạc cụ cổ điển hòa âm cùng một dàn nhạc dân tộc đã tạo ra sự khác biệt rồi mà lại chơi ở cầu Thê Húc - một di sản rất nổi bật ở Hà Nội - thì còn đặc biệt hơn. Với bối cảnh ở Bát Tràng, chúng tôi tái hiện không gian các em nhỏ nặn gốm, thể hiện ước mơ của mình. Đặc biệt, bộ sưu tập gốm rồng sẽ xuất hiện ở phần cuối của chương trình để chia tay năm Quý Mão và chuẩn bị đón năm Giáp Thìn bởi Rồng thể hiện khát vọng vươn lên, phát triển, thành công và hình ảnh "rồng bay lên" cũng thể hiện khát vọng, sự vút bay, sự vươn lên.

Nhìn lại chặng đường gần 20 năm đồng hành cùng "Chiều cuối năm", chương trình này đã mang lại cho cá nhân chị những cảm xúc đặc biệt ra sao?

20 năm không phải tôi đều làm tất cả các số, có những năm Phòng Xã hội thực hiện. Tuy nhiên, tôi cũng gắn bó với Chiều cuối năm hơn 10 năm trong suốt gần 20 năm qua. Bản thân cái tên Chiều cuối năm đã gợi lên một không gian rất thiêng, một thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới - thời điểm ai cũng mong muốn trở về mái ấm gia đình, ai cũng mong muốn trở về đoàn tụ gia đình. Thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới với người Việt, với người Á Đông theo lịch âm luôn là thời khắc rất thiêng liêng nên cái tên Chiều cuối năm luôn có sức gợi.

Thêm nữa, đây cũng là một chương trình rất đặc biệt của Ban Thời sự. Trong guồng quay hàng ngày, chúng tôi phải làm rất nhiều tin tức, tin tức phải nhanh, phải sắc, phải đúng, phải chính xác. Chiều cuối năm là một phong cách hoàn toàn khác của Ban Thời sự, giúp các phóng viên, biên tập viên có một trải nghiệm làm nghề khác biệt. Riêng Chiều cuối năm là một chương trình hiếm hoi mà khán giả không nhận ra dấu ấn của Ban Thời sự trong đó. Khó nhận ra đây là chương trình của Ban Thời sự làm vì có phong cách khác hẳn, nếu không chạy chữ thì khán giả sẽ không thể biết được. Đây cũng là một niềm tự hào của Ban Thời sự khi các phóng viên, biên tập viên hoàn toàn có thể làm một chương trình nghệ thuật rất hay nếu huy động được sức trẻ và sự sáng tạo của từng người.

Còn cảm xúc riêng cũng như những mong đợi của chị về sự đón nhận của khán giả dành cho "Chiều cuối năm - Khát vọng" khi chương trình lên sóng đúng vào chiều 30 Tết sắp tới?

Chương trình năm nay tôi hy vọng sẽ là một chương trình rất đột phá. Những điểm mới sẽ tạo ra tiết tấu của chương trình và giúp chương trình hấp dẫn. Quan trọng hơn cả là chương trình sẽ truyền cảm hứng cho một năm mới bởi khi nói đến khát vọng và tuổi trẻ thì sẽ bỏ qua những gì buồn bã, những điều không thành công trong một năm và truyền cảm hứng để lao động, sáng tạo, cống hiến và và vươn lên trong cuộc sống.

Trong cuộc sống sẽ có lúc gập ghềnh nhưng điều quan trọng là chúng ta phải có khát vọng vươn tới đỉnh cao, cống hiến cho đất nước. Khi có khát vọng sẽ có ý chí và những nỗ lực để đạt được mọi mong muốn. Khát vọng ở đây cũng có nghĩa là sự vươn lên vượt qua những khó khăn, vất vả. Bởi vậy, tôi và ê-kíp hy vọng chương trình sẽ truyền cảm hứng cho khán giả cho năm mới Giáp Thìn.

Chương trình câu chuyện văn hóa vtv1 cuối năm 2023 năm 2024

Nhà báo Kiều Trinh cùng các MC của "Chiều cuối năm - Khát vọng"

Ngoài điều đó, chị cũng như ê-kíp muốn gửi tới khán giả thông điệp gì trong suốt 100 phút của "Chiều cuối năm - Khát vọng"?

Mục đích chính của chương trình là truyền cảm hứng cho khán giả. Ngoài điều đó ra còn là niềm tự hào về về văn hóa và thiên nhiên Việt Nam. Năm vừa rồi là một năm văn hóa Việt Nam có rất nhiều khởi sắc. Những câu chuyện được gợi lại trong chương trình sẽ giúp khán giả cảm nhận rõ những nét đẹp của thiên nhiên, của văn hóa Việt. Chúng tôi tin rằng nếu biết "thổi hồn", đem lại sức sống mới cho văn hóa thì các bạn trẻ cũng sẽ yêu văn hóa chứ không hề quay lưng lại với lịch sử và văn hóa.

Điều chị hy vọng và mong đợi về năm mới Giáp Thìn đang đến thật gần?

Tôi cũng mong muốn cuộc sống của tất cả mọi người vẫn là bình an trong năm mới và hy vọng năm mới Giáp Thìn sẽ có sự phục hồi đáng kể về kinh tế để cuộc sống thực sự phồn vinh, hạnh phúc. Nếu có được bình an và hạnh phúc thì chúng ta sẽ có tất cả.

Chương trình câu chuyện văn hóa vtv1 cuối năm 2023 năm 2024

Chương trình câu chuyện văn hóa vtv1 cuối năm 2023 năm 2024

Chiều cuối năm - Khát vọng sẽ được phát sóng vào 17h15 ngày 09/2 (30 Tết) trên kênh VTV1 và VTV4. Mời quý vị chú ý đón xem!

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!