Cn văn hóa truyền thông là gì năm 2024

(ĐCSVN) – Truyền thông đại chúng phải nâng cao tính đề kháng cho nền văn hóa dân tộc trước những ảnh hưởng tiêu cực của toàn cầu hóa văn hóa, hạn chế tác động tiêu cực của xu hướng thương mại hóa văn hóa và thương mại hóa báo chí.

Đó là một trong các nội dung được đưa ra thảo luận tại Hội thảo khoa học “Văn hoá truyền thông trong thời kì hội nhập”, diễn ra ngày 22/2/2012 tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), do Hội Nhà báo Việt Nam và Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn phối hợp tổ chức. Tham dự Hội thảo có hơn 150 đại biểu là các nhà khoa học, nhà quản lý báo chí, các nhà báo lão thành, nhà nghiên cứu, sinh viên báo chí...

Hội thảo “Văn hoá truyền thông trong thời kì hội nhập”. (Ảnh: HN)

Phát biểu đề dẫn Hội thảo, nhà báo Hà Minh Huệ, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam khẳng định: Văn hoá và báo chí - truyền thông có mối quan hệ khăng khít, biện chứng. Báo chí là bộ phận của văn hoá nhưng báo chí cũng sáng tạo ra và phổ biến văn hoá, lưu truyền văn hoá... Chủ tịch Hồ Chí Minh – người thầy của báo chí cách mạng Việt Nam từng dạy: “Nói đến báo chí trước hết phải nói đến người làm báo chí”. Do vậy, người làm báo phải hiểu văn hoá, có văn hoá, coi hoạt động báo chí không những là hoạt động chính trị-xã hội mà còn là hoạt động mang đậm tính văn hoá. Chúng ta tự hào, trong làng báo Việt Nam đã có những nhà báo được đồng nghiệp, được công chúng ngưỡng mộ, đón nhận như những nhà văn hóa. Tuy nhiên, trên thực tế cũng còn có những nhà báo coi nhẹ tính văn hóa, yêu cầu về văn hóa trong hoạt động nghề nghiệp.

Tại Hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận về vấn đề làm sao để báo chí phát triển lành mạnh và có ảnh hưởng tích cực đến đời sống xã hội trong bối cảnh toàn cầu hoá truyền thông đại chúng hiện nay. Trong tham luận "Văn hóa truyền thông và truyền thông có văn hóa", GS. NGND Hà Minh Đức cho rằng, văn hóa là cái nôi ấp ủ và phát triển của giá trị nhân văn, chuẩn mực cao nhất của tâm linh, đạo đức, tình cảm... của con người. Dù ở lĩnh vực nào, phạm vi nào cũng cần đến vai trò của văn hóa, nhân tố nâng cao giá trị của các hoạt động vật chất, tinh thần. Văn hóa truyền thông phải bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của dân tộc và bản sắc văn hóa dân tộc, phải đề cao những giá trị nhân văn của truyền thống văn hóa Việt Nam trong quá khứ và hiện tại. Thời kỳ lịch sử nào, dân tộc nào mà cái thiện, cái gốc được đề cao thì xã hội ấy được thanh bình...

Theo GS. NGND Hà Minh Đức, một vấn đề đặt ra cho báo chí truyền thông là bên cạnh việc ca ngợi cái tốt, cái đẹp, phải biết cách phản ánh cái xấu, cái ác trong cuộc sống. Nên chăng phải chú ý đến giới hạn khi tả cái xấu, cái ác, chú ý đến sự tiếp nhận của độc giả, nhất là lớp thanh niên. Trang viết về cái xấu, cái ác không nên buông lỏng, xuôi dòng theo diễn biến của sự việc mà phải kiềm chế, ngăn chặn xu hướng đồng lõa và tha hóa trước cái xấu. Bên cạnh đó, văn hóa truyền thông cần đảm bảo tính trung thực không bịa đặt, tránh khuynh hướng thực dụng, thương mại hóa, cần phê phán cái tiêu cực, cái xấu trong lĩnh vực văn hóa. Văn hóa truyền thông xã hội chủ nghĩa cần có những nguyên tắc và chuẩn mực minh bạch, bền vững góp phần vào sự phát triển xã hội.

Trong tham luận "Báo chí và văn hóa", nhà báo lão thành Phan Quang cho rằng: Báo chí mới ra đời bốn, năm trăm năm trở lại đây, nhưng lớn mạnh nhanh, cống hiến nhiều cho sự phát triển, từ đó nghiễm nhiên trở thành một bộ phận cấu thành văn hóa, đồng thời là phương tiện thực thi, quảng bá văn hóa. Một minh chứng về mối quan hệ qua lại giữa báo chí và văn hóa ở nước ta là vai trò của báo chí trong sự khẳng định, quảng bá và hoàn thiện chữ quốc ngữ... Báo chí là văn hóa thì tất nhiên đòi hỏi người làm báo phải có văn hóa, nhà báo phải luôn coi tác nghiệp của mình là hoạt động văn hóa. Nói “nhà báo – nhà văn hóa” là nói đến tố chất văn hóa nơi người làm báo. Tố chất văn hóa được hiểu theo nghĩa nhân văn, không đơn thuần biểu hiện bằng trình độ tri thức, học vị, cống hiến, tài hoa... cho dù đấy là những phẩm cách không thể thiếu. Nhà báo Phan Quang khẳng định: “Văn hóa báo chí biểu hiện cuối cùng ở hiệu quả xã hội của từng tác phẩm, ở cống hiến của từng người làm báo trong suốt cuộc đời tác nghiệp, ở tác động dài lâu của từng cơ quan báo chí, truyền thông vào tiến trình phát triển. Mối quan hệ văn hóa – báo chí thường là tiềm ẩn, song đấy lại là cái âm thầm, bền bỉ khắc họa nhân cách nhà báo chân chính, phân biệt họ với những kẻ lợi dụng báo chí với mục đích tầm thường...”.

Trong tham luận “Báo chí – truyền bá và sáng tạo văn hóa”, PGS.TS. Vũ Duy Thông cho thấy khả năng truyền bá và sáng tạo văn hóa của báo chí. Tham luận nhấn mạnh: Trước đòi hỏi của xã hội và nhu cầu của bạn đọc, bên cạnh nhiệm vụ đáp ứng các yêu cầu chính trị, báo chí đã trở thành một phương tiện truyền bá văn hóa ngày càng quan trọng, không thể thiếu được và tự thân nó đã trở thành một lĩnh vực văn hóa. Ngày nay, với sự ra đời của truyền hình, internet, có thể nói, không có lĩnh vực nào của văn hóa, báo chí không thể truyền tải, quảng bá được. Cùng với khả năng truyền tải và do tác động của khả năng truyền tải, đến lượt mình, báo chí đã trở thành chủ thể sáng tạo những giá trị mới của văn hóa và là một bộ phận của văn hóa. Chưa nói đến tác dụng kích thích sáng tạo văn hóa của báo chí đối với các chủ thể khác, chỉ tính đến vai trò sáng tạo văn hóa của báo chí cũng có thể thấy, báo chí đóng vai trò là cơ quan đưa ra sáng kiến, tổ chức, hỗ trợ các hoạt động, các sân chơi văn hóa. Báo chí đã trở thành trường học công cộng để nâng cao trình độ dân trí, trình độ văn hóa của công chúng, đồng thời định hướng dư luận.

Theo

PGS.TS. Vũ Duy Thông, nguyên nhân chủ yếu, hàng đầu dẫn đến những khuyết điểm, thiếu sót của báo chí, trong đó có những thiếu sót, khuyết điểm về văn hóa là mâu thuẫn nảy sinh trong hoạt động báo chí sau khi xóa bỏ bao cấp, đó là mâu thuẫn giữa chất lượng thông tin (chính xác, khoa học, dân tộc...) với yêu cầu phải giật gân, câu khách với mục đích bán được nhiều báo, thu được nhiều quảng cáo để tồn tại và ngày càng lãi nhiều hơn. Đây là một mâu thuẫn trong quá trình phát triển nhưng rất khó khắc phục trong bối cảnh nền báo chí thị trường còn non trẻ. Nói về yếu tố con người, PGS.TS. Vũ Duy Thông cho rằng, điều đáng lo ngại nhất là chất lượng tư tưởng, văn hóa, trình độ nghiệp vụ của các nhà báo chưa được nâng lên kịp với yêu cầu của đời sống. Điều đó đòi hỏi sự rèn luyện không ngừng của các nhà báo nhưng cũng cần nghiêm khắc nhìn lại sự giáo dục đối với các đối tượng này, từ khâu tuyển chọn, đào tạo trong nhà trường cũng như sự giáo dục ở cơ quan báo chí và của cả xã hội.

Trong tham luận “Một số vấn đề truyền thông đại chúng, văn hóa đại chúng và văn hóa truyền thông trong kỷ nguyên kỹ thuật số”, TS. Đặng Thị Thu Hương đã phân tích mối quan hệ nội tại và tác động qua lại giữa truyền thông đại chúng, văn hóa đại chúng và văn hóa truyền thông; trình bày lịch sử nghiên cứu về hiệu quả và tác động của truyền thông đại chúng đối với công chúng, vai trò của truyền thông đại chúng đối với sự thay đổi về nhận thức, hành vi và lối sống của con người. Từ đó, tham luận đề cập đến vai trò và trách nhiệm của truyền thông đại chúng Việt Nam trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Việt trong thời kỳ hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa của kỷ nguyên kỹ thuật số. TS. Đặng Thị Thu Hương khẳng định: “Văn hóa truyền thông cần được xây dựng trên nền tảng giá trị và tính liên tục lịch sử, khơi dậy các khả năng sáng tạo của công chúng và phục vụ công chúng... Không thể đánh đồng văn hóa đại chúng với khuynh hướng thương mại hóa, tầm thường hóa và dung tục hóa nền văn hóa. Do vậy, truyền thông đại chúng phải đóng vai trò then chốt trong việc phát triển ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam, nâng cao tính đề kháng cho nền văn hóa dân tộc trước những ảnh hưởng tiêu cực của toàn cầu hóa văn hóa, đồng thời hạn chế tác động tiêu cực của xu hướng thương mại hóa văn hóa và thương mại hóa báo chí.”

Cùng với các tham luận nêu trên, hơn 50 tham luận được gửi đến và trình bày tại Hội thảo đã tập trung vào những nội dung chính như: những vấn đề mang tính lý luận về văn hoá báo chí - văn hoá truyền thông, về mối quan hệ hai chiều giữa văn hóa và báo chí - truyền thông; những vấn đề đặt ra trong thực tiễn về văn hoá báo chí - truyền thông trong hoạt động nghề nghiệp của đội ngũ người làm báo Việt Nam hiện nay; khuyến nghị và đề xuất các giải pháp nhằm góp phần nâng cao tính văn hoá của đội ngũ người làm báo Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá truyền thông đại chúng. Hội thảo vừa mang tính lý luận chuyên ngành, vừa mang tính thực tiễn sâu sắc, có ý nghĩa thiết thực đối với hoạt động báo chí, cả trong tác nghiệp, quản lý báo chí, cả trong công tác đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học./.

Khái niệm văn hóa truyền thống là gì?

TCCS - Văn hóa truyền thống là một khái niệm rộng, bao gồm toàn bộ đời sống văn hóa của người dân được sáng tạo, thực hành từ trong truyền thống đến hiện nay; được xác định là nguồn lực nội sinh có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Ngành văn hóa và truyền thông là gì?

Chuyên ngành Văn hóa truyền thông cung cấp kiến thức cơ bản và chuyên sâu về văn hoá, truyền thông và vận dụng những kiến thức, kỹ năng này để sáng tạo ý tưởng, thiết kế sản phẩm truyền thông, phân tích, đánh giá các hoạt động truyền thông, quảng bá văn hoá.

Khái niệm truyền thông là gì?

Truyền thông là quá trình truyền tải thông tin, ý kiến, tin tức,... giữa hai hoặc nhiều người với nhau nhằm giao tiếp, kết nối, tăng sự hiểu biết và nhận thức.

Ngành công nghiệp văn hóa ra trường làm gì?

-Làm việc trong các cơ quan, doanh nghiệp dịch vụ văn hóa (Quảng cáo, Du lịch, Nghệ thuật biểu diễn, Tổ chức sự kiện…); -Nghiên cứu, giảng dạy tại các cơ quan nghiên cứu văn hóa, các trường trung cấp, cao đẳng, đại học; -Quản lý nghiệp vụ tại các cơ quan quản lý văn hóa. * Khoa Văn hóa học-Đại học Văn hóa TP.