Có bao nhiêu đối tượng miễn, giảm học phí tại stu?

Thông tin trên được Bộ GD-ĐT đưa ra tại Hội nghị tổng kết 20 năm thành lập khối các trường ĐH, CĐ ngoài công lập (NCL).

Theo lãnh đạo Bộ GD-ĐT, thời gian tới, tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa, có chính sách khuyến khích đầu tư phát triển hệ thống các trường NCL, đặc biệt đối với các trường NCL có vốn đầu tư lớn, chất lượng cao; tạo điều kiện tăng tỷ lệ các cơ sở giáo dục đại học NCL và tỷ lệ sinh viên theo học các trường NCL trên cơ sở đảm bảo quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học, đáp ứng quy hoạch nguồn nhân lực của các địa phương, khu vực và cả nước.

Đặc biệt, bảo đảm bình đẳng giữa nhà giáo trường công lập và nhà giáo trường NCL về tôn vinh và cơ hội đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ; có chính sách hỗ trợ, miễn giảm học phí cho sinh viên các trường NCL như sinh viên trường công lập.

Nâng cao chất lượng đào tạo, xây dựng thương hiệu, hình ảnh của các cơ sở giáo dục đại học NCL; trong đó tập trung vào các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo như đội ngũ giảng viên; chương trình, giáo trình; cơ sở vật chất phục vụ đào tạo và nghiên cứu.

Bên cạnh đó, Bộ GD-ĐT sẽ chú trọng kiểm tra, đánh giá, kiểm soát chất lượng giáo dục và đào tạo đối với tất cả các cơ sở giáo dục đại học công lập và NCL; xử lý nghiêm khắc những cơ sở giáo dục đại học vi phạm pháp luật, lợi dụng hoạt động giáo dục đại học vì mục đích vụ lợi; kiên quyết xử lý các trường không thực hiện đúng cam kết trong đề án đã được phê duyệt theo quy định của pháp luật, đặc biệt là các trường không xây dựng được cơ sở đào tạo, không đủ đội ngũ giảng viên cơ hữu...

Sinh viên trường ĐH, CĐ ngoài công lập sẽ được hỗ trợ, miễn giảm học phí.

Sẽ gửi giáo viên trường tư ra nước ngoài đào tạo

Về phía Bộ GD-ĐT, sẽ khẩn trương phối hợp với các Bộ, ngành liên quan quy định chi tiết và hướng dẫn áp dụng cụ thể các chính sách ưu tiên, khuyến khích đối với cơ sở giáo dục đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận...

Lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho biết, sẽ hỗ trợ các trường đại học, cao đẳng NCL trong việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên cơ hữu bằng các nguồn học bổng, nguồn ngân sách nhà nước theo Đề án 911 và các đề án đã được phê duyệt; trong việc tiếp nhận chuyển giao công nghệ đào tạo, nội dung chương trình đào tạo từ các trường tiên tiến ở trong và ngoài nước; trong cơ hội tiếp cận nguồn vốn nghiên cứu khoa học, các chương trình, đề án hợp tác nghiên cứu với nước ngoài.

Đảm bảo quyền tự chủ tuyển sinh cho các trường theo đúng Luật GDĐH và quy chế tuyển sinh; xây dựng tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào mềm dẻo, linh hoạt để các trường tham gia kỳ thi chung có thể tuyển được thí sinh có năng lực phù hợp với ngành nghề đào tạo của các trường.

Đồng thời, Bộ GD-ĐT hỗ trợ các trường đại học, cao đẳng NCL trong công tác truyền thông, quảng bá hình ảnh hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học... của các trường để nâng cao vị thế các trường NCL trong hệ thống.

Thực hiện phân tầng, xếp hạng các cơ sở giáo dục đại học theo quy định của Chính phủ, không phân biệt công lập hay NCL; đảm bảo bình đẳng, công khai, khuyến khích sự cạnh tranh lành mạnh để nâng cao chất lượng đào tạo giữa các trường công lập và NCL.

Trước đó, tại hội nghị tổng kết 20 năm thành lập khối các trường ĐH, CĐ NCL, lãnh đạo nhiều trường cũng đã "tố" cơ quan quản lý không thực hiện đúng các văn bản ban hành; chủ trương cho vay vốn ưu đãi, giao đất sạch cho các trường NCL gặp nhiều khó khăn; Nhà nước chậm ban hành chính sách và cơ chế hỗ trợ tài chính đối với sinh viên các trường NCL... họ đang bị đối xử bất bình đẳng giữa “con đẻ - con nuôi”, con đẻ thì được mọi thứ, con nuôi không được gì. Thậm chí, đến tuyển sinh cũng bị "con đẻ" chèn ép vơ vét đến cả con tôm, con tép, "con nuôi" không còn gì... Đại diện Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng thậm chí còn cho rằng, 20 năm qua có vẻ Bộ GD-ĐT coi trường tư là “đứa con ngoài giá thú”: “Con khóc thì mẹ mới cho bú, thật sự hệ thống ngoài công lập đang khóc”.

Tại hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã phải thốt lên: "Nếu coi các trường ngoài công lập là “con nuôi”, thì tôi nghe hội nghị từ sáng đến giờ, thấy “con nuôi” đang kêu dữ quá. Không biết có phải do tâm lý "con nuôi" không, hay là đúng là chưa được đối xử như “con đẻ”?

Phó Thủ tướng Đam đã chỉ đạo các cơ quan quản lý,cần giải quyết trước những chính sách dưới luật. Văn phòng Chính phủ cần làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư về các vấn đề này trên tinh thần nhiều trường có thể thụ hưởng được thì làm trước. Đây là điều thiết thực với các trường NCL. Bộ GD-ĐT cùng Văn phòng Chính phủ rà soát những chính sách liên quan đến sinh viên, nếu còn những gì bất bình đẳng với SV trong quá trình học cần giải quyết ngay.

(Theo Dân Trí)

Bộ GD&ĐT vừa đưa ra Dự thảo Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 49 của Chính phủ về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 – 2015.

Theo đó, đối tượng dự kiến được miễn giảm học phí gồm: Học sinh, sinh viên sư phạm hệ chính quy đang theo học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập, theo chỉ tiêu đào tạo của Nhà nước, được Ngân sách nhà nước cấp bù học phí.

Người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng theo Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29/06/2005, Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16/07/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng. Cụ thể, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong  thời kỳ kháng chiến; Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; Bệnh binh; Con (con đẻ, con nuôi) của người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945.

Nếu Thông tư được ban hành sẽ có nhiều đối tượng học sinh, sinh viên được miễn giảm học phí. Ảnh minh họa.

Con của người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; con của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; con của Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến; con của liệt sỹ; con của thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; con của bệnh binh; con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.

Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa hoặc bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế. Cụ thể: Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa; Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên bị tàn tật, khuyết tật thuộc diện hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

Trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dưỡng; trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại là mẹ hoặc cha mất tích theo quy định tại Điều 78 của Bộ luật Dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật; trẻ em có cha và mẹ hoặc cha hoặc mẹ đang trong thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam, không còn người nuôi dưỡng; Người chưa thành niên từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi nhưng đang đi học văn hóa, học nghề.

Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Chuẩn nghèo được thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo từng thời kỳ (Hiện nay đang được thực hiện theo quy định tại Quyết định số 09.

Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông là con của hạ sĩ quan và binh sĩ, chiến sĩ đang phục vụ có thời hạn trong lực lượng vũ trang nhân dân.

Học sinh, sinh viên hệ cử tuyển (kể cả học sinh cử tuyển học nghề nội trú với thời gian đào tạo từ 3 tháng trở lên): Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học thực hiện ký hợp đồng với các địa phương. Học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú, trường dự bị đại học, khoa dự bị đại học.

Học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo. 

Các đối tượng được giảm 70% học phí gồm: học sinh, sinh viên các chuyên ngành nhã nhạc cung đình, chèo, tuồng, cải lương, múa, xiếc; một số nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với dạy nghề. Chuyên ngành nhã nhạc cung đình, chèo, tuồng, cải lương, múa, xiếc.

Danh mục các nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với lĩnh vực dạy nghề do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.

Các đối tượng được giảm 50% học phí gồm: Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên là con cán bộ, công nhân, viên chức mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên; Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông có cha mẹ thuộc hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở trong thời gian 3 năm (tròn 36 tháng) kể từ ngày tốt nghiệp đi học trung cấp nghề và trung cấp chuyên nghiệp.

Nếu được ban hành,Thông tư liên tịch này sẽ thay thế Thông tư liên tịch số 29/2010/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 15/11/ 2010 của Liên Bộ GD&ĐT, Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. 

(Theo GDVN)

Hướng dẫn nộp hồ sơ xét miễn giảm học phí tại địa phương (Theo Nghị định Số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 – Nghị định về quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo)

I. ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC MIỄN HỌC PHÍ

- Các đối tượng theo quy định tại Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng nếu đang theo học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

- Người từ 16 tuổi đến 22 tuổi đang học giáo dục đại học văn bằng thứ nhất mồ côi, không có nguồn nuôi dưỡng thuộc đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định tại điều 5, Nghị định 20/2021/NĐ-CP

- Sinh viên khuyết tật.

- Sinh viên học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học người dân tộc thiểu số có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ hoặc ông bà (trong trường hợp ở với ông bà) thuộc hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

- Sinh viên người dân tộc thiểu số rất ít người quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 57/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 của Chính phủ quy định chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định hiện hành của cơ quan có thẩm quyền.

II. ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC GIẢM HỌC PHÍ

1. Các đối tượng được giảm 70% học phí gồm:

- Sinh viên là người dân tộc thiểu số (ngoài đối tượng dân tộc thiểu số rất ít người) ở thôn/bản đặc biệt khó khăn, xã khu vực III vùng dân tộc và miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển hải đảo theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

2. Các đối tượng được giảm 50% học phí gồm:

- Sinh viên là con cán bộ công chức, viên chức, công nhân mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên.

III. HƯỚNG DẪN TRÌNH TỰ THỰC HIỆN

- Trong vòng 45 ngày kể từ ngày bắt đầu khai giảng năm học, sinh viên học ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học phải làm đơn có xác nhận của nhà trường gửi về Phòng Lao động - Thương binh và xã hội (phụ lục VII, phụ lục VIII – Kèm theo nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 của Chính Phủ).

  • Phụ lục VII (mẫu).
  • Phụ lục VIII (mẫu).

Video liên quan

Chủ đề