Đối với mỗi tội phạm người phạm tội hình sự bị áp dụng bao nhiêu hình phạt chính

Pháp luật Hình sự quy định rất nhiều hình phạt khác nhau, tùy thuộc vào chủ thể cũng như tính chất, múc độ nguy hiểm của hành vi phạm tội sẽ có hình phạt chính và hình phạt bổ sung khác nhau. Trong bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ khái quát các hệ thống hình phạt trong Bộ luật hình sự để bạn đọc có cái nhìn tổng quát về vấn đề này:

1. Căn cứ pháp lý

Điều 32 Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27/11/2015 ngày 27/11/2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 12/2017/QH14 ngày 26/06/2017 (sau đây gọi tắt là Bộ luật hình sự) quy định về hệ thống hình phạt đối với người phạm tội như sau:

Điều 32. Các hình phạt đối với người phạm tội

1. Hình phạt chính bao gồm:

a) Cảnh cáo;

b) Phạt tiền;

c) Cải tạo không giam giữ;

d) Trục xuất;

đ) Tù có thời hạn;

e) Tù chung thân;

g) Tử hình.

2. Hình phạt bổ sung bao gồm:

a) Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;

b) Cấm cư trú;

c) Quản chế;

d) Tước một số quyền công dân;

đ) Tịch thu tài sản;

e) Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính;

g) Trục xuất, khi không áp dụng là hình phạt chính.

3. Đối với mỗi tội phạm, người phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung.”

2. Hình phạt đối với người phạm tội

Theo đó, điều 32 Bộ luật hình sự quy định hình phạt đối với người phạm tội  gồm 02 loại hình phạt là hình phạt chính và hình phạt bổ sung.

Hình phạt chính quy định tại khoản 1 Điều 32 gồm 07 hình phạt: cảnh cáo; phạt tiền; cái tạo không giam giữ; trục xuất; tù có thời hạn; tù chung thân; tử hình.

Hình phạt chính là hình phạt có thể áp dụng 1 cách độc lập hoặc áp dụng kết hợp với hình phạt bổ sung và lưu ý chỉ được áp dụng một hình phạt chính duy nhất đối với người phạm tội mà không thể áp dùng cùng lúc nhiều hình phạt chính trở lên.

Hình phạt bổ sung quy định tại Khoản 2 Điều 32 gồm 07 hình phạt: cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; cấm cư trú; quản chế; tước một số quyền công dân; tịch thu tài sản; phạt tiền, khi không áp dụng hình phạt chính; trục xuất khi không áp dụng là hình phạt chính.

Hình phạt bổ sung là hình phạt đi kèm với hình phạt chính. Nói cách khác, nếu không có hình phạt chính thì sẽ không có hình phạt bổ sung. Khác với hình phạt chính, có thể áp dụng cùng lúc nhiều hình phạt bổ sung khác nhau ví dụ vừa có thể áp dụng hình phạt quản chế đồng thời tịch thu tài sản cùng 1 lúc.

Tuy nhiên cần lưu : hình phạt phạt tiền và hình phạt trục xuất là 2 hình phạt mà có thể áp dụng làm hình phạt chính và cũng có thể áp dụng làm hình phạt bổ sung (nếu không áp dụng là hình phạt chính).

Như vậy có thể hiểu nếu những hình phạt chính còn lại không áp dụng với người phạm tội thì hình phạt tiền, trục xuất nếu áp dụng thì đó sẽ là hình phạt chính. Trong trường hợp đã áp dụng một hình thức phạt chính nào khác một trong hai hình phạt đã nêu thì khi áp dụng hình phạt tiền, trục xuất thì khi đó 2 hình thức này chính là hình thức phạt bổ sung.

Luật Hoàng Anh

CAM KẾT DỊCH VỤ

  • Đồng hành cùng Thân chủ.
  • Phương án tốt, giải pháp hay.
  • Bảo mật - Uy tín - Tin cậy - Chi phí thấp - Hiệu quả cao.
  • Dịch vụ pháp lý tốt số 2 tại Việt Nam.
  • Cam kết HOÀN TIỀN nếu thực hiện dịch vụ không thành công.

Cảm ơn quý vị và các bạn đã tin tưởng Luật Hoàng Anh, nếu có thắc mắc muốn giải đáp hãy liên hệ ngay cho chúng tôi.

Mục lục bài viết

  • 1. Khái niệm hình phạt
  • 2. Bản chất, thẩm quyền, và đối tượng áp dụng của hình phạt
  • 3. Mục đích của hình phạt
  • 3. Các hình phạt đối với người phạm tội
  • 3.1 Hình phạt chính
  • 3.2 Hình phạt bổ sung
  • 4. Các hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội
  • 4.1 Hình phạt chính
  • 4.2 Hình phạt bổ sung bao gồm:

1. Khái niệm hình phạt

Theo quy định tại Điều 30 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017 thì :"Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong Bộ luật này, do Tòa án quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp nhân thương mại đó."

>>Luật sư tư vấn pháp luật hình sự, gọi:1900.6162

2. Bản chất, thẩm quyền, và đối tượng áp dụng của hình phạt

Theo đó, Điều luật trên được trình bày lại một cách dễ nắm bắt như sau:

Bản chất: Biện pháp cưỡng chế (nghiêm khắc nhất) (1)

Thẩm quyền quyết định: Tòa án (2)

Đối tượng bị áp dụng: Người, pháp nhân thương mại phạm tội (3)

Hướng đến: Tước bỏ (hạn chế) quyền, lợi ích (4)

Đây là Điều luật định nghĩa về hình phạt, so với định nghĩa cũ trong Bộ Luật hình sự 1999 thì cách thức sắp xếp câu chữ có thay đổi tuy nhiên nội dung về cơ bản vẫn giống như cũ chỉ thêm phần pháp nhân thương mại cho phù hợp với đối tượng điều chỉnh theo Bộ luật mới.

(1) Nếu thực hiện hành vi vi phạm pháp luật chúng ta sẽ bị chế tài và tùy thuộc vào tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà chế tài chúng ta phải chịu có thể là chế tài trong lĩnh vực dân sự, hành chính, hình sự. Trong đó có thể thấy hình phạt là 1 hình thức chế tài nghiêm khắc nhất. Điều này chứng tỏ rằng mối quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ là những quan hệ xã hội quan trọng nhất. Biện pháp chế tài ở đây không chỉ đơn thuần là chế tài về mặt tài sản (như phạt tiền) mà nó còn là chế tài liên quan đến quyền tự do cư trú, tự do đi lại và cao nhất là quyền bất khả xâm phạm về tính mạng (án tử hình).

(2) Cơ quan duy nhất có thẩm quyền quyết định áp dụng hình phạt là Tòa án. Tòa án ở đây phải được hiểu là Tòa án có thẩm quyền đối với từng vụ án cụ thể theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Như vậy so với các biện pháp chế tài trong các lĩnh vực pháp luật khác thì chủ thể có quyền áp dụng hình phạt là ít nhất, ít hơn rất nhiều so với chủ thể có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và điều đó cũng dẫn đến một hệ quả là quy trình để đưa ra biện pháp chế tài là hình phạt cũng sẽ khó khăn hơn do tính chất phức tạp và hậu quả pháp lý mà nó mang lại.

(3) “Người” thì chúng ta sẽ không bàn luận gì thêm vì nó hoàn toàn dễ hiểu và giống với các quy định cũ. Do đó chúng ta cùng tìm hiểu thêm về đối tượng mới được bổ sung: pháp nhân thương mại. Việc thêm đối tượng này vào phạm vi điều chỉnh của Bộ Luật hình sự này được đánh giá là một tiến bộ lớn trong ngành khoa học pháp lý hình sự. Đó là cả một quá trình thai nghén, học hỏi kinh nghiệm của các nước trên thế giới, tổ chức hội thảo để tiếp thu những góp ý từ những người có chuyên môn trong và ngoài nước để cho ra chế định áp dụng với đối tượng tương đối đặc biệt, lạ lẫm trong pháp luật hình sự này. Tuy nhiên do lần đầu tiên đưa vào nên cũng không tránh khỏi những thiếu sót nhất định mà như tác giả đã có dịp đề cập trong các chương trước. Nhưng dù sao xét về mặt tổng thể trên hướng đi của nhà làm luật chúng ta đang đi đúng con đường và con đường này có đảm bảo có chất lượng, an toàn hay không thì trong quá trình sử dụng chúng ta sẽ biết được, đồng thời sẽ khắc phục, sửa chữa những lỗ hổng, những chỗ sai khi cần thiết.

(4) Có thể hiểu một cách xúc tích đối tượng bị áp dụng hình phạt sẽ bị ảnh hưởng đến quyền và lợi ích. Mức độ ảnh hưởng có thể là bị hạn chế một số quyền, lợi ích đó hoặc là bị tước bỏ (mất hẳn). Quyền và lợi ích ở đây có thể chia làm 3 nhóm chính: Nhóm quyền về tài sản; quyền về nhân thân và quyền công dân. Tùy vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà chủ thể có thể bị hạn chế (tước bỏ) một, một số hoặc tất cả những quyền và lợi ích trên.

3. Mục đích của hình phạt

Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người, pháp nhân thương mại phạm tội mà còn giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới; giáo dục người, pháp nhân thương mại khác tôn trọng pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.

Mục đích của hình phạt có thể được trình bày gồm các ý chính sau

(1) không chỉ nhằm trừng trị

(2) mà còn giáo dục ý thức tuân theo pháp luật; ngăn ngừa phạm tội mới;

(2.1) giáo dục người khác tôn trọng pháp luật,

(2.2) phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm

Phân tích câu chữ và cách sắp xếp ý diễn đạt của Điều luật trên dễ dàng nhận thấy mức độ quan trong của mục đích giảm dần từ (1) -> (4). Mức độ ưu tiên như vậy liệu đã ổn?

(1) Không chỉ nhằm trừng trị như vậy có thể thấy ngay trừng trị là mục đích chính và quan trọng nhất nhưng không phải là tất cả. Quan điểm của nhà nước ta về tội phạm cũng như các nhà nước khác trên thế giới là tiến tới xóa bỏ án tử hình, giảm nhẹ sự đau khổ của tử tù khi thi hành án tử (chuyển từ hình thức xử bắn sang tiêm thuốc độc và có thể trong tương lai sẽ có các biện khác êm ái hơn). Đó là xu hướng đúng đắn và tiến bộ trong khi đó quy đinh trên mục đích trừng trị là mục đích quan trọng nhất thì tác giả e rằng nó đã đi ngược lại với đường lối chung. Loài người chúng ta đã bước qua thời kỳ khi mà hình phạt là hình thức mạng đổi mạng, tra tấn, gây đau đớn về thể xác tinh thần (trung cổ, phong kiến) lâu lắm rồi. Chính sách của nhà nước về tội phạm cũng đã có nhiều thay đổi theo chiều hướng tích cực như đã nói nhưng có lẽ quy định tại Điều luật này đã đi ngược lại với xu hướng nhân văn đó.

(2) Hai chữ mà còn ở đây cho thấy mục đích giáo dục ý thức tuân theo pháp luật; ngăn ngừa phạm tội mới đối với người phạm tội chỉ là mục đích thứ yếu; Trong khi theo quan điểm riêng của tác giả thì đây mới là mục đích chính yếu cần phải ưu tiên hơn là mục đích trừng trị. Sự ưu tiên này vừa đảm bảo tính thống thống nhất với hướng đi và cách nhìn nhận của xã hội với tội phạm vừa đảm bảo phù hợp với xu hướng lập pháp của thế giới bên cạnh đó sẽ đảm bảo khả năng cải tạo tốt, khả năng tái phạm hạn chế đáng kể khi người phạm tội đã ý thức được giá trị của việc tuân thủ pháp luật.

Hai mục đích (2.1) và (2.2) là những mục đích không liên quan trực tiếp đến những người thực hiện hành vi phạm tội. Những mục đích này mang mục đích phòng ngừa là chính. Một trong những phương thức để thực hiện mục đích này là thực hiện việc xét xử lưu động đối với các vụ án điểm. Việc xét xử này vừa mang tính răn đe vừa là kênh phổ biến tuyên truyền những kiến thức pháp luật. Tuy nhiên bên cạnh những mặt được hình thức này gây ra những hệ quả không tốt như ảnh hưởng đến tâm lý người phạm tội, người thân của họ cũng như những đứa trẻ khi chứng kiến việc xét xử. Chi phí cho những vụ án xét xử như vậy thông thường rất lớn và khả năng đảm bảo an ninh cũng không được an toàn. Do đó gần đây đã ngưng hình thức xét xử này.

3. Các hình phạt đối với người phạm tội

3.1 Hình phạt chính

Bao gồm:Cảnh cáo;Phạt tiền;Cải tạo không giam giữ;Trục xuất;Tù có thời hạn;Tù chung thân;Tử hình.

3.2 Hình phạt bổ sung

Bao gồm:Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;Cấm cư trú;Quản chế;Tước một số quyền công dân;Tịch thu tài sản;Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính;Trục xuất, khi không áp dụng là hình phạt chính.

Đối với mỗi tội phạm, người phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung.

Điều luật này mang tính chất liệt kê những hình phạt có thể áp dụng đối với người phạm tội. Quy định này hoàn toàn giống với quy định tại Bộ Luật hình sự cũ. Ở đây chúng ta có 2 nhóm hình phạt, nhóm hình phạt chính (1) và nhóm hình phạt bổ sung (2)

(1) Hình phạt chính là hình phạt có thể áp dụng 1 cách độc lập hoặc áp dụng kết hợp với hình phạt bổ sung và lưu ý chỉ được áp dụng một hình phạt chính duy nhất đối với người phạm tội mà không thể áp dùng cùng lúc nhiều hình phạt chính trở lên.

(2) Hình phạt bổ sung là hình phạt đi kèm với hình phạt chính. Nói cách khác, nếu không có hình phạt chính thì sẽ không có hình phạt bổ sung. Khác với hình phạt chính, có thể áp dụng cùng lúc nhiều hình phạt bổ sung khác nhau ví dụ vừa có thể áp dụng hình phạt quản chế đồng thời tịch thu tài sản cùng 1 lúc.

Tuy nhiên cần lưu ý hình phạt: Phạt tiền, trục xuất, đây là 2 hình phạt mà có thể áp dụng làm hình phạt chính và cũng có thể áp dụng làm hình phạt bổ sung (nếu không áp dụng là hình phạt chính). Như vậy có thể hiểu nếu những hình phạt chính còn lại không áp dụng với người phạm tội thì hình phạt tiền, trục xuất nếu áp dụng thì đó sẽ là hình phạt chính. Trong trường hợp đã áp dụng một hình thức phạt chính nào khác một trong hai hình phạt đã nêu thì khi áp dụng hình phạt tiền, trục xuất thì khi đó 2 hình thức này chính là hình thức phạt bổ sung.

4. Các hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội

4.1 Hình phạt chính

bao gồm:Phạt tiền;Đình chỉ hoạt động có thời hạn; Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.

4.2 Hình phạt bổ sung bao gồm:

Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định; Cấm huy động vốn; Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính.

Đối với mỗi tội phạm, pháp nhân thương mại phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung.

Về nhóm hình phạt và nguyên tắc áp dụng hình phạt của pháp nhân thương mại không khác so với trường hợp người phạm tội. Riêng nội dung từng hình phạt chính, bổ sung bên trong thì khác biệt hoàn toàn và ít hơn nhiều so với đối tượng là người phạm tội (trừ hình thức phạt tiền). Chúng ta sẽ cùng nhau phân tích một số hình phạt được quy định trong nhóm này (không được nhà làm luật quy định thành những Điều luật riêng biệt).

(1) Đình chỉ hoạt động có thời hạn;

(2) Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.

(3) Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định;

(4) Cấm huy động vốn;

Trân trọng!

Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự - Công ty luật Minh Khuê

Video liên quan

Chủ đề