Co brand là gì

GoPro không chỉ bán máy ảnh xách tay, và Red Bull không chỉ bán đồ uống năng lượng. Thay vào đó, cả hai đều đã tự khẳng định mình là thương hiệu phong cách sống – đặc biệt là lối sống đậm chất hành động, phiêu lưu, không sợ hãi và thường cực kỳ mạo hiểm. Những giá trị chung này làm cho họ trở thành một cặp hoàn hảo cho các chiến dịch hợp tác thương hiệu, đặc biệt là các hoạt động thể thao xung quanh.

Trong chiến dịch Co-Branding của mình, GoPro trang bị cho vận động viên và những nhà thám hiểm từ khắp nơi trên thế giới bằng các công cụ để nắm bắt các sự kiện như đua xe, pha nguy hiểm và các sự kiện thể thao hành động trên video. Trong khi đó, Red Bull sử dụng kinh nghiệm và danh tiếng để vận hành và tài trợ cho các sự kiện này.

“Công nghệ máy ảnh GoPro cho phép chúng tôi đánh giá chương trình bằng cách đưa ra những quan điểm mới về vận động viên mà họ chưa bao giờ được nhìn thấy trước đây”, Sean Eggert, giám đốc tiếp thị thể thao của Red Bull nói. Sự hợp tác này cho phép GoPro độc quyền nội dung nhằm tăng cường sự phát triển của cả hai công ty.

Trong khi GoPro và Red Bull phối hợp thực hiện nhiều sự kiện và các dự án với nhau, có lẽ là sự hợp tác thành công nhất là việc tạo ra những trò chơi mạo hiểm. Một trong những sự kiện đó là Felix Baumgartner nhảy từ ngoài không gian hơn 24 dặm xuống bề mặt của Trái đất với một GoPro gắn vào mình người. Lúc này Baumgertner không chỉ lập ra những kỷ lục thể thao mới mà còn giúp GoPro và Red Bull khẳng định thông điệp thương hiệu của họ.

02. Pottery Barn & Benjamin Moore: “Experience Colors” Co-branding

Một trong những lợi ích lớn nhất của những phi vụ Co-Branding là cơ hội để giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn tới một đối tượng hoàn toàn mới. Đó chính xác là những gì nhà trang trí nội thất Pottery Barn và Công ty sơn Benjamin Moore đã làm khi họ hợp tác với nhau trở lại vào đầu những năm 2000.

Đại diện của Pottery Barn nhận ra khách hàng của họ có một sự quan tâm đặc biệt đến màu sơn khi họ nhận được có rất nhiều câu hỏi về màu sắc được sử dụng trong catalog của họ. Bằng cách hợp tác với một công ty sơn uy tín như Benjamin Moore, họ đã có thể cung cấp cho khách hàng những gì họ muốn.

Sau khi co-branding, hai thương hiệu này đã tạo ra một dòng sản phẩm sơn độc quyền và sau đó trang web Pottery Barn đã có thêm một phần mới giúp khách hàng dễ dàng chọn màu sơn để bổ sung cho sự lựa chọn đồ gỗ của họ.

“Chúng tôi luôn cố gắng để phát triển các công cụ mới để giúp người tiêu dùng lựa chọn màu sắc”, Eileen McComb, giám đốc truyền thông tại Benjamin Moore nói. “Và điều tuyệt vời khi làm việc với Pottery Barn là chúng tôi có thể thu hẹp Bảng màu với màu sơn để tối ưu hóa với thiết kế của họ. Vì vậy, khách hàng có thêm nhiều lựa chọn mới hơn”.

Xem thêm: Tâm lý học về Màu sắc và ứng dụng trong thiết kế

03. The Global Fund & Gap: “PRODUCT (RED)” Co-branding

INSPI (Đ RED). ADMI (RED). EMPOWE (RED). Chiến dịch phòng chống HIV / AIDS ở Châu Phi do Quỹ Thế giới điều hành đã diễn ra từ năm 2006. Kể từ đó, nó đã thu được hơn 130 triệu đô la và được cho là một trong những nỗ lực hợp tác lớn nhất từ trước tới nay. Và trong khi Gap không phải là công ty duy nhất tham gia (ngoài ra còn có American Express, Apple, Converse, Starbucks, và nhiều hơn nữa), mối quan hệ hợp tác của họ là một ví dụ điển hình của một công ty tạo ra sản phẩm mới xung quanh một chủ đề – trong trường hợp này, thay đổi.

Trong một trong những chiến dịch PRODUCT đầu tiên của họ (RED), những người ở Gap chụp ảnh những người nổi tiếng như Chris Rock và Anne Hathaway, cả hai mặc những vật phẩm Gap (PRODUCT) RED để thực hiện những bộ ảnh cá nhân hoặc với bạn bè và người thân yêu nhằm thể hiện những phong cách cá nhâ. Các bức ảnh đã được xuất bản trong các tạp chí như Vogue, và được kèm theo những câu hỏi kích thích tư tưởng như “Liệu thế hệ tiếp theo có thể thay đổi thế giới?”

Thương vụ Co-Branding này cũng là một ví dụ điển hình cho việc tiếp thị kinh doanh cùng với trách nhiệm xã hội, điều này thường dẫn đến tăng doanh số bán hàng. Đổi lại, Quỹ Toàn cầu nhận được 50% lợi nhuận ròng từ việc bán các mặt hàng Gap (RED). Cả Red và các công ty đều không tiết lộ doanh thu hoặc tổng số đóng góp của công ty hoặc sản phẩm.)

Một số người đặt câu hỏi về sự chân thành của các chiến dịch xã hội như thế này, lập luận rằng những mối quan hệ đối tác này đem lại lợi ích cho các đối tác vì lợi nhuận nhiều hơn các nguyên nhân từ thiện. Tuy nhiên, trong khi trách nhiệm xã hội của công ty không giải quyết thì vẫn các tổ chức đó vẫn có lợi khi tiếp cận được với nhiều đối tượng hơn.

Liệu Hợp Tác Thương Hiệu - Co-branding có phải Vũ Khí Mới Cho Doanh Nghiệp Việt? 
 

04. Bonne Belle & Dr. Pepper: Flavored Lip Balm Co-branding

Bonne Belle ra mắt lần đầu tiên Lip Smacker, loại dầu thơm đầu tiên trên thế giới, vào năm 1973, bắt đầu với hương vị như dâu tây, chanh và táo xanh. Chỉ hai năm sau đó vào năm 1975, họ đã tạo ra mối quan hệ Co-Branding đầu tiên với nhãn hiệu Dr. Pepper vượt thời gian. Kết quả là son môi có mùi hương đã nổi tiếng trong nhiều thập niên với các cô gái tuổi teen.

Nếu bạn đang nghĩ đến mối liên hệ giữa son dưỡng môi và Dr. Pepper chưa chặt chẽ, hãy xem xét bản sao trên một trong những quảng cáo cổ điển của họ: “Đó là màu son bóng với hương thơm tuyệt vời  … giống như nước ngọt mềm nhất thế giới”. Và sau đó, tất nhiên Bonne Belle được hiểu là công ty mỹ phẩm hiểu được sở thích của bạn.

05. BMW & Louis Vuitton Co-branding

Nếu nhìn qua, nhà sản xuất ô tô BMW và nhà thiết kế Louis Vuitton có lẽ không có mối liên hệ nào cả. Nhưng thực tế, họ có một vài điểm chung rất quan trọng. Nếu bạn tập trung vào những đường dây hành lý của Louis Vuitton, cả hai đều đang kinh doanh du lịch. Cả hai đều có giá trị sang trọng. Và cuối cùng, cả hai đều nổi tiếng, những thương hiệu truyền thống được biết đến với nghề thủ công chất lượng cao.

Những giá trị chia sẻ này là chính là lý do tại sao những chiến dịch Co-Branding này có ý nghĩa rất lớn. Trong sự hợp tác của mình, BMW đã tạo ra một mô hình xe thể thao mang tên BMW i8, trong khi Louis Vuitton thiết kế một bộ va li và túi xách độc quyền bốn chiếc phù hợp hoàn hảo vào kệ hàng phía sau xe. Mặc dù bộ hành lý bốn chiếc này có giá khá cao khoảng 20.000 USD nhưng BMW i8 lại có giá 135.700 USD. Như vậy trong sự tương quan về giá cả thì có vẻ bộ vali của Louis Vuitton không hề đắt chút nào.

Patrick-Louis Vuitton, người đại diện tại Louis Vuitton, cho biết: “Thương vụ Co-Branding với BMW này là sự kết hợp giữa giá trị sáng tạo, đổi mới công nghệ và phong cách. “Thợ thủ công của chúng tôi đã rất thích thử thách của dự án rất đặc biệt này, sử dụng sự khéo léo và sự chú ý của họ để tạo ra một bộ sưu tập hành lý sang trọng.” Đây là một biểu hiện tinh khiết của nghệ thuật đi du lịch.

Co-branding là một phương án hay ho, vừa tận dụng được các thế mạnh cả 2 bên đối tác, vừa thể hiện một khía cạnh mới mẻ và độc đáo của mỗi thương hiệu. Các mối quan hệ thành công cũng khuyến khích các thương hiệu tham gia vào các mối quan hệ đối tác khác có thể đưa họ lên cao hơn nữa. Tất cả bắt đầu bằng làm đúng kế hoạch co-branding với đối tác và sử dụng thế mạnh của họ để củng cố lợi thế cạnh tranh của mình.

Co-branding  đang dần được các doanh nghiệp Việt sử dụng nhằm đẩy mạnh thương hiệu của mình. Trong thời gian qua đã có rất nhiều thương hiệu Việt lớn tiến hành Co-Branding như Thế giới di động và HP, Sacombank và viễn thông A hay Eximbank và Nguyễn Kim, … Và những thương vụ này đều khá thành công, giúp các doanh nghiệp ngày càng khẳng định được vị thế của mình. Chính vì thế, Co-Branding đang ngày trở thành một xu hướng kinh doanh mới.

=> 5 Điển Hình Co-Branding Thành Công Trên Thế Giới

Co-branding hay hợp tác thương hiệu là một chiến lược marketing bởi hai hoặc nhiều thương hiệu để quảng bá hoặc sản xuất một sản phẩm hoặc dịch vụ chung. Co-branding còn được gọi là brand partnership (cộng tác thương hiệu), nó có liên quan tới những chiến lược hợp tác khác nhau, với mỗi thương hiệu đóng góp bản sắc riêng (identity) kết hợp lại, tạo ra một sản phẩm chung.
 

Mục đích của Co-Branding là tận dụng và kết hợp thế mạnh của các thương hiệu để mỗi thương hiệu đều được hưởng lợi từ những thương hiệu khác. Trong đó có thể bao gồm hợp tác tạo ra một sản phẩm mới, hợp tác trong các sự kiện hoặc chiến dịch. Và nó cũng có thể liên quan tới việc chia sẻ nguồn lực, công nghệ và chuyên môn sản xuất. 
Lợi ích mà các thương hiệu có thể được hưởng từ Co-Branding là mở rộng thị phần, mang lại doanh thu và gia tăng nhận thức cho thương hiệu. Đồng thời nó cũng giúp doanh nghiệp mở rộng và thỏa mãn nhu cầu khách hàng; tăng cường vị thế cạnh tranh; gia tăng hiệu quả hoạt động…

Co-Branding có thể xảy ra với những thương hiệu con trong cùng một thương hiệu gia đình (family brand) hoặc cũng có thể xảy ra với hai hoặc nhiều thương hiệu, công ty hay ngành hàng riêng biệt. Điểm mấu chốt để hợp tác thương hiệu đó là các thương hiệu không phải là đối thủ cạnh tranh của nhau, đồng thời có thể chia sẻ những lợi ích, giá trị từ việc hợp tác.

Có bốn dạng Co-Branding là Co-Branding thành phần cấu thành; Co-Branding cùng công ty; Co-Branding liên doanh; Co-Branding đa tài trợ.

Co-Branding thành phần cấu thành (ingredient co-branding) là hình thức tạo ra giá trị thương hiệu cho nguyên vật liệu, các thành phần chứa trong các sản phẩm khác. Chẳng hạn máy tính xách tay Dell sử dụng chip của Intel, pin của Sony và phần mềm của Microsoft.

Co-Branding cùng công ty (same company co-branding) là hình thức một công ty quảng bá cho nhiều thương hiệu. Ví dụ Masan quảng bá cho nước tương Chinsu kết hợp với nước mắm Nam Ngư.

Co-Branding liên doanh (joint-venture co-branding) là hình thức hai hoặc nhiều công ty hợp tác quảng bá một sản phẩm cho một đối tượng khách hàng mục tiêu. Chẳng hạn trường hợp Sacombank kết hợp với Viễn Thông A tạo ra sản phẩm thẻ giúp người tiêu dùng sử dụng thẻ của Sacombank để mua hàng ở siêu thị của Viễn Thông A với một số ưu đãi.

Co-Branding đa tài trợ (multi-sponsors co-branding) là hình thức hai hoặc nhiều công ty, nhiều thương hiệu hợp tác theo hình thức tài trợ để quảng bá cho các sản phẩm và thương hiệu của nhau. Chẳng hạn nhiều thương hiệu cùng tham gia quảng bá thương hiệu và đưa sản phẩm về nông thôn trong chương trình hàng Việt Nam chất lượng cao.

Gần đây đã có một số thương hiệu nước ngoài hợp tác với các thương hiệu trong nước, việc này giúp các doanh nghiệp nước ngoài khai thác thị trường mới với chi phí thấp; có cách tiếp cận thích hợp khi công ty tìm kiếm phản hồi nhanh hơn; thu nhập từ tiền bản quyền; hạn chế rủi ro; tạo tiềm năng phát triển các mối quan hệ hợp tác trong tương lai.

Còn đối với các doanh nghiệp Việt Nam, họ sẽ được tiếp cận nguồn lực tài chính mới; việc hợp tác công nghệ giữa hai công ty sẽ cho kết quả tốt hơn là nỗ lực của một công ty đơn lẻ; giúp gia tăng giá trị cho thương hiệu hợp tác; ấn tượng sản phẩm và sự tín nhiệm được cải thiện với những liên tưởng thương hiệu khác; gia tăng sự tin tưởng của khách hàng vào sản phẩm; gia tăng sự xuất hiện trước khách hàng từ những chiến dịch truyền thông kết hợp.

Để việc hợp tác thương hiệu thật sự mang lại hiệu quả cao, doanh nghiệp cần:

  1. Tìm kiếm những thương hiệu bổ sung cho nhau.
  2. Tìm kiếm sự hợp lực giữa các sản phẩm và dịch vụ.
  3. Giúp mở rộng khách hàng và trải nghiệm khách hàng.
  4. Đảm bảo ban giám đốc của các bên tương thích và thống nhất quan điểm.
  5. Bắt đầu ở quy mô nhỏ trước khi nhân rộng.

Xem thêm: 5 Ví Dụ Điển Hình Về Chiến Lược Định Vị Thương Hiệu

Co-Branding à một chiến lược hiệu quả trong việc đẩy mạnh hình ảnh của thương hiệu, từ đó gia tăng nhận thức của khác hàng về thương hiệu, đồng thời là những lợi ích về doanh thu, thị phần. Hiểu và áp dụng Co-Branding đúng cách sẽ tiết kiệm cả chi phí lẫn công sức cho doanh nghiệp trong việc làm marketing, giúp doanh nghiệp tạo ra thương hiệu vững mạnh.

Video liên quan

Chủ đề