Cơ chế xác định giới tinh là gì

I. Nhiễm sắc thể giới tính

1. Khái niệm:

NST giới tính là cặp NST đặc biệt, mang gen quy định tính đực-cái, các tính trạng liên quan tới giới tính và các tính trạng thường liên kết kèm theo.

2. Vị trí:

Trong các tế bào lưỡng bội (2n NST) của loài, bên cạnh các NST thường (kí hiệu chung là A) tồn tại thành từng cặp tương đồng, giống nhau ở cả hai giới tính, còn có một cặp NST giới tính tương đồng gọi là XX hoặc không tương đồng gọi là XY. Ngoài ra còn có cặp NST XO quy định giới tính của một số loài.

3.  Đặc điểm:

- Chỉ có một cặp duy nhất trong tế bào lưỡng bội.

- Có thể tồn tại thành cặp tương đồng (XX) hoặc không tương đồng (XY ; XO).

- Khác nhau giữa hai giới trong cùng loài.

4.  Chức năng:

-  Mang gen quy định giới tính.

- Mang gen quy định tính trạng thường liên kết với giới tính.

- Tính chất, vai trò:

+ Góp phần quy định tính đặc trưng bộ NST của loài.

+ Có khả năng tự nhân đôi, phân ly, tổ hợp cùng với các NST thường trong nguyên phân, giảm phân và Thụ tinh tạo nên sự ổn định bộ NST của loài qua các thế hệ

+ Xác định hình thành tính trạng giới tính.

+ Quy định một số tính trạng sinh dục phụ ở người và động vật.

+ Sự phân ly không bình thường của cặp NST giới tính trong Giảm phân qua Thụ tinh sẽ tạo thành các kiểu hình không bình thường, gây nên những hậu quả xấu, điển hình là các hội chứng ở người do NST giới tính gây nên như: Tớc-nơ (OX), hội chứng 3X – siêu nữ (XXX), Claiphentơ (XXY), ...

II. Cơ chế nhiễm sắc thể xác định giới tính

 Ở đa số loài giao phối, giới tính được xác định trong quá trình thụ tinh, ví dụ như ở người 

Cơ chế xác định giới tính là sự phân li của cặp NST giới tính trong quá trình phát sinh giao tử và được tổ hợp lại qua quá trình thụ tinh.

Cơ thể chỉ cho một loại giao tử, ví dụ như nữ giới chỉ cho một loại trứng mang NST X, thuộc giới đồng giao tử.

Cơ thể cho hai loại giao tử, ví dụ như nam giới cho hai loại tinh trùng (một mang NST X và một mang NST Y), thuộc giới dị giao tử.

Tỉ lệ con trai: con gái là xấp xỉ 1:1 nghiệm đúng trên số lượng cá thể đủ lớn và quá trình thụ tinh giữa các tinh trùng và trứng diễn ra hoàn toàn ngẫu nhiên. Tuy vậy, những người nghiên cứu trên người cho biết tỉ lệ con trai : con gái  trong giai đoạn bào thai là 114 : 100. Tỉ lệ đó là 105 : 100 vào lúc lọt lòng và 101 : 100 vào lúc 10 tuổi. Đến tuổi già thì sô cụ bà nhiều hơn số cụ ông.

III. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính

- Quá trình phân hóa giới tính còn chịu ảnh hưởng của các nhân tố môi trường bên trong và bên ngoài.

+ Nhân tố bên trong: hoocmôn sinh dục nếu tác động sớm có thể biến đổi giới tính, ...

+ Nhân tố bên ngoài: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng đều có thể làm thay đổi tỉ lệ giới tính.

- Người ta đã ứng dụng di truyền giới tính vào các lĩnh vực sản xuất, đặc biệt là việc điều khiển tỉ lệ đực : cái trong lĩnh vực chăn nuôi.

VD: Ở loài rùa: trứng được ủ ở nhiệt độ < \(28^oC\) sẽ nở thành con đực; trên \(32^oC\) sẽ nở thành con cái.

Tạo ra toàn tằm đực vì tằm đực cho nhiều tơ hơn tằm cái. 

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Sinh lớp 9 - Xem ngay

>> Học trực tuyến lớp 9 và luyện vào lớp 10 tại Tuyensinh247.com. , cam kết giúp học sinh lớp 9 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

I. NHIỄM SẮC THỂ GIỚI TÍNH

- Trong tế bào lưỡng bội của loài tồn tại 2 loại NST là: NST thường và NST giới tính.

- NST giới tính là loại NST có chứa gen quy định giới tính và các gen khác.

- Giữa NST thường và NST giới tính có sự khác nhau:

II. CƠ CHẾ XÁC ĐỊNH GIỚI TÍNH

- Ở đa số loài giao phối, giới tính được xác định trong quá trình thụ tinh, vì dụ như: ở người.

- Cơ chế xác định giới tính là sự phân li của cặp NST giới tính trong quá trình phát sinh giao tử và được tổ hợp lại qua quá trình thụ tinh.

- Cơ thể mẹ giảm phân cho ra 1 loại trứng: mang NST 22A + X và 3 thể cực → giới đồng giao tử

- Cơ thể bố giảm phân cho ra 4 tinh trùng thuộc 2 loại là: NST 22A + X và NST 22A + Y → giới dị giao tử

- Giao tử X của mẹ kết hợp với giao tử (X và Y) của bố tạo ra hợp tử: XX (con gái) và XY (con trai) với tỷ lệ xấp xỉ 1 : 1 → cân bằng giới tính.

→ Tỉ lệ này nghiệm đúng khi số lượng cá thể đủ lớn và quá trình thụ tinh giữa các tinh trùng và trứng diễn ra hoàn toàn ngẫu nhiên.

Nghiên cứu trên người cho thấy tỉ lệ trai : gái khác nhau ở các giai đoạn: bào thai (1,14), 10 tuổi (1,01), tuổi già (0,91).

III. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÂN HÓA GIỚI TÍNH

Sự phân hóa giới tính chịu ảnh hưởng của các nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài:

+ Nhân tố bên trong: hoocmon sinh dục nếu tác động sớm có thể biến đổi giới tính...

+ Nhân tố bên ngoài: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng đều có thể làm thay đổi tỉ lệ giới tính.

- Người ta đã ứng dụng di truyền giới tính vào các lĩnh vực sản xuất, đặc biệt là việc điều khiển tỉ lệ đực: cái trong lĩnh vực chăn nuôi.

VD: Ở loài rùa: trứng được ủ ở nhiệt độ < 280C sẽ nở thành con đực; trên 320C sẽ nở thành con cái.

Trong bài viết này Cunghocvui sẽ gửi đến các bạn những kiến thức tìm hiểu về cơ chế xác định giới tính đầy đủ nhất. Hãy cùng đi vào tìm hiểu cơ chế xác định giới tinh là gì, hay cơ chế xác định giới tinh ở ruồi giấm, ở người,...

A. Lý thuyết

I. Nhiễm sắc thể giới tính

- Trong tế bào lưỡng bội của loài tồn tại hai loại nhiễm sắc thể đó là:

  • Nhiễm sắc thể thường
  • Nhiễm sắc thể giới tính

- Nhiễm sắc thể thường và nhiễm sắc thể giới tính có sự khác nhau như thế nào?

Đặc điểm

Nhiễm sắc thể thường Nhiễm sắc thể giới tính

Số lượng

- Số lượng nhiều

- Ở cá thể đực và cá thể cái có số lượng giống nhau

- Chỉ có một cặp

- Ở cá thể đực và cái có sự khác nhau

  • Các loài động vật: giới đực là XY - giới cái là XX
  • Các loài bò sát, ếch nhái,...: giới đực là XX - giới cái là XY

Đặc điểm

Luôn luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng

- Ở giới đồng giao tử thì sẽ tồn tại thành cặp tương đồng là XX

- Ở giới dị giao tử sẽ tồn tại thành cặp không tương đồng là XY

Chức năng

Mang gen quy định tính trạng thường của cơ thể

Mang gen quy định tính trạng giới tính và gen không quy định tính trạng thường (nếu có)

II. Cơ chế xác định giới tính

- Ở đa số loài giao phối, quá trình thụ tinh là quá trình giới tính được xác định

- Ví dụ: Ở người

  • Cơ thể mẹ giảm phân cho ra một loại trứng mang nhiễm sắc thể 22A + X và 3 thể cực là giới đồng giao tử
  • Cơ thể bố giảm phân cho ra bốn tinh trùng thuộc hai loại: nhiễm sắc thể 22A + X và nhiễm sắc thể 22A + Y, được gọi là giới dị giao tử.
  • Khi giao tử X của mẹ kết hợp với giao tử X Y của bố tạo ra hợp tử XX (con gái) và XY (con trai) với tỷ lệ xấp xỉ 1 : 1 để có thể cân bằng giới tính.

* Lưu ý: Thí nghiệm trên có tỷ lệ chỉ đúng khi số lượng cá thể đủ lớn và quá trình thụ tinh giữa các tinh trùng và trứng được hiện ra hoàn toàn tự nhiên mà không có bất kỳ một yếu tố sắp xếp nào.

=> Vậy cơ chế xác định giới tinh là gì? Cơ chế xác định giới tính được hiểu là sự phân li của các cặp nhiễm sắc thể giới tính trong quá trình phát sinh giao tử và được tổ hợp lại qua quá trình thụ tinh.

III. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính

Trong phân hóa giới tính, có hai yếu tố chính ảnh hưởng đến đó là:

- Nhân tố bên trong: hoocmon sinh dục. Nếu tác động sớm đến hoocmon sinh dục có thể biến đổi giới tính.

- Nhân tố bên ngoài như là nhiệt độ, ánh sáng,... đều có thể làm thay đổi tỷ lệ giới tính.

Ứng dụng di truyền giới tính: Lĩnh vực được ứng dụng nhiều nhất đó là lĩnh vực sản xuất để có thể điều khiển được tỷ lệ đực cái trong chăn nuôi.

Ví dụ yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính ở rùa:

- Ở nhiệt độ < 28 độ C, trứng rùa được ủ sẽ trở thành con đực

- Ở nhiệt độ > 32 độ C, trứng rùa được ủ sẽ trở thành con cái

IV. Mở rộng

1. Cơ chế xác định giới tinh ở ruồi giấm

- Kí hiệu giới tính ở ruồi giấm được quy định:

  • XX là giới tính cái
  • XY là giới tính đực
  • XO là trường hợp đặc biệt, hình thái bên ngoài tuy như con đực nhưng không sinh sản được.

- Nhân tố xác định tính đực của ruồi giấm nằm rải rác trên ba cặp nhiễm sắc thể thường

- Sơ đồ biểu thị các nhân tố xác định tính của ruồi giấm:

  • Tỷ lệ X/ A = 1 thì đó là con cái
  • Tỷ lệ X/ A = 1/2 thì đó là con đực
  • 1/ 2 < Tỷ lệ X/ A < 1 thì đó là giới trung gian XO

2. Cơ chế xác định giới tinh ở người

- Ở người và một số động vật có vú kí hiệu giới tính được quy định:

  • XX là nhiễm sắc thể của con cái (đồng giao tử)
  • XY là nhiễm sắc thể của con đực (dị giao tử)

- Sơ đồ lai cơ chế xác định giới tính

\(P\):            \(XX\)              x              \(XY\)

\(G\):             \(X\)                x               \(Y\)

\(F1\):        \(\dfrac {1}{2}\) \(XX\)            x            \(\dfrac {1}{2}\) \(XY\)

Và giới tính sẽ được nhiễm sắc thể của con đực quyết định

3. Cơ chế xác định giới tính ở côn trùng

- Quy định kí hiệu nhiễm sắc thể ở côn trùng như cào cào, châu chấu là:

  • XO là nhiễm sắc thể của con đực (dị giao tử)
  • XX là nhiễm sắc thể của con cái (đồng giao tử)

- Sơ đồ lai cơ chế xác định giới tính

\(P\):            \(XX\)              x              \(XO\)

\(G\):             \(X\)                x               \(X, O\)

\(F1\):        \(\dfrac {1}{2}\) \(XX\)            x            \(\dfrac {1}{2}\) \(XO\)

Và giới tính sẽ được nhiễm sắc thể của con đực quyết định

B. Bài tập

Câu 1: Nhiễm sắc thể giới tính có đặc điểm gì?

A. Luôn chỉ có một cặp trong tế bào sinh dưỡng

B. Có nhiều cặp trong tế bào sinh dưỡng

C. Số cặp nhiễm sắc thể trong tế bào thay đổi tùy từng loại

D. Có 1 đến 2 cặp nhiễm sắc thể trong tế bào

=> Đáp án đúng: A

Câu 2: Giới tính ở con người và ở giới tính ở côn trùng đều có điểm chung là:

A. XX là nhiễm sắc thể cái - XY là nhiễm sắc thể đực

B. XY là nhiễm sắc thể cái - XX là nhiễm sắc thể cái

C. Đều được nhiễm sắc thể cái quyết định giới tính

D. Đều được nhiễm sắc thể đực quyết định giới tính

=> Đáp án đúng: D

Câu 3: Ở tất cả các loài sinh vật phân tính, điểm giống nhau về nhiễm sắc thể đó là?

A. Tất cả các loài chỉ có một cặp trong tế bào 2n

B. Đều quy định XX là nhiễm sắc thể cái

C. Đều quy định XY là nhiễm sắc thể đực

D. Có sự giống nhau ở cá thể đực và cá thể cái

=> Đáp án đúng: A

Câu 4: Nói cặp XY là cặp tương đồng không hoàn toàn bởi vì?

A. Vì nhiễm sắc thể X dài hơn nhiễm sắc thể Y

B. Vì nhiễm sắc thể X có mang đoạn gen còn nhiễm sắc thể Y thì không có gen tương ứng

C. Vì nhiễm sắc thể X có ít gen hơn nhiễm sắc thể Y

D. Vì nhiễm sắc thể X có nhiều gen hơn nhiễm sắc thể Y

=> Đáp án đúng: B

Câu 5: Trong tế bào lưỡng bội của loài tồn tại hai loại nhiễm sắc thể đó là?

A. Nhiễm sắc thể X và nhiễm sắc thể Y

B. Nhiễm sắc thể XX và nhiễm sắc thể XY

C. Nhiễm sắc thể thường và nhiễm sắc thể giới tính

D. Nhiễm sắc thể dị tính và nhiễm sắc thể đồng tính

=> Đáp án đúng: C

Câu 6: Ở người, kí hiệu của cặp nhiễm sắc thể giới tính là?

A. XX là nhiễm sắc thể cái - XY là nhiễm sắc thể đực

B. XX là nhiễm sắc thể cái - XO là nhiễm sắc thể đực

C. XY là nhiễm sắc thể cái - XX là nhiễm sắc thể đực

D. Ở cả nhiễm sắc thể cái và đực đều có cặp tương đồng XX

=> Đáp án đúng: A

Câu 7: Nhiễm sắc thể giới tính có chức năng gì?

A. Tổng hợp prôtêin cho tế bào, tránh cơ thể bị thiếu

B. Nuôi dưỡng cơ thể

C. Xác định giới tính

D. A, B và C đều đúng

=> Đáp án đúng: C

Câu 8: "Giới đồng giao tử" ở người dùng để chỉ?

A. Người nam

B. Người nam và người nữ ở giai đoạn dậy thì

C. Người nữ

D. Người nam và người nữ

=> Đáp án đúng: C

Câu 9: Ở các loại sinh vật đơn tính, cơ chế xác định giới tính sẽ là?

A. Do nhiễm sắc thể của con đực quyết định

B. Do nhiễm sắc thể của con cái quyết định

C. Tùy thuộc vào giới nào là giới dị giao tử

D. A, B và C đều đúng

=> Đáp án đúng: D

Câu 10: Cân bằng giới tính là hiện tượng?

A. Tỉ lệ cá thể đực và cá thể cái ngang nhau trong một quần thế giao phối

B. Cơ hội thụ tinh với tinh trùng X và tinh trùng Y ngang nhau

C. Tỉ lệ cá thể đực và cá thể cái ngang nhau trong một lần sinh sản.

D. Tỉ lệ cá thể đực và cá thể cái xấp xỉ 1 : 1 tính trên số lượng cá thể lớn của một loài động vật phân tính.

=> Đáp án đúng: D

Câu 11: Số lượng của nhiễm sắc thể thường là?

A. Có số lượng nhiều

B. Có số lượng từ 1 đến 10

C. Có số lượng ít

D. Tất cả đều sai

=> Đáp án đúng: A

Câu 12: Giới tính được xác định ở thời điểm nào ở đa số các loài thú?

A. Trong khi thụ tinh, do trứng quyết định

B. Sau khi thụ tinh và do điều kiện môi trường quyết định

C. Trước khi thụ tinh và do điều kiện môi trường quyết định

D. Sau khi thụ tinh và do tinh trùng quyết định

=> Đáp án đúng: D

Câu 13: Ở nhiễm sắc thể thường luôn tồn tại?

A. Thành các cặp riêng biệt

B. Thành các cặp tương đồng

C. Thành một cặp tương đồng

D. Thành một cặp riêng biệt

=> Đáp án đúng: B

Câu 14: Ở người nam có hai loại tinh trùng là?

A. X và X

B. X và O

C. Y và Y

D. X và Y

=> Đáp án đúng: D

Câu 15: Nhiễm sắc thể mang gen quy định tính trạng thường của cơ thể là?

A. Nhiễm sắc thể X

B. Nhiễm sắc thể Y

C. Nhiễm sắc thể thường

D. Nhiễm sắc thể giới tính

=> Đáp án đúng: C

Câu 16: Ở đa số các loài giao phối quá trình giới tính được xác định qua?

A. Quá trình thụ tinh

B. Quá trình rụng trứng

C. Quá trình mang thai

D. Tất cả đều sai

=> Đáp án đúng: A

Câu 17: Số lượng của nhiễm sắc thể giới tính là?

A. Có số lượng nhiều

B. Có số lượng từ 1 đến 10

C. Có số lượng ít

D. Tất cả đều sai

=> Đáp án đúng: C

Câu 18: Kí hiệu nhiễm sắc thể ở côn trùng như cào cào, châu chấu là?

A. XX là nhiễm sắc thể cái - XY là nhiễm sắc thể đực

B. XX là nhiễm sắc thể cái - XO là nhiễm sắc thể đực

C. XY là nhiễm sắc thể cái - XX là nhiễm sắc thể đực

D. Ở cả nhiễm sắc thể cái và đực đều có cặp tương đồng XX

=> Đáp án đúng: B

Xem thêm >>> Giải bài tập SGK Cơ chế xác định giới tính

Trên đây là toàn bộ những kiến thức lý thuyết về Cơ chế xác định giới tính mà Cunghocvui muốn gửi đến các bạn, mong rằng sau bài viết bạn đã biết được cơ chế xác định giới tinh là gì, cơ chế xác định giới tinh ở người là gì,... Chúc các bạn học tập tốt <3

Video liên quan

Chủ đề