Có nên ghép bằng lái xe không

Câu hỏi:Xin hỏi LuatVietnam giải thích giúp: Trong trường hợp bằng lái xe ôtô và xe máy tích hợp chung trong cùng 01 bằng. Nếu đi ôtô bị phạt giữ Giấy phép lái xe thì xe máy tham gia giao thông như thế nào và ngược lại. Có được cơ quan công an cấp cho giấy tờ gì để thay cho Giấy phép lái xe bị giữ không? Trân trọng cảm ơn.

Có nên ghép bằng lái xe không

Trả lời:

Theo Điều 33 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, Giấy phép lái xe bằng vật liệu PET, cấp cho mỗi người bảo đảm duy nhất có 01 số quản lý, dùng chung cho cả Giấy phép lái xe không thời hạn và Giấy phép lái xe có thời hạn.

Cá nhân nếu có nhu cầu tích hợp Giấy phép lái xe thì đăng ký vào Đơn đề nghị, sát hạch để cấp Giấy phép lái xe. Hiện nay, nhiều người đã gộp chung Giấy phép lái xe mô tô và ô tô.

Trong trường hợp điều khiển một trong hai loại phương tiện và vi phạm hành chính mà bị tước Giấy phép lái xe thì vẫn có thể điều khiển loại phương tiện còn lại theo Giấy phép.

Khoản 2 Điều 58 Luật Xử lý vi phạm 2012 quy định khi lập biên bản vi phạm hành chính Cảnh sát giao thông sẽ ghi rõ:

- Ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản;

- Họ, tên, chức vụ người lập biên bản;

- Họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm;

- Giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm;

- Hành vi vi phạm;

- Biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý…

Như vậy, Cảnh sát giao thông sẽ ghi rõ vào biên bản loại Giấy phép lái xe bị tạm giữ, có phải là loại Giấy phép lái xe tích hợp hay không.

Người vi phạm sau đó vẫn có thể điều khiển loại phương tiện lại trong Giấy phép lái xe đã bị tạm giữ và phải mang theo biên bản xử phạt vi phạm hành chính để xuất trình trong trường có yêu cầu kiểm tra.

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách pháp luật. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email:

Quý khách có bất kỳ vấn đề nào cần tư vấn, hãy đặt câu hỏi cho các luật sư để được tư vấn một cách nhanh chóng nhất!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

1900.6192 hoặc gửi câu hỏi tại đây

Có nên ghép bằng lái xe không

Tải app LuatVietnam miễn phí tại đây

Có nên ghép bằng lái xe không

Có nên ghép bằng lái xe không

Câu hỏi xin tư vấn từ bạn đọc CafeAuto có nội dung: Người có bằng lái chung của mô tô và ô tô dưới 9 chỗ, khi vi phạm luật của 4 bánh thì vẫn được phép đi xe 2 bánh không?

Tôi sử dụng bằng lái (GPLX) gộp chung cả mô tô A2 và xe ô tô 4 chỗ. Khi vi phạm giao thông do lỗi chạy quá tốc độ bằng xe ô tô, tôi đã trình ra bằng lái chung này, cảnh sát giao thông (CSGT) tuy đã ghi biên bản cho lỗi 4 bánh nhưng lại tạm giữ luôn cả bằng lái này.

CSGT lấy lý do vì tôi chỉ có duy nhất một bằng lái nên đành phải tạm giữ mọi thứ có liên quan. Cuối cùng, tôi phải chờ hẹn đóng phạt và lấy lại giấy tờ sau đó mới dám lái xe bình thường. Tôi không biết liệu việc này, CSGT xử lý có hợp lý chưa?

Mong các chuyên gia tư vấn thêm.

Có nên ghép bằng lái xe không

Chào bạn,

Trường hợp bằng lái xe của bạn là bằng lái đã được gộp chung mà bị tạm giữ bằng lái đối với trường hợp điều khiển ô tô thì trong thời hạn tạm giữ, bạn vẫn có quyền điều khiển phương tiện ô tô. Theo quy định tại khoản 2 Điều 75 Nghị định 171/2013/NĐ-CP về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có quy định như sau:

“Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt còn có thể quyết định tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm một trong các hành vi quy định tại Nghị định này theo quy định tại Khoản 6, Khoản 8 Điều 125 của Luật xử lý vi phạm hành chính. Khi bị tạm giữ giấy tờ theo quy định tại Khoản 6 Điều 125 của Luật xử lý vi phạm hành chính, nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, người vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông, sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ.”

Có nên ghép bằng lái xe không

Khi Cảnh sát giao thông lập biên bản vi phạm, bạn cần yêu cầu Cảnh sát giao thông ghi rõ phạm lỗi khi điều khiển xe gì, bằng lái được tích hợp cả ô tô và xe máy. Bởi lẽ, tại Khoản 3 điều 58, Luật xử lý vi phạm hành chính quy định như sau: “Biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất 02 bản, phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký;….Biên bản vi phạm hành chính lập xong phải giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính 01 bản; trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản phải được chuyển ngay đến người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt.”

Như vậy, biên bản sẽ được lập thành 02 bản, trong đó bạn giữ 01 bản. Vậy khi bạn bị giữ bằng lái xe gộp chung này, bạn có thể cầm biên bản xử phạt và sử dụng điều khiển phương tiện còn lại bình thường.

Có nên ghép bằng lái xe không

Ngoài ra, những bất cập như bạn đã nêu trên thì tại Thông tư 58/2015/TT-BGTVT có hiệu lực ngày 01/01/2016 quy định về đào tạo, sát hạch, cấp GPLX cơ giới đường bộ cho phép công dân có 02 bằng lái xe PET. Cụ thể quy định tại Điều 45:

“2. Mỗi người được cấp 01 giấy phép lái xe bằng vật liệu PET không thời hạn (hạng A1, A2, A3) và 01 giấy phép lái xe bằng vật liệu PET có thời hạn (hạng A4, B1, B2, C, D, E và F).

3. Người đã có giấy phép lái xe tích hợp của giấy phép lái xe có thời hạn và không thời hạn, nếu có nhu cầu tách giấy phép lái xe thì làm thủ tục tách giấy phép lái xe theo quy định tại Điều 50 của Thông tư này”.

Theo quy định mới có hiệu lực năm 2016 thì đối với bằng lái xe bị ghép chung 2 bằng: ô tô, xe máy thành 1 có thể tách ra thành 2 bằng PET, thuận tiện cho việc quản lý giấy tờ tham gia giao thông. Để tránh tình trạng bị giữ bằng lái xe gộp chung mà bạn nêu trên bạn có thể làm thủ tục tách giấy phép lái xe theo quy định tại Thông tư 58/2015/TT-BGTVT.

Câu hỏi được tư vấn bởi Luật sư Đặng Thành Chung
Công ty Luật An Ninh (Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội)