Cỏ ngọt có tên gọi khác là gì

Tên gọi khác:  Cỏ đường, Cúc ngọt

Tên khoa học:  Stevia rebaudiana (Bert.) Hemsl. – Asteraceae

Giới thiệu: Là một loại cỏ sống lâu năm. 6 tháng sau khi trồng, gốc bắt đầu hoá gỗ, mỗi gốc có nhiều cành. Nếu để mọc tự nhiên cây có thể cao đến 100cm. Cành non và lá đều phủ lông trắng mịn, lá mọc đối, hình mũi mác, dài 30-60mm, rộng 15-30mm, có 3 gân chính xuất phát từ cuống lá.

Mép lá có răng cưa ở nửa phần trên. Cụm hoa hình đầu, mỗi tổng bao có chứa 5 hoa nhỏ, tràng hình ống, màu trắng ngà, có 5 cánh nhỏ. Hoa dài 10-12mm. Có hai vòi nhuỵ dài thò ra ngoài. Hoa có mùi thơm nhẹ. Mùa hoa từ tháng 10 năm trước đến tháng 2 năm sau (theo dương lịch). Toàn thân có vị ngọt, nhiều nhất ở lá, lá già chết khô ở dưới nhưng cuống rất dai nên không rụng (vẫn còn vị ngọt).Cây cỏ ngọt mọc hoang ở Paraguay, được nhập giống về trồng ở Việt Nam trước năm 1990.Thu hoạch, sơ chế: Khi đoạn cành dài khoảng 20-25cm là thời điểm cắt cành, hái lấy lá, loại bỏ lá già úa, đem phơi nắng nhẹ hoặc sấy ở 30 - 40 oC đến khô. Trung bình mỗi tháng thu hoạch một lần.Cỏ ngọt mới làm khô sau thu hoạch thường có mùi ngái, gây khó chịu cho một số người. Cách khử mùi ngái như sau: Phun nước vào Cỏ ngọt khô để làm ẩm đều. Cho vào túi kín, ủ trong 2-3 ngày rồi đem phơi hoặc sấy khô sẽ hết mùi ngái mà không giảm độ ngọt.

Thành phần hoá học: Lá chứa các glycosid diterpenic: steviosid, rebaudiosid và dulcosid. Steviosid có vị ngọt gấp 150-280 lần cao hơn saccharose.

Công năng: Tiêu khát, lợi tiểu, hạ huyết áp.

Tính vị, công dụng: Cỏ ngọt có vị ngọt rất đậm đà. Là cây dược liệu có tính năng của một vị thuốc, có tác dụng như một thực phẩm chức năng, giúp người sử dụng hạn chế được các chứng bệnh về: tim mạch, béo phì, cao huyết áp, tiểu đường, thanh nhiệt. Dùng làm dịu ngọt các thức ăn thuốc uống có tính đắng, pha chế với rượu và các đồ uống khác…

Cách dùng, liều lượng: Phơi sấy khô, cắt nhỏ Cỏ ngọt để phối hợp với loại thuốc cần tạo vị ngọt. Tuỳ khẩu vị từng người mà điều chỉnh lượng Cỏ ngọt cho vừa miệng. 

Cỏ ngọt (Stevia rebaudiana) là một loại thực vật được tìm thấy nhiều ở Ấn Độ và Trung Mỹ. Khả năng tạo ngọt của dược liệu và chiết xuất từ nó đã được FDA chấp thuận an toàn và được ứng dụng phổ biến trong ngành công nghiệp thực phẩm để thay thế đường hóa học.

Cỏ ngọt có tên gọi khác là gì
Cỏ ngọt (Stevia rebaudiana) là một loại thực vật được tìm thấy nhiều ở Ấn Độ và Trung Mỹ.

Tên gọi khác: Cỏ đường, cỏ mật, cúc ngọt.

Tên khoa học: Stevia rebaudiana.

Thuộc họ: Cúc – Asteraceae.

Cỏ ngọt thuộc họ Asteraceae, được đặt theo tên của Petrus Jacobus Stevus (1500–1556) – một nhà thực vật học, giáo sư thực vật học công tác tại trường Đại học Valencia. Năm 1899, nhà thực vật học người Thụy Sĩ tên là Moises Santiago Bertoni đã mô tả tương đối kĩ lưỡng loại thực vật này. Tuy nhiên, phải đến năm 1955, cấu trúc của cỏ stevia và chiết xuất tạo ngọt được chiết tách từ nguyên liệu trên mới được công bố rộng rãi.

Cỏ ngọt có tên gọi khác là gì
Đông Trùng Hạ Thảo Khô 755,000đ

Cỏ ngọt có tên gọi khác là gì
Đông Trùng Hạ Thảo Ký Chủ Nhộng Tằm 3,050,000đ

Cỏ ngọt có tên gọi khác là gì
Rượu Đông Trùng Hạ Thảo 750,000đ

Cỏ ngọt có tên gọi khác là gì
Yến Chưng Đông Trùng Hạ Thảo 650,000đ

Cỏ ngọt có tên gọi khác là gì
Trà Đông Trùng Hạ Thảo 250,000đ

Cỏ ngọt có tên gọi khác là gì
Set Quà An Khang 1,550,000đ

Cỏ ngọt có tên gọi khác là gì
Set Quà An Khang VIP 2,250,000đ

Cỏ ngọt có tên gọi khác là gì
Set Quà Lộc Tiến Vinh Hoa 4,550,000đ

Cỏ ngọt có tên gọi khác là gì
Set Quà Nghênh Xuân Ngũ Phúc 6,688,000đ

10+
sản phẩm

Khám phá tất cả

Mô tả: Cỏ ngọt là cây sống lâu năm. Sau khi trồng được 6 tháng thì phần thân bắt đầu hóa gỗ. Phần cành và thân lá đều phủ một lớp lông trắng, mịn. Lá cây mọc đối, dài khoảng 30 – 60 mm, mép lá có răng cưa. Hoa nằm ở ngọn, màu trắng ngà, có 5 cánh nhỏ. Mùa hoa thường bắt đầu từ tháng 10 năm trước đến tháng 2 năm sau.

Phân bố:

Cúc ngọt có nguồn gốc ở thung lũng Rio Monday, đông bắc Panama, thuộc địa phận Trung Mỹ và Ấn Độ. Ngày nay, cây được trồng nhiêu nơi trên thế giới như Brazil, Argentina, Nhật bản, Paraguay, Mexico, Hoa Kỳ, Israel, Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan.

Thảo dược được du nhập vào nước ta trong vài năm trở lại đây (từ 1988). Hiện nay, đã có nhiều tỉnh thành trên cả nước trồng nguyên liệu trên cho mục đích chế biến trà thảo được, dược liệu chữa bệnh như Hà Giang, Cao Bằng, Hà Tây, Lam Đồng.

Bộ phận dùng: Lá và búp cây được dùng trong ngành công nghiệp thực phẩm và dược phẩm.

Thu hái & sơ chế: Thảo dược được thu hái quanh năm nhưng phổ biến nhất là tháng tám hằng năm. Người ta thường cắt phần lá non và ngọn cây, sàng lọc và loại bỏ lá úa trước khi đem phơi khô để làm thuốc, trà.

Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm và ánh sáng chiếu trực tiếp.

Trong thành phần của cỏ ngọt có chứa hoạt chất chính là steviol – một chất tạo ngọt, không bị phân hủy, không lên men, có mùi thơm nhẹ, không độc.

Do steviosides có trong thực vật trên không ảnh hưởng đến nồng độ glucose trong máu nên người ta thường chiết xuất chất trên để làm phụ gia thực phẩm, dùng thay thế đường cho những người đang ăn kiêng, mắc bệnh huyết áp, tiểu đường.

Hiện nay, trên thị trường, nhiều sản phẩm từ cỏ ngọt đã thay thế vị trí của đường hóa học.

Cây cỏ ngọt có các tác dụng như sau:

  • Giảm nhu đầu tinh bột và đường của cơ thể người bệnh, giảm đau đầu, mất nủ.
  • Dùng cùng với nhân trần, cam thảo, lá trà khô atiso giúp giải khát, thanh nhiệt cho cơ thể.
  • Làm đường thay thế chất tạo ngọt trong các loại thực phẩm.
  • Cân bằng huyết áp, hạ mỡ máu, điều hòa lượng đường có trog máu.
  • Phòng bệnh tim mạch, ngăn ngừa xơ vữa động mạch.
  • Tăng cường hệ miễn dịch, tăng khả năng làm việc nhẹ.
  • Giảm cảm giác thèm ngọt ở người bị béo phì.

Cách dùng:

Có khá nhiều cách sử dụng cỏ ngọt như:

  • Phơi, sấy khô để thêm vào trà.
  • Tán thành bột khô để trộn vào nguyên liệu làm bánh thay cho đường.
  • Dùng thay thế đường hóa học trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm.
  • Làm chất tạo ngọt cho những người đang ăn kiêng ít năng lượng, bệnh nhân đái tháo đường.

Liều lượng: 5 – 7 gam mỗi ngày.

Cỏ ngọt có khả năng tạo ngọt cao gấp 300 lần saccharoza nhưng không mang nhiều năng lượng. Dược liệu thích hợp cho những đối tượng như sau:

  • Người bị béo phì, tiểu đường mong muốn giảm cân.
  • Bệnh nhân vừa mới phẫu thuật cắt dạ dày cần kiêng đường kính.
  • Người mắc bệnh cao huyết áp, phụ nữ mang thia, bệnh tim mạch
  • Người đang dùng thuốc lợi tiểu nhóm thiazid, thuốc chứa Digiralis.
  • Người muốn đẹp da, tăng cường sức khỏe.

Cỏ ngọt được ứng dụng cho các mục đích điều trị sau:

  • Dùng làm thuốc cho bệnh nhân tiểu đường: Dùng 2 lần/ ngày, mỗi lần 2.5 gam cỏ phơi khô, đem sắc với 200 ml. Khi nước cô lại còn khoảng 50 ml thì tắt bếp và chia ra dùng trong ngày.
  • Dùng cho người bị béo phì: Sắc uống 7.5 gam cỏ ngọt khô. Dùng liên tục.
  • Dùng cho bệnh nhân bị tăng huyết áp: Uống nước từ dừa cạn, hoa cúc, cỏ ngọt và hoa hòe mỗi ngày.

Thông tin trong bài mang tính chất tham khảo, không thể thay thế tư vấn chuyên môn. ThuocDanToc.vn không đưa ra bất kỳ lời khuyên, chẩn đoán & phương pháp điều trị thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.