Cổ tức vnm 2023

(ĐTCK) CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk, mã chứng khoán VNM - sàn HOSE) mới công bố nghị quyết về việc điều chỉnh ngày chốt danh sách tạm ứng cổ tức đợt 2/2021.

Cụ thể, Công ty sẽ dời ngày chốt quyền trả cổ tức sang ngày 11/1/2022 thay cho ngày chốt danh sách theo nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên năm 2021 thông qua trước đó là ngày 31/12/2021.

Vinamilk sẽ trả cổ tức bằng tiền, tỷ lệ 14% (tương ứng 01 cổ phiếu được nhận 1.400 đồng). Thời gian thanh toán vào ngày 25/2/2022.

Như vậy, với gần 2,09 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, Công ty sẽ phải chi xấp xỉ hơn 2.926 tỷ đồng để trả cổ tức cho cổ đông. Trước đó, vào tháng 9/2021, VNM đã tạm ứng cổ tức đợt 1/2021 tỷ lệ 15%.

Ngoài ra, Công ty cũng thông báo kế hoạch tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2022 theo hình thức trực tuyến, danh sách được chốt vào ngày 16/3/2022 và tổ chức vào ngày 26/4/2022.

Vào ngày 25/11 mới đây, tại Nhật Bản, VNM và công ty thành viên Vilico đã ký kết thành công biên bản ghi nhớ hợp tác với Tập đoàn Sojitz (Nhật Bản) và UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc đầu tư, phát triển dự án về bò thịt tại Việt Nam.

Nội dung cụ thể là liên doanh đầu tư cơ sở chăn nuôi - chế biến - phân phối sản phẩm thịt bò tại Việt Nam, cung cấp cho thị trường toàn quốc và xuất khẩu; các giai đoạn tiếp theo sẽ có thêm các sản phẩm nguồn gốc protein khác với công nghệ chế biến sâu và quy mô hợp tác dự kiến lên đến 500 triệu USD.

Trong đó, giai đoạn 1 của dự án dự kiến đi vào hoạt động trong năm 2023 có quy mô công suất khoảng 30.000 bò thịt/năm, cơ sở chế biến khép kín, công nghệ hiện đại. Quy mô hợp tác giữa các nhà đầu tư xấp xỉ 3.000 tỷ đồng, trong đó tổng mức đầu tư dự án tại tỉnh Vĩnh Phúc là 1.670 tỷ đồng.

Trên thị trường chứng khoán, đóng cửa phiên giao dịch ngày 2/12, cổ phiếu VNM giảm 0,1% xuống 87.400 đồng/CP, khối lượng giao dịch đạt hơn 1,25 triệu đơn vị.

TCDN - SSI Research khuyến nghị nhà đầu tư xem xét lại cổ phiếu của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam - VNM, vốn đã giảm định giá trong thời gian dài, và dự báo lợi nhuận ròng sẽ tăng 11% vào năm 2023.

Trong khoảng thời gian một năm tới, SSI Research cho rằng “cổ phiếu phòng thủ” là lựa chọn đầu tư hợp lý trong thời kỳ lạm phát cao và chính sách tiền tệ thắt chặt. Nhóm tiềm năng là các công ty có thể phục hồi về doanh thu cũng như cải thiện tỷ suất lợi nhuận, bao gồm cổ phiếu VNM, QNS, MSN, MCH, SAB.‏

‏Báo cáo chiến lược tháng 7 của SSI Research khuyến nghị nhà đầu tư chứng khoán xem xét lại cổ phiếu VNM, vốn đã giảm định giá trong thời gian dài, vì SSI dự báo công ty sẽ đạt mức tăng trưởng lợi nhuận ròng 11% vào năm 2023 sau hai năm sụt giảm lợi nhuận (2020-2021), nhờ tăng trưởng doanh thu ở mức một con số và tỷ suất lợi nhuận cải thiện do giá sữa bột có xu hướng điều chỉnh giảm”.‏

‏Hiện tại, cổ phiếu VNM đang được giao dịch ở mức 2022 P/E là 17,3 lần và 2023 P/E ở mức 15,6 lần, là mức chiết khấu cao so với định giá của công ty trong quá khứ cũng như các doanh nghiệp hàng tiêu dùng cùng ngành trong khu vực. SSI Research kì vọng trong bối cảnh lạm phát tăng cao, các công ty thực phẩm và đồ uống với các yếu tố cơ bản tốt, cổ tức đều đặn và lợi nhuận duy trì ổn định có thể là điểm đến của dòng tiền đầu tư.

‏Giá sữa bột nguyên liệu đã có dấu hiệu "hạ nhiệt" từ tháng 3-4/2022 nên kì vọng các quý cuối năm áp lực lên biên lợi nhuận gộp sẽ giảm bớt. SSI Research cũng kì vọng tăng trưởng doanh thu sẽ tăng tốc trong các quý sau của năm 2022.

Hai năm qua, giá nguyên liệu đầu vào của các doanh nghiệp sản xuất nói chung và Vinamilk chịu ảnh hưởng do dịch COVID-19 và các vấn đề về kinh tế - chính trị thế giới. Vì vậy, việc giá nguyên liệu bước vào giai đoạn điều chỉnh sẽ là tín hiệu tích cực góp phần cải thiện biên lợi nhuận của doanh nghiệp trong thời gian tới.‏

‏Nhiều chuyên gia chứng khoán khác cũng cho rằng việc nắm giữ những cổ phiếu cơ bản tốt như cổ phiếu VNM sẽ giúp các nhà đầu tư đi qua "cơn bão" an toàn, thậm chí, đạt lợi nhuận khá tốt nếu may mắn mua được cổ phiếu cơ bản tốt vùng đáy.

Một ví dụ điển hình, ở nhịp giảm thứ hai sau khi thị trường hồi phục lại ngưỡng 1.300 điểm, khi VN-Index mất hàng trăm điểm, thì những cổ phiếu cơ bản như VNM không biến động mạnh. Những nhà đầu tư nắm giữ những cổ phiếu cơ bản này sẽ không phải rơi vào tình thế khủng hoảng, bán tháo cổ phiếu như những nhóm cổ phiếu đầu cơ, cổ phiếu "nóng".‏

‏Dù thị trường chứng khoán đã mấy lần nỗ lực hồi phục sau “bão” nhưng nhiều chuyên gia vẫn cho rằng thị trường chứng khoán vẫn còn những nhịp rung lắc mạnh, việc lựa chọn những cổ phiếu cơ bản để “tránh bão” là một trong những ưu tiên của các nhà đầu tư hiện tại.‏

Nhu cầu tiêu thụ được dự báo dần hồi phục từ nửa cuối năm 2022 và đầu năm 2023 trong khi giá nguyên liệu đầu vào có xu hướng giảm sẽ hỗ trợ biên lợi nhuận của Vinamilk trong thời gian tới.

Tín hiệu hồi phục

Trong bối cảnh ảnh hưởng của “hậu Covid-19”, nhiều doanh nghiệp sản xuất trong nước phải chịu áp lực từ giá cả nguyên vật liệu leo thang, chi phí vận chuyển và xăng dầu tăng mạnh. Tỷ suất lợi nhuận gộp của các công ty F&B cũng bị ảnh hưởng bởi giá cả hàng hoá tăng cao ở các mức độ khác nhau. Tuy nhiên, biên lợi nhuận gộp quý 2/2022 của Vinamilk với sự cải thiện so với quý trước đang cho thấy những tín hiệu lạc quan.

Tính riêng mảng nội địa, biên lợi nhuận gộp đã tăng 70 điểm cơ bản so với quý đầu năm nhờ vào một số yếu tố như: Yếu tố mùa vụ khi tiêu thụ sữa trong quý hè cao hơn; Biên lãi gộp của dòng sản phẩm sữa tươi 100% cải thiện so với cùng kỳ. Đây là thành quả của sự đầu tư mạnh mẽ của Vinamilk cho hệ thống trang trại bò sữa, tiến tới chủ động nguyên liệu sữa tươi.

Các động lực trong ngắn và trung hạn

Cũng theo một dự báo của VNDirect, doanh thu nội địa của Vinamilk sẽ tăng trưởng 9,8% so với cùng kỳ trong nửa cuối năm khi nhu cầu phục hồi. Nhu cầu tiêu thụ sữa trong năm 2022 được dự báo sẽ tăng 6% so với cùng kỳ về sản lượng, cao hơn mức 4% của năm trước. Dự báo này dựa trên một số cơ sở (1) mức nền tiêu thụ thấp trong năm 2021; (2) cầu tiêu thụ sữa tăng cao nhằm cải thiện sức khỏe và (3) nhận thức của người tiêu dùng về các vấn đề liên quan đến sức khỏe cao hơn dẫn đến nhu cầu về các sản phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch như sữa chua tăng cao.

Các chiến lược tiếp thị của Vinamilk cũng bắt đầu mang lại hiệu quả và thúc đẩy doanh thu nội địa tăng trở lại từ quý 3/2022. Bên cạnh đó, việc tái cấu trúc hệ thống phân phối trong nửa đầu năm được kỳ vọng sẽ mang lại những cải thiện nhất định về tăng trưởng doanh thu trong những quý tới. Ngoài ra, việc học sinh quay trở lại trường học sau kỳ nghỉ hè trong quý 3/2022 và Tết nguyên đán đến sớm được trong đợi sẽ thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ các tháng cuối năm.

Trong tháng 7/2022, Vinamilk đã đón 2.500 con bò sữa HF thuần chủng nhập khẩu từ Mỹ về để mở rộng đàn cho trang trại sinh thái Green Farm và tổ hợp trang trại Lao-Jagro. Dự án trang trại tại Lào (quy mô 8.000 con bò) dự kiến sẽ cho ra sản phẩm vào năm 2023. VNDirect ước tính dự án này sẽ giúp Vinamilk tăng khả năng tự chủ về nguyên liệu sữa đầu vào lên 4%. Tháng 5 vừa qua, Vinamilk và Mộc Châu Milk cũng đã nhấn nút khởi công dự án Thiên Đường sữa Mộc Châu và tiếp tục tăng đàn tại 13 trang trại hiện hữu. Các dự án này sẽ góp phần giảm sự phụ thuộc của biên lợi nhuận gộp vào giá bột sữa thế giới trong dài hạn.

Cuối năm nay, Vinamilk dự kiến tiến hành khởi công dự án nhà máy sữa tại Hưng Yên có vốn đầu tư lên tới 4.600 tỷ đồng (gần 200 triệu USD), trên diện tích 25 ha. Đây được xem là “siêu nhà máy sữa” lớn nhất của Vinamilk ở khu vực phía Bắc và cũng là dự án nhà máy chế biến sữa có quy mô lớn nhất của tỉnh Hưng Yên được cấp quyết định chủ trương đầu tư tính đến thời điểm này. Với tổng công suất thiết kế ước đạt khoảng 400 triệu lít/năm, nhà máy sữa tại Hưng Yên là một trong các dự án trọng điểm trong chiến lược phát triển của Vinamilk trong 5 – 10 năm. Theo kế hoạch, đến quý 4/2025, công ty sẽ đưa toàn bộ dự án giai đoạn 1 vào hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Trong dài hạn, Vinamilk tiếp tục tìm kiếm thêm động lực tăng trưởng mới với các sản phẩm tiềm năng thông qua dự án bò thịt hợp tác cùng tập đoàn Sojitz (Nhật Bản). Dự án được triển khai tại tỉnh Vĩnh Phúc với tổng vốn đầu tư qua các giai đoạn đạt xấp xỉ 500 triệu USD. Giai đoạn 1 dự kiến đi vào hoạt động trong năm 2023 có quy mô công suất là khoảng 30.000 bò thịt/năm.

Hà Linh

Nhịp Sống Thị Trường

Chủ đề