Con gái tốn bao nhiêu tiền cho mỹ phẩm năm 2024

Đi vô quầy mỹ phẩm, bạn sẽ luôn thấy những sản phẩm chống lão hóa được bán với giá đắt đỏ nhất. Không chỉ vì các thành phần có tác dụng chống lão hóa thường có giá thành rất cao, mà còn bởi vì phụ nữ ở tuổi U40 thường có thu nhập ổn định, sẵn sàng chi tiền nhiều hơn, và tất nhiên là họ cũng lo lắng lưu giữ nhan sắc của mình nữa. Đánh vô tâm lý “chẳng sợ gì, chỉ sợ già” đó, nhiều hãng mỹ phẩm thậm chí càng lúc càng thích tuyên truyền quảng bá cho “cuộc chiến chống lão hóa”, chiêu mộ cả những chiến binh U20 chưa gì đã lo nếp nhăn và da chảy xệ.

Con gái tốn bao nhiêu tiền cho mỹ phẩm năm 2024

(Ảnh: freepik)

Theo thống kê, chỉ riêng hạng mục mỹ phẩm chống lão hóa đã có thể đạt lợi nhuận 330 triệu đô la Mỹ trên toàn cầu vào năm 2021. Tạp chí Instyle đã làm một cuộc tính toán giả tưởng nho nhỏ để thử tính coi trung bình mỗi người phụ nữ sẽ tốn bao nhiêu tiền để mua mỹ phẩm chống lão hóa trong cả cuộc đời mình. Giả thuyết như phụ nữ bắt đầu xài kem chống lão hóa từ năm 30 tuổi, đến năm 81 tuổi (tuổi thọ trung bình của nữ giới Mỹ), thì cô ta sẽ phải xài sản phẩm liên tục trong vòng 51 năm. Mỗi ngày lượng kem thoa khoảng 1gram, thì trong 1 năm sẽ phải mua 8 hũ kem 50gram.

Tính toán này của Instyle tạm thời coi quy trình chống lão hóa của phụ nữ chỉ gồm một lọ kem dưỡng, không tính các sản phẩm như serum, mặt nạ v.v... Nếu sử dụng kem chống lão hóa bình dân có giá khoảng 29USD (tương đương 675.000đ), thì đến năm 81 tuổi bạn phải xài hết 11832USD (tức là 275 triệu). Nếu xài sản phẩm hàng trung cao cấp có giá 90USD (khoảng 2.000.000đ) thì cả cuộc đời bạn sẽ “cống nạp” hết 36720USD (854 triệu tiền Việt). Còn nếu nhà có điều kiện, xài mấy loại chứa tổ yến trứng cá hồi vàng 24k giá tầm 485USD mỗi lọ thì đến cuối đời con số sơ bộ là 197880USD (tầm 4 tỉ 6 chứ nhiêu). Nghe rối loạn tiền đình chưa? Phụ nữ chúng ta quả là biết cách đốt tiền.

Nghe chừng đến đây nhiều chị em sẽ hết hồn nhận ra rằng mình sẽ phải “dành cả lương hưu để dưỡng da”. Nhưng thực ra thì nhan sắc vốn là một thứ tài sản mà chúng ta đầu tư thì chỉ có lời chứ không khi nào lỗ.

Cũng chưa có nghiên cứu thống kê để chứng minh rằng càng bỏ nhiều tiền cho mỹ phẩm chống lão hóa thì càng trẻ lâu. Nhưng chắc chắn, một làn da được chăm sóc bài bản, sẽ có sức sống tốt hơn, lâu lão hóa hơn một làn da không được chăm sóc chu đáo.

Con gái tốn bao nhiêu tiền cho mỹ phẩm năm 2024

(Ảnh: floravanity)

Mặc dù quả thực hiện nay nhiều cô gái mới bước vô tuổi 20 đã lo tìm kiếm các loại kem dưỡng chống nhăn, mặt nạ chống lão hóa thì có phần hơi bị cực đoan á, giống như là bị “dính mồi” của mấy công ty mỹ phẩm thích dọa dẫm khách hàng vậy đó. Mấy bạn yên tâm là, những quy trình dưỡng da cực kỳ cơ bản hoàn toàn có thể đem đến hiệu ứng chống lão hóa lâu dài từ trước tuổi 30.

Không quan trọng là mỹ phẩm bình dân, trung cấp hay hàng hiệu sành điệu, một khi đã biết đến dưỡng da, thì hãy nhớ đến hai “từ khóa” thần kỳ – không phải collagen, không phải chiết xuất tinh trùng hạ thổ tuyết liên linh chi hồ điệp gì hết, mà chính là “HYALURONATE” và “KEM CHỐNG NẮNG”. Hyaluronat (là HA đó mấy bạn) có thể có mặt trong nhiều sản phẩm như: toner, serum, xịt khoáng, kem dưỡng, mặt nạ... đây là chất cấp ẩm giúp da ngậm nước căng bóng, và khi đã đủ độ ẩm căng mịn như vậy thì các nếp nhăn sẽ chậm hình thành.

Nên nhớ, da khô chính là làn da nhanh lão hóa nhất. Và kem chống nắng thì chính là lớp màng ngăn chặn tác nhân gây lão hóa chính trong đời sống hiện đại – tia UV vô hình trong ánh sáng mặt trời. Kem chống nắng giúp bảo vệ collagen thì sẽ luôn rẻ hơn kem dưỡng bổ sung collagen, bạn nha!

Và mấy bạn biết không, kem chống lão hóa thì có thể phải thay đổi tùy theo tình trạng da, càng lớn tuổi thì càng phải xài những công thức phức tạp, thành phần đắt đỏ kiểu như Coenzym Q10. Nhưng sản phẩm dưỡng ẩm chứa hyaluronat và kem chống nắng thì có thể trung thành đi theo bạn từ lúc “Em chưa 18” đến lúc “Em là bà nội của anh”.

Người tiêu dùng Việt Nam đang ngày càng chú trọng tới thẩm mỹ và sức khỏe, khiến nhu cầu sử dụng mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc da tăng cao. Đây cũng là lĩnh vực không bị ảnh hưởng bởi đại dịch hay thăng trầm của thị trường. Theo Công ty nghiên cứu thị trường toàn cầu Mintel, tổng giá trị thị trường mỹ phẩm tại Việt Nam đang vào khoảng 2,63 tỷ USD và được dự đoán tăng trưởng với tốc độ 3,32% hàng năm đến năm 2027. Trong đó, các sản phẩm chăm sóc da được ưa chuộng nhất, với hơn 60% người tiêu dùng sử dụng mỗi ngày.

THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA NHIỀU TIỀM NĂNG

Mới đây, Công ty nghiên cứu thị trường Q&Me đã công bố kết quả cuộc khảo sát năm 2022 với đối tượng là nữ giới trong độ tuổi 16 - 40 tuổi ở hai thành phố lớn là TP.HCM và Hà Nội về mức chi tiêu cho lĩnh vực làm đẹp. Theo đó, 93% phụ nữ từ 25 - 32 tuổi sử dụng các sản phẩm chăm sóc da thường xuyên. Họ mua mỹ phẩm ở chủ yếu ba kênh: cửa hàng của thương hiệu, chuỗi cửa hàng chăm sóc sức khỏe & sắc đẹp và trang thương mại điện tử. Số tiền trung bình mà phụ nữ Việt chi tiêu cho mỹ phẩm chăm sóc da là 436.000 đồng mỗi tháng: sản phẩm chăm sóc da được sử dụng nhiều nhất là sữa rửa mặt (77%), nước tẩy trang (66%), kem chống nắng (45%), kem dưỡng ẩm (37%), toner (36%), serum (28%).

Trước đó, vào tháng 12/2022, triển lãm quốc tế Beautycare Expo 2022 đã "trình làng" những sản phẩm, công nghệ mới nhất tại Hà Nội. Tại đây, các nhà quản lý và chuyên gia nhận định, tính riêng thị trường sản phẩm chăm sóc da Việt Nam đạt giá trị gần 770 triệu USD năm 2020 và dự kiến đạt 1,92 tỷ USD vào năm 2027. Đồng thời, thị trường mỹ phẩm Việt Nam đang tăng trưởng với tốc độ nhanh hàng đầu khu vực. Tiêu dùng cho sản phẩm, dịch vụ làm đẹp hiện trở thành khoản chi cố định và ngày càng gia tăng, trở thành nhu cầu thiết yếu của các gia đình.

Con gái tốn bao nhiêu tiền cho mỹ phẩm năm 2024
Với mức doanh thu không ngừng tăng trong hai thập niên qua, thị trường mỹ phẩm Việt Nam được đánh giá là một thị trường đầy tiềm năng.

Bên cạnh đó, tại Việt Nam, xu hướng làm đẹp cho nam mới cũng đã bắt đầu bùng nổ, với giá trị thị trường mỹ phẩm dành riêng cho nam giới đạt khoảng 30 triệu USD - theo kết quả khảo sát của Men Stay Simplicity (MSS). “Gen Z, đặc biệt là nam giới không chỉ quan tâm đến mặc đẹp mà còn quan tâm đến việc chăm sóc da, giữ dáng”, ông Hoàng Đình Tuấn, CEO của Men Stay Simplicity, nhận định. “Đó là một sự thay đổi lớn, hứa hẹn sự bùng nổ của thị trường có giá trị dự kiến đạt 30,8 tỷ USD trên toàn cầu, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm 9,1% từ năm 2022 - 2030, theo số liệu của Grand View Research”.

Với mức doanh thu không ngừng tăng trong hai thập niên qua, thị trường mỹ phẩm Việt Nam được đánh giá là một thị trường đầy tiềm năng và trở thành điểm đến hấp dẫn của nhiều thương hiệu mỹ phẩm nước ngoài. Nhiều doanh nghiệp hàng đầu châu Âu và châu Á, như Anh, Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản, đang tích cực tìm kiếm cơ hội gia nhập và mở rộng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Với các chiến lược kinh doanh khác nhau, các thương hiệu sẽ đưa ra những mô hình kinh doanh phù hợp nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng từ nguồn khách hàng Việt.

Theo báo cáo tổng quan ngành hàng làm đẹp Việt Nam trên các sàn thương mại điện tử năm 2022 của nền tảng số liệu e-commerce Metric.vn, trung bình mỗi tháng ngành hàng làm đẹp đem về doanh thu hơn 1.500 tỷ đồng và gần 17 triệu sản phẩm được bán ra. Nhu cầu của ngành hàng này trải đều trong năm khi doanh thu qua các tháng chênh lệch không quá nhiều. Tuy nhiên, tháng 11 và 12/2022 đạt doanh thu cao nhất, hơn 1.600 tỷ đồng. Các thương hiệu có doanh thu cao phần lớn đến từ Hàn Quốc, Trung Quốc, Âu, Mỹ và Nhật Bản...

Nội dung bài viết được đăng tải trên Tạp chí Kinh tế Việt Nam số 16-2023 phát hành ngày 17-04-2023. Kính mời Quý độc giả tìm đọc tại đây: