Con lợn là gì


Con heo là một loài vật vô cùng thân thiết với con người. Heo biểu trưng cho sự phồn thực, tính dục, sự nhàn nhã, sung túc trong văn hóa phương Đông và là một trong những con vật có một mối liên hệ lâu đời nhất với con người.

Con lợn là gì

Con heo gắn bó lâu đời với con người. Do đó, nó trở thành một người bạn thân thiết trong cuộc sống hàng ngày. Do đó, có rất nhiều câu chuyện xung quanh con heo được truyền từ đời này sang đời khác, khiến nó được đi vào thơ, ca, nhạc họa, là một con vật quan trọng trong phong thủy. 
 

Heo là một trong 12 con vật tượng trưng cho chu kỳ 12 năm của Địa Chi trong nhiều tính toán liên quan tới Can Chi của người Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên,… Nó gắn liền với địa chi Hợi. Những người tin tưởng vào chiêm tinh học Trung Hoa luôn gắn con vật với đặc điểm, đặc tính cá nhân. 
 

Con lợn là gì

Con heo là một trong 12 con giáp
 

Đối với người Việt Nam và Trung Quốc, heo được nhân cách hóa qua nhân vật hư cấu nửa người nửa heo Trư Bát Giới, một vị thần trên Thiên đình, trong truyện nổi tiếng Tây du kí. Trong văn hóa người Việt, heo mặc dù là biểu trưng cho sự trù phú, an nhàn, tốt lành và may mắn nhiều đến thế, nhưng hình ảnh con heo cũng không ít lần bị gắn với những điều xấu xí, tiêu cực. Chúng ta có thể dễ dàng nghe thấy những câu chửi rủa nhau như “Béo như heo, ngu như heo, lười như heo”… trong cuộc sống hàng ngày. 
 

Người dân tộc ở Việt Nam có truyền thuyết Pú Lương Quân của dân tộc Tày vùng Cao Bằng kể về vợ chồng Báo Lương và Sao Cải, sau khi đã trồng được nhiều lúa, bèn nghĩ đến việc vào rừng để bắt heo rừng về nuôi. Khu rừng bắt đó được gọi là Đồng Giáo (rừng heo cỏ), nơi nuôi heo gọi là xóm Chóng Mu (xóm Bờm heo), cánh đồng trồng khoai nuôi heo gọi là Bà Non (ruộng Dọc khoai), mà có thể cư dân Tày cổ có nguồn gốc từ người Việt cổ từ sau khi giai thể nhà nước Văn Lang và Âu Lạc.
 

Con lợn là gì

Con heo là loài vật vô cùng thân thiết với cuộc sống con người
 

Chúng ta cũng có thể thấy được tầm quan trọng của con heo trong văn hóa dân gian bởi những bức tranh dân gian, những bài hát đồng dao, những câu ca dao,… Hình ảnh con heo xuất hiện trên các tấm lịch treo Tết thể hiện sự sung mãn, phồn thực, vui vẻ và hạnh phúc gia đình. 
 

Bạn có thể dễ dàng nhìn thấy hình ảnh con heo trong các bức tranh dân gian của làng tranh dân gian Đông Hồ, Hàng Trống, Kim Hoàng,… Nó quen thuộc và gần gũi với cuộc sống, nhận thức của người dân. Con heo trong quan niệm văn hóa cổ truyền thuộc dòng Âm ôn hòa, nhã nhặn, sinh nở đầy đàn nên yếu tố phồn thực được đề cao trong loại tranh dân gian, chúc tụng năm mới gặp nhiều may mắn, con cháu đông vui, phúc lộc. Bức tranh lợn đàn là biểu tượng của sự sung túc, no đủ, phồn thực. 
 

Con lợn là gì

Bức tranh Đông Hồ Lợn Đàn
 

Trên mình con lợn có vòng khoáy Âm – Dương ngụ ý phát triển, sinh sôi nảy nở, bức tranh còn thể hiện con lợn mẹ trắng xóa mắt lim dim lờ đờ, mõm tũm tĩm năm con lợn con, con xanh, con đỏ, con trắng con tím lúc nhúc cả dưới chân. Hình ảnh lợn Cấn sắc nét nhất là trên tranh lợn ăn lá ráy, Nghệ nhân Đông Hồ đã quan sát kỹ con lợn phàm ăn, đang sục mõm và máng, cành lá ráy như động đậy, ước lên. 

Con lợn là gì

Tranh Đông Hồ lợn ăn cây ráy

Hình ảnh con lợn trong các bức tranh dân gian tuy mỗi bức có những nét đẹp riêng, nhưng đều thể hiện sự phồn thịnh, thiêng liêng của con heo trong tâm thức, văn hóa cũng như trong cuộc sống hàng ngày. 

Trong phong thủy, heo mang lại may mắn cho gia chủ và đại diện cho sự thịnh vượng, giàu có và tăng khả năng sinh sản, thành công trong công việc. Heo mẹ càng có nhiều heo con thì nguồn lực và tài sản càng tăng. Và trong cuộc sống hiện đại, heo mang ý nghĩa cầu mong sự phát triển trong công việc và nguồn nhân lực để hỗ trợ, phát triển. 
 

Con lợn là gì

Heo biểu tượng cho sự thịnh vượng phồn hoa
 

Trong âm dương, Heo thuộc âm tính. Chúng là món quà quý giá cho đối tác làm ăn hoặc cho người thân trong lễ khai trương cửa hàng. Heo cũng là món quà ý nghĩa cho người bạn đời với mong muốn tăng khả năng thụ thai và mong có nhiều con.
 

Con lợn là gì

Trong âm dương, heo thuộc âm tính
 

Chúng ta có thể thấy được rất nhiều gia đình đặt tượng con heo trong nhà với nhiều mong ước, cầu nguyện. Mang lại sự sung túc, cuộc sống đầy đủ cho gia chủ, người ta thường ví trong 12 con giáp thì heo là con vật sướng nhất bởi nó chỉ ăn xong ngủ, đến bữa có người cho ăn, ăn xong rồi lại đi ngủ mà không phải lo lắng bất cứ điều gì. Bởi vì lẽ đó đặt tượng con heo trong nhà với mong muốn cuộc sống luôn no đủ, sung túc, thoải mái về cả tài chính lẫn tinh thần.
 

Con lợn là gì
 Đặt tượng con heo trong nhà với mong muốn cuộc sống sung túc, đủ đầy


Năm con heo đang đến, bạn sẽ phải bất ngờ bởi sức tác động mạnh mẽ của biểu tượng con heo trong văn hóa, trong phong thủy. Sẽ thật thiếu sót nếu như bạn trang trí một bức tranh heo, một bức tượng heo trong nhà mà không hiểu hết những ý nghĩa mà nó mang lại. Trong cuộc sống tâm linh cũng như trong đời sống thường nhật, con heo vẫn giữ một vị trí quan trọng không thể thay thế bởi những gì nó mang lại. 

Nguyễn Hằng

Theo Báo Du lịch

Một cách giải thích về cách gọi tên khác nhau này được đề cập trong “Đại Nam Quốc Âm Tự Vị”, ông đã giải nghĩa Lợn là con Heo. Theo ông: người miền Nam phần lớn là những di dân từ miền Trung, tiếng nói của họ nặng, khi phải bẩm trình với quan lớn, họ lại phát âm thành “quan lợn”. Chẳng hạn như họ phát âm: trò chơi lợn (lớn), ăn quỵt (quýt), ông Giacọp (Giacóp). Quan cho là vô phép nên sai lính lấy hèo phạt, ai bẩm “quan lợn” là phải đòn 10 hèo. Nhiều người bị phạt hèo như vậy, nên khi thấy con lợn họ hình dung ngay ra những cây hèo vút vào mông họ, họ bèn mỉa mai gọi con lợn là “con hèo”. Rồi để khỏi lầm lẫn con lợn với cây gậy quái ác ấy, họ bớt đi dấu huyền, còn lại là con heo. Con lợn từ miền Bắc đi xuống miền Nam thành con heo là như thế.

Điều thú vị là người miền Nam dù gọi là “con heo” nhưng lại có món bánh “da lợn” rất ngon, chứ không gọi là bánh da heo.

Những chú heo dễ thương tại Hội hoa xuân Tao Đàn 2019. Hình: P Nguyệt

Hình ảnh con lợn/ con heo trong văn hóa dân gian

Con gà cục tác lá chanh, con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi, con chó khóc đứng khóc ngồi, mẹ ơi đi chợ mua con đồng riềng. Vì sao chó phải có riềng, lợn có hành?

Triết lý Việt Nam theo triết lý Trung Hoa, chủ trương âm dương hoà hợp. Quan niệm đó được thể hiện trong lãnh vực ăn uống. Thịt gì món gì phải ăn với rau thơm hay gia vị nào đều có quy định cả. Người Việt ăn nhiều thứ rau mà các nước khác không có: rau mùi, rau răm, lá sung, lá xoài, củ tỏi, gừng riềng…Gà luộc cần có lá chanh, thịt lợn cần có củ hành, chó phải có củ riềng lá mơ.

Ba con vật này đứng chót trong thứ tự 12 con giáp. Gà lợn và chó là ba con vật nuôi rất thông dụng trong hầu hết các gia đình nông thôn Việt Nam.

Theo cổ tích Việt Nam, tiền thân của lợn là một vị tiên trên trời, vì ham ăn, lại lười biếng chẳng chịu làm việc gì, nên Ngọc Hoàng đày xuống dương gian làm kiếp gà, bắt phải bới rác kiếm ăn. Vị tiên ấy chê giống gà nhỏ bé, đến con mèo con chó cũng bắt nạt được. Trời thương tình, cho làm kiếp bò. “Bò tuy lớn, nhưng chỉ được ăn cỏ mà còn phải vất vả kéo xe, kéo cày…”, nghĩ thế, nên vị tiên ấy lại năn nỉ:

- Xin Ngọc Hoàng cho con cái chức gì không phải làm lụng, mà được cơm bưng nước rót đến tận miệng…

- Vậy Ta cho người làm kiếp Lợn, người ta sẽ đem thức ăn đến tận mõm, chỉ việc ăn no ngủ kỹ, càng ăn lắm ngủ nhiều người ta càng thích, để thân xác béo mẫm ra cho người ta nhờ.

Thế là vị tiên đó hí hửng lạy tạ, xuống trần làm thân con lợn, không để ý đến hậu quả. Tới lúc lợn béo nùng nục, bị người ta lôi ra làm thịt, mới té ngửa ra, đòi xin hoá kiếp. Một tiên ông đến mách bảo “xin người ta thêm hành vào xào nấu với thịt thì ngươi được hoá kiếp”. Từ đó “con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi” là đề mong được hoá thân kiếp khác vậy.

Sống chung với loài người ở khắp nơi, đặc biệt thịt lợn có mặt trên các mâm cỗ, bàn tiệc và là thức ăn ít nhiều đều có trong bữa ăn gia đình ở thành thị cũng như thôn quê, từ đó hình ảnh con lợn đã đi vào nếp sống dân dã trên nhiều lãnh vực qua các câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ tiếng Việt cũng thường nhắc đến động vật hữu ích này.

Ca dao Việt Nam từ rất xa xưa đã có những câu dí dỏm, tình tứ, nhân bản về việc cưới gả. Trong đó con heo cũng đóng vai trò quan trọng. Chẳng hạn một chàng trai đã “phải lòng” một cô thiếu nữ, nhưng lại vờ vĩnh hứa giúp “đằng ấy” khi “đằng ấy” lấy chồng:

Giúp em một thúng xôi vò,

Một con lợn béo một vò rượu tăm.

Nghe vậy, nàng cũng bắt được ý chàng, tuy tim nàng rung động nhưng cũng trấn tĩnh, ngúng nguẩy trả lời:

Anh về thưa với mẹ cha,

Bắt lợn đi cưới, bắt gà đi cheo.

Nói gà bắt gà đi cheo, chứ thật ra chàng trai phải nộp cheo cho làng bằng thủ lợn. Bởi vì:

Sọ lợn lớn hơn đầu mèo,

Làng ăn không hết làng treo cột đình.

Tục lệ ở Việt Nam xưa là như thế. Nạp cheo để chứng minh cho cả làng biết là chúng tôi thành vợ thành chồng đàng hoàng. Biên nhận nạp cheo là một thứ giấy giá thú. Nếu không có nó thì:

Có cưới mà chẳng có cheo,

Dẫu rằng có giết mười heo cũng hoài.

Cưới mà giết mười heo thì chỉ có con nhà phú hộ, còn nhà bình dân thì làm mâm cơm cúng ông bà cũng đủ:

Nhà họ giàu thì đầu heo nọng thịt,

Đôi mình nghèo thì cặp vịt với bông tai.

Số phận người con gái thời phong kiến xưa, chưa hẳn đã tự chọn cho mình được người bạn đời như ý. Vì chưng:

Mẹ em tham thúng xôi dền,

Tham con lợn béo, tham tiền Cảnh Hưng.

Em đã bảo mẹ rằng đừng…

Mẹ em tham thúng bánh chưng,

Tham con lợn nái, em lưng chịu đòn.

Vái ông Địa, vía ông Đàng

Cho con mà thi đổ ông Trạng

Con về làng cúng heo.

Cái da, con cho dân nghèo

Cái mình, con xẻ nửa, treo ngang nóc nhà.

Rước ông rồi lại rước bà

Còn cái Thủ này, con tạ cúng ông!

Bài ca dao phần nào giải thích cho câu cửa miệng của nhiều người là cúng đầu heo khi cầu ông bà tổ tiên, thần phật phù hộ hay khi cảm tạ các đấng…. ban cho cuộc sống bình an.

Câu tục ngữ “Có đẻ không đau, có ăn mà không làm”, tuổi hợi nằm đợi mà ăn” gợi sự sung túc, no ấm và an nhàn.

Một số câu thành ngữ khác như: Nói toạc móng heo. Mượn đầu heo nấu cháo. Cám treo heo nhịn đói.

Hình ảnh con heo gợi sự sung túc, phồn thịnh

Theo văn hóa Việt Nam hay châu Á, heo là biểu trưng của tiền bạc, sự phồn thịnh, sung túc, tài lộc.

Với quan niệm như vậy, tranh dân gian Đông Hồ, Kim Hoàng đều vẽ con heo trong tranh Tết, coi đó là con vật mang lại may mắn trong năm. Không chỉ có trong tranh, con heo còn xuất hiện trong các chạm khắc dân gian của người Việt như điêu khắc đình làng và các tượng heo hay một vật rất thông dụng là con heo đất.

Người ta nuôi heo như một cách dành dụm tiền bạc. Hình ảnh những người nông thôn xắn quần lội ruộng, đi sớm về khuya “đầu tắt, mặt tối” về đến nhà là “ba chân, bốn cẳng” đi hái rau heo về nấu cháo trộm cám cho heo ăn no, chóng lớn mà… xuất chuồng kiếm vài đồng nuôi gia đình hay nuôi con ăn học.

Như một tập tục, trẻ em cũng như người lớn đều để dành tiền lẻ trong “cái ống heo” hay “con heo đất” mà nhạc sĩ Ngọc Lễ trong bài “Con heo đất” đã viết cho các em: “Mẹ mua cho em con heo đất í o. Ngày hôm nay em vui lắm í o… Làm sao cho heo mau lớn í o.. Heo không đòi ăn cơm. Heo không đòi ăn cám. Heo chỉ cần em bế trên tay ầu ơ. Em không thèm mua kem. Em không thèm mua bánh. Em để dành cho heo. Em lì xì heo đất hai trăm mỗi ngày. Này heo ơi! Ngon nhé! í o. Này heo con ơi! Mau lớn í o…”

Bài hát dễ thương, thắm đuộm tình yêu tuổi thơ với suy nghĩ thân thiện về con vật này. Với trẻ con Việt nam, con heo đất là người bạn thân thiết. Thuở nhỏ bé tí, các bé nhóc đã được ba mẹ ông bà dạy cách tiết kiệm bằng cách bỏ vài đồng vào chú heo con nho nhỏ, màu vàng, màu bạc hay màu đất để cúng chùa, giúp người nghèo, làm từ thiện... Tích tiểu thành đại! Bài học “heo ống” nhỏ này sẽ giúp trẻ con hay ngay cả người lớn biết xài tiết kiệm, san sẻ bố thí, cúng dường làm phước.