Cổng USB không nhận chuột, bàn phím

Với các máy tính bàn, đôi khi bạn sẽ gặp tình trạng không sử dụng được bàn phím và chuột khi: khởi động vào USB Boot để cài Windows hoặc các công cụ USB Boot khác, khởi động vào màn hình CMD để gõ lệnh cài Win từ ổ cứng, khi các bạn thấy màn hình hiển thị dòng chứ “Press any to boot from USB..

Bạn đang xem: Không nhận chuột và bàn phím khi vào win. chỉ nhận ở màng hình bios

” nhưng ấn các phím vẫn không được….

Tình trạng này do bạn cắm USB chuột bàn phím vào cổng 3.0 hoặc do mặc định máy tính bàn chỉ hỗ trợ chuột và bàn phím có cổng cắm tròn, còn chúng ta sử dụng chuột và bàn phím qua cổng cắm USB như hình dưới:

Cổng USB không nhận chuột, bàn phím
Để khắc phục tình trạng cắm USB chuột bàn phím vào cổng 3.0 thì bạn hãy thử cắm chuột-bàn phím vào các cổng USB khác xem máy có nhận hay không.

Nếu máy tính không nhận thì bạn cần khởi động vào BIOS và chỉnh sữa thiết lập để có thể sử dụng chuột và bàn phím qua cổng USB bình thường theo các bước sau:

Lưu ý: Với các máy tính bàn sử dụng mainboard thế hệ mới được sản xuất 4 năm gần đây (ví dụ các mainboard hỗ trợ RAM DDR4, CPU core i thê hệ thứ 6,.. ) thông thường sẽ bị lỗi này khi cài Windows 7 và lỗi này cũng thường xuất hiện kèm với lỗi A required CD/DVD drive device driver is missing. Với các máy tính này tốt nhất là các bạn cài Windows 8.1 hoặc Windows 10, tuy nhiên nếu bạn vẫn muốn cài Windows 7 thì các bạn có thể tạo USB Boot cài Windows 8/8.1 sau đó cài Windows 7 từ ổ cứng thì sẽ không bị lỗi này nữa.

Xem thêm: Không Mua Hàng Tặng Quà Miễn Phí, Đăng Kí Nhận Quà Miễn Phí

Bước 1: Khởi động vào BIOS của máy tính.

Để vào được BIOS thì các bạn cần khởi động máy tính lên và ấn liên tục phím tắt vào BIOS, phím này thường hiển thị khi các bạn vừa mở máy dưới dạng SETUP hoặc BIOS tùy máy tính.

Như máy tính của mình ở hình dưới, khi khởi động máy tính lên thì nó hiển thị dòng F2 to enter SETUP nên phím tắt của BIOS máy mình là F2. Với các máy tính khác nếu các bạn thấy có phím nào gần chữ BIOS hoặc SETUP thì các bạn hãy ấn nút đó để vào BIOS. Nếu các bạn không thấy phím tắt vào BIOS xuất hiện thì hãy thử các phím F2, ESC, Delete, F12 để vào BIOS

Cổng USB không nhận chuột, bàn phím

Bước 2: Bật chế độ hỗ trợ bàn phím và chuật qua cổng cắm USB

Sau khi vào BIOS, với mỗi máy tính thì có thể có các giao diện khác nhau. Với các giao diện bạn chỉ cần bật Enable các tính năng: USB keyboard functionUSB Mouse Function hoặc Legacy USB Support

Với máy tính bàn dùng main Gigabyte thì BIOS sẽ có giao diện như hình dưới, khi đó bạn hãy sử dụng các phím mũi tên lên xuống và phím Enter để chọn dòng Integrated Peripherals như mình khoan hình vàng ở dưới:

Sau đó bạn di chuyển lần lượt tới các dòng USB Keyboard Function, USB Bouse Function ấn phím Enter và chuyển trạng thái của nó từ Disabled sang Enabled

Cổng USB không nhận chuột, bàn phím

Cổng USB không nhận chuột, bàn phím

Cổng USB không nhận chuột, bàn phím

Cổng USB không nhận chuột, bàn phím

Sau khi chuyển 2 thông số trên sang Enabled như hình trên bạn hãy ấn F10Enter để lưu lại các thay đổi cài đặt vừa thực hiện. Với các máy tính khác thì phím lưu có thể là phím khác, khi đó bạn hãy để ý ở góc màn hình có tên phím nào gần chữ Save thì ấn phím đó (như hình trên mình có khoan màu đỏ F10: Save)

Cổng USB không nhận chuột, bàn phím

Sau đó là bạn đã có thể sử dụng chuột và bàn phím bình thường.

Với giao diện BIOS của main Phoenix như hình dưới thì sau khi vào BIOS bạn hãy dùng phím mũi tên phải dể qua tab Advanced

Cổng USB không nhận chuột, bàn phím

Tại đây bạn cũng thực hiện tương tự nhưng với thông số Legacy USB Support chuyển sang Enabled rồi cũng Save bằng phím F10

Cổng USB không nhận chuột, bàn phím

Do có khá nhiều loại BIOS nên mình chưa thể tổng hợp đầy đủ để giới thiệu chi tiết với các bạn, nhưng dù là BIOS nào thì việc khắc phục tình trạng không sử dụng được bàn phím và chuột cũng là bật Enable chức năng USB Legacy Support hoặc USB Keyboard FunctionUSB Mouse Function nên nếu BIOS của bạn có khác với 2 giao diện BIOS mà mình giới thiệu thì bạn hãy cố gắng thực hiện tương tự nhé ^^

Với những chiếc laptop nhà sản xuất đã tích hợp bàn phím và chuột ngay trên thiết bị, thế nhưng với những người thường xuyên chơi game thì bàn phím và chuột rời sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo hơn để họ trải nghiệm. Trong quá trình sử dụng hay mua mới bàn phím, chuột, đôi khi bạn sẽ gặp lỗi máy tính, laptop không nhận bàn phím, không nhận chuột.

Việc xác định lỗi do bàn phím/chuột hay do máy tính thường khá dễ dàng. Nếu cắm bàn phím/chuột sang máy tính khác vẫn nhận và dùng bình thường thì vấn đề nằm trên máy tính/lapop của bạn. Đôi khi, chúng vẫn kết nối với máy tính vì bạn ấn nút CapsLk hay Num Lock vẫn thấy đèn sáng, nhưng các phím khác không hoạt động. Khi gặp phải lỗi này, bạn có thể tham khảo một số cách khắc phục dưới đây xem nhé.

1. Khởi Động Lại Máy Tính

Cổng USB không nhận chuột, bàn phím

Khi gặp phải lỗi này, bạn hãy rút những thiết bị ra và khởi động lại máy tính, đây là cách thông dụng nhất mà ai cũng có thể thực hiện khi gặp những lỗi cơ bản. Việc khởi động lại thiết bị sẽ giúp máy tính của bạn quét lại toàn bộ thiết bị bên trong của máy, khi đó biết đâu các cổng USB sẽ được thông suốt hoạt động “ngon lành” hơn và khắc phục được tình trạng không nhận chuột và bàn phím.

2. Do cổng USB trên máy tính tiếp xúc kém

Cổng USB không nhận chuột, bàn phím

Máy tính sau một thời gian dài sử dụng, các cổng USB sẽ bị bụi bẩn bám đầy cũng như những vết hoen gỉ… dẫn đến việc tiếp xúc kém. Trong trường hợp này, vệ sinh lại các cổng USB sẽ giúp việc tiếp xúc tốt hơn.

3. Do cổng USB bị khóa

Cổng USB không nhận chuột, bàn phím

Trong quá trình sử dụng có thể bạn vô tình khóa mất cổng USB hoặc cho trẻ con trong nhà sử dụng khóa đi mà không hề hay biết. Khi gặp phải trường hợp này, bạn cần khắc phục như sau: Đầu tiên hãy kiểm tra xem có đúng máy tính của bạn đã bị khóa cổng USB hay không, nếu đúng các bạn có thể tiến hành mở cổng USB bằng cách làm ngược lại hướng dẫn trong bài khóa cổng USB của Quản trị mạng để khôi phục lại xem sao nhé.

4. Do máy tính của bạn thiếu Driver

Nguyên nhân này cũng khá phổ biến bởi nhiều khi sau khi cài lại Win thì họ quên không cài đặt Driver cho bạn hoặc cũng có thể do bản Ghost bị tinh chỉnh lược bỏ đi khá nhiều. Để khắc phục lỗi này, cách đơn giản nhất là bạn có thể lên Google và tải một bản Driver bất kỳ về máy tính và tiến hành cài đặt lại các Driver còn thiếu. Các bạn có thể sử dụng phần mềm Driver Easy để quét và tải về Driver còn thiếu nhé.

5. Do máy tính bị nhiễm virus

Cổng USB không nhận chuột, bàn phím

Máy tính bị nhiễm virus quả thật là một thảm họa, nếu bạn là một người mới bắt đầu làm quen với thiết bị này thì sẽ rất dễ bị nhiễm các mã virus độc hại, chúng có thể tiêu diệt thậm chí phá hủy hết tài liệu và máy tính của bạn. Vậy nên, nếu bạn nghi ngờ máy tính bị nhiễm virus thì hãy cài phần mềm diệt virus để quét virus cho máy tính. Sau khi quét và diệt virus vẫn không khắc phục được vẫn đề thì có thể máy tính đã bị nhiễm virus quá nặng rồi, cài lại Win sẽ là giải pháp tốt nhất để khắc phục lỗi này.

6. Do Hư Hỏng Phần Cứng

Cổng USB không nhận chuột, bàn phím

Nếu bộ bàn phím và chuột khi cắm lên máy tính bạn không nhận, nhưng với máy tính của người khác thì nó vẫn chạy “ngon lành” thì nguyên nhân cuối cùng có thể do cổng USB của bạn đã bị lỗi. Với lỗi này, bạn có thể mang máy tính đến trung tâm bảo hành hoặc những địa chỉ sửa máy tính uy tín để họ có thể khắc phục và thay thế mới cho bạn.

7. Do sự cố về nguồn

Cổng USB không nhận chuột, bàn phím
Máy không nhận chuột và bàn phím có thể do sự cố nguồn

Nếu bạn đang thiết lập máy tính của mình nhưng CPU không thể nhận diện bàn phím hoặc chuột, có thể bạn đang gặp phải sự cố nguồn. Bạn có thể làm những điều sau để khắc phục sự cố này.

  • Tháo pin CMOS, có thể được đặt ở phía trên bo mạch chủ, lắp lại và xem liệu nó có khắc phục được sự cố hay không.
  • Xóa Powercord trong 30 phút, bật lại và xem liệu nó có khắc phục được sự cố hay không.
  • Thay đổi PSU: PSU (Power Supply Unit - Bộ cấp nguồn) chuyển đổi AC thành DC điện áp thấp mà thành phần bên trong máy tính của bạn cần. Do đó, nếu nó bị trục trặc, sẽ không có thiết bị bên ngoài nào hoạt động.
  • Nếu bạn không thể khắc phục sự cố, hãy thử quy lỗi về một thành phần cụ thể, bằng cách tháo từng bộ phận có thể tháo rời như ổ cứng phụ, RAM. Nhiều người dùng đã có thể khắc phục sự cố bằng cách thay thế RAM.

Hy vọng với một vài phương pháp trên sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục lỗi laptop không nhận chuột hay các thiết bị ngoại vi khác thông qua cổng USB.

Chúc các bạn thực hiện thành công!

Xem thêm:

  • Cách sửa lỗi bàn phím, chuột khi Boot USB cài Win
  • Cách dùng KeyboardTest kiểm tra bàn phím máy tính
  • Tổng hợp một số cách mở bàn phím ảo trên Windows XP/7/8/8.1/10
  • Vô hiệu hóa bàn phím Windows 10 bằng 5 cách đơn giản sau
  • Cách sửa lỗi chuột sáng đèn nhưng không hoạt động