Công văn mới nhất về bảo hiểm xã hội năm 2024

Hiện nay, Luật Bảo hiểm xã hội đã được sửa đổi, bổ sung hay chưa? Có những văn bản quy phạm pháp luật nào hướng dẫn Luật còn hiệu lực thi hành? Hồng Anh (Thái Bình)

Tính đến thời điểm hiện tại, đang áp dụng Luật Bảo hiểm xã hội 2014 cùng các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành sau đây:

I. Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và các văn bản sửa đổi, bổ sung

1. Luật Bảo hiểm xã hội 2014

2. Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015

3. Luật số 35/2018/QH14 ngày 20/11/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch

4. Bộ luật Lao động 2019

Công văn mới nhất về bảo hiểm xã hội năm 2024
File word Hệ thống Luật Bảo hiểm xã hội và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành năm 2022
Công văn mới nhất về bảo hiểm xã hội năm 2024
File word văn bản hợp nhất Luật bảo hiểm xã hội 2014 và 03 Luật sửa đổi, bổ sung Luật bảo hiểm xã hội 2014

Công văn mới nhất về bảo hiểm xã hội năm 2024

II. Nghị quyết của Quốc hội hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội 2014

5. Nghị quyết số 93/2015/QH13 ngày 22/6/2015 về việc thực hiện chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động

III. Nghị định hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội 2014

6. Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 89/2020/NĐ-CP, Nghị định 135/2020/NĐ-CP)

7. Nghị định 134/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 140/2018/NĐ-CP, Nghị định 135/2020/NĐ-CP)

8. Nghị định 30/2016/NĐ-CP quy định chi tiết hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp

9. Nghị định 33/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 135/2020/NĐ-CP)

10. Nghị định 55/2016/NĐ-CP điều chỉnh mức lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp hằng tháng và trợ cấp đối với giáo viên mầm non có thời gian làm việc trước năm 1995

11. Nghị định 143/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật bảo hiểm xã hội và luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 58/2020/NĐ-CP).

12. Nghị định 108/2021/NĐ-CP điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng

13. Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

IV. Thông tư hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội 2014

14. Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH)

15. Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện

16. Thông tư liên tịch 105/2016/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội và Nghị định 33/2016/NĐ-CP về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương đối với quân nhân

17. Thông tư 46/2016/TT-BYT ban hành danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày

18. Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định chi tiết thi hành luật bảo hiểm xã hội và luật an toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế (được sửa đổi, bổ sung Quyết định 2968/QĐ-BYT ngày 16/5/2018).

Theo Nghị quyết số 28-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương ngày 23/5/2018 về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội, đặt mục tiêu về chính sách bảo hiểm xã hội như sau:

Giai đoạn đến năm 2025: Phấn đấu đạt khoảng 45% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội, trong đó nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chiếm khoảng 2,5% lực lượng lao động trong độ tuổi; khoảng 35% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp; có khoảng 55% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội hằng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội; chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người tham gia bảo hiểm xã hội đạt mức 85%.

Giai đoạn đến năm 2030: Phấn đấu đạt khoảng 60% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội, trong đó nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chiếm khoảng 5% lực lượng lao động trong độ tuổi; khoảng 45% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp; khoảng 60% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội hằng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội; chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người tham gia bảo hiểm xã hội đạt mức 90%.