Công văn số 10188 bgdđt-gdtrh ngày 24 9 2007 năm 2024

Khoảng 8 giờ sáng ngày 19/7/2022, trang www.ThuVienPhapLuat.vn có biểu hiện bị tấn công DDoS dẫn đến quá tải. Người dùng truy cập vào web không được, hoặc vào được thì rất chậm.

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã báo cáo và nhờ sự hỗ trợ của Trung Tâm Giám sát An toàn Không gian mạng Quốc gia (NCSC), nhờ đó đã phần nào hạn chế hậu quả của cuộc tấn công.

Đến chiều ngày 20/07 việc tấn công DDoS vẫn đang tiếp diễn, nhưng người dùng đã có thể sử dụng, dù hơi chậm, nhờ các giải pháp mà NCSC đưa ra.

DDoS là hình thức hacker gửi lượng lớn truy cập giả vào hệ thống, nhằm gây tắc nghẽn hệ thống, khiến người dùng không thể truy cập và sử dụng dịch vụ bình thường trên trang www.ThuVienPhapLuat.vn .

Tấn công DDoS không làm ảnh hưởng đến dữ liệu, không đánh mất thông tin người dùng. Nó chỉ làm tắc nghẽn đường dẫn, làm khách hàng khó hoặc không thể truy cập vào dịch vụ.

Ngay khi bị tấn công DDoS, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã họp xem thời gian qua mình có làm sai hay gây thù chuốc oán với cá nhân tổ chức nào không.

Và nhận thấy mình không gây thù với bạn nào, nên chưa hiểu được mục đích của lần DDoS này là gì.

Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:

  • sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống pháp luật
  • và kết nối cộng đồng dân luật Việt Nam,
  • nhằm giúp công chúng loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu,
  • và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng nhà nước pháp quyền.

Luật sư Nguyễn Thụy Hân, Phòng Cộng Đồng Ngành Luật cho rằng: “Mỗi ngày chúng tôi hỗ trợ pháp lý cho hàng ngàn trường hợp, phổ cập kiến thức pháp luật đến hàng triệu người, thiết nghĩ các hacker chân chính không ai lại đi phá làm gì”.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 48/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 06/10/2022. Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: (028) 7302 2286 Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM; Địa điểm Kinh Doanh: Số 19 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;

Thực hiện chỉ thị 01/2006/CT-TTG ngày 09/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh thực hiện các chính sách trợ giúp người tàn tật, khuyết tật trong tình hình phát triển kinh tế - xã hội hiện nay;

Căn cứ Chỉ thị số 39/2007/CT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ngày 31/7/2007 về nhiệm vụ trọng tâm của toàn ngành trong năm học 2007-2008;

Triển khai Quyết định 23/2006/QĐ-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ngày 22/5/2006 ban hành quy định về giáo dục hòa nhập dành cho người tàn tật, khuyết tật;

Bộ GD&ĐT hướng dẫn triển khai công tác giáo dục khuyết tật cấp THCS và THPT trong năm học 2007-2008 và một số năm tiếp theo như sau:

  1. NHIỆM VỤ CHUNG

1. Quán triệt chỉ thị 01/2006/CT-TTG ngày 09/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định 23 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với toàn thể giáo viên và cán bộ quản lý cấp THCS và THPT.

2. Củng cố mạng lưới các cơ sở giáo dục khuyết tật; tăng cường phát triển giáo dục khuyết tật theo hướng hòa nhập, khuyến khích và đào tạo cho học sinh khuyết tật được vào học trong tất cả các loại hình trường THCS và THPT.

3. Phối hợp với các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể và cộng đồng, tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục trong giáo dục khuyết tật; thu hút đầu tư, tập trung nguồn lực từng bước cải tạo cơ sở vật chất, tăng cường trang thiết bị, đồ dùng dạy học, hỗ trợ cả về vật chất và tinh thần đảm bảo chất lượng dạy học hòa nhập học sinh khuyết tật.

  1. NHIỆM VỤ CỤ THỂ

1. Kiện toàn Ban chỉ đạo giáo dục khuyết tật các địa phương, trong đó bổ sung vào Ban chỉ đạo thành viên theo dõi chỉ đạo giáo dục khuyết tật trung học.

2. Kiểm tra nắm tình hình đánh giá thực trạng giáo dục khuyết tật của địa phương, rà soát số lượng học sinh khuyết tật đang theo học THCS, THPT, số lượng học sinh khuyết tật đang theo học lớp 5, lập kế hoạch xây dựng phương án triển khai công tác này trong năm học 2007-2008 và một số năm theo hướng hòa nhập học sinh khuyết tật trong trường THCS, THPT.

3. Tăng cường các hoạt động tuyên truyền tới từng trường học và cộng đồng; động viên khuyến khích học sinh khuyết tật đến trường; xây dựng môi trường thân thiện trong nhà trường, đảm bảo mục tiêu dạy học hòa nhập học sinh khuyết tật từng cấp học.

4. Tăng cường hướng nghiệp cho học sinh khuyết tật ngay trong trường THCS, THPT, hỗ trợ rèn luyện kỹ năng thực hành, tạo cơ hội cho học sinh khuyết tật lựa chọn nghề nghiệp ngay sau khi tốt nghiệp THCS hoặc THPT.

5. Lập kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý theo chương trình bồi dưỡng Bộ GD&ĐT ban hành; lồng ghép các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên về giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật vào các hoạt động bồi dưỡng thường xuyên tại địa phương; tăng cường tổ chức hội thi sáng tạo, khuyến khích giáo viên các môn học làm đồ dùng dạy học học sinh khuyết tật; tuyên dương, nhân rộng những điển hình, sáng kiến trong công tác giáo dục học sinh khuyết tật đối với toàn ngành.

6. Tiếp tục nghiên cứu rà soát văn bản, lồng ghép giáo dục khuyết tật vào quy định chung, cụ thể hóa các quy định sát với đối tượng diện chính sách ưu tiên trong đó có học sinh khuyết tật; vận dụng quy chế về tuyển sinh đánh giá, xếp loại học sinh khuyết tật THCS, THPT đảm bảo quyền lợi, công bằng cho từng học sinh khuyết tật tham gia học hòa nhập; xây dựng hệ thống hồ sơ quản lý học sinh khuyết tật cấp học và liên thông giữa các cấp học.

7. Triển khai nghiên cứu thử nghiệm mô hình giáo dục học sinh khuyết tật THCS tại một số địa phương, tiến tới chỉ đạo chung toàn quốc phát triển mô hình nghiên cứu sát với nhu cầu và thực tiễn.

  1. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Vụ Giáo dục Trung học làm đầu mối, phối hợp với các đơn vị, dự án có liên quan triển khai công tác giáo dục khuyết tật trong năm học 2007-2008 và một số năm tiếp theo; tổ chức đánh giá thường xuyên, tổng kết kinh nghiệm hằng năm.

2. Vụ Kế hoạch Tài chính hướng dẫn sử dụng kinh phí triển khai kế hoạch giáo dục khuyết tật trung học từ trung ương, địa phương trong năm học 2007-2008 và các năm tiếp theo.

3. Vụ Hợp tác Quốc tế tăng cường khai thác nguồn lực hỗ trợ cho giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật trung học và việc mở rộng nghiên cứu mô hình giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tập cấp THCS.

4. Vụ Khoa học Công nghệ phối hợp thẩm định kết quả nghiên cứu Mô hình giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật cấp THCS.

5. Các Dự án chủ động phối hợp thực hiện mục tiêu triển khai giáo dục hòa nhập khuyết tập gắn với từng cấp học THCS, THPT.

6. Các sở GD&ĐT lập kế hoạch về giáo dục khuyết tật, đưa vào ngân sách quản lý Nhà nước hằng năm, tổ chức thực hiện kế hoạch tại địa phương.

Nhận được văn bản này, các sở GD&ĐT lập kế hoạch triển khai, báo cáo kết quả về Bộ. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc cần báo cáo kịp thời để Bộ GD&ĐT chỉ đạo giải quyết.