Xếp vị thứ dựa vào điểm trung bình excel năm 2024

Trả về thứ hạng của một trị trong một tập dữ liệu, là độ lớn của trị này so với các trị khác trong danh sách. Với một danh sách đã sắp xếp, thứ hạng của một số chính là vị trí của số đó trong danh sách. Hàm này thường được dùng để xếp vị thứ cho học sinh dựa vào bảng điểm trung bình.

Đừng nhầm lẫn hàm này với hàm PERCENTRANK(). Hàm PERCENTRANK()() cũng trả về hạng của một trị trong một tập dữ liệu, nhưng đây là số phần trăm của tập dữ liệu đó, hay nói cách khác là xếp hạng một trị trong một tập dữ liệu theo phần trăm của nó trong tập dữ liệu.

Cú pháp: = RANK(number, ref, order)

Number : Là số muốn tìm thứ hạng của nó.

Ref : Là mảng, là tham chiếu hay là danh sách các số. Các giá trị không phải là số trong ref sẽ được bỏ qua.

Order : Là một trị logic (0 hay 1) cho biết cách thức sắp xếp các số hạng trong ref.

- Nếu order là 0 hoặc bỏ qua, Excel sẽ tính thứ hạng các số như thể danh sách đã được sắp xếp theo thứ tự giảm dần (từ lớn tới nhỏ)

- Nếu order là 1, Excel sẽ tính thứ hạng các số như thể danh sách đã được sắp xếp theo thứ tự tăng dần (từ nhỏ tới lớn)

Xếp vị thứ dựa vào điểm trung bình excel năm 2024
Xếp vị thứ dựa vào điểm trung bình excel năm 2024
Lưu ý:

· RANK() sắp xếp các số giống nhau với cùng một thứ hạng. Tuy nhiên, sự có mặt của những số giống nhau sẽ làm ảnh hưởng đến hạng của các số theo sau. Ví dụ, trong danh sách các số nguyên, nếu số 10 có hai lần và được xếp hạng 7, thì số 11 sẽ xếp hạng 9 (không có hạng 8).

· Muốn RANK() sắp xếp các số giống nhau với nhưng không cùng một thứ hạng (thứ hạng sẽ chạy liên tục không mất số nào), dùng cú pháp sau đây (kết hợp hàm RANK với hàm COUNT và COUNTIF):

- Với danh sách xếp từ lớn đến nhỏ:

\= RANK(number, ref) + COUNTIF(ref, number) - 1

-Với danh sách xếp từ nhỏ đến lớn:

\= COUNT(ref) - (RANK(number, ref) + COUNTIF(ref, number)) + 2

Ví dụ 1: So sánh một số cách dùng hàm RANK

SHAPE \* MERGEFORMAT Công thức ở B3:B12 = RANK(A3, $A$3:$A$12)

Công thức ở C3:C12 = RANK(A3, $A$3:$A$125) + COUNTIF(A3:A$12, A3) - 1

Công thức ở D3:D12 = RANK(A3, $A$3:$A$12, 1)

Công thức ở E3:E12 = COUNT($A$3:$A$125) - (RANK(A3, $A$3:$A$12) + COUNTIF(A3:A$12, A3)) + 2

nguồn : giaiphapexcel

Bạn có nhu cầu học khóa học kế toán doanh nghiệp ngắn hạn (đào tạo nghề kế toán cho người chưa biết về kế toán) hoặc khóa học kế toán thực hành trên chứng từ thực tế xin vui lòng nhấp vào tên khóa học bên dưới để xem chi tiết:

Trong công việc hàng ngày, chắc hẳn bạn cũng ít nhiều phải xếp loại hay tính điểm trung bình khi còn là sinh viên hay làm công việc nhân sự. Có rất nhiều người không rõ cách để tính toán những vấn đề này trong Excel. Vậy cùng theo dõi cách tính điểm trung bình và sử dụng hàm xếp loại học lực trong Excel tại bài viết dưới đây nhé.

Xem thêm: Tuyệt đỉnh Excel khóa học Excel giúp thành thạo +150 hàm Excel trong 16 giờ

Xếp vị thứ dựa vào điểm trung bình excel năm 2024

Ví dụ minh họa cách tính điểm trung bình trong Excel

Trong Excel, bạn có thể tính điểm trung bình bằng cách sử dụng hàm AVERAGE. Hãy xem ví dụ dưới đây để hiểu cách thực hiện.

Xếp vị thứ dựa vào điểm trung bình excel năm 2024

Giả sử bạn có một danh sách các điểm số trong cột D đến cột G bạn muốn tính điểm trung bình của từng sinh viên bạn làm như sau

Đầu tiên, hãy chọn ô nơi bạn muốn hiển thị kết quả điểm trung bình.

Ví dụ tại ô I3 bạn gõ =AVERAGE(D3:G3) vào ô đó và nhấn Enter.

Trong đó, D3:G3 là phạm vi các ô chứa điểm số mà bạn muốn tính trung bình. Bạn có thể thay đổi phạm vi tùy theo nhu cầu của mình.

Kết quả điểm trung bình sẽ hiển thị trong ô bạn đã chọn. Ví dụ của Nguyễn Thanh là 4.0. Tương tự với các sinh viên dưới bạn làm tương tự.

Mọi người cùng quan tâm: Hàm chia trong Excel: công thức và hướng dẫn chi tiết

Ví dụ minh họa cách xếp loại học lực trong Excel

Yêu cầu: Hãy xếp loại học lực học sinh theo yêu cầu sau:

  • Nếu điểm trung bình trên 8 thì xếp loại Giỏi
  • Nếu điểm trung bình từ 6,5 đến 8 thì xếp loại Khá
  • Nếu điểm trung bình từ 5 đến dưới 6,5 thì xếp loại Trung bình
  • Còn lại là Yếu

Mẹo nhỏ (Tips): Nếu đề bài là "Nếu-thì" hãy chọn sử dụng hàm IF và nếu đề bài chứa "và" thì bạn cần chọn dùng hàm AND.

Xem thêm: Hướng dẫn cách kết hợp hàm IF và hàm AND trong Excel

2 cách xếp loại học lực trong Excel

Cách dùng kết hợp hàm IF và AND để xếp loại học lực trong Excel

Công thức hàm xếp loại học lực trong Excel cần sử dụng trong ví dụ trên:

=IF(I3>8,"Giỏi",IF(AND(I3>=6.5,I3<=8),"Khá",IF(AND(I3>=5,I3<6.5),"Trung bình","Yếu")))

Trong đó:

  • IF(I3>8;"Giỏi': Phần công thức biểu thị nếu điểm trung bình tại ô I3 lớn hơn 8 thì ô Xếp loại sẽ hiện kết quả là Giỏi, còn nếu nhỏ hơn 8 thì xét đến các điều kiện tiếp theo.
  • IF(AND(I3>=6.5,I3<=8),"Khá": Phần công thức biểu thị nếu điểm trung bình tại ô I3 nhỏ hơn hoặc bằng 8 (<=8)và lớn hơn hoặc bằng 6.5 (>=6.5) thì ô Xếp loại sẽ hiện kết quả là Khá, còn nếu nhỏ hơn 6.5 thì xét đến các điều kiện tiếp theo.
  • IF(AND(I3>=5,I3<6.5),"Trung bình","Yếu"))): Phần công thức biểu thị nếu sinh viên có điểm trung bình (ô I3) lớn hơn hoặc bằng 5 (>=5) và nhỏ hơn 6.5 (<6.5) thì xếp loại Trung bình, còn lại dưới 5 sẽ là loại Yếu.
    Xếp vị thứ dựa vào điểm trung bình excel năm 2024

Hoặc áp dụng công thức xếp loại điểm trung bình ngắn gọn sau:

\=IF(I3>8,"Giỏi",IF(I3>=6.5,"Khá",IF(I3>=5,"Trung bình","Yếu")))

Trong đó, các yếu tố được giản lược bớt do điểm trung bình được xét thuần túy theo thứ tự giảm dần, nên chúng ta có thể hiểu đơn giản như sau:

  • IF(I3>8;"Giỏi": Nếu I3 là số lớn hơn 8 thì trả kết quả J3 là Giỏi, không thì xét các điều kiện tiếp.
  • IF(I3>=6.5,"Khá": Nếu I3 là số lớn hơn hoặc bằng 6.5 thì trả kết quả J3 là Khá, đồng nghĩa với I3<=8 vì các trường hợp >8 đã được xét trước đó.
  • IF(I3>=5,"Trung bình","Yếu"))): tương tự như trên, hàm IF này xét các số điểm lớn hơn hoặc bằng 5, đồng nghĩa với I3<6.5 do các trường hợp >=6.5 đã xét trước.
    Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết cách dùng hàm if trong Excel

Cách dùng hàm AND, OR lồng hàm IF để xếp loại học lực trong Excel

Mở rộng thêm ví dụ vừa rồi với các yêu cầu sau:

Xếp vị thứ dựa vào điểm trung bình excel năm 2024

  • Sinh viên xếp loại Giỏi và điểm các môn không có môn nào dưới 7 thì được học bổng: 240000.
  • Sinh viên xếp loại Giỏi hoặc Khá và nhưng có môn điểm dưới 7 thì được học bổng: 180000.
  • Sinh viên xếp loại Trung bình không được học bổng.
  • Sinh viên xếp loại Yếu phải nộp thêm 180000 tiền học lại.

Để ý các dấu hiệu của đề bài, ta sẽ sử dụng hàm IF với các hàm MIN, AND, OR để giải quyết bài toán này.

Công thức cần điền vào ô K3 là:

\=IF(AND(J3="Giỏi",MIN(D3:G3)>=7),240000,IF(OR(AND(J3="Giỏi",MIN(D3:G3)<7),J3="Khá"),180000,IF(J3="Trung bình",0,-180000)))

Trong đó,

  • IF(AND(J3="Giỏi",MIN(D3:G3)>=7),240000 : Nghĩa là nếu sinh viên được xếp loại Giỏi (J3="Giỏi") đồng thời giá trị nhỏ nhất (MIN) của các ô từ D3 đến G3 lớn hơn hoặc bằng 7, thì kết quả sẽ hiển thị học bổng 240000, không thì xét tiếp các điều kiện sau đó.
  • IF(OR(AND(J3="Giỏi",MIN(D3:G3)<7),J3="Khá"),180000 : Hàm này xét 2 trường hợp xảy ra
  • J3 = "Giỏi" nhưng MIN(D3:G3)<7 thì sinh viên chỉ được học bổng loại Khá 180000
  • J3 = "Khá" thì sinh viên chỉ được học bổng loại Khá 180000

\=> Phải đặt cả 2 trường hợp này trong hàm OR với điều kiện (1) Loại giỏi và có điểm nhỏ hơn 7 sẽ đặt trong hàm AND.

  • IF(J3="Trung bình",0,-180000): Nghĩa là sinh viên xếp loại Trung bình thì không được học bổng, Yếu phải nộp 180000

Kết quả thu được như hình dưới đây:

Xếp vị thứ dựa vào điểm trung bình excel năm 2024

Kết luận

Các kiến thức trên đều là kiến thức tin học văn phòng cơ bản trong Excel tuy nhiên nếu người dùng chưa rõ cách kết hợp các hàm cơ bản thì sẽ mất rất nhiều thời gian trong quá trình tính toán cũng như xử lý công việc.