Cpu viet tat la gi

CPU là cụm từ viết tắt để chỉ Bộ xử lý trung tâm. CPU xử lý tất cả các lệnh mà nó nhận được từ phần cứng và phần mềm chạy trên máy tính.

Trắc nghiệm: CPU là cụm từ viết tắt để chỉ

A. Bộ nhớ trong của máy tính;

B. Thiết bị trong máy tính;

C. Bộ phận điểu khiển hoạt động máy tính và các thiết bị;

D. Bộ xử lý trung tâm

Trả lời: 

Đáp án đúng là D. Bộ xử lý trung tâm

CPU là cụm từ viết tắt để chỉ:  Bộ xử lý trung tâm

Kiến thức vận dụng để trả lời câu hỏi

1. Khái niệm CPU là gì?

CPU là viết tắt của Central Processing Unit, là bộ xử lý trung tâm của máy tính, còn được gọi là bộ xử lý, bộ xử lý trung tâm, hoặc bộ vi xử lý. CPU xử lý tất cả các lệnh mà nó nhận được từ phần cứng và phần mềm chạy trên máy tính.

Cpu viet tat la gi

2. Cấu tạo của CPU

Khối điều khiển CU- Control Unit

Đây là thành phần của CPU thực hiện nhiệm vụ thông dịch các lệnh của chương trình; đồng thời, điều khiển hoạt động xử lý và được điều tiết chính xác bởi xung nhịp đồng hồ hệ thống. Phần này là phần cốt lõi của một bộ xử lý, được cấu thành từ các mạch logic so sánh với linh kiện bán dẫn tạo thành.

ALU – Arithmetic Logic Unit

Trong các thành phần của máy tính, ALU có chức năng thực hiện các phép toán số học và logic sau đó sẽ trả lại kết quả cho các thanh ghi hoặc bộ nhớ.

Tập thanh ghi (RF – Register Files)

Dùng để lưu trữ các thông tin tạm thời, phục vụ cho hoạt động của CPU

Bộ nhớ Cache

Còn gọi là bộ nhớ đệm. Nằm bên trong CPU, có dung lượng nhỏ, có tốc độ truy xuất xấp xỉ bằng tốc độ làm việc của CPU.

Bộ nhớ Cache giúp CPU hoạt động thường xuyên mà không phải ngắt quãng chờ dữ liệu.

Bộ nhớ Cache được làm bằng Ram tĩnh, có giá thành rất cao.

Có các loại là cache L1 (Level 1), L2 (Level 2), L3 (Level 3)

+ Cache L1 (bên trong CPU) lưu trữ Data và Instruction.

+ Cache L2 (gần cache L1) chứa các lệnh và dữ liệu sẽ được thực thi tiếp theo.

+ Cache L3 (có thể có) chứa các dữ liệu từ RAM, thiết bị lưu trữ.

Phần điều khiển

Thực hiện việc điều khiển các khối và điều khiển tần số xung nhịp. Mạch xung nhịp hệ thống dùng để đồng bộ các thao tác xử lý trong và ngoài CPU theo các khoảng thời gian không đổi. Khoảng thời gian chờ giữa hai xung gọi là chu kỳ xung nhịp. Tốc độ theo đó xung nhịp hệ thống tạo ra các xung tín hiệu chuẩn thời gian gọi là tốc độ xung nhịp tính bằng triệu đơn vị mỗi giây (MHz).

Xem thêm:

>>> Bộ nhớ đệm bên trong CPU được gọi là gì?

3. Các thông số kỹ thuật của CPU

Tốc độ xử lý của CPU ngoài phụ thuộc vào những mức xung nhịp và cache bên trong nó thì các thành phần kết hợp như Main , Ram, Ổ cứng cũng sẽ quyết định và cấu thành nên một cỗ máy hoàn chỉnh. Xung nhịp CPU càng cao , Bus Ram càng cao và SSD có tốc độ đọc ghi càng cao thì bộ máy tính căng khủng.

FSB - (Front Side Bus): Là tốc độ truyền tải dữ liệu ra vào CPU hay là tốc độ dữ liệu chạy qua chân của CPU.Bộ nhớ Cache: Vùng nhớ mà CPU dùng để lưu các phần của chương trình, các tài liệu sắp được sử dụng. Khi cần CPU sẽ tìm thông tin trên cache trước khi tìm trên bộ nhớ chính.

4. Vai trò của CPU

Có thể thấy, CPU không còn đóng vai trò hết sức quan trọng đối với hiệu năng hệ thống như trước. Song, chúng cũng được coi là có vai trò then chốt trong việc hỗ trợ cho hiệu suất làm việc của máy tính. 

CPU chịu trách nhiệm trong việc xử lý và thực hiện các nhiệm vụ trong các chương trình. CPU chạy càng nhanh thì tốc độ của các chương trình trong máy cũng chạy càng nhanh.  Tuy nhiên, điều này cũng không có nghĩa là có CPU là máy sẽ có tất cả. Cho dù thiết bị này có nhanh hay mạnh tới đâu cũng không thể dễ dàng đề xuất các trò chơi 3D mới nhất.

Tóm lại, CPU không phải là tất cả nhưng lại không thể thiếu trong máy tính.

5. Cách khắc phục hiện tượng CPU quá tải

Khi CPU quá tải, nếu xem nhiệt độ CPU bạn sẽ thấy mức nhiệt này tăng cao, đồng thời máy sẽ chạy ì ạch.

Để hạn chế hiện tượng CPU quá tải, các bạn có thể tham khảo những cách dưới đây:

- Tắt ứng dụng không cần thiết trong Task Manager: Click chuột phải vào chương trình đang chạy trong tab Processes > End Task.

- Nâng cấp RAM máy tính: Điều này sẽ giúp cải thiện hiệu năng máy, giúp thiết bị hoạt động trơn tru hơn, giảm hiện tượng giật lag, cũng như hạn chế hiện tượng CPU thường xuyên ở mức cao.

- Thường xuyên vệ sinh, dọn dẹp máy tính: bụi bẩn bám trong máy cũng có thể khiến cho CPU nóng hơn, làm giảm khả năng tản nhiệt của thiết bị.

Thường xuyên vệ sinh bụi bẩn trên máy tính

- Thường xuyên quét virus trên máy tính và cài đặt các phần mềm diệt virus, vì đa số chương trình độc hại sẽ tự khởi động và chạy ngầm trên thiết bị của chúng ta, "ngốn" nhiều phần trăm CPU làm cho máy tính hoạt động chậm hơn.

Xem thêm các bài cùng chuyên mục

Xem thêm các chủ đề liên quan

Loạt bài Lớp 6 hay nhất