Crysis là gì

Crysis là gì

Hai hôm trước thì mình đã gửi tới anh em bài viết “ăn mày dĩ vãng”, chơi lại Crysis ra mắt từ năm 2007, để chiêm ngưỡng lại thành quả khi những người Đức quyết tâm tạo ra một tác phẩm đồ họa không thỏa hiệp với bất kỳ cỗ máy tính nào từ đó tới nay, cố gắng vẽ ra từng lá cây ngọn cỏ chi tiết nhất có thể. Dù chất lượng hình ảnh đã nhuốm màu thời gian, khi công nghệ đồ họa thế giới đã có quá nhiều bước tiến lớn từ năm 2007 tới nay, nhưng mức độ chi tiết của môi trường vẫn đáng nể.
Ngày 18/9/2020, Crysis Remastered chính thức trở lại, với việc hỗ trợ ray tracing, độ phân giải 8K và chế độ đồ họa cao nhất tên là “Can It Run Crysis?”.

Crysis là gì

Và mình thừa nhận chân thành rằng, bài viết này sẽ không có video clip đánh giá chi tiết trò chơi, vì máy mình “không chạy nổi Crysis”. Ở độ phân giải Full HD và chế độ đồ họa “Can It Run Crysis?”, cỗ máy tính cà tàng của nhà mình trầy trật ở tốc độ từ 18 đến 70 FPS, trung bình chỉ được 28 đến 32 FPS thôi. Quay clip cho anh em xem cố chỉ thấy chóng mặt. Thôi chịu khó chơi chụp screenshot cho đẹp.

So với tiêu chuẩn game của năm 2020, Crysis Remastered được coi là nhẹ, với dung lượng chỉ có 20GB. Nhưng bù lại, gói texture 8K cùng những hiệu ứng ánh sáng và ray tracing được tích hợp trực tiếp vào phần mềm của bộ công cụ CryEngine lại là thứ tạo ra gánh nặng khủng khiếp nhất cho mỗi bộ máy tính đương đại. Anh em có thể lên YouTube xem RTX 3080 mới chơi nổi ở độ phân giải 4K, hoặc RTX Titan hàng khủng một thời trầy trật không được nổi 30 FPS ở độ phân giải 8K. Crysis, dù ra mắt vào năm 2007 hay 2020, vẫn là cơn ác mộng của mọi cỗ PC.

Crysis là gì

Bản thân Crysis Remastered cũng giải quyết được một số vấn đề về gameplay đã trở nên lỗi thời 13 năm về trước. Anh em sẽ không phải giữ chuột giữa để đổi sang những chế độ Nanosuit khác nhau như tăng giáp, chạy nhanh hay nhảy cao nữa. Giờ cả 5 tính năng của bộ giáp Nanosuit đều được gán vào các nút như Q để bật giáp, E để tàng hình, chạy nhanh cứ giữ Shift là mặc định sẽ tăng tốc, và giữ Spacebar là sẽ nhảy cao. Nhờ đó quá trình chiến đấu của anh em sẽ trở nên nhuần nhuyễn và mượt mà hơn nhiều so với trước, cứ phải giữ nút chuột giữa để chọn chế độ, vừa mất thời gian vừa dễ làm bia đỡ đạn cho địch.

Ngoài ra, cơ chế chiến đấu của Crysis Remastered không khác biệt nhiều so với 13 năm về trước. Crytek giải quyết được một số, chứ không phải tất cả mọi vấn đề. Cái mình thấy bực mình nhất là phải cúi xuống nhặt từng khẩu súng, từng băng đạn để trang bị cho bản thân bằng nút F vẫn còn tồn tại, thay vì chạy qua là tự động “ăn” luôn.

Crysis là gì

Thôi nào, năm 2020 rồi, làm gì còn ai cố gắng giữ sự chân thực của trải nghiệm game bằng cách hành hạ người chơi như thế nữa? Bực nhất là những lúc lén lút hạ gục được địch, nhưng vũ khí bị rơi xuống dưới bụi rậm, không tài nào tìm thấy để mà bấm F nhặt đạn. Điểm trừ gần như duy nhất của Crysis Remastered về mặt lối chơi chỉ tồn tại ở đó, còn lại cảm giác chạy nhảy chiến đấu vẫn ngầu như ngày nào. Tiếc đúng một điều, Crytek không nỡ chỉnh nốt cơ chế nhặt đạn, như cách họ thay đổi cách điều khiển bộ giáp cho giống với Crysis 3.

Nhưng, mình khá chắc 98% anh em đến với bài viết này là vì chất lượng đồ họa của Crysis Remastered, chứ cách chơi thì nhẵn mặt lâu rồi, cũng chẳng có nhiều đột phá gì so với những game bom tấn có chiều sâu khác biệt hẳn so với hơn 1 thập kỷ trước. Vậy nên phần lớn nội dung bài viết sẽ đào sâu bóc tách từng chi tiết nâng cấp về mặt đồ họa của phần mới.

Crysis là gì

Đồng ý là Crysis Remastered đẹp hơn thật, nhưng nó vẫn không khiến mọi người trầm trồ thán phục với chất lượng đồ họa của Crysis khi nó ra mắt vào năm 2007. Đúng như bản chất cái tiêu đề bài viết của mình, yêu từ cái nhìn đầu tiên nó luôn tạo ra tác động tới cảm xúc rất khác, so với việc “yêu lại từ đầu”. Đối với Crysis Remastered, cái bóng quá lớn của phiên bản cũ, cũng như những tựa game mới đồ họa và chất lượng texture đã tiệm cận với đời thực đã khiến Crytek dù rất cố gắng cài cắm những công nghệ đồ họa mới, nhưng vẫn khiến Crysis Remastered không đủ sức khiến tất cả mọi người choáng ngợp.

Crysis Remastered có 5 tùy chọn đồ họa chủ yếu: Low, Medium, High, Very High và thay vì Ultra, Crytek chọn cái tên “Can It Run Crysis”. Năm tấm screenshot dưới đây mô tả khác biệt về chất lượng texture, chất lượng bóng đổ, ánh sáng, chi tiết không gian và chiều sâu vật thể khi ứng dụng ray tracing, lần lượt từ Low đến Can It Run Crysis:

Crysis là gì

Crysis là gì

Crysis là gì

Crysis là gì

Crysis là gì

Anh em có thể thấy rất rõ ràng, ở chất lượng đồ họa thấp nhất, game vẫn không tồi một chút nào cả. Chỉ có khác biệt ở chỗ, công nghệ SVOGI (Sparse voxel octree global illumination), sử dụng khả năng tính toán voxel ray tracing ở phần cứng và phần mềm của Cryengine khiến bóng đổ và ánh sáng từ mặt trời tạt xuống qua kẽ lá hay tạo ra bóng đổ lên từng cái cây chi tiết hơn. Bản thân ambient occlusion càng lên tùy chọn cao hơn càng chi tiết, mảng sáng mảng tối rõ ràng. Bóng đổ càng lên cao càng mịn mượt và tự nhiên, chứ bóng cây đổ xuống vách đá phía sau không cứng nhắc như Low hay Medium.

Từ Low lên Can It Run Crysis trông như thế này, khác biệt khá nhiều, nhưng không biết có đủ để khiến anh em ấn tượng hay không:

Crysis là gì

Ở chế độ ray tracing cao cấp, bóng của nhân vật hay bóng của tán cây cũng được GPU tính toán để xem ánh sáng lọt qua bao nhiêu, bị che bao nhiêu khi đánh lên vũ khí của nhân vật. Cái mình thích nhất ở Crysis Remastered là độ chân thực của mặt trời khi ánh sáng lùa qua tán lá, chiếu thẳng về hướng nhìn của nhân vật chính khi anh em điều khiển. SVOGI thực sự là điểm cộng lớn nhất trên phiên bản mới, khi tạo ra được không gian chân thực nhất có thể, chí ít là về hiệu ứng ánh sáng:
Crysis là gì

Crysis là gì

Crysis là gì

Còn ngoài ra, Crytek không hiểu vì lý do gì bỗng quên luôn cả tính năng tessellation, vốn là tiêu chuẩn cơ bản của mọi trò chơi của thời điểm bây giờ. Với tessellation, mô hình vật thể sẽ không cần phải vẽ chính xác từng vị trí nhô ra, từng mặt gồ ghề, mà chỉ cần để GPU tính toán bề mặt để áp và “nhân bản” texture lên, từ đó đánh lừa mắt người nhìn là vật thể có chiều sâu thực sự.

Không có tessellation, anh em chỉ việc cuộn ngược lên những tấm screenshot mình chia sẻ ở trên là có thể thấy ngay, từng tảng đá, từng khúc thân cây nhìn phẳng lì. Nếu anh em đang thắc mắc tại sao Crysis Remastered nặng thế mà hình ảnh hoàn toàn không chân thực 100 phần trăm, thì thiếu tính năng xử lý tessellation chính là lý do đấy!

Crysis là gì

Còn để so sánh trực tiếp với phiên bản ra mắt vào năm 2007, thôi thì mình xin phép không nói thêm nhiều điều, mời anh em tự trải nghiệm đôi tấm screenshot mình cố gắng chụp khung cảnh của Crysis và Crysis Remastered để anh em tự so sánh. Vì bản cũ áp dụng global illumination không chọn vị trí chính xác của mặt trời, nên đi đến đâu cũng thấy nắng vàng hắt qua tán lá, còn với Crysis Remastered, những khu vực có nhiều bóng râm không đẹp và ấn tượng bằng, nhưng thật ra như thế mới là chân thực, vì có phải chỗ nào cũng có mặt trời đứng bóng đâu?

Crysis là gì

Crysis là gì

Cá biệt có cái screenshot này mình chụp trong đoạn cắt cảnh ở đoạn đầu của game. Trông phiên bản 2007 không quá xa so với phiên bản 2020. Có chăng thì hiệu ứng băng tuyết được thể hiện rõ ràng hơn và chân thực hơn trong phiên bản mới, và ánh sáng bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ và sương mù được thể hiện tốt hơn, còn lại độ chi tiết vật thể gần như không ảnh hưởng sau 13 năm ròng. Anh em có đoán được tấm nào là Crysis 2007, tấm nào là Crysis Remastered 2020 không?
Crysis là gì

Một điểm cộng nữa của SVOGI trên Crysis Remastered là môi trường nước. Ánh sáng tán xạ dưới mặt nước trông rất khác biệt và ấn tượng, ngay cả khi anh em đứng trên bờ nhìn xuống, hoặc ở dưới mặt nước nhìn lên. Ở trên bờ nhìn xuống thì mặt trời chiếu xuống mặt nước, cộng với hình thù đồ vật phản chiếu vô cùng rực rỡ, còn khi lặn ngụp xuống biển thì vẫn là hiệu ứng ánh sáng xứng đáng điểm 10.
Crysis là gì

Crysis là gì

Crysis là gì

Crysis là gì

Crysis là gì

Dù vậy, thỉnh thoảng vẫn sẽ thấy một vài trường hợp như cái biển báo trong screenshot dưới đây, dù đã quảng cáo game sở hữu texture độ phân giải 8K, nhưng nhìn cái biển báo rỉ sét trông răng cưa rõ ràng, mất hết cảm xúc chiêm ngưỡng thế giới ảo:

Crysis là gì

Kết luận lại là, liệu Crysis Remastered có đáng sở hữu? Câu trả lời là có nếu anh em muốn sở hữu cho mình một bộ công cụ benchmark phần cứng máy tính từ nay đến 10 năm nữa. Giống hệt như Crysis 3, đến giờ vẫn có người dùng tựa game đó để stresstest CPU và GPU, thì Crysis Remastered với chất lượng đồ họa gần như không giới hạn sẽ là thứ rất có giá trị sau này. 10 năm nữa, khi công nghệ chip xử lý đồ họa tiến xa hơn, Crysis Remastered vẫn sẽ đủ sức cho anh em kiểm tra khả năng xử lý game ở độ phân giải 8K hoặc hơn. Còn nếu muốn thưởng thức lại một kiệt tác trong quá khứ, thì ngay cả với cái giá 12 USD trên Epic Games Store, những gì Crytek đem lại về mặt nghe nhìn (lối chơi thì chẳng mấy thay đổi) vẫn chưa đủ xứng đáng để ai cũng phải sở hữu.

Mình đồ rằng, đây chỉ là một bước đệm ăn theo trào lưu remake và remaster game cũ, lột xác đồ họa để kiếm thêm tiền cho phép Crytek tiếp tục phát triển những tác phẩm mới, sở hữu đồ họa thực sự xuất sắc trong tương lai.

PS: Vừa rồi mình đọc thấy Crytek xác nhận sẽ có hỗ trợ DLSS trên Crysis Remastered, nhưng sẽ cập nhật sau. Mình hy vọng cỗ máy cà tàng của mình sẽ đủ chơi game này max setting với độ phân giải Full HD khi kết hợp với DLSS. Khi nào có cập nhật mới mình sẽ có một bài viết so sánh hiệu năng cho anh em 😁