Mặt chủ thể của tội phạm là gì

Chủ thể đặc biệt của tội phạm có thể hiểu là những người mà ngoài các dấu hiệu cần thiết của chủ thể nói chung thì còn phải có những dấu hiệu riêng biệt khác về chức vụ, quyền hạn, giới tính và một số đặc điểm khác do pháp luật quy định. Chỉ những người có những đặc điểm này mới có thể thực hiện được những tội phạm tương ứng.

Hiểu một cách đơn giản, chủ thể đặc biệt của tội phạm bao gồm chủ thể tội phạm thông thường và những dấu hiệu đặc biệt. Trong đó: 

Chủ thể của tội phạm là con người cụ thể, có năng lực trách nhiệm hình sựvà đạt độ tuổi luật định đã thực hiện hành vi phạm tội. Chủ thể của một tội phạm cụ thể có thể là người trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội nhưng cũng có thể là người không trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội. 

Chủ thể của tội phạm phải đầy đủ hai yếu tố: năng lực trách nhiệm hình sự và độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, trong đó: 

- Năng lực chịu trách nhiệm hình sự là năng lực có thể phải chịu trách nhiệm hình sự của một người nếu thực hiện hành vi phạm tội. Điều 21, Bộ Luật hình sự quy định về tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự đó là người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.

- Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự: 

Căn cứ tại Điều 12, Bộ luật Hình sự năm 2015, người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. Bên cạnh đó, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật HS năm 2015. 

Những dấu hiệu đặc biệt có thể thuộc một trong các dạng sau: 

- Các dấu hiệu liên quan đến chức vụ, quyền hạn (ví dụ như tội tham ô tài sản quy định tại Điều 278, Bộ Luật Hình sự)

- Các dấu hiệu liên quan đến nghề nghiệp, công viêc (ví dụ như tội cung cấp tài liệu sai sự thật, tội khai báo gian dối quy định tại Điều 278, Bộ Luật Hình sự)

- Các dấu hiệu liên quan đến nghĩa vụ (Ví dụ, tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự -Điều 259 Bộ luật hình sự)

- Các dấu hiệu liên quan đến tuổi. (Ví dụ, tội giao cấu với trẻ em - Điều 115 Bộ luật hình sự) đòi hỏi chủ thể phải là người đã thành niên (đủ 18 tuổi). 

Xem thêm: Tổng hợp các thuật ngữ sử dụng trong lĩnh vực hình sự

Luật Hoàng Anh

Hiện nay, tình hình diễn biến tội phạm hình sự ngày càng gia tăng; hoạt động ngày càng tinh vi khiến cho cơ quan chức trách vất vả trong việc kiểm soát. Vậy những đối tượng nào là chủ thể của tội phạm? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé!

Căn cứ pháp lý:

  • Bộ luật hình sự 2015

Mặt chủ thể của tội phạm là gì

Chủ thể của tội phạm là Người thực hiện hành vi; được luật hình sự quy định là tội phạm; có năng lực trách nhiệm hình sự; và đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Chủ thể của tội phạm đòi hỏi có hai dấu hiệu. Đó là dấu hiệu về năng lực trách nhiệm hình sự; và dấu hiệu về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.

Theo khoản 1 Điều 8 Luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 có quy định “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.”

Như vậy, Bộ luật hình sự (BLHS) năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về chủ thể của tội phạm bao gồm 2 loại là là cá nhân và pháp nhân thương mại.

Các dấu hiệu của chủ thể tội phạm theo quy định của pháp luật Hình sự Việt Nam

– Chủ thể của tội phạm phải là một người cụ thể đang sống. Khi người phạm tội còn sống họ mới nguy hiểm cho xã hội; cần giáo dục để họ trở thành người có ích cho xã hội. Chỉ con người đang sống mới cần cải tạo, giáo dục. Luật Hình sự Việt Nam quy định chủ thể là con người cụ thể thực hiện hành vi phạm tội; vậy pháp luật Hình sự không cho phép người khác chịu trách nhiệm hình sự thay cho người phạm tội; kể cả họ là người thân thích ruột thịt. Đây là nguyên tắc cá nhân hóa, cụ thể hóa trách nhiệm hình sự.

Pháp luật Hình sự không cho phép truy cứu trách nhiệm hình sự người đã chết. Sau khi phạm tội; trước khi bị khởi tố nếu người phạm tội đã chết; thì không được khởi tố vụ án hình sự. Trong quá trình điều tra; nếu người phạm tội đã chết; thì phải đình chỉ vụ án với họ.

– Chủ thể của tội phạm phải là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự. Chỉ những người đủ năng lực trách nhiệm hình sự mới hiểu rõ hành vi của mình đúng hay sai; mới điều khiển được, tự chủ được hành vi của mình. Người đủ năng lực trách nhiệm hình sự là người không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh tật làm mất khả năng nhận thức hoặc tự chủ hành vi của mình.

Pháp luật Việt Nam dựa vào 2 tiêu chuẩn để xác định năng lực trách nhiệm hình sự: tiêu chuẩn y học và tiêu chuẩn tâm lý. Theo tiêu chuẩn y học chủ thể tội phạm phải là người không đang trong thời kỳ mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo khác làm mất khả năng nhận thức và tự chủ hành vi của mình. Theo tiêu chuẩn tâm lý: chủ thể tội phạm phải là người nhận thức và tự chủ được hành vi của mình, là người hiểu được bản chất hành vi, điều khiển được hành vi.

– Chủ thể tội phạm phải là người đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Điều 12 Bộ luật Hình sự quy định: người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm; người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Độ tuổi theo quy định của Bộ luật Hình sự là tuổi tròn tính từ ngày tháng năm sinh đến ngày tháng năm sinh. Việc xác định độ tuổi được căn cư vào giấy khai sinh; sổ hộ khẩu. Trường hợp không xác định được độ tuổi; thì phải tiến hành giám định độ tuổi.

Ngoài những dấu hiệu nói trên; có những tội phạm phải do chủ thể có điều kiện đặc biệt mới thực hiện được. Những chủ thể có dấu hiệu ấy được gọi là chủ thể đặc biệt. Dấu hiệu chủ thể đặc biệt bao gồm dấu hiệu về chức vụ, quyền hạn; dấu hiệu nghề nghiệp, tính chất công việc; dấu hiệu giới tính, dấu hiệu quan hệ gia đinh, họ hàng.

Nhân thân người phạm tội tuy không phải là dấu hiêu của chủ thể; nhưng khi truy cứutrách nhiệm hình sự bao giờ cũng phải làm rõ những đặc điểm về nhân thân người phạm tội; điều đặc biệt coi trọng là những đặc điểm về lai lịch tư pháp của họ như tiền án, tiền sự áp dụng hình phạt thỏa đáng, nhằm đạt hiệu quả giáo dục, cải tạo người phạm tội.

Ví dụ:

Công ty A trong quá trình hoạt động của mình đã xả thải gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; tuy nhiên không thể truy cứu trách nhiệm với Công ty A về hành vi gây ô nhiễm môi trường mà xử phạt vi phạm hành chính. Cá nhân thuộc công ty A đưa ra các quyết định về việc xả thải gây ô nhiễm mỗi trường nghiêm trọng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội danh này. Tuy nhiên đối với trường hợp ông A vì lợi ích của pháp nhân B đã vi phạm tội trốn thuế, thì ông A bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội phạm nêu trên chứ không phải pháp nhân B.

Độ tuổi chiu trách nhiệm hình sự

Xét về độ tuổi chịu tránh nhiệm hình sự, sẽ được chia thành các mốc tuổi như sau:

– Dưới 14 tuổi: Không phải chịu trách nhiệm hình sự

– Từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi: chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, không áp dụng hình phạt tiền

– Từ đủ 16 tuổi đến 18 tuổi: phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm tuy nhiên không áp dụng xử phạt tù chung thân hoặc tử hình, đối với hình phạt tug thì được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người thành niên phạm tội tương ứng.

– Từ đủ 18 tuổi: phải chịu trách nhiệm hình sự với mọi loại tội phạm, và các tất cả các mức hình phạt

Câu hỏi thường gặp

Chủ thể của tội phạm là gì?

Chủ thể của tội phạm là Người thực hiện hành vi; được luật hình sự quy định là tội phạm; có năng lực trách nhiệm hình sự; và đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Chủ thể của tội phạm đòi hỏi có hai dấu hiệu. Đó là dấu hiệu về năng lực trách nhiệm hình sự; và dấu hiệu về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.

Vai trò của nhân thân của tội phạm?

Nhân thân người phạm tội tuy không phải là dấu hiêu của chủ thể; nhưng khi truy cứutrách nhiệm hình sự bao giờ cũng phải làm rõ những đặc điểm về nhân thân người phạm tội; điều đặc biệt coi trọng là những đặc điểm về lai lịch tư pháp của họ như tiền án, tiền sự áp dụng hình phạt thỏa đáng, nhằm đạt hiệu quả giáo dục, cải tạo người phạm tội.

Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự?

– Dưới 14 tuổi: Không phải chịu trách nhiệm hình sự
– Từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi: chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, không áp dụng hình phạt tiền
– Từ đủ 16 tuổi đến 18 tuổi: phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm tuy nhiên không áp dụng xử phạt tù chung thân hoặc tử hình, đối với hình phạt tug thì được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người thành niên phạm tội tương ứng.
– Từ đủ 18 tuổi: phải chịu trách nhiệm hình sự với mọi loại tội phạm, và các tất cả các mức hình phạt

Liên hệ Luật sư X

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Sư!

Hi vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn đọc.

Nếu có vấn đề pháp lý cần giải đáp vui lòng liên hệ Luật sư X: 0833102102

Xem thêm: Trường hợp nào được cấp lại giấy phép lao động?