Ủy viên ban cán sự đảng là gì

Cụ thể, Điều 9, Quy định số 20-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương quy định trách nhiệm và quyền hạn của Ban cán sự đảng Chính phủ trong công tác cán bộ như sau:

Thứ nhất, Ban cán sự đảng Chính phủ chịu trách nhiệm trước Bộ Chính trị việc lãnh đạo, chỉ đạo và kiểm tra thực hiện các nghị quyết, chủ trương, chính sách, quy chế, quy định, quyết định của Đảng về công tác cán bộ và cán bộ trong phạm vi phụ trách.

Thứ hai, Ban cán sự đảng Chính phủ tuyển chọn, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, phân công, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, giới thiệu ứng cử, tái cử, chỉ định, điều động, luân chuyển, biệt phái; cho thôi giữ chức vụ; tạm đình chỉ, đình chỉ chức vụ, cho từ chức, miễn nhiệm, cách chức; khen thưởng, kỷ luật; thực hiện chế độ, chính sách đối với các chức danh cán bộ thuộc thẩm quyền quản lý theo phân cấp. Trên cơ sở đó, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định về mặt nhà nước.

Thứ ba, Ban cán sự đảng Chính phủ đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư đánh giá, quy hoạch, bố trí, phân công, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử, tái cử, chỉ định, điều động, luân chuyển, biệt phái cán bộ; phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng; cho thôi giữ chức vụ; tạm đình chỉ, đình chỉ chức vụ, cho từ chức, miễn nhiệm, cách chức; khen thưởng, kỷ luật; thực hiện chế độ, chính sách đối với các chức danh cán bộ thuộc quyền quản lý của Bộ Chính trị, Ban Bí thư công tác tại Chính phủ (bao gồm cả Bộ Quốc phòng, Bộ Công an); nhân sự chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Thứ tư, Ban cán sự đảng Chính phủ được Bộ Chính trị, Ban Bí thư uỷ quyền trong phạm vi, lĩnh vực phụ trách xem xét: Quyết định việc tổ chức quản lý, sử dụng; đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật hành chính, bổ nhiệm lại và thực hiện chế độ nghỉ hưu, kiến nghị miễn nhiệm, kết thúc nhiệm kỳ trước thời hạn đối với cán bộ (trừ Ủy viên Trung ương Đảng) nêu tại Mục I, Mục II, Phụ lục 1 của Quy định này; quyết định giới thiệu nhân sự Đại sứ Việt Nam tại các nước để cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, bổ nhiệm (trừ cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý).

Bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử đối với cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý giữ các chức danh, chức vụ có cơ cấu kiêm nhiệm của các ban chỉ đạo, tổ chức khác có cơ cấu chức danh kiêm nhiệm theo quy định.

Ủy viên ban cán sự đảng là gì

Kiến nghị, đề xuất sửa đổi, bổ sung Điều lệ Đảng, những quy định, hướng dẫn thi hành Điều lệ Đảng về đảng đoàn, ban cán sự đảng

Đảng đoàn, ban cán sự đảng do cấp ủy cùng cấp lập ra trong một số cơ quan lãnh đạo của Nhà nước, mặt trận Tổ quốc và đoàn thể chính trị - xã hội (trước đây còn được lập ở một số đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp nhà nước trọng yếu) để thực hiện sự lãnh đạo của đảng đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức đó. Đây là một trong những phương thức lãnh đạo quan trọng của Đảng đối với Nhà nước và xã hội. Việc thành lập đảng đoàn, ban cán sự đảng luôn được Đảng ta quan tâm, quy định trong Điều lệ Đảng, ngay từ khi thành lập Đảng. Trải qua quá trình lịch sử, đảng đoàn cơ bản được giữ ổn định; ban cán sự đảng nhiều lần thay đổi, phù hợp với từng giai đoạn cách mạng nước ta. Hiện nay, ở cấp Trung ương còn 16 đảng đoàn, 24 ban cán sự đảng ở Trung ương; 510 đảng đoàn và 189 ban cán sự đảng trong một số cơ quan lãnh đạo của Nhà nước, mặt trận Tổ quốc và đoàn thể chính trị - xã hội ở cấp tỉnh. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác đảng đoàn, ban cán sự đảng thực hiện theo Điều lệ Đảng (Điều 42, 43), quy định của BCH Trung ương, Bộ Chính trị và quy chế làm việc của từng tổ chức.

Bạn đang xem: Ban cán sự đảng là gì

Ở Trung ương: Đảng đoàn, ban cán sự đảng do Bộ Chính trị, Ban Bí thư thành lập và chỉ định nhân sự; được thành lập văn phòng và có biên chế chuyên trách thực hiện công tác tham mưu, giúp việc.

Đảng đoàn được lập ở: (1) Quốc hội, gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, các ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội; thành viên khác (nếu có); đồng chí Chủ tịch Quốc hội làm Bí thư Đảng đoàn, 1 đồng chí Phó Chủ tịch Quốc hội làm Phó Bí thư Đảng đoàn. (2) Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; các đoàn thể chính trị - xã hội (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam) và một số hội quần chúng ở Trung ương<1> do Ban Bí thư thành lập, gồm: Các cán bộ lãnh đạo chủ chốt (là đảng viên) của tổ chức đó và trưởng ban tổ chức - cán bộ; đồng chí Chủ tịch làm Bí thư Đảng đoàn, 1 đồng chí Phó Chủ tịch làm Phó Bí thư Đảng đoàn.

Ban cán sự đảng được lập ở: (1) Chính phủ do Bộ Chính trị thành lập, có 10 thành viên, gồm: Thủ tướng, 5 Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an; thành viên khác (nếu có); đồng chí Thủ tướng Chính phủ làm Bí thư Ban cán sự đảng, 1 đồng chí Phó Thủ tướng làm Phó Bí thư Ban cán sự đảng. (2) Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Kiểm toán Nhà nước do Ban Bí thư thành lập, cơ cấu gồm Bộ trưởng (hoặc người đứng đầu ngành), các thứ trưởng (hoặc cấp phó của người đứng đầu), vụ trưởng vụ tổ chức - cán bộ; các thành viên khác (nếu có); đồng chí bộ trưởng hoặc người đứng đầu ngành làm bí thư ban cán sự đảng, 1 đồng chí thứ trưởng hoặc cấp phó của người đứng đầu làm phó bí thư ban cán sự đảng. Số lượng thường từ 5 đến 8 thành viên. (3) Tòa án Nhân dân Tối cao do Ban Bí thư thành lập, gồm: Chánh án, các Phó Chánh án, Vụ trưởng Vụ Tổ chức - cán bộ; thành viên khác (nếu có). Đồng chí Chánh án làm Bí thư Ban cán sự đảng, 1 đồng chí Phó Chánh án làm Phó Bí thư Ban cán sự đảng. (4) Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao do Ban Bí thư thành lập, gồm: Viện trưởng, các Phó Viện trưởng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức - cán bộ; thành viên khác (nếu có); đồng chí Viện trưởng làm Bí thư Ban cán sự đảng, 1 đồng chí Phó Viện trưởng làm Phó Bí thư Ban cán sự đảng.

Xem thêm: Nến Nhật Là Gì? Cách Đọc Biểu Đồ Nến Để Giao Dịch Cách Đọc Biểu Đồ Chứng Khoán Hình Cây Nến Ở Nhật

Ở cấp tỉnh: Đảng đoàn, ban cán sự đảng do ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy lập và chỉ định nhân sự. Đảng đoàn được lập ở: Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên đoàn Lao động, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và một số tổ chức hội cấp tỉnh. Ban cán sự đảng được lập ở: Ủy ban nhân dân, viện kiểm sát nhân dân, tòa án nhân dân cấp tỉnh. Các thành phần tham gia đảng đoàn, ban cán sự đảng ở các tỉnh, thành phố tương tự như ở Trung ương. Đảng đoàn, ban cán sự đảng ở cấp tỉnh không có văn phòng, cán bộ chuyên trách thực hiện công tác tham mưu, giúp việc.

Nhìn chung, việc thành lập tổ chức đảng đoàn, ban cán sự đảng trong một số cơ quan, đơn vị, tổ chức của hệ thống chính trị và cơ cấu nhân sự cơ bản đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ của từng tổ chức trong mỗi giai đoạn cách mạng. Các đảng đoàn, ban cán sự đảng đã lãnh đạo cơ quan, đơn vị, tổ chức thể chế hóa, cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác tổ chức - cán bộ; quyết định những chủ trương lớn của ngành, địa phương, tổ chức; bảo đảm thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động, góp phần bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, mặt trận Tổ quốc và đoàn thể chính trị - xã hội và tính thống nhất trong hệ thống chính trị.

Tuy nhiên, việc quy định một số nội dung về đảng đoàn, ban cán sự đảng còn chưa bao quát hết các tình huống hoặc có nội dung chưa thật sự rõ cần nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi Điều lệ Đảng, các quy định, hướng dẫn thi hành Điều lệ Đảng cho phù hợp với thực tiễn hiện nay; cụ thể:

(1)- Đảng đoàn, ban cán sự đảng do cấp ủy cùng cấp lập; lãnh đạo, thuyết phục các thành viên trong tổ chức và lãnh đạo công tác kiểm tra việc chấp hành đường lối, chính sách của Đảng. Do đó, cần nghiên cứu để bổ sung vào Khoản 1, Điều 9 của Điều lệ Đảng quy định về cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng cụm từ “trừ một số trường hợp do cấp có thẩm quyền chỉ địnhđể quy định đầy đủ hơn và viết lại là: “Cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng do bầu cử dân chủ lập ra, trừ một số trường hợp do cấp có thẩm quyền chỉ định, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”.

- Hiện nay, một số tổ chức hội quần chúng, cấp ủy lập đảng đoàn. Do đó, đề nghị nghiên cứu để bổ sung cụm từ: “một số tổ chức hội quần chúng” vào Khoản 1, Điều 42 và viết lại là: “Trong cơ quan lãnh đạo của Nhà nước, mặt trận Tổ quốc và đoàn thể chính trị - xã hội, một số tổ chức hội quần chúng cấp Trung ương và cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, do bầu cử lập ra, cấp uỷ cùng cấp lập đảng đoàn... ”.

(3)- Về thực hiện chức năng lãnh đạo công tác kiểm tra việc chấp hành đường lối, chính sách của Đảng:

- Đề nghị bổ sung cụm từ “chính sách, pháp luật của Nhà nước, Điều lệ mặt trận Tổ quốc và đoàn thể chính trị - xã hội” vào Khoản 3, Điều 42 và viết lại là: “Đảng đoàn lãnh đạo…; lãnh đạo công tác kiểm tra việc chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Điều lệ mặt trận Tổ quốc và đoàn thể chính trị - xã hội”.

- Đề nghị bổ sung cụm từ “chính sách, pháp luật của Nhà nước” vào Khoản 3, Điều 43 và viết lại là: "Ban cán sự đảng…; lãnh đạo công tác kiểm tra việc chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước".