Dân số tphcm năm 2023

Dân số tphcm năm 2023

Theo đó, phê duyệt Nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chung Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060 với những nội dung chủ yếu sau:

Phạm vi, ranh giới và quy mô nghiên cứu:

- Phạm vi ranh giới lập quy hoạch: toàn bộ địa giới hành chính Thành phố Hồ Chí Minh với diện tích 2.095 km2 và khu vực biển Cần Giờ (diện tích cụ thể sẽ được xác định trong quá trình lập Đồ án, đảm bảo thống nhất với ranh giới hành lang bảo vệ bờ biển và tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ). Ranh giới cụ thể như sau:

+ Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương;

+ Phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh, tỉnh Long An và tỉnh Tiền Giang;

+ Phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;

+ Phía Nam giáp biển Đông.

- Phạm vi nghiên cứu: bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh xung quanh thuộc vùng Thành phố Hồ Chí Minh (vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, gồm các tỉnh: Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang; với diện tích khoảng 30.404 km2.

Mục tiêu điều chỉnh quy hoạch

- Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố phù hợp định hướng phát triển của toàn vùng Thành phố Hồ Chí Minh, hướng tới phát triển thành phố trở thành trung tâm giao thương quốc tế của vùng và quốc gia; trung tâm văn hóa, tri thức sáng tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, công nghiệp công nghệ cao tầm khu vực; trung tâm du lịch, tài chính - thương mại và dịch vụ logistics tầm quốc tế.

- Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố để đáp ứng các yêu cầu mới trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của thành phố; tạo điều kiện khả thi để thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề trong phát triển đô thị hiện nay như dân số, nhà ở, hạ tầng, giao thông, môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và đảm bảo an ninh quốc phòng.

- Tạo cơ sở pháp lý cho việc quản lý phát triển, đầu tư xây dựng các khu vực trong đô thị và hoàn thiện hệ thống kỹ thuật khung của đô thị theo quy hoạch.

Dự báo phát triển sơ bộ:

- Quy mô dân số: dự kiến đến năm 2040, dân số toàn Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 13-14 triệu người.

- Quy mô đất đai phát triển đô thị: đến năm 2040, dự kiến đất xây dựng đô thị dự kiến khoảng 100.000 - 110.000 ha.

(Việc phân tích, đánh giá, dự báo cụ thể quy mô dân số và đất đai xây dựng đô thị theo từng giai đoạn sẽ được nghiên cứu, đề xuất trong quá trình nghiên cứu đồ án quy hoạch).

Xem chi tiết nội dung tại Quyết định 1528/QĐ-TTg ngày 14/9/2021.

Trung Tài

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email .

Thời gian qua, TPHCM có sự biến động lớn về dân cư, nên UBND thành phố vừa có công văn khẩn gửi Bộ trưởng Bộ Y tế đề nghị cập nhật, điều chỉnh số liệu dân số mới nhất của từng phường, xã, thị trấn.

Dân số tphcm năm 2023
Ảnh minh họa từ internet

Theo số liệu do chính quyền thành phố cung cấp, tổng dân số TPHCM cập nhật đến ngày 5/4 vừa qua là 8.976.009 người. Trong đó, nhóm tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là người từ 18-49 tuổi với gần 54% (tương đương 4.817.244 người).

Hai nhóm tuổi chiếm tỷ lệ xấp xỉ nhau là nhóm dân số dưới 12 tuổi chiếm 16,45% (1.476.187 người) và nhóm dân số 50-65 tuổi chiếm 14,78% (1.326.980 người). Hai nhóm còn lại là nhóm dân số từ 12-17 tuổi chiếm hơn 9% (808.824 người) và nhóm dân số trên 65 tuổi chiếm hơn 6% (546.774 người).

Quốc Ngọc

Tại hội nghị chuyên đề về công tác chuẩn bị năm học mới 2022 - 2023 trên địa bàn TP.HCM do Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM tổ chức sáng 19/8, nhiều đại biểu cho rằng, với việc gia tăng dân số cơ học ở một số quận huyện, cần có chính sách đầu tư cho giáo dục để đảm bảo học sinh được đến trường.

Hiện nay, theo khảo sát của MTTQ, tại các quận, huyện và TP Thủ Đức, tình hình tăng dân số cơ học dẫn đến điều kiện cho trẻ em đến trường, nhất là được học 2 buổi/ngày đang gặp khó khăn. Ngoài ra còn có các vấn đề khác như nhà vệ sinh trường học chưa tốt, lực lượng giáo viên, đặc biệt cho chương trình mới vẫn chưa đảm bảo…

Dân số tphcm năm 2023

Học sinh lớp 10 nhận sách giáo khoa để chuẩn bị cho năm học mới.

Quận Bình Tân, huyện Hóc Môn, quận 12 là những địa phương  gia tăng dân số cơ học nhanh, cơ sở vật chất không đủ đảm bảo nhu cầu của học sinh, tỷ lệ học sinh tiểu học tham gia học 2 buổi/ngày thấp.

Ông Đoàn Văn Lý, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM quận 12 mong muốn quận được đầu tư thêm trang thiết bị và cả trường lớp để có thể đảm bảo việc học của các em.

"Sĩ số hiện nay với những trường có áp lực dân số tăng, số em học sinh cũng quá lớn, thời lượng học 2 buổi/ngày theo chỉ tiêu ngành giáo dục chưa đảm bảo, chúng tôi rất mong muốn có sự quan tâm đầu tư thêm cho những quận có áp lực dân số tăng trong thời gian sắp tới", ông Lý nói.

Ngoài vấn đề về cơ sở vật chất đảm bảo sĩ số cho học sinh, năm học 2022 - 2023 cũng cần quan tâm đến chương trình giáo dục phổ thông, trong đó có sách giáo khoa lớp 3, 7 và lớp 10. Ông Lê Hoàng Lộc, Tổ trưởng Tổ giáo dục, Phòng GD-ĐT huyện Hóc Môn cho rằng, năm học 2022 - 2023 có thuận lợi hơn năm học trước do tình hình dịch bệnh cơ bản được kiểm soát, tuy vậy vấn đề trang thiết bị trong năm học này vẫn là điều đáng quan tâm.

"Thành phố cần đặc biệt quan tâm, thúc đẩy gói trang thiết bị tối thiểu. Hiện nay ở hầu hết các trường, các cấp học, bậc học đang gặp khó khăn", ông Lộc nói.

Ông Trần Trung Mậu, Phó Chủ tịch Hội cựu giáo chức TP.HCM, thành viên đoàn khảo sát ở 4 quận, huyện cho biết, hầu hết các quận, huyện đều đã chuẩn bị khá tốt cho năm học mới. Tuy nhiên vẫn còn những vấn đề cần lưu ý như: sách giáo khoa cho chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, bổ sung giáo viên các môn Âm nhạc, Mỹ thuật. Ngoài ra, các địa phương cần đảm bảo được việc học của những học sinh thuộc diện tạm trú, nhất ở những địa bàn có dân số cơ học tăng nhanh, cụ thể ở như ở quận Bình Tân.

Dân số tphcm năm 2023

Ông Trần Trung Mậu, Phó Chủ tịch Hội cựu giáo chức TP.HCM phát biểu tại hội nghị.

Ông Trần Trung Mậu kiến nghị cần có thêm chính sách cho giáo viên. Qua dịch bệnh, ngoài nhân viên y tế thì giáo viên cũng nghỉ việc rất nhiều vì lương thấp và nhiều áp lực khác.

"Từ trước đến giờ, Sở GD-ĐT, Bộ GD-ĐT đã có nhiều chính sách, nhưng chưa tác động một cách cụ thể vào đội ngũ giáo viên. Vấn đề nghỉ việc ở giáo dục không giống y tế, y tế thì áp lực rõ ràng còn giáo dục lại áp lực chuyện khác", ông Mậu nói.

Bắt đầu từ 22/8, học sinh các cấp từ tiểu học đến THPT, GDTX tại TP.HCM sẽ tựu trường. Đến thời điểm này, công tác chuẩn bị của các trường, các địa phương cơ bản đã sẵn sàng để đón học sinh quay trở lại.

Song song đó, ngành giáo dục cũng như các ban ngành khác cần quan tâm, sát sao các vấn đề đang gặp phải hiện nay để đảm bảo việc học được thuận lợi.