Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa ở đâu năm 2024

Sau đại dịch Covid-19, nhiều Khách hàng quan tâm đến vấn đề liên quan đến thủ tục đăng ký nhãn hiệu. Nắm bắt được yêu cầu đó, NPLaw gửi đến Khách hàng về thủ tục đăng ký nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam.

I. Đăng ký nhãn hiệu sản phẩm là gì?

Khoản 16 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định: “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”

Đăng ký nhãn hiệu là thủ tục hành chính mà các cá nhân, tổ chức thực hiện tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được xác lập quyền sở hữu dùng nhãn hiệu cho hàng hóa do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp, trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa ở đâu năm 2024

II. Hậu quả nếu không đăng ký nhãn hiệu sản phẩm

  • Nhãn hiệu bị đối thủ cạnh tranh sử dụng để nhằm lấy lòng tin của Khách hàng.
  • Mất đi nguồn lợi mang lại do khách hàng tìm đến sản phẩm, dịch vụ thông qua nhãn hiệu.
  • Không thể quảng bá nhãn hiệu mọi lúc mọi nơi vì dễ dẫn đến trường hợp bị trùng lắp với nhãn hiệu đã được đăng ký.
  • Không thu được những nguồn lợi thông qua việc cho chủ thể khác được sử dụng nhãn hiệu.
  • Nhãn hiệu bị biến thành công cụ gây hại cho uy tín của doanh nghiệp.
  • Không có căn cứ để chứng minh logo thuộc quyền sở hữu của mình.
  • Không thể yêu cầu đối tượng vi phạm dừng lại hành vi hoặc nhờ cơ quan chức năng xử lý.
  • Có khả năng bị mất quyền sử dụng logo nếu đối thủ thực hiện đăng ký trước.

III. Nhóm sản phẩm dịch vụ cần phải đăng ký nhãn hiệu

Nhóm sản phẩm dịch vụ khi đăng ký nhãn hiệu được quy định tại bảng phân loại quốc tế hàng hóa dịch vụ Nice, gồm 45 nhóm. Nhóm 1 đến nhóm 34 là nhóm sản phẩm, nhóm 35 đến nhóm 45 là nhóm dịch vụ.

Việc phân nhóm sản phẩm dịch vụ dựa theo các tiêu chí:

  • Tính chất, chất liệu của sản phẩm làm nên đó;
  • Phân nhóm dựa vào chức năng của sản phẩm, dịch vụ;
  • Phân loại theo phương thức hoạt động;
  • Phân loại dựa trên mục đích sử dụng;

.jpg)

IV. Quy trình và thủ tục đăng ký nhãn hiệu

1. Chi phí đăng ký nhãn hiệu

  • Lệ phí nộp đơn: 150.000 đồng
  • Phí công bố đơn: 120.000 đồng
  • Phí tra cứu phục vụ thẩm định nội dung: 180.000VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ. Từ sản phẩm, dịch vụ thứ 7 trở đi nộp thêm 30.000VNĐ/01 sản phẩm, dịch vụ
  • Phí thẩm định nội dung: 550.000VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ. Từ nhóm sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi nộp thêm 120.000VNĐ/01 sản phầm, dịch vụ.
  • Phí công bố quyết định cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu: 120.000 đồng
  • Phí đăng bạ quyết định cấp văn bằng bảo hộ: 120.000 đồng
  • Phí cấp văn bằng bảo hộ: 120.000 đồng. Từ nhóm hàng hóa/dịch vụ thứ 2 trở đi nộp thêm phí là 100.000 đồng/01 nhóm

2. Đăng ký ở đâu

Người nộp đơn có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tiếp hoặc qua dịch vụ của bưu điện đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ, cụ thể:

  • Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
  • Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
  • Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

Trường hợp nộp hồ sơ đơn đăng ký nhãn hiệu qua bưu điện, người nộp đơn cần chuyển tiền qua dịch vụ của bưu điện, sau đó phô tô Giấy biên nhận chuyển tiền gửi kèm theo hồ sơ đơn đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ để chứng minh khoản tiền đã nộp.

.jpg)

V. Tại sao khách hàng nên tìm Công ty Luật để đăng ký nhãn hiệu

Khi khách hàng muốn đăng ký nhãn hiệu thì phải nắm được các quy định pháp luật, cách tra cứu sơ bộ, tra cứu chuyên sâu nhãn hiệu cũng như cách soạn hồ sơ đăng ký nhãn hiệu. Những việc này nếu khách hàng tự thực hiện thì không hề dễ dàng, mất nhiều thời gian công sức, tỷ lệ thành công không cao. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thực hiện các thủ tục đăng ký nhãn hiệu, NPLaw đủ năng lực đại diện Khách hàng thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu một cách nhanh chóng với mức chi phí hết sức ưu đãi 2.000.000 đồng (chưa bao gồm phí nhà nước).

Đăng ký nhãn hiệu ở đâu?

Đăng ký nhãn hiệu là thủ tục pháp lý được thực hiện tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Theo đó, người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu thông qua Tổ chức Đại diện Sở hữu trí tuệ hoặc nộp trực tiếp tại một trong 3 cơ sở của Cục Sở hữu trí tuệ.

Lâm bảo hộ thương hiệu ở đâu?

Cơ quan nào có thẩm quyền đăng ký bảo hộ thương hiệu tại Việt Nam? Cục Sở hữu trí tuệ là cơ quan tiếp nhận và xử lý đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam. Địa chỉ: 384-386, đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.

Đăng ký bảo hộ logo ở đâu?

Đăng ký logo độc quyền sẽ được chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền tiến hành nộp tại Cục sở hữu trí tuệ theo hình thức trực tiếp hoặc qua đường bưu điện. Với khách hàng ở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đã Nẵng có thể trực tiếp đến Cục SHTT hoặc 02 văn phòng đại diện để trực tiếp nộp hồ sơ.

Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cần những giấy tờ gì?

HỒ SƠ ĐĂNG KÝ BẢO HỘ THƯƠNG HIỆU, NHÃN HIỆU ĐỘC QUYỀN.

Tờ khai đăng ký nhãn hiệu - 2 bản (Tải mẫu);.

5 Mẫu nhãn hiệu cần bảo hộ (yêu cầu kích thước lớn hơn 2x2cm và không to quá 8x8cm, nêu rõ màu sắc nếu là nhãn hiệu màu);.

Danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu đăng ký;.

Chứng từ nộp lệ phí đăng ký nhãn hiệu..