Đánh giá của tổ chức who

Căn cứ Công văn số 4622/BYT- BMTE của Vụ SKBMTE-BYT ngày 24/7/2023 về việc đánh giá triển khai thực hiện Chăm sóc thiết yếu bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ/ sau mổ lấy thai;

Căn cứ Kê hoạch số 1655/KH-BVTD ngày 27/7/2023 của Bệnh viện Từ Dũ về việc tổ chức giám sát EENC trong và ngay sau sinh tại các tỉnh phía Nam;

Thực hiện Hợp đồng với Tổ chức y tế thế giới về giám sát đánh giá EENC tại các tỉnh. Đây là một hoạt động thường niên của tổ chức y tế thế giới. Tuy nhiên hoạt động năm nay có khác so với mọi năm là ngoài giám sát tại các tỉnh phía Nam, năm nay Bệnh viện Từ Dũ còn giám sát EENC tại các tỉnh phía Bắc gồm các tỉnh: Quảng Ninh, Hưng Yên, Sơn La

Bên cạnh đó Ngày 12/10/2023, Tổ chức Y tế thế giới đã tổ chức đánh giá hoạt động EENC tại bệnh viện Từ Dũ

Bệnh viện Từ Dũ là một Bệnh viện đầu ngành về Sản phụ khoa được Bộ Y tế giao nhiệm vụ giám sát hỗ trợ chuyên môn cho các tỉnh thành phía Nam và cũng là đơn vị đầu tiên triển khai thí điểm thực hiện EENC trong sanh thường và MLT từ năm 2014 với bước đầu thực hiện 2 trong 6 bước EENC, đến đầu năm 2015 thực hiện đầy đủ 6 bước EENC trong sanh thường. Năm 2016 Bệnh viện Từ Dũ đã triển khai thực hiện MLT

Trong đợt giám sát EENC lần này Tổ chức Y tế thế giới đã đánh giá cao việc triển khai thực hiện EENC tại Bệnh viện Từ Dũ từ các hoạt động tư vấn thực hiện EENC, hoặc sử dụng áo ống để cho bà mẹ không bị mỏi tay khi phải ôm bé trên bàn mô khi thực hiện EENC mổ lấy cũng như thiết kế tờ hướng dẫn theo dõi các dấu hiệu của bé khi thực hiện EENC để kịp thời xử trí khi có bất thường

Ngay sau chương trình Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm WHO, tại trụ sở Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ở Geneva đã diễn ra cuộc họp Đổi mới sáng tạo phòng chống COVID-19 giữa đại diện WHO và đại diện Việt Nam.

Tham dự cuộc họp về phía WHO có Trợ lý Tổng giám đốc WHO Tiến sỹ Mariangela Simao, Tiến sỹ Giles Forte, Phụ trách các dự án đặc biệt và bà Adriana Venazquez, Cố vấn cao cấp của WHO về sản phẩm y tế.

Về phía Việt Nam có: Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva, cùng một số chuyên gia của Bộ Y tế, và nhóm sáng chế mũ cách ly di động Vihelm.

Tiến sỹ Simao thay mặt cho Tổng giám đốc WHO đã phát biểu chào mừng đoàn đại biểu Việt Nam đến làm việc tại trụ sở WHO và nêu rõ, WHO đánh giá cao sự hợp tác của Chính phủ Việt Nam trong lĩnh vực y tế và thúc đẩy đổi mới sáng tạo, đặc biệt là từ giới trẻ như các nhà sáng chế mũ Vihelm, trong việc tìm ra những giải pháp mới nhằm bảo vệ sức khỏe cho mọi người, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid đang gây ra nhiều khó khăn cho các nước và sức khỏe của người dân trên toàn thế giới.

WHO đồng thời hoan nghênh ý định của nhóm sáng chế mũ Vihelm đăng ký tham gia Quỹ tiếp cận công nghệ phòng chống Covid (C-TAP) - là sáng kiến do Costa Rica và WHO đề xuất và hiện do WHO điều phối, hiện nay có sự tham gia của 44 quốc gia và nhiều đối tác quốc tế ủng hộ Lời kêu gọi hành động đoàn kết (Solidarity Call to Action).

Mục tiêu của C-TAP là thông qua việc chia sẻ bí quyết công nghệ và bằng sáng chế mở nhằm đảm bảo sự tiếp cận kịp thời và công bằng đối với các sản phẩm và công cụ phòng chống COVID-19.

Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, Việt Nam hoan nghênh sáng kiến C-TAP của WHO nhằm tăng cường đoàn kết quốc tế ứng phó hiệu quả với đại dịch COVID-19.

Quỹ C-TAP sẽ thúc đẩy các sáng kiến khoa học công nghệ trong phòng, chống Covid-19 và tôn vinh tinh thần đoàn kết toàn cầu của các quốc gia tham gia Lời kêu gọi hành động đoàn kết để thu hút các nhà sáng chế, công ty công nghệ đóng góp sáng chế, công nghệ, cùng chung tay nỗ lực ứng phó với đại dịch COVID-19 trên toàn cầu.

Trong thời gian vừa qua, nhiều sáng kiến đã được phát triển và ứng dụng tại Việt Nam, trong đó có sáng chế mũ Vihelm của các nhà sáng chế trẻ Việt Nam. Mũ Vihelm là loại thiết bị lọc khí bảo vệ đường hô hấp di động.

Nhóm Vihelm cũng đề xuất phương án thay thế phương pháp cách ly tại nhà truyền thống bằng việc cho phép người cần cách ly có thể sử dụng mũ này đi ra ngoài trong giai đoạn cần cách ly. Đây là một ý tưởng mang tính cách mạng đối với việc cách ly y tế, đáng được quan tâm nghiên cứu thêm vì trong đại dịch, hàng tỷ người đã phải thực hiện cách ly trong nhiều tháng, gây thiệt hại hàng nghìn tỷ USD cho nền kinh tế toàn cầu.

Điều thật đáng trân trọng là nhóm sáng chế Vihelm đã chia sẻ thiết kế sản phẩm miễn phí và sẵn sàng hỗ trợ chuyển giao công nghệ thông qua C-TAP nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận công nghệ mũ Vihelm chống COVID-19. Đóng góp này của nhóm sáng chế đối với C-TAP thể hiện sự tham gia đoàn kết quốc tế chống COVID-19, được sự hoan nghênh của cả WHO và Bộ Y tế Việt Nam.

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên bày tỏ tin tưởng rằng với sự điều phối của Tổ chức Y tế thế giới và sự tham gia tích cực của các quốc gia, các nhà sáng chế, các nhà khoa học với tinh thần đoàn kết quốc tế, C-TAP sẽ ngày càng phát triển với nhiều nghiên cứu khoa học ứng dụng và sản phẩm sáng chế thiết thực để cùng chung tay chiến thắng đại dịch.

Thứ trưởng cũng cho biết, Việt Nam sẵn sàng tham gia C-TAP nhằm chia sẻ sáng chế mở và chuyển giao công nghệ cùng thế giới ứng phó với đại dịch COVID-19 và những dịch bệnh khác.

WHO đánh giá cao tinh thần đổi mới sáng tạo và sẵn sàng chia sẻ công nghệ phòng chống COVID-19 của Việt Nam.

Sau cuộc họp này, các chuyên gia của WHO đã làm việc chi tiết với nhóm sáng chế mũ Vihelm và công ty Vihelm. Cuộc làm việc đã bàn về một số vấn đề kỹ thuật của quy trình đánh giá của WHO đối với sản phẩm y tế để đưa mũ Vihelm vào danh mục các sản phẩm chia sẻ sáng chế mở trong cơ chế C-TAP của WHO, và có thể chuyển giao công nghệ sản xuất mũ Vihelm cho nhà sản xuất có quan tâm ở các nước khác, góp phần chung tay tham gia đoàn kết quốc tế cùng ứng phó với đại dịch COVID-19./.

WHO là loại tổ chức gì?

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) được thành lập ngày 7 tháng 4 năm 1948 với tư cách là cơ quan chỉ đạo và điều phối y tế toàn cầu trong hệ thống Liên Hiệp Quốc.

Việt Nam tham gia WHO khi nào?

Đại hội đồng đề cử Tổng Giám đốc, thông qua chính sách tài chính và ngân sách chương trình của WHO. Việt Nam tham gia WHO vào ngày 17 tháng 5 năm 1950. Đây là một trong những quốc gia đầu tiên tham gia WHO sau khi tổ chức này được thành lập vào năm 1948.

WHO là viết tắt của chữ gì?

Tổ chức Y tế Thế giới (viết tắt TCYTTG; tiếng Anh: World Health Organization - WHO; tiếng Pháp: Organisation mondiale de la santé - OMS) là một cơ quan chuyên môn của Liên Hợp Quốc, WHO đóng vai trò thẩm quyền điều phối các vấn đề sức khỏe và y tế cộng đồng trên bình diện quốc tế, WHO tham gia giúp đỡ các quốc gia ...

Mục đích của tổ chức WHO là gì?

WHO là viết tắt của Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization), là một cơ quan chuyên môn của Liên Hợp Quốc, có trụ sở tại Geneva, Thụy Sĩ. WHO được thành lập vào ngày 7/4/1948 với mục tiêu thúc đẩy sức khỏe toàn cầu và đảm bảo rằng tất cả mọi người đều có thể đạt được mức độ sức khỏe tối đa.