Đánh giá việc ứng dụng công nghệ thông tin

Năm 2018 và quý 01 năm 2019, các cơ quan trên địa bàn tỉnh đã nỗ lực vượt qua khó khăn, vướng mắc để nâng cấp cơ sở hạ tầng; triển khai phần mềm, cơ sở dữ liệu, đưa ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào quản lý; nâng cao chất lượng công tác chỉ đạo, điều hành của các cấp, các ngành; Cơ chế chính sách ngày càng hoàn thiện góp phần tạo ra hành lang pháp lý thuận tiện để đẩy mạnh phát triển ứng dụng công nghệ thông tin.Cơ sở hạ tầng viễn thông và công nghệ thông tin phát triển đồng bộ, thống nhất, xuyên suốt từ tỉnh xuống huyện đáp ứng đúng các định hướng, chỉ đạo từ Trung ương đến địa phương.Các hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành, tác nghiệp của cơ quan nhà nước các cấp và các cơ quan thuộc tỉnh cơ bản đã thực hiện trên môi trường mạng. Đưa ứng dụng ký số vào quy trình ban hành văn bản và các giao dịch điện tử khác như kê khai bảo hiểm xã hội qua mạng, kê khai thuế điện tử... đã góp phần tiết kiệm thời gian, chi phí văn phòng phẩm đồng thời đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin cho các giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước.Các hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin được dùng chung trong toàn tỉnh tạo ra sự thống nhất, liên thông, hạn chế sự đầu tư trùng lặp, lãng phí nguồn ngân sách nhà nước. Một số cơ sở dữ liệu (CSDL) dùng chung và chuyên ngành như CSDL từng bước được đầu tư xây dựng. Trung tâm Tích hợp dữ liệu của tỉnh được chú trọng đầu tư, nâng cấp; sử dụng các công nghệ mới, tiên tiến; đã được đầu tư các thiết bị bảo mật tối thiểucơ bản đáp ứng việc quản trị tập trung, khai thác chia sẻ các hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin, CSDL dùng chung của tỉnh đồng thời dễ dàng thực hiện các giải pháp an toàn bảo mật tập trung trong toàn tỉnh.

Tuy nhiên, kết quả ứng dụng CNTT của tỉnh đạt hiệu quả chưa cao. Một số cơ quan, đơn vị, địa phương chưa quyết liệt trong ban hành quy trình và triển khai thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 theo danh mục đã được UBND tỉnh ban hành. Số lượng hồ sơ được giải quyếtmức độ 3, mức độ 4 đạt tỷ lệ thấp.Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh chưa được bố trí kinh phí để thuê nên còn đang sử dụng thử nghiệm. Đa số các ngành, địa phương chưa ứng dụng triệt để ký số văn bản điện tử. Việc đảm bảo an toàn, an ninh thông tin chưa đồng bộ, thống nhất; hầu hết các cơ quan nhà nước chưa đầu tư phần mềm diệt virus có bản quyền cho 100% máy tính có kết nối mạng trong cơ quan.Trung tâm Tích hợp dữ liệu của tỉnh còn thiếu máy chủ, thiết bị lưu trữ; thiếu các thiết bị bảo mật quan trọng để có thể phát hiện sớm được các dạng tấn công như Dos, DDos, dò quét cổng, khai thác lỗ hổng vào Trung tâm. Tỉnh chưa có hệ thống nền tảng, tích hợp, chia sẻ (LGSP) để tích hợp, chia sẻ các hệ thống công nghệ thông tin dùng chung đã có của tỉnh và kết nối với hệ thống nền tảng, tích hợp, chia sẻ quốc gia (NGSP) theo các quy định của Trung ương. Cơ sở dữ liệu dùng chung mới bước đầu được đầu tư, cơ sở dữ liệu chuyên ngành chưa được xây dựng dựa trên nền tảng một mô hình kiến trúc tổng thể chung nên rất khó khăn trongchia sẻ, trao đổi, tổng hợp, khai thác dữ liệu liên ngành. Còn ít cơ quan xếp hạng ứng dụng CNTT đạt loại tốt, nhiều cơ quan xếp loại khá, còn cơ quan xếp loại yếu. Mới có 03 UBND cấp huyện được xếp hạng Chính quyền điện tử, còn lại không đủ điểm để đánh giá xếp hạng.

Sau khi nghe cơ quan thường trực Ban chỉ đạo (Sở Thông tin và Truyền thông) báo cáo, ý kiến thảo luận của các thành viên tham dự họp; đồng chí Đặng Trọng Thăng– Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh – Trưởng Ban chỉ đạo kết luận và chỉ đạo như sau:

Giao cho các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phốphải bám sát Kế hoạch hành động của tỉnh đã ban hành; phân tích các hạn chế đã nêu của báo cáo để khẩn trương khắc phục; chủ động rà soát theo các tiêu chí đánh giá xếp hạng Chính quyền điện tử của địa phương để xây dựng kế hoạch, giải pháp của ngành, cơ quan và địa phương đảm báo đạt yêu cầu theo các tiêu chí đánh giá; làm tốt công tác tuyên truyền để đẩy mạnh ứng dụng CNTT, xây dựng Chính quyền điện tử đến các đơn vị, từng cán bộ công chức để tạo chuyển biến một cách thực chất nhằm tăng cường ứng dụng CNTT trong toàn tỉnh, toàn dân.

Chú trọng tổ chức đào tạo, tập huấn cho các cán bộ, công chức, viên chức về Chính quyền điện tửđảm bảo làm việc chuyên nghiệp trên môi trường mạng; đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn để người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 đồng thời nâng cao nhận thức, thay đổi thói quen, tạo sự đồng thuận của người dân, doanh nghiệp trong xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Thái Bình.

Triệt để triển khai thực hiện trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 theo đúng danh mục đã được UBND tỉnh ban hành. Thống nhất giao cho Văn phòng của các cơ quan là đầu mối tiếp nhận hồ sơ gửi trực tuyến của các cơ quan, đơn vị để tổng hợp, theo dõi và đôn đốc thực hiện.

Chuẩn bị tốt nguồn nhân lực CNTT để tham mưu xây dựng Chính quyền điện tử, đảm bảo mỗi cơ quan đều phải có cán bộ chuyên môn để phụ trách CNTT.

Các địa phương phải chủ động bố trí kinh phí để đảm bảo trang thiết bị tối thiểu về hạ tầng cho Chính quyền điện tử, nhất là đối với các địa phương chưa đủ điểm để đánh giá xếp hạng Chính quyền điện tử.

Thủ trưởng các sở, ngành, địa phương nghiêm túc chỉ đạo thực hiện ký số văn bản điện tử;sử dụng chữ ký số chuyên dùng trong các giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước; thống nhất hệ thống phần mềm diệt virus tập trung. Tỉnh thống nhất để các cơ quan, đơn vị chưa thực hiện ký số văn bản điện tử, chưa cài phần mềm diệt viruskhông tham gia khai thác sử dụng Mạng văn phòng điện tử liên thông để đảm bảo an toàn thông tin cho hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh.

Giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì tham mưu thực hiện các nội dungtrong Kế hoạch hành động triển khai thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 17/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025 của tỉnh Thái Bìnhđã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 838/QĐ-UBND ngày 29/3/2019.

Thực hiện triển khai xây dựng hệ thống nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu (LGSP).

Thuê dịch vụ vận hành, triển khai Cổng dịch vụ công trực tuyến tỉnh Thái Bình.

Xây dựng bổ sung tính năng của Mạng văn phòng điện tử liên thông để đáp ứng các quy định trong Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Mua thiết bị để quản lý diệt virus tập trung nhằm phát hiện sớm và ngăn chặn các cuộc tấn công từ các máy trạm vào các hệ thống dùng chung của tỉnh.

Thực hiện thuê thêm 100m2 để xây dựng Trung tâm giám sát an toàn thông tin mạng của tỉnh Thái Bình.

Thực hiện Kế hoạch chuyển đổi sang IPv6, Quy hoạch địa chỉ IPv6 tại Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh và tại các cơ quan nhà nước thuộc tỉnh.

Giao Sở Nội vụ phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thôngrà soát, thống kê thực trạng nguồn nhân lực CNTT của từng cơ quan, xây dựng phương án đào tạo, đào tạo lại , bồi dưỡng, tuyển dụng nguồn nhân lực CNTT ngay từ năm 2019 báo cáo UBND tỉnh xem xét; đồng thời tham mưu xây dựng cơ chế khuyến khích, chính sách ưu đãi cho cán bộ làm CNTT. Giao Sở Tài chính và Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp tham mưu nguồn kinh phí thực hiện nội dung này.

Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì tham mưu để bổ sung Dự án thuộc Chương trình mục tiêu công nghệ thông tin: Đầu tư xây dựng, hoàn thiện nền tảng Chính quyền điện tử tỉnh Thái Bình vào Kế hoạch đầu tư công trung hạn 2018-2020 của tỉnh làm căn cứ để Trung ương bố trí vốn về tỉnh Thái Bình nhằm kịp thời triển khai dự án đúng tiến độ. Tham mưu nguồn vốn để thực hiện xây dựng hệ thống nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu (LGSP) và mua thiết bị để quản lý hệ thống diệt virus tập trung toàn tỉnh.

Giao Sở Tài chính phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tham mưu cơ chế tài chính;sử dụng nguồn kinh phí dự phòng, nguồn kinh phí dự trữ hoặc tăng thu hàng năm của tỉnh để tăng cường đầu tư cho CNTT.Hướng dẫn các cơ quan, địa phương tổ chức thực hiện các nhiệm vụ ứng dụng CNTT từ nguồn kinh phí sự nghiệp được phân bổ hàng năm và các nguồn vốn huy động khác theo đúng quy định hiện hành. Tham mưu bố trí kinh phí hàng năm để thuê dịch vụ vận hành, triển khai Cổng dịch vụ công trực tuyến tỉnh Thái Bình. Tham mưu kinh phí để xây dựng bổ sung tính năng của Mạng văn phòng điện tử liên thông để đáp ứng các quy định trong Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Sở Tài chính tham mưuđể thực hiện chủ trương giành tối thiểu 2% ngân sách nhà nước cho ứng dụng công nghệ thông tin và an toàn thông tin mạng hàng năm của tỉnh.

Người đứng đầu các ngành, các địa phương, các cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm trước Ban chỉ đạo và trước UBND tỉnh trong việc thực hiện các kết luận nêu trên, chịu trách nhiệm chính trong việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT để cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 của cơ quan nhằm đạt được các chỉ tiêu trong Kế hoạch hành động đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 838/QĐ-UBND, ngày 29/3/2019.

                                                                                                                                                                Thanh Mai