Dđơn vị tính cho 1 cái tiếng anh là gì

Với những ngành kinh doanh có sự khác biệt trong đơn vị nhập và đơn vị bán như vật liệu xây dựng, nhà thuốc, nông sản thực phẩm, sự cần thiết của việc quản lý đơn vị tính là điều cực kì quan trọng. Ví dụ, nhà thuốc của bạn nhập về sản phẩm số lượng lớn theo thùng nhưng lại bán ra với đơn vị nhỏ hơn như: viên/vỉ/hộp hay miếng/gói/hộp hay tôn nhập kg nhưng cắt bán mét, sắt nhập kg bán cây… Điều này cản trở hoạt động bán hàng, đòi hỏi nhân viên phải tính toán quy đổi để ra giá trị của đơn hàng. Nhưng mọi chuyển sẽ trở nên đơn giản hơn nếu hàng hóa của bạn được quản lý theo các đơn vị tính. Vậy đơn vị tính là gì?

Đơn vị tính (tiếng Anh: Calculation Unit) là của một mặt hàng được hiểu là đơn vị mà người mua sẽ mua mặt hàng đó theo, ví dụ như một thùng mì gói, một dây sữa… Tuy nhiên, đôi khi khách hàng không muốn mua một đơn vị hàng hóa lớn như vậy mà muốn mua với số lượng nhỏ hơn, hay nói cách khác, là mua theo đơn vị cơ bản.

Đơn vị cơ bản là đơn vị nhỏ nhất của một loại hàng hóa mà bạn có thể có. Từ đơn vị cơ bản, bạn có thế dùng nó để quy đổi ra đơn vị tính có giá trị lớn hơn để sử dụng cho các loại hàng hóa khác nhau. Điều này rất hữu ích khi áp dụng cho các mặt hàng được bán theo nhiều đơn vị. Đơn cử như mặt hàng sữa tươi, bạn không nhất thiết lúc nào cũng phải bán theo đơn vị dây hoặc thùng, mà đôi khi khách hàng cũng không có nhu cầu mua nhiều đến thế. Đó là khi bạn có thể bán hàng theo đơn vị cơ bản là hộp sữa.

Đơn vị tính sử dụng trong kế toán

1. Đơn vị tiền tệ sử dụng kế toán là Đồng Việt Nam, ký hiệu quốc gia là “đ”, ký hiệu quốc tế là “VND”.

Trường hợp nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh bằng ngoại tệ, đơn vị kế toán phải đồng thời theo dõi nguyên tệ và quy đổi ra Đồng Việt Nam để ghi sổ kế toán trừ trường hợp pháp Luật có quy định khác; đối với loại ngoại tệ không có tỷ giá hối đoái với Đồng Việt Nam thì phải quy đổi thông qua một loại ngoại tệ khác có tỷ giá hối đoái với Đồng Việt Nam và ngoại tệ cần quy đổi.

Đơn vị kế toán có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu bằng một loại ngoại tệ thì được tự lựa chọn loại ngoại tệ đó làm đơn vị tiền tệ trong kế toán, chịu trách nhiệm về lựa chọn đó trước pháp Luật và thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

Tỷ giá quy đổi ngoại tệ ra đơn vị tiền tệ trong kế toán và chuyển đổi báo cáo tài chính lập bằng ngoại tệ sang Đồng Việt Nam được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, trừ trường hợp pháp Luật có quy định khác.

2. Đơn vị kế toán trong lĩnh vực kế toán nhà nước khi phát sinh các khoản thu, chi ngân sách nhà nước bằng ngoại tệ phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.

3. Các đơn vị hiện vật và đơn vị thời gian lao động sử dụng trong kế toán bao gồm tấn, tạ, yến, kilôgam, mét vuông, mét khối, ngày công, giờ công và các đơn vị đo lường khác theo quy định của pháp Luật về đo lường.

4. Đơn vị kế toán trong lĩnh vực kinh doanh khi lập báo cáo tài chính tổng hợp, báo cáo tài chính hợp nhất từ báo cáo tài chính của các công ty con, đơn vị kế toán trực thuộc hoặc đơn vị kế toán cấp trên trong lĩnh vực kế toán nhà nước khi lập báo cáo tài chính tổng hợp, báo cáo tổng quyết toán ngân sách năm từ báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách của các đơn vị cấp dưới nếu có:

+ Ít nhất 1 chỉ tiêu trên báo cáo có từ 9 chữ số trở lên thì được sử dụng đơn vị tiền tệ rút gọn là nghìn đồng (1.000 đồng),

+ Từ 12 chữ số trở lên thì được sử dụng đơn vị tiền tệ rút gọn là triệu đồng (1.000.000 đồng),

+ Từ 15 chữ số trở lên thì được sử dụng đơn vị tiền tệ rút gọn là tỷ đồng (1.000.000.000 đồng).

5. Đơn vị kế toán khi công khai báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách được sử dụng đơn vị tiền tệ rút gọn theo quy định tại khoản 4.

6. Khi sử dụng đơn vị tiền tệ rút gọn, đơn vị kế toán được làm tròn số bằng cách: Chữ số sau chữ số đơn vị tiền tệ rút gọn nếu bằng 5 trở lên thì được tăng thêm 1 đơn vị; nếu nhỏ hơn 5 thì không tính.

Cách ghi đơn vị tính trên hóa đơn dịch vụ

Cách ghi đơn vị tính trên hóa đơn dịch vụ. Tôi là kế toán công ty, trên hóa đơn sử dụng dịch vụ thì viết đơn vị tính như thế nào?

Tóm tắt câu hỏi:

Thưa luật sư, tôi học kế toán mới đi làm, công ty tôi là công ty cung ứng dịch vụ, nộp thuế theo phương pháp khấu trừ và có sử dụng hóa đơn đặt in. Vì tôi mới vào làm, có một dịch vụ có một ô là đơn vị tính. Tôi không rõ dịch vụ thì ghi đơn vị tính thế nào thưa luật sư?

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Về nguyên tắc xuất hóa đơn với hàng dịch vụ thì ngày lập hóa đơn đối với cung ứng dịch vụ là ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ thực hiện thu tiền trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền.

Các tiêu thức về thông tin khách hàng, mã số thuế, số thứ tự, tên các mặt hàng, hàng hóa và dịch vụ, bạn phải ghi đầy đủ.

Theo sự việc bạn trình bày thì công ty bạn là công ty cung ứng dịch vụ và có sự dụng hóa đơn. Theo hướng dẫn tại Thông tư 119/2014/TT-BTC thì:

Điều 5. Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ:

“Tổ chức kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ có thể tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn không nhất thiết phải có chữ ký người mua, dấu của người bán trong trường hợp sau: hóa đơn điện; hóa đơn nước; hóa đơn dịch vụ viễn thông; hóa đơn dịch vụ ngân hàng đáp ứng đủ điều kiện tự in theo hướng dẫn tại Thông tư này.

Trường hợp kinh doanh dịch vụ thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có tiêu thức “đơn vị tính””.

Theo hướng dẫn này thì trường hợp của bạn đối với kinh doanh dịch vụ thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có tiêu thức “đơn vị tính””.

Đơn vị tính của hàng hóa

Chào các anh chi! các anh chi giúp em vấn đề này nhé: Em đang làm tại một công ty hoạt động trên lĩnh vực thương mại, trong tháng em nhận được các hóa đơn đầu vào, trên hóa đơn (o một số mặt hàng) họ ghi cột đơn vị tính là ” Bộ” , và khi bán hàng ra em tách “bộ” ra bán từng “chiếc” một và ghi hóa đơn đầu ra em chỉ ghi là ” chiếc” , như vậy thì có vi phạm gì không?

VD: Trên hóa đơn đầu vào viết: mặt hàng A, đơn vị tính là “bộ” (1 bộ = 3 chiếc), khi khách mua hàng họ không mua cả 3 chiếc liền ( là = 1 bộ) mà chỉ mua 1 chiếc thôi, và khi đó em viết hóa đơn GTGT 10% cho khách hàng = đúng số lượng họ mua là 1 chiếc.

Mong các anh chị chỉ bảo cho em làm thế nào cho hợp lý, em xin cảm ơn trước!

Như vậy, based unit of mesuares (based UOM) ở trường hợp này là “chiếc”, tất cả các giao dịch có UOM khác based on based UOM đều có thể quy đổi ra based UOM. Khi mua thì là Bộ, khi bán thì là Chiếc, điều đó chẳng có gì là vi phạm cả, đó là điều quá bình thường của các ông bà buôn bán (à quên thương mại) – kiểu mua theo lố, bán lẻ mà. Chỉ có điều tính toán lượng, giá trị của món hàng sao cho đúng mà thôi. Phần mềm nào cũng hỗ trợ công việc chuyển đổi sang đơn vị tính cơ sở mà.