Đề thi hsg hóa 8 cấp huyện 2023 violet năm 2024

Đề thi học sinh giỏi hóa 8 năm 2022 - 2023 CÓ ĐÁP ÁN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẨM XUYÊN được soạn dưới dạng file word gồm 5 trang. Các bạn xem và tải đề thi học sinh giỏi hóa 8 năm 2022 về ở dưới.

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẨM XUYÊN​

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN LỚP 8

NĂM HỌC: 2022-2023 MÔN: HÓA HỌC​

Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)​

Câu I(5.0 đ).

1.Hoàn thành các phương trình hóa học sau:

a, Al + Fe3O4 ---> Al2O3 + Fe

b, Fe3O4 + HCl ---> FeCl3 + FeCl2 + H2O

c, CxHy + O2 ---> CO2 + H2O

d, Al + H2SO4 ---> Al2(SO4)3 + SO2 + H2O

e, FexOy + CO ---> FeO + CO2

g, FexOy + O2 ---> Fe2O3

2.Nguyên tử của nguyên tố R có tổng số các hạt p,n,e là 115, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 25.

  1. Hãy xác định tên nguyên tố R?
  2. Xác định nguyên tử khối của nguyên tố R?

    Câu II (3.0đ).

    1. Đốt cháy một chất X cần dùng 9,6 gam khí O2 thu được 8,8 gam CO2 và 5,4 gam H2O. Xác định công thức phân tử của X. Biết tỷ khối của X so với H2 = 23.

    2. Đốt cháy hoàn toàn 23,6 gam hỗn hợp gồm Al và Cu cần dùng vừa đủ 8,96 lít O2 (đkct) thu được hỗn hợp oxit gồm Al2O3 và CuO. Hãy tính % khối lượng mỗi kim loại tham gia phản ứng.

    Câu III(4.0 đ).

    1.Hãy tính số gam Al2(SO4)3 cần lấy đểkhối lượng nguyên tố oxi có trong đó bằng khối lượng nguyên tố oxi có trong 27,2 gam hỗn hợp khí A gồm N2O5 và CO2. Biết tỉ khối của hỗn hợp khí A so với H2 là 34.

    2. Công thức tổng quát của tinh thể ngậm nước M(NO3)3.nH2O. Biết nước kết tinh chiếm 40,099% về khối lượng. N chiếm 10,4% về khối lượng. Xác định tên kim loại M và giá trị n. Viết CTHH của tinh thể ngậm nước.

    Câu IV(4.0 đ).

    1.Nung nóng hoàn toàn 15,15 gam chất rắn A thu được chất rắn B và 1,68 lít khí O2

    (đktc). Trong hỗn hợp chất rắn B có thành phần % khối lượng các nguyên tố: 37,65%O; 16,47%N còn lại là K. Xác định công thức đơn giản nhất của A và B.

    2. Hỗn hợp X gồm Fe, FeO và Fe2O3. Cho một luồng CO đi qua ống sứ đựng m gam hỗn hợp X nung nóng. Sau khi kết thúc thí nghiệm thu được 64 gam chất rắn A trong ống sứ và 11,2 lít khí B (đktc) có tỉ khối so với H2 là 20,4. Tính giá trị m.

    Câu V(4.0 đ).

    1. Thổi từ từ V(lít) hỗn hợp khí (đktc) gồm CO và H2 đi qua 18,2 gam hỗn hợp gồm các oxit CuO, Fe3O4, Al2O3 nung nóng. Sau khi phản ứng kết thúc thu được m (gam) chất rắn và một hỗn hợp khí nặng hơn khối lượng của hỗn hợp V(lít) hỗn hợp CO và H2 (đktc) ban đầu là 0,48 gam.

    Viết phương trình hóa học các phản ứng xảy ra.Tính v, m

    2. Đem đốt cháy hoàn toàn 11 gam hỗn hợp X gồm CH4, C2H2, C2H4, sau phản ứng thu được 33 gam khí CO2. Viết các phương trình hoá học và xác định % khối lượng CH4 có trong hỗn hợp X?

    (Biết:NTK:H =1; C = 12; N = 14; O = 16; Al = 27; S = 32; K = 39; Fe = 56; Cu = 64

    Điện tích hạt nhân: Cl = 17+; Br = 35+; Rh = 45+)

    -Hết--

    PHÒNG GD-ĐT CẨM XUYÊN

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN​

MÔN: HÓA HỌC 8. Năm học 2022-2023

  • Câu
  • Đáp án và hướng dẫn chấm
  • Điểm
  • 1.1
  • (3 điểm) Mỗi PT đúng cho 0,5 điểm a, 8Al + 3Fe3O4 ->4Al2O3 + 9Fe b, Fe3O4 + 8HCl ->2FeCl3 + FeCl2 +4 H2O c, 2CxHy +2x +y/2 O2 ->2xCO2 + yH2O d, 2Al +6 H2SO4 -> Al2(SO4)3 + 3 SO2 + 6H2O e, FexOy +(y-x) CO ->x FeO + (y-x)CO2 g, 4FexOy + (3x-2y) O2 ->2x Fe2O3
  • 3 điểm
  • 1.2.
  • (2 điểm) Theo bài ra ta có : 2p + n = 115 (*) 2p – n = 25 ( **) Từ (*) và (**) =>p = 35 , n = 45.
  • Nguyên tử R là Brom. ( Br)
  • Nguyên tử khối của R : A = p + n = 35 + 45 = 80 đvc
  • 0,5
  • 0,5
  • 0,5
  • 0.5
  • 2.1
  • (1,5 điểm)

    Theo bài ra ta có: X + O2 -> CO2 + H2O Áp dụng định luật BTKL ta có mX = 8,8 + 5,4 - 9,6 = 4,6 gam mC = 2,4 gam; mH = 0,6 gam Vì: mC + mH < 4,6 => mO = 4,6 – ( 2,4 + 0,6) = 1,6 gam nC: nH : nO = 0,2: 0,6 : 0,1 = 2: 6 : 1 Công thức đơn giản của X là: Mặt khác ta có MX = 23.2 = 46 gam ( C2H6O)n = 46 \=> n = 1 Vậy CTPT là C2H6O0,25

    0,25

    0,25 0,25

    0,25

    0,25
  • 2.2
  • (1,5 điểm)
  • – Theo bài ra ta có nO2 = 0,3 mol - Pthh: 4Al + 3O2 -> 2Al2O3 (1) 2Cu + O2 -> CuO (2) Gọi x,y lần lượt là số mol của Al và Cu 27x + 64y = 23,6 (*) và 3x/4 + y/2 = 0,4 ( **) x = 0,4; y = 0,2 %mAl = 45.76%; %mCu = 54,24%
  • 0,25
  • 0,25
  • 0,25
  • 0,25
  • 0,25
  • 0,25
  • 3.1
  • (2 điểm) Gọi số mol của N2O5 và CO2 lần lượt là x,y (x,y >0) Theo bài ra ta có: 108x + 44y = 68(x + y) Þ 40x – 24y = 0 (1) Mặt khác: 108x + 44y = 27,2 (2) Từ (1) và (2) ta có: x = 0,15, y = 0,25. Vậy nN2O5 = 0,15, nCO2 = 0,25 Þ nO (hhA) = (0,15 x 5) + (0,25 x 2) = 1,25 mol.+ Từ đó ta có số mol Al2(SO4)3 = 1,25 : 12 mol
  • Vậy: khối lượng Al2(SO4)3 cần lấy = 5/48 x 342 = 35,625 gam.
  • 0,5
  • 0,25
  • 0,25
  • 0,5
  • 0.5
  • 3.2
  • (2 điểm) + Khối lượng mol của tinh thể là: ( M + 186 + 18n) g %N = 10,4 % => Khối lượng mol tinh thể = 404 g/mol % H2O = = → n= 9 M +168 +18.9 = 404 M = 56. Vậy M là sắt. CTHH tinh thể Fe(NO3)3 . 9H2O
  • 0,5
  • 0,25
  • 0,5
  • 0,25
  • 0,5
  • 4.1
  • (2 điểm) Theo bài ra ta có: mO2 = 2,4 gam Sơ đồ PƯ: A -> B + O2
  • Áp dụng định luật BTKL ta có: mB = 12,75 gam
  • Khối lượng và số mol các nguyên tố trong B
  • mO = 4,8 gam; nO = 0,3 mol
  • mN = 4,8 gam; nN = 0,15 mol
  • mK = 5,85 gam; nK = 0,15 mol
  • Công thức đơn giản của B là: nK:nN:nO = 1:1:2 => KNO2 Khối lượng và số mol các nguyên tố trong A
  • mO = 7,2 gam; nO = 0,45 mol
  • mN = 4,8 gam; nN = 0,15 mol
  • mK = 5,85 gam; nK = 0,15 mol
  • Công thức đơn giản của A là:
  • nK:nN:nO = 1:1:3 => KNO3
  • 0.25
  • 0.25
  • 0.5
  • 0.25
  • 0.25
  • 0.25
  • 0.25
  • 4.2
  • (2 điểm) nB = 11,2/22,4 = 0,5 (mol) Hỗn hợp B gồm CO2 và CO dư Gọi x là số mol CO2 phản ứng (x >0) => nCO (trong B) = 0,5-x (mol) \=> 44x + 28(0,5-x) = 20,4 \=> x = 0,4 mol PTHH: 3Fe2O3 + CO ->2Fe3O4 + CO2 Fe3O4 + CO ->3FeO + CO2 FeO + CO -> Fe + CO2 Từ PTHH = nCO(pư) = nCO= 0,4 mol AD BTKL ta có: m = 64 + mCO- mCO m = 64 + 0,4*44 – 0,4*28 = 70,4 gam
  • 0.25
  • 0.5
  • 0.5
  • 0.25
  • 0.5
  • 5.1
  • (2 điểm) Phương trình hóa học : CuO + CO à Cu + CO2 CuO + H2à Cu + H2O Fe3O4 + 4 CO à 3 Fe + 4CO2 Fe3O4 + 4 H2à 3Fe + 4 H2O Dựa vào các phương trình ta thấy: Hỗn hợp khí sau phản ứng có khối lượng nặng hơn khối lượng V(l) hỗn hợp CO, H2 ban đầulà 0,48g => m CO+ H2O = m CO + H2 + 0,48 Khối lượng tăng = mO = 0,48 (g) nO = 0,03 (mol) Ta thấy nO = n (CO + H2) = n (CO2 + H2O) = 0,03 mol V = 0,03. 22,4 = 0,672(l) Áp dụng ĐLBT khối lượng: moxit + m CO + H2 = mCR + m CO2 + H2O 18,2 + m (CO + H2) = m CR + m (CO +H2) + 0,48 mCR = 18,2 – 0,48 = 17,72(g)
  • 0,5
  • 0,25
  • 0.25
  • 0,5
  • 0.5
  • 5.2
  • (2 điểm) n CO= 0,75 mol Gọi số mol CH4, C2H2, C2H4lần lượt là a, b, c (a, b, c > 0) PTHH CH4 + 2O2 -> CO2 + 2H2O C2H2 + 5/2O2 -> 2CO2 + H2O C2H4 + 3O2 -> 2CO2 + 2H2O Ta có: 16a + 26b + 28c = 11 => 26b + 28c = 11 – 16a (1) a + 2b + 2c = 0,75 => 2b + 2c = 0,75 -a (2) Lấy (1) chia (2) ta có: = ó= Vì = (hh C2H2, C2H4) 26 << 28 ó 0,25 < a < 0,42 ó 36,36% < %mCH4< 60,62%
  • 0,75
  • 0,25
  • 0,25
  • 0,75

----HẾT---​

Thí sinh làm cách khác mà đúng và chặt chẽ vẫn cho điểm tối đa.