De Thi Văn 11 Học kì 2 Quảng Nam 18 19

Giới thiệu về cuốn sách này

Giới thiệu về cuốn sách này

THI247.com giới thiệu đến bạn đọc đề thi cuối học kỳ 2 Ngữ Văn 11 năm 2020 – 2021 sở GD&ĐT Quảng Nam kèm bảng đáp án chi tiết tất cả các mã đề, hi vọng sẽ giúp ích cho các bạn trong kỳ thi HK2 Ngữ Văn 11 sắp tới.

Câu 1. (0,75 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2. (0,75 điểm) Tác giả đưa ra những dẫn chứng nào để chứng minh cho luận điểm trong vòng chưa đầy hai thế kỷ qua, con người đã làm thay đổi sinh thái trái đất gấp cả trăm lần nhiều tỉ năm trước đó cộng lại? Câu 3. (1,0 điểm) Nội dung chính của đoạn trích là gì? Câu 4. (0,5 điểm) Theo anh/chị, mỗi cá nhân có thể cứu sự sống của trái đất thoát khỏi diệt vong không? Vì sao? Câu 1. (2,0 điểm) Anh/Chị hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) về những điều cần làm để đóng góp được phần công đức báo ân của mình cho Vũ trụ.

Câu 2. (5,0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ.

[ads]

De Thi Văn 11 Học kì 2 Quảng Nam 18 19
28
De Thi Văn 11 Học kì 2 Quảng Nam 18 19
1 MB
De Thi Văn 11 Học kì 2 Quảng Nam 18 19
1
De Thi Văn 11 Học kì 2 Quảng Nam 18 19
119

De Thi Văn 11 Học kì 2 Quảng Nam 18 19

Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu

Đang xem trước 10 trên tổng 28 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên

BỘ ĐỀ THI HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 NĂM 2017-2018 (CÓ ĐÁP ÁN) 1. Đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn 11 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THPT Đoàn Thượng 2. Đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn 11 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THPT Lương Ngọc Quyến 3. Đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn 11 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THPT Nguyễn Du 4. Đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn 11 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THPT Nguyễn Huệ 5. Đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn 11 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THPT Phan Ngọc Hiển 6. Đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn 11 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THPT Yên Lạc 2 SỞ GD&ĐT HẢI DƯƠNG TRƯỜNG THPT ĐOÀN THƯỢNG (Đề kiểm tra gồm có 01 trang) ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II - MÔN NGỮ VĂN KHỐI 11 - NĂM HỌC 2017 - 2018 (Thời gian làm bài: 90 phút) Phần I: Đọc – hiểu (3,0 điểm) Đọc văn bản sau đây và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4: Tôi được tặng một chiếc xe đạp leo núi rất đẹp nhân dịp sinh nhật của mình. Trong một lần tôi đạp xe ra công viên chơi, một cậu bé cứ quẩn quanh ngắm nhìn chiếc xe với vẻ thích thú và ngưỡng mộ thực sự. - Chiếc xe này của bạn đấy à? – Cậu bé hỏi. - Anh mình đã tặng nhân dịp sinh nhật của mình đấy. – Tôi trả lời, không giấu vẻ tự hào và mãn nguyện. - Ồ, ước gì tôi... – Cậu bé ngập ngừng. Dĩ nhiên là tôi biết cậu bé đang nghĩ gì rồi. Chắc chắn cậu ấy ước ao có được một người anh như thế. Nhưng câu nói tiếp theo của cậu bé hoàn toàn nằm ngoài dự đoán của tôi. - Ước gì tôi có thể trở thành một người anh như thế! – Cậu ấy nói chậm rãi và gương mặt lộ rõ vẻ quyết tâm. Sau đó, cậu đi về phía chiếc ghế đá sau lưng tôi, nơi một đứa em trai nhỏ tật nguyền đang ngồi và nói: - Đến sinh nhật nào đó của em, anh sẽ mua tặng em chiếc xe lăn lắc tay nhé. (Theo Hạt giống tâm hồn, tập 4, nhiều tác giả, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2006) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. (0,5 điểm) Câu 2. Cậu bé ước trở thành người anh thế nào? (0,5 điểm) Câu 3. Theo anh/chị, câu “Cậu ấy nói chậm rãi và gương mặt lộ rõ vẻ quyết tâm” có ý nghĩa gì ? (1,0 điểm) Câu 4. Suy nghĩ của anh/chị về thông điệp được gửi gắm qua câu chuyện? (1,0 điểm) Phần II: Làm văn (7,0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau trong bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử: Sao anh không về chơi thôn Vĩ ? Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền. (Ngữ Văn 11, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr. 39) -------------- Hết-----------Học sinh không được sử dụng tài liệu. SỞ GD&ĐT HẢI DƯƠNG TRƯỜNG THPT ĐOÀN THƯỢNG HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II - MÔN NGỮ VĂN KHỐI 11 - NĂM HỌC 2017 - 2018 (Hướng dẫn chấm gồm có 02 trang) Phần I: Đọc – hiểu (3,0 điểm) Câu Nội dung Điểm Phương thức biểu đạt chính: Tự sự 0,5 1 2 HS có thể trả lời 1 trong các cách sau: 0,5 - Cậu bé ước trở thành người anh mang lại niềm vui, niềm tự hào cho người em. - Cậu bé ước trở thành người anh nhân hậu, được bù đắp, chia sẻ, yêu thương. - Cậu bé ước trở thành người anh giống như người anh của nhân vật tôi. - Cậu bé ước trở thành người anh có chiếc xe lăn lắc tay để tặng người em tật nguyền của mình. Câu “Cậu ấy nói chậm rãi và gương mặt lộ rõ vẻ quyết tâm” có ý nghĩa là: 1,0 3 Cậu bé có lòng quyết tâm cao độ muốn biến ước mơ của mình thành hiện thực. Hoặc: Cậu bé đang nung nấu quyết tâm thực hiện ước mơ của mình là tặng xe lăn cho người em tật nguyền. HS cần rút ra được thông điệp gửi gắm qua câu chuyện, đồng thời bày tỏ được 1,0 4 suy nghĩ sâu sắc của cá nhân về thông điệp ấy. (Có thể theo hướng: - Thông điệp: Sống phải biết yêu thương, quan tâm, chia sẻ. - Nêu suy nghĩ: Tình yêu thương, sự quan tâm sẽ phần nào bù đắp những thiệt thòi và mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho những người có hoàn cảnh éo le... Người biết yêu thương, quan tâm người khác cũng sẽ được nhận lại niềm vui, tình yêu và sự kính trọng. Trong cuộc sống, cần biết vị tha, bao dung; phê phán lối sống vô cảm, vị kỉ...) Phần II: Làm văn (7,0 điểm) Nội dung Điểm a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: 0,5 Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề gồm nhiều ý/ đoạn văn, kết bài kết luận được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 Vẻ đẹp của bức tranh thôn Vĩ và tình cảm của tác giả. c. Triển khai vấn đề nghị luận: Vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. * Giới thiệu khái quát về Hàn Mặc Tử, bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ, đoạn thơ được cảm 0,5 nhận. * Cảm nhận đoạn thơ : 4,0 - Đoạn thơ mở đầu bằng câu hỏi mang nhiều sắc thái (hỏi, nhắc nhở, trách móc, mời mọc). Có thể hiểu đây như lời trách móc nhẹ nhàng và cũng là lời mời gọi tha thiết của cô gái thôn Vĩ với nhà thơ, hoặc cũng có thể là lời nhà thơ tự hỏi mình, là ao ước thầm kín của người đi xa mong được trở về thôn Vĩ. - Ở ba câu thơ tiếp là những hình ảnh đẹp đẽ, nên thơ về xứ Huế trong hồi tưởng của Hàn Mặc Tử : + Ánh nắng tinh khôi của buổi bình minh, những hàng cau thẳng tắp, ướt đẫm sương đêm, vươn lên đón những tia nắng sớm mai rực sáng lên như những thước trời. + Những mảnh vườn tược được chăm sóc chu đáo “mướt quá”, tinh khôi trong làn sương “xanh như ngọc” + Bức tranh ấy càng trở lên sống động hơn bởi sự xuất hiện của con người: nhẹ nhàng, kín đáo, thấp thoáng sau những cành lá trúc - Về nghệ thuật : Giọng điệu nhỏ nhẹ, tha thiết, tả cảnh rất ấn tượng bằng ngôn ngữ tinh tế, sử dụng câu hỏi tu từ, điệp ngữ, thủ pháp so sánh... * Đánh giá khái quát về đoạn thơ : Đoạn thơ là bức tranh phong cảnh và cũng là tâm cảnh, góp phần cùng với hai khổ sau của bài thơ thể hiện nỗi buồn cô đơn của Hàn Mặc Tử trong một mối tình xa xăm, vô vọng. Đó còn là tấm lòng thiết tha của nhà thơ với thiên nhiên, cuộc sống và con người. d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. -------------- Hết----------- 0,5 0,5 0,5 SỞ GD&ĐT THÁI NGUYÊN TRƯỜNG THPT LƯƠNG NGỌC QUYẾN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2017 – 2018 MÔN: VĂN - LỚP 11 Thời gian làm bài: 90 phút không kể thời gian giao đề. (Đề gồm có 01 trang) Họ và tên thí sinh:…………................Số báo danh……..................................... I. ĐỌC HIỂU (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Điều mà tôi luôn đau đáu là: hầu hết mọi người đều sống dưới khả năng của mình. Tại sao như vậy? Mỗi người đều có tiềm năng khác nhau. Mỗi người đều có những thế mạnh khác nhau. Nhưng hầu hết tại sao mọi người đều không sống đúng với tiềm năng của mình? Có thể là vì đa phần chúng ta đều lười, không sử dụng hiệu quả quỹ thời gian của mình. Có thể là vì nhiều người trong chúng ta chưa nhận thức được sức mạnh của thói quen, chúng ta muốn thay đổi nhưng chưa đủ động lực để vượt qua được sức ì, sự trì níu của những thói quen xấu. Hoặc cũng có thể là vì, sau những lần thất bại trong cuộc sống, sau những va vấp của tuổi trẻ, từ bao giờ chúng ta đã tự thuyết phục bản thân rằng mình là một người bình thường, mình không có gì đặc biệt, rằng hãy thôi mơ mộng viển vông, hãy chấp nhận một cuộc sống bình thường, có những công việc bình thường. Và rồi chúng ta chết đi, trên tấm bia mộ ghi: “Đây là nơi yên nghỉ của một người hoàn toàn bình thường”. Bạn thân mến, nếu bạn có lúc nào đó nghĩ rằng mình là người đặc biệt, rằng mình khác thường thì đừng dập tắt ý nghĩ đó. Hãy tin vào lời thì thầm bên trong của mình, hãy trân trọng sự khác biệt, nuôi dưỡng niềm tin vào bản thân mình. Âm thầm rèn luyện, tìm kiếm đam mê và theo đuổi con đường riêng của mình. Rồi một lúc nào đó, bạn sẽ thấy mình đang sống đúng như cách mà bạn từng mơ ước. Hãy luôn tin rằng: bạn là một ngôi sao chờ ngày tỏa sáng. (Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu? Rosie Nguyễn, NXB Hội Nhà văn, trang 245-246) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích ? Câu 2: Trong đoạn trích tác giả đã chỉ ra những nguyên nhân nào khiến hầu hết mọi người không sống đúng tiềm năng của mình ? Câu 3: Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu : Bạn là một ngôi sao chờ ngày tỏa sáng. Câu 4: Thông điệp nào trong đoạn trích có ý nghĩa nhất với anh/ chị ? Vì sao ? (Trình bày bằng một đoạn văn từ 5-7 câu). II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ – chiến sĩ Hồ Chí Minh qua bài thơ Chiều tối (Mộ). ……………….. Hết………………… Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Phần Câ u I. 1 2 3 4 II. HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 11 Nội dung ĐỌC HIỂU Điểm 3,0 Phương thức biểu đạt chính: nghị luận 0,5 Theo tác giả, những nguyên nhân khiến hầu hết mọi người đều không 0.5 sống đúng với tiềm năng của mình là: - Có thể chúng ta đều lười, đều không sử dụng hiệu quả quỹ thời gian của mình. - Có thể chúng ta chưa nhận thức được sức mạnh của thói quen, sự trì níu của những thói quen xấu. - Có thể là sự nản chí sau những lần thất bại, sau những va vấp của tuổi trẻ… Học sinh chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: Bạn là một ngôi sao chờ ngày tỏa sáng. 0,5 - Biện pháp: So sánh: 0,5 - Tác dụng: khẳng định mỗi người đều tiềm ẩn giá trị và vẻ đẹp riêng, đem đến niềm tin và sự cố gắng cho mỗi người trong cuộc sống; cách nói giàu hình ảnh, cụ thể, sinh động. Yêu cầu: - Hình thức: đoạn văn 5 - 7 câu. 1.0 - Nội dung: Học sinh có thể lựa chọn những thông điệp khác nhau, có ý nghĩa đối với nhận thức và hành động của bản thân. Lí giải được sự lựa chọn (ý nghĩa của thông điệp) LÀM VĂN 7,0 Trên cơ sở hiểu biết về bài thơ “Chiều tối” của Hồ Chí Minh học sinh có thể cảm nhận về bài thơ và bày tỏ suy nghĩ theo những cách khác nhau nhưng phải hợp lý, có sức thuyết phục. a.Có đủ cấu trúc của một bài làm văn: Có đủ các phần mở bài, 0,5 thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề. Thân bài: triển khai được vấn đề. Kết bài: kết luận được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Phân tích vẻ đẹp tâm hồn 0,5 của nhà thơ – chiến sĩ Hồ Chí Minh qua bài thơ Chiều tối (Mộ). c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm thể hiện sự 5,0 cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Mở bài - Giới thiệu về tác giả Hồ Chí Minh, tập thơ Nhật ký trong tù - Giới thiệu về bài thơ Chiều tối Thân bài * 2 câu đầu: Bức tranh thiên nhiên đầy tính ước lệ của thi ca cổ điển - Hình ảnh cánh chim + Cánh chim bay về tổ ấm, về nơi núi rừng khi chiều buông xuống là hình ảnh quen thuộc mang nghĩa tượng trưng cho buổi chiều tà, vừa gợi không gian, vừa gợi thời gian. + Sự tương đồng với con người: suốt một ngày bay đi kiếm ăn, cánh chim đã mỏi đang bay về tổ ấm để nghỉ ngơi, người tù cũng mệt mỏi sau 1 ngày lê bước đường trường cũng đang khao khát tìm được 1 nơi để nghỉ tạm. - Hình ảnh chòm mây cô đơn, lẻ loi + Gợi cảm giác về cái cao rộng, trong trẻo, êm ả của chiều thu nơi núi rừng + Gợi tâm hồn ung dung, thư thái của người tù + Gợi tâm trạng cô đơn, lẻ loi của người tù - Hai câu thơ thể hiện vẻ đẹp tâm hồn, tình yêu thiên nhiên và phong thái ung dung tự tại (chú ý cảnh ngộ của tù nhân và những rung động dạt dào, bản lĩnh chiến sĩ, chất thép ẩn đằng sau chất tình) * Hai câu sau: Bức tranh cuộc sống sinh hoạt của con người - Hình ảnh cô gái xay ngô (hình ảnh trung tâm của bức tranh chiều tối nơi núi rừng): vẻ trẻ trung, khỏe khoắn, sống động đem lại chút hơi ấm, hạnh phúc cho con người, làm giảm đi cái không khí âm u, lạnh lẽo của núi rừng heo hút. - Hình ảnh lò than rực hồng: là “điểm ngời sáng trong thơ”. Chữ “hồng” là “nhãn tự” của bài thơ, nó đem đến giữa màn đêm một màu đỏ rực, đó là màu đỏ trong tình cảm của Bác, là niềm tin, lạc quan yêu đời, là niềm cảm thông chia sẻ với những vất vả, niềm vui của người lao động dù Người đang phải sống trong cảnh tù đày. - Sự vận động của hình tượng trong thơ Bác: từ bóng tối ra ánh sáng, từ buồn tới niềm vui, từ lạnh lẽo cô đơn sang ấm nóng tình người... * Nghệ thuật - Vẻ đẹp cổ điển và tinh thần hiện đại Kết bài - Khái quát lại nội dung và nghệ thuật của bài thơ - Vẻ đẹp tâm hồn người tù chiến sĩ – thi sĩ Hồ Chí Minh 0,5 1,75 (0,75) (0,75) (0,25) 2,0 (0,75) (0,75) (0,5) 0,25 0,5 d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, 0,5 mới mẻ về vấn đề nghị luận. 0,5 e. Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ đặt câu. ĐIỂM TOÀN BÀI THI: I+II = 10,00 điểm 10 đ --------------- Hết ------------ MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ II LỚP 11 NĂM HỌC 2017 - 2018 MÔN NGỮ VĂN. Thời gian làm bài 90 phút, không kể thời gian phát đề Nội dung Mức độ yêu cầu Phần Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp - Xác định - Hiểu được - Bày tỏ ngắn phương thức vấn đề tác gọn một biểu đạt /biện giả nêu thông điệp pháp tu từ trong văn gửi gắm trong bản trong văn bản VB - Tác dụng thông qua I. nghị của biện một đoạn văn Đọc luận pháp tu từ hiểu ngoài sử dụng chương trình - Số câu, ý: - Số câu, ý: - Số câu: 01 02 02 - Số điểm:1,0 - Số điểm: 1,0 - Số điểm:1,0 - Phần trăm: - Phần trăm: - Phần trăm: 10% 10% 10% II. Làm văn Vận dụng cao 3,0 Viết bài văn nghị luận về một tác phẩm thơ lớp 11- HKII . Bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh để thấy được vẻ đẹp tâm hồn của Người Nghị luận văn học Điểm 7,0 - Số câu: 01 - Số điểm: 7,0 - Phần trăm: 70% Tổng điểm 1,0 1,0 1,0 7,0 10 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II-Năm 2017-2018 Môn: NGỮ VĂN – Khối: 11 ( 90 phút) (Không tính thời gian phát đề) I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm): Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới: (…) Con gặp trong lời mẹ hát Cánh cò trắng, dải đồng xanh Con yêu màu vàng hoa mướp “ Con gà cục tác lá chanh”. (…) Thời gian chạy qua tóc mẹ Một màu trắng đến nôn nao Lưng mẹ cứ còng dần xuống Cho con ngày một thêm cao. Mẹ ơi trong lời mẹ hát Có cả cuộc đời hiện ra Lời ru chắp con đôi cánh Lớn rồi con sẽ bay xa. ( Trích “ Trong lời mẹ hát”- Trương Nam Hương) Câu 1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ trên là gì? (0,5 điểm) A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Thuyết minh. Câu 2. Nêu nội dung của đoạn thơ. (0,5 điểm) Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ trong khổ thơ: (1,0 điểm) Thời gian chạy qua tóc mẹ Một màu trắng đến nôn nao Lưng mẹ cứ còng dần xuống Cho con ngày một thêm cao. Câu 4. Câu thơ/ khổ thơ nào gợi cho anh/chị ấn tượng sâu sắc nhất? (trình bày trong đoạn văn ngắn từ 5 - 7 dòng) (1,0 điểm) II. LÀM VĂN (7,0 điểm): Câu 1 (2,0 điểm): Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về tình mẫu tử. Câu 2 (5,0 điểm): Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau: Sao anh không về chơi thôn Vĩ? Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên. Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền. (Trích Đây thôn Vĩ Dạ- Hàn Mặc Tử) -HẾT-

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.