Điểm khác biệt trong thành ngữ Việt Nam và thành ngữ Anh

Tìm hiểu vế so sánh trong thành ngữ so sánh tiếng việt và tiếng anh

  • pdf
  • 132 trang
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---=***=---

NGUYỄN VIỆT HOÀ

TÌM HIỂU VẾ SO SÁNH
TRONG THÀNH NGỮ SO SÁNH
TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH
(Luận văn Thạc sĩ ngành Ngôn ngữ học)

Hà Nội - 2009

Comparison Idioms

1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---=***=---

NGUYỄN VIỆT HOÀ

TÌM HIỂU VẾ SO SÁNH
TRONG THÀNH NGỮ SO SÁNH
TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 60 22 01

Người hướng dẫn: PGS. TS Vũ Đức Nghiệu

Hà Nội - 2009
Comparison Idioms

2

Mục lục
Trang
MỞ ĐẦU

3

1. Lý do chọn đề tài

3

2. Đối tượng, phạm vi và mục đích nghiên cứu

4

3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

5

4. Phương pháp và tư liệu nghiên cứu

8

5. Bố cục luận văn

13

Chương 1. Tổng quan lý luận về thành ngữ và thành ngữ so sánh

14

1.1. Con đường hình thành thành ngữ

14

1.2. Các quan niệm về thành ngữ trong tiếng Việt và tiếng Anh.

15

1.2.1. Quan niệm về thành ngữ trong tiếng Việt.

16

1.2.2. Quan niệm về thành ngữ trong tiếng Anh

17

1.3. Phân biệt thành ngữ và một số đơn vị lân cận

22

1.3.1. Phân biệt thành ngữ với tục ngữ

22

1.3.2. Phân biệt thành ngữ với cụm từ tự do

26

1.3.3. Phân biệt thành ngữ với từ ghép

26

1.3.4. Một số trường hợp trung gian

27

1.4. Phân loại thành ngữ.

29

1.5. Nhận diện thành ngữ so sánh tiếng Việt

31

1.6. Nhận diện thành ngữ so sánh tiếng Anh

34

Tiểu kết

36

Chương 2. Cấu trúc thành ngữ so sánh và cấu trúc vế so sánh của
thành ngữ so sánh tiếng Việt và tiếng Anh
2.1. Đặc điểm cấu trúc thành ngữ so sánh tiếng Việt

38
38

2.1.1. Vế A

40

2.1.2. Từ so sánh

43

2.1.3. Vế B

44

2.2. Đặc điểm cấu trúc thành ngữ so sánh tiếng Anh

48

2.2.1. Vế A

52
Comparison Idioms

3

2.2.2. Từ so sánh

55

2.2.3. Vế B

55

Tiểu kết

57

Chương 3. Hệ hình ảnh và biểu trưng trong vế B của thành ngữ so
sánh Việt - Anh
3.1. Một số tiền đề lý luận cho việc so sánh hình ảnh và biểu trưng ở thành
ngữ so sánh Việt – Anh
3.1.1. Quan niệm về hình ảnh và biểu trưng

61

61
61

3.2. Hệ hình ảnh và biểu trưng trong thành ngữ so sánh tiếng Việt và
tiếng Anh
3.2.1. Thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh cùng hình ảnh và biểu trưng
3.2.2. Thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh cùng biểu trưng nhưng khác
hình ảnh
3.2.3. Thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh cùng hình ảnh nhưng khác
biểu trưng
3.2.4. Thành ngữ tiếng Việt không có thành ngữ tiếng Anh tương
đương
3.2.5. Thành ngữ tiếng Anh không có thành ngữ tiếng Việt tương
đương
3.3. Các vấn đề đằng sau thành ngữ so sánh

63
64
68

68

70

70
71

3.3.1. Phân loại các hình ảnh đại diện trong vế B theo chủ đề

71

3.3.2. Nhận xét

72

Tiểu kết

78

KẾT LUẬN

80

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

87

PHỤ LỤC

Comparison Idioms

4

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trước một thế giới khách quan vô cùng phong phú và đa dạng, loài người
đã thực hiện các thao tác so sánh, để đánh giá và mô tả một cách cụ thể môi
trường xung quanh, bao gồm cả môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.
Trong quá trình đó, họ đã tìm ra nhiều phương thức khác nhau để thể hiện các
mức độ so sánh. Một trong những sản phẩm ngôn ngữ của phương thức đó là
thành ngữ so sánh. Thành ngữ (idioms) là loại đơn vị từ vựng tồn tại trong mọi
ngôn ngữ. Muốn nghiên cứu thành ngữ và thành ngữ so sánh, chúng tôi thấy
cần thiết phải làm rõ nội hàm khái niệm thành ngữ, bởi trên thế giới, đang tồn
tại những cách hiểu khác nhau về tên gọi này.
Thuật ngữ thành ngữ có hai nội dung. Nội dung thứ nhất: là loại đơn vị có
tính chất đặc trưng, riêng biệt nằm trong hệ thống ngôn ngữ, mà cụ thể là trong
hệ thống từ vựng chung của một dân tộc, một đất nước, hay thậm chí là một
vùng. Nội dung thứ hai, xét về mặt cú pháp, thành ngữ là một cụm từ mà nghĩa
của nó không chỉ là “phép cộng” đơn giản nghĩa các từ thành viên lại với nhau.
Điều này thể hiện ở chỗ, ta có thể biết hết nghĩa của từng từ, nhưng khi ghép
chúng lại với nhau thì chúng rất ngô nghê hoặc vô nghĩa. Ví dụ như các cụm từ
give way (đưa cho /đường đi), give up (đưa/lên) …Với những thành ngữ loại
này, chúng ta chỉ được phép hiểu nghĩa của chúng ở trên bình diện chung của
cả cụm từ như give way là nhượng bộ, chịu thua, giảm giá, hay give up là từ bỏ
một thứ gì đó.
Ngoài những chức năng cơ bản giống từ, thành ngữ còn là loại đơn vị có
khả năng chứa đựng nhiều hơn từ những giá trị ngôn ngữ - văn hóa, mặc dù
kích thước vật chất của nó không lớn. V. M Mokienko đã nói: “Đơn vị thành
ngữ, cùng với các từ vị của mình, chính là nguồn ngữ liệu chủ yếu cho tri thức
nền của một dân tộc và còn có khả năng tích lũy thông tin ngoài ngôn ngữ”.
Comparison Idioms

5

Điều này có thể lý giải được dựa trên nguyên tắc tiết kiệm trong ngôn ngữ: con
người chỉ dùng một số lượng hữu hạn các kí hiệu ngôn ngữ, nhưng luôn muốn
thể hiện được nhiều thông tin về thế giới vật chất và tinh thần vô hạn, nơi mà
họ đang tồn tại ở đó. Nghiên cứu thành ngữ ở bất cứ góc độ nào cũng sẽ giúp
cho những người quan tâm hiểu thêm về loại đơn vị từ vựng rất thú vị này.
Việc nghiên cứu thành ngữ so sánh cũng là một bước đi phù hợp với xu thế
hiện nay, khi ranh giới văn hóa giữa các quốc gia đang dần xích lại gần nhau
hơn 1. Chúng tôi nghĩ rằng, chính xu hướng quốc tế hóa mọi mặt của đời sống
kinh tế - văn hóa - xã hội đã đặt ra những yêu cầu mới cho các nhà ngôn ngữ
học trên toàn thế giới. Và một trong những nhiệm vụ quan trọng đó, là làm con
người trên thế giới hiểu nhau hơn.
Tiếng Anh hiện là ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới và ở
Việt Nam hiện nay. Trong xu thế hội nhập và giao thoa văn hóa, điều cần thiết
đối với người học và sử dụng ngoại ngữ, là nắm vững tiếng mẹ đẻ, đồng thời
có những kiến thức lý luận nhất định về ngoại ngữ mà mình đang sử dụng để
từ đó phục vụ cho việc dịch tương đương hai hay nhiều ngoại ngữ. Nghiên cứu
đề tài này, chúng tôi mong muốn làm sáng tỏ thêm một số vấn đề về đặc điểm
của thành ngữ so sánh tiếng Anh, trong sự so sánh đối chiếu với thành ngữ
tiếng Việt, nhằm tăng khả năng vận dụng thành ngữ so sánh hiệu quả hơn trong
giao tiếp, phục vụ cho việc dạy và học tiếng Việt cho người nước ngoài ở trình
độ cao.
2. Đối tượng, phạm vi và mục đích nghiên cứu

1

Năm 1999 Hội Nghiên cứu Thành ngữ Châu Âu (European Society of Phraseology EUROPHRAS) thành lập với sự tham

gia của các nhà nghiên cứu từ vựng và thành ngữ Châu Âu. Một trong những trọng tâm nghiên cứu của Hội là dự án
“Những thành ngữ phổ biến ở Châu Âu và xa hơn” (Widespread Idioms in Europe and Beyond - A Cross-linguistic and
Cross-cultural Research Project) với sự tham gia của nhiều nhà khoa học từ các dân tộc nói gần 80 ngôn ngữ Châu Âu
(trên tổng số ước chừng 150 - 200 ngôn ngữ) và 11 ngôn ngữ khác (như Ả Rập, Hán, Nhật, Hàn, Việt…).
Comparison Idioms

6

Tùy vào các tiêu chí khác nhau, các nhà nghiên cứu chia thành ngữ ra làm
nhiều loại. Nếu căn cứ vào phương thức tạo nghĩa, thành ngữ được chia ra làm
2 loại lớn: thành ngữ so sánh và thành ngữ miêu tả ẩn dụ. Trong luận văn này,
chúng tôi nghiên cứu thành ngữ so sánh (comparison idioms), mà trọng tâm là
vế so sánh của loại thành ngữ này. Cụ thể hơn, trên cơ sở thiết lập một danh
sách các thành ngữ so sánh của 2 ngôn ngữ Việt và Anh, chúng tôi sẽ phân
tích, tìm hiểu vế so sánh (vế B) của thành ngữ so sánh ở khía cạnh cấu tạo, các
hình ảnh và hệ biểu trưng của chúng, qua đó, hy vọng chỉ ra được những sự
khác nhau trong tư duy dân tộc giữa những người sử dụng tiếng Anh (người
Anh và người Mỹ) và người Việt.
Chúng tôi khai thác những khía cạnh cấu trúc và ngữ nghĩa của thành ngữ,
để thấy cách biểu hiện so sánh qua thành ngữ so sánh, giúp người Việt Nam
học tiếng Anh lẫn người có bản ngữ là tiếng Anh vượt qua được những trở
ngại và những di chuyển tiêu cực khi dịch các thành ngữ so sánh từ Anh sang
Việt hoặc ngược lại, góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học tiếng Việt như
một ngoại ngữ.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Việc nghiên cứu thành ngữ hay thành ngữ so sánh không phải là một mảng
đề tài mới mẻ ở nước ngoài cũng như ở Việt Nam giai đoạn hiện nay. Đối với
thành ngữ tiếng Việt, có thể kể đến các công trình tiêu biểu như Les
expressions comparatives de la langue annamite năm 1925 của V. Barbier và
Thành ngữ so sánh tiếng Việt của Trương Đông San, năm 1974. Điều đó nói
lên rằng, thành ngữ đã thu hút được sự quan tâm từ rất sớm của các nhà nghiên
cứu. Ngày nay, những người quan tâm có thể tìm gặp rất nhiều bài báo viết,
báo điện tử, giáo trình, khóa luận, luận văn hay luận án …đề cập đến vấn đề
này. Có thể nói, việc nghiên cứu thành ngữ chưa và không tạo ra những “cơn
sốt” như trào lưu nghiên cứu ngữ pháp chức năng, trào lưu nghiên cứu ngữ
Comparison Idioms

7

nghĩa cuối thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI...mà trong suy nghĩ của
nhiều người, nó hiển nhiên là một phạm trù cần nghiên cứu. Chỉ tính riêng ở
Việt Nam, các bài báo, các công trình nghiên cứu về đề tài này, mang hơi
hướng đối chiếu đã có rất nhiều. Tuy nhiên, việc so sánh đối chiếu ngôn ngữ
chỉ mới được quan tâm nhiều hơn trong thời gian gần đây. Thực tiễn đã đưa
đến những yêu cầu cấp bách, đòi hỏi giới nghiên cứu tập trung giải quyết. Có
thể kể tên một số công trình tiêu biểu như :
- Các nghiên cứu về thành ngữ so sánh tiếng Việt của Hoành Văn Hành : Kể
chuyện thành ngữ tục ngữ Việt Nam- NXB Khoa học Xã hội, 2002, Thành ngữ
học tiếng Việt – NXB Khoa học Xã hội, 2008. Đây là những nghiên cứu tâm
huyết, được tiến hành trong một thời gian dài của ông. Ở chương 4 của 2 cuốn
sách, tác giả tập trung miêu tả cấu trúc của thành ngữ so sánh tiếng Việt và các
đặc điểm ngữ nghĩa của nó một cách công phu và tỉ mỉ. Hầu hết các khía cạnh
về thành ngữ so sánh đều được cố GS đề cập đến, với những phân tích sâu và
mang tính hệ thống cao.
- Với cùng một tên là Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam, ba nhóm tác giả
1) Vũ Dung, Vũ Quang Hào, Vũ Thúy Anh, NXB Văn hóa, 1995, 2) Bùi Hạnh
Cẩn, Bích Hằng, Việt Anh, NXB Văn hóa Thông tin, 2000 và 3) Nguyễn Lân,
NXB Văn học, 2007, đã cung cấp một danh sách khá đầy đủ các thành ngữ so
sánh tiếng Việt.
- Luận án tiến sĩ năm 2009 Đặc điểm thành ngữ so sánh tiếng Hán (có đối
chiếu với tiếng Việt) chuyên ngành lý luận ngôn ngữ của Phạm Minh Tiến đã
cung cấp một cái nhìn khá đầy đủ về thành ngữ so sánh tiếng Hán và tiếng
Việt. Qua đó, công trình này cũng giải quyết được những vấn đề về phương
pháp khi nghiên cứu đối chiếu thành ngữ so sánh các ngôn ngữ.
- Luận án tiến sĩ ngữ văn Phương thức dịch các thành ngữ nhận xét đánh giá
con người giữa các ngôn ngữ Việt- Anh- Nga, Đại học KHXH & NV,
ĐHQGHN, 2001 của Trần Thị Lan đã đưa ra được những nhận định rất quý
báu về thói quen tư duy, đặc điểm văn hóa, thái độ đánh giá….của các dân tộc
Comparison Idioms

8

Việt, Anh, Nga qua thành ngữ. Những kết quả mà luận án tiến sĩ này thực sự
có giá trị cho hướng nghiên cứu trong luận văn của chúng tôi.
- Luận văn Thạc sĩ khoa học Ngữ Văn, chuyên ngành Lý luận ngôn ngữ của
Bùi Thu Hòa, ĐHKHXH & NV, 2004 với tên “Góp phần tìm hiểu thành ngữ
có thành tố chỉ tên gọi động vật trong tiếng Anh” đã giải quyết được một phần
nhỏ khi đề cập đến thành ngữ so sánh tiếng Anh có yếu tố tên gọi động vật.
Miêu tả những nét chung nhất của cấu tạo thành ngữ so sánh tiếng Anh, Bùi
Thu Hòa đã chỉ ra được một số tương đồng và dị biệt trong tư duy ngôn ngữvăn hóa ở người Việt và người Anh.
- Các Luận văn Thạc sĩ khoa học ngữ văn của Đường Tú Trân và Vi Trường
Phúc, Đại học KHXH & NV, ĐHQG HN 2005 lần lượt khảo sát các thành ngữ
có yếu tố chỉ thực vật trong tiếng Hán, có so sánh với tiếng Việt và đặc điểm
của thành ngữ chỉ tâm lý tình cảm tiếng Hán
- Bài báo Đặc điểm cấu trúc hình thái của thành ngữ so sánh tiếng Anh của
Hoàng Quốc, đăng trên Tạp chí thông tin Đại học An Giang, số 17 năm 2004.
Bài báo này tuy có tên là “...cấu trúc hình thái ” nhưng chủ yếu giải quyết vấn
đề cấu tạo của thành ngữ so sánh tiếng Anh, từ đó, đưa ra các mô hình tổng
quát. Đây có thể coi là một sự bổ sung khá hoàn chỉnh cho luận án TS của
Nguyễn Công Đức, bàn về bình diện cấu trúc hình thái – ngữ nghĩa của thành
ngữ tiếng Việt. Luận án đã giải quyết được cơ bản vấn đề cấu trúc thành ngữ
tiếng Việt trên 2 góc độ là cấu tạo và ngữ nghĩa.
- Cuốn sách của tác giả Jennifer Seidl với tên gọi “English Idioms and How to
Use Them”, Oxford Univ Press, 1978, có thể được coi là cuốn sách cơ bản khi
thiết lập những khái niệm và cách hiểu về thành ngữ trong tiếng Anh.
- English Idioms in Use" của Michael McCarthy, Felicity O'Dell, Cambridge
University Press quan tâm đến thành ngữ như một khía cạnh hết sức thú vị và
vui nhộn của từ vựng. Nó giúp cho người đọc hiểu được nghĩa của thành ngữ
tiếng Anh, như cách tri nhận của người bản ngữ. Việc cung cấp cách hiểu như
Comparison Idioms

9

vậy thực sự quan trọng trong quá trình dịch Anh- Việt và ngược lại. Tuy nhiên,
các thành ngữ được sưu tập trong công trình này chủ yếu là loại được hiểu theo
nội dung thứ 2 của khái niệm thành ngữ 2. Cuốn sách cũng thiết lập được ở một
mức độ nhất định các vấn đề liên quan đến idioms.
- Ngoài ra, hiện nay, còn có rất nhiều những bài viết, bài nghiên cứu khác mà
chúng tôi thấy không cần phải kiểm đếm hết ở đây. Đó thực sự là những nguồn
tài liệu phong phú cho chủ đề nghiên cứu mà chúng tôi quan tâm.
Đa số các công trình trên nghiên cứu một cách tổng thể theo từng chủng
loại thành ngữ. Luận văn của chúng tôi đi vào những nghiên cứu cụ thể hơn - ở
một vế của thành ngữ so sánh. Những nghiên cứu trước là những tiền đề lý
luận và thực tiễn rất có giá trị và ý nghĩa mà luận văn của chúng tôi có thể tiếp
thu.
4. Phương pháp và tư liệu nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện luận văn, chúng tôi đã sử dụng các thủ pháp
thống kê, phân tích, và so sánh đối chiếu. Đối tượng nghiên cứu của luận văn
là vế so sánh (vế B) trong thành ngữ so sánh được rút ra từ mô hình tổng quát
của cấu trúc so sánh A như B. Tư liệu nghiên cứu của luận văn được cung cấp
từ các nguồn sau đây:
1.

Thành ngữ học tiếng Việt, Hoàng Văn Hành, Nxb Khoa học Xã hội,
2008.

2.

Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam, Vũ Dung, Vũ Thúy Anh, Vũ
Quang Hào, Nxb Văn hóa, 1995.

2

Thành ngữ là một cụm từ mà nghĩa của từng từ riêng lẻ không rõ ràng, thể hiện ở chỗ, ta có thể biết hết nghĩa của từng

từ, nhưng khi ghép chúng lại với nhau thì chúng rất ngô nghê hoặc vô nghĩa. Ví dụ như các cụm từ give way (đưa cho
/đường đi), give up (đưa/lên) …Với những thành ngữ loại này, chúng ta chỉ được phép hiểu nghĩa của chúng ở trên bình
diện chung của cả cụm từ như give way là nhượng bộ, chịu thua, giảm giá, hay give up là từ bỏ một thứ gì đó.
Comparison Idioms

10

3.

Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam của Nguyễn Lân, Nxb Văn học,
2007

Để thu thập thành ngữ so sánh tiếng Anh và làm cơ sở đối chiếu nghiên cứu
trong tư liệu luận văn, chúng tôi sử dụng các nguồn tư liệu sau đây:
1.

NTC’ American Idioms Dictionary , Richard A. Spears, NTC Publishing
Group

2.

Từ điển Lạc Việt mtd2002-EVA, Công ty cổ phần tin học Lạc Việt, được
Cục bản quyền, Bộ VHTT nước CHXHCN VN cấp số: N.195/VH/BQ
ngày 12/09/2000

3.

Thành ngữ tục ngữ tiếng Anh, Xuân Bá, Quang Minh , Nxb Hà Nội,
2008.

4.

Tục ngữ nước Anh và thành ngữ tiếng Anh giàu hình ảnh, Phạm Văn
Bình, Nxb Hải Phòng, 1999

Phần tư liệu của luận văn được xây dựng nhằm phục vụ những mục đích
nghiên cứu cụ thể. Vì vậy, chúng tôi thấy rằng, cần thiết phải đưa ra những chú
giải cụ thể về cách thiết lập bảng tư liệu, nhằm tránh gây ra những khó khăn
cho người đọc. Tư liệu của luận van được xây dựng dựa trên những nguyên tắc
sau đây:
So sánh (tiếng Latin compario), là một thủ pháp nhằm kết nối cái so sánh
và cái được so sánh từ một yếu tố chung và nhờ một công cụ ngữ pháp. Hay
nói cách khác, đó là việc thiết lập mối quan hệ giữa hai thực tế có hai trường
nghĩa khác nhau nhưng lại giống nhau ở một điểm nào đó bằng một từ biểu thị
quan hệ so sánh. Nhà nghiên cứu văn hóa Vũ Bội Liêu giải thích điều này
trong ngôn ngữ như sau : “ ... dân tộc nào cũng vậy, khi cần hình dung một vật
gì, hay muốn miêu tả một ý gì cho xác đáng, đều cảm thấy sự cần phải đem vật
này ví với vật khác, việc nọ với việc kia, để cho rõ ý mình muốn nói”. Thành
ngữ so sánh nói chung và thành ngữ so sánh tiếng Việt, tiếng Anh nói riêng
đều được xây dựng trên quan hệ đó.
Comparison Idioms

11

Trong dịch thuật, đặc biệt là dịch văn học, việc dịch tục ngữ, thành ngữ từ
ngôn ngữ nguồn sang ngôn ngữ đích không phải là một việc đơn giản. Bởi,
như đã trình bày ở chương 1, nghĩa của thành ngữ hay tục ngữ không cho phép
hiểu theo nghĩa đen một cách đơn giản. Việc thành ngữ so sánh của tiếng Anh
và tiếng Việt tương đương với nhau hoàn toàn trong mọi bối cảnh sử dụng là
điều rất khó xảy ra. Xung quanh việc dịch thành ngữ này còn có nhiều tranh
luận, mà chủ yếu giữa hai trường phái : hướng nguồn và hướng đích. Trường
phái hướng nguồn chủ trương dịch sát nghĩa (word by word) thành ngữ của
văn bản nguồn để trung thành với tinh thần và sắc thái của nguyên bản. Đây
chính là cách dịch tôn trọng nghĩa đen của thành ngữ. Trong khi đó, trường
phái hướng đích đề xuất dịch thành ngữ bằng thủ pháp tương đương về ngữ
nghĩa. Người ta nói đến tương đương nghĩa khi nguyên bản và bản dịch có
cùng nội dung ngữ nghĩa hay ký hiệu, hay nói cách khác là chúng có chung cái
được biểu đạt hoặc trường nghĩa. Trường phái nào cũng có những ưu và nhược
điểm riêng của chúng, song, theo quan điểm của chúng tôi, việc dịch thành ngữ
sang một ngôn ngữ thứ hai, với mục đích của luận văn này, cần đi theo hướng
tương đương về nghĩa. Điều này có nghĩa là, cách thiết lập tư liệu của chúng
tôi sẽ dựa trên sự giống nhau về biểu trưng, về hoàn cảnh thành ngữ sẽ được sử
dụng, chứ không phải giống nhau về hình ảnh. Hai thành ngữ có thể rất khác
nhau về hình ảnh, nhưng nếu biểu trưng của chúng là giống nhau thì sẽ được
đặt cạnh nhau. Hãy thử lấy một ví dụ đơn giản như sau:
- Nếu dịch theo nghĩa đen, chúng ta sẽ đặt hai thành ngữ sau đây tương
đương nhau:

STT

Thành ngữ

Thành ngữ

tiếng Việt

tiếng Anh

Nghĩa

Ghi chú

Comparison Idioms

12

Skillet: chảo rán * Đơn thuần
1

Đen như cột nhà As black as skillet

(ý nói màu đen chỉ là so sánh

cháy

của cháy ở dưới mức độ của
chảo rán)

Trơn như mỡ
2

màu đen

As slippery as an an eel: con lươn

* Dùng để chỉ

eel

mức độ trơn
trượt

- Tuy nhiên, nếu đề cao tính biểu trưng của thành ngữ, thì thành ngữ as
black as skillet và as slippery as an eel phải tương đương với thành ngữ
sau đây:
Thành ngữ

Thành ngữ

tiếng Việt

tiếng Anh

Tối như bưng

As black as skillet

Khôn như ranh

As slippery as an eel

Ghi chú

Rõ ràng, với mục đích nghiên cứu của luận văn, hướng đi thứ hai là hướng
đi phù hợp hơn cả. Nó cho phép người sử dụng dùng đúng thành ngữ tiếng
Anh trong hoàn cảnh nhất định khi đã hiểu rõ thành ngữ tiếng Việt. Nếu dùng
cách dịch tôn trọng nghĩa đen của văn bản, chúng ta sẽ không có cơ sở tin cậy
để so sánh hình ảnh và biểu trưng của kho tàng thành ngữ so sánh giữa hai
ngôn ngữ. Cách này chỉ có tác dụng khi đặt trong những mục đích nghiên cứu
khác.
Vì vậy, phần phụ lục của luận văn, chúng tôi xây dựng trên nguyên tắc như
sau :
- Nếu thành ngữ tiếng Việt và thành ngữ tiếng Anh có cùng hình ảnh và
cùng biểu trưng (kể cả trường hợp một thành ngữ tiếng Việt tương
đương với nhiều thành ngữ tiếng Anh), vị trí của chúng như sau:
Comparison Idioms

13

Thành ngữ so sánh

Thành ngữ so sánh

Nghĩa

tiếng Việt

tiếng Anh

vế B

STT
Vế A
1

Vế B
như

Câm

hến

Vế A
as

Vế B
as

mum

Con hến

an oyster

- Cùng biểu trưng nhưng khác hình ảnh :
Thành ngữ so sánh

Thành ngữ so sánh

Nghĩa

tiếng Việt

tiếng Anh

vế B

STT
Vế A
1

Vế B

Chua

như

mẻ

Vế A
as

Vế B
as

sour

Quả chanh

lime

- Thành ngữ tiếng Việt và thành ngữ tiếng Anh khác nhau cả hình ảnh và
biểu trưng, chúng chỉ tương đương nhau ở một nét nghĩa:
Thành ngữ so sánh

Thành ngữ so sánh

Nghĩa

tiếng Việt

tiếng Anh

vế B

STT
Vế A
1

2

Trắng

Vế B
như

Vế A

Vế B

trứng gà bóc

as

white

Sheets

Ga trải

(sheet on bed)

giường

as

(Cùng là màu trắng, người Việt dùng màu trắng của quả trứng gà luộc so sánh
với màu da, có ý khen, còn người Anh dùng màu trắng của khăn trải giường
với ý chê làn da trắng nhợt nhạt, trắng bệch).

Comparison Idioms

14

- Thành ngữ tiếng Việt không có thành ngữ tiếng Anh tương đương:
Thành ngữ so sánh

Thành ngữ so sánh

Nghĩa

tiếng Việt

tiếng Anh

vế B

STT
Vế A
1

Trộm cắp

Vế B
như

Vế A

Vế B

Rươi

- Thành ngữ tiếng Anh không có thành ngữ tiếng Việt tương đương

STT

Thành ngữ so sánh

Thành ngữ so sánh

Nghĩa

tiếng Việt

tiếng Anh

vế B

Vế A

Vế B

1

Vế A
To

drunk

Vế B
like

a lord

Ông chủ

5. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 chương:

Chương 1

Chương 2
Chương 3

Tổng quan lý luận về thành ngữ và thành ngữ so sánh.
Cấu trúc thành ngữ so sánh và cấu trúc vế so sánh của
thành ngữ so sánh tiếng Việt và tiếng Anh
Hệ hình ảnh và biểu trưng trong vế B của thành ngữ so
sánh Việt -Anh

Comparison Idioms

15

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN LÝ LUẬN
VỀ THÀNH NGỮ VÀ THÀNH NGỮ SO SÁNH
1.1. Con đường hình thành thành ngữ
Về khía cạnh lịch sử, giống như các từ trong ngôn ngữ, thành ngữ là
những đơn vị có sẵn, xuất hiện dần dà từ nhiều nguồn, vào nhiều thời điểm
khác nhau và được sử dụng rộng rãi, tự nhiên trong đời sống xã hội. Các kết
quả nghiên cứu đã xác nhận rằng các yếu tố tạo nên thành ngữ, tục ngữ vốn là
những từ độc lập, tức những đơn vị định danh có ý nghĩa từ vựng và có chức
năng cú pháp ổn định. Tuy vậy, trong hệ thống thành ngữ của các ngôn ngữ,
xét trên góc nhìn đồng đại, không dễ dàng nhận biết được ý nghĩa của các yếu
tố, do đó, việc suy xét nghĩa thành ngữ, cũng như việc tìm kiếm nguồn gốc của
nó cũng trở nên khó khăn hơn.
Xuất phát từ quan điểm coi vốn từ là hệ thống của các đơn vị định danh,
Hoàng Văn Hành đã phân biệt đơn vị định danh gốc (hay bậc 1) với đơn vị
định danh phái sinh (hay bậc 2). Đơn vị định danh gốc (từ đơn âm tiết) là
những từ tối giản về hình thái - cấu trúc, mang nghĩa đen, được dùng làm cơ sở
để tạo ra những đơn vị định danh khác - mà thành ngữ là một tiểu loại. Các
đơn vị phái sinh ra đời, đáp ứng nhu cầu định danh của con người. Đơn vị định
danh phái sinh là những đơn vị có hình thái - cấu trúc phức tạp hơn đơn vị gốc,
mang nghĩa biểu trưng hóa (dưới hình thái ẩn dụ hay hoán dụ). Đơn vị định
danh phái sinh được tạo ra bằng hai con đường:
a. Bằng con đường ngữ nghĩa, có thể nhân khả năng định danh gốc lên
nhiều lần (phái sinh nghĩa). VD như: xương trong xương xẩu và xương
trong bài toán này xương quá.
Comparison Idioms

16

b. Bằng con đường hình thái - cú pháp, có thể tạo ra hàng loạt các đơn vị
định danh với các đặc trưng khác nhau về hình thái, cấu trúc, bao gồm
quá trình tạo từ trên cơ sở dựa vào đơn vị gốc (như suy phỏng, láy,
ghép..) và quá trình từ vựng hóa (hay còn gọi là định danh hóa) đoản
ngữ (mang tính thành ngữ)
Đơn vị định danh

Đơn vị định danh bậc 1
1. Bằng con đường hình thái- cú pháp
như suy phỏng, láy, ghép, quá trình từ
vựng hóa đoản ngữ
2. Bằng con đường ngữ nghĩa
Đơn vị định danh bậc 2

Về cơ bản, trong tiếng Việt, thành ngữ được hình thành từ các nguồn sau
đây:
- Sử dụng tiếng nước ngoài dưới các hình thức khác nhau, như mượn
nguyên dạng, mượn không nguyên dạng hay dịch nghĩa (chủ yếu là tiếng Hán)
- Định danh hóa các tổ hợp từ tự do thành một cụm từ cố định, có tính ổn
định về thành phần, chặt chẽ về cấu trúc, hoàn chỉnh về nghĩa
- Mô phỏng theo mẫu cấu trúc của thành ngữ đã có trước.
1.2. Các quan niệm về thành ngữ trong tiếng Việt và tiếng Anh.
Để đi đến sự thống nhất trong cách hiểu khái niệm thành ngữ, các nhà ngôn
ngữ học đã gặp những khó khăn nhất định, mà một trong những khó khăn đó là
sự khác biệt về loại hình ngôn ngữ. Tuy nhiên, khác biệt loại hình này không
Comparison Idioms

17

gây cản trở quá lớn. Có chăng, sự khác nhau đó là do góc nhìn khi các nhà
nghiên cứu nghiêng về mặt này hay mặt khác.
1.2.1. Quan niệm về thành ngữ trong tiếng Việt.
Do góc nhìn và hệ quan điểm khác nhau, các nhà nghiên cứu Việt ngữ cũng
có những cách hiểu khái niệm thành ngữ khác nhau. Có thể liệt kê ra một số
tác giả tiêu biểu sau đây:
- “Từ điển tiếng Việt” của Hoàng Phê, NXB Đà Nẵng, 2006 định nghĩa
rằng, “thành ngữ là tập hợp cố định đã quen dùng mà nghĩa thường
không thể giải thích được một cách đơn giản bằng nghĩa của các từ tạo
nên nó”.
- Nguyễn Thiện Giáp trong “Từ vựng học tiếng Việt”, NXB Giáo Dục,
2005 cho rằng, “thành ngữ là những cụm từ cố định vừa có tính hoàn
chỉnh về nghĩa, vừa có tính gợi cảm”. Ví dụ: lừ đừ như ông từ vào đền,
lanh chanh như hành không muối....
- Nhóm tác giả của công trình “Nhập môn ngôn ngữ học”, NXB Giáo dục,
2007 cho rằng, “thành ngữ là đơn vị đặc trưng của ngữ cố định về tính
ổn định trong cấu tạo và giá trị biểu trưng về mặt nghĩa.”
- Nhóm tác giả cuốn “Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt”, Nxb Giáo dục,
2008 cũng định nghĩa thành ngữ qua khái niệm cụm từ cố định: “thành
ngữ là cụm từ cố định, hoàn chỉnh về cấu trúc và ý nghĩa. Nghĩa của
chúng có tính hình tượng và/ hoặc gợi cảm.”
- Hoành Văn Hành thì nhận xét, “thành ngữ là loại tổ hợp cố định, bền
vững về hình thái- cấu trúc, hoàn chỉnh, bóng bẩy về nghĩa, được sử
dụng rộng rãi trong giao tiếp hàng ngày, đặc biệt trong khẩu ngữ.”
- Nguyễn Như Ý trong cuốn “Đại từ điển Tiếng Việt”, 1999 đưa ra định
nghĩa thành ngữ như sau: “Thành ngữ là tập hợp từ cố định quen dùng
có ý nghĩa định danh gọi tên sự vật, thường không thể suy ra từ nghĩa
Comparison Idioms

18

của từng yếu tố cấu tạo thành, và được lưu truyền trong dân gian và văn
chương.”
- Tác giả Hồ Lê trong “Vấn đề cấu tạo từ tiếng Việt hiện đại” viết:
“Thành ngữ là ngữ tổ hợp từ cố định có tính vững chắc về cấu tạo và có
tính bóng bẩy về nghĩa dùng để miêu tả một hình ảnh hiện tượng, một
tính cách hay một trạng thái nào đó.”
Nhìn chung, về cơ bản, cách hiểu thành ngữ của các tác giả trên không khác
nhau nhiều. Có chăng, đó là sự khác nhau ở các nét phụ, ví như tên gọi của
những khái niệm dùng để định nghĩa. Hoàng Phê gọi thành ngữ là “tập hợp cố
định đã quen dùng ” trong khi Nguyễn Thiện Giáp gọi là “những cụm từ cố
định”…Hay Hồ Lê miêu tả thành ngữ có tính bóng bẩy về nghĩa trong khi
nhóm tác giả cuốn “Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt”, lại dùng cụm từ tính
hình tượng và gợi cảm. Sự khác nhau này không ảnh hưởng nhiều tới quan
niệm về thành ngữ của các tác giả. Vì vậy, điểm chung dễ thấy nhất của các
nhà Việt ngữ học là tính cố định và tính hình tượng/ hình ảnh về nghĩa của
thành ngữ.
1.2.2 Quan niệm về thành ngữ trong tiếng Anh
Do những khác biệt về hoàn cảnh lịch sử, việc nghiên cứu thành ngữ trong
tiếng Anh đã đi trước Việt Nam một khoảng thời gian rất dài. Tuy nhiên, có
một đặc điểm chung của người Anh và người Việt là cả hai dân tộc đều ưa
thích sử dụng các thành ngữ so sánh. Năm 1978, Mc Modie và Seidl đã nhận
xét về xu hướng của tiếng Anh hiện đại “Modern English use many short
comparison in order to make language vivid and clear.” (tiếng Anh hiện đại sử
dụng nhiều dạng so sánh ngắn để làm cho ngôn ngữ sinh động, giàu màu sắc
và rõ ràng hơn ) Có thể liệt kê một vài quan niệm về thành ngữ như sau:

Comparison Idioms

19

- Jenniffer Seidl “Một thành ngữ có thể được định nghĩa là một nhóm từ
khi xuất hiện cùng nhau và mang một ý nghĩa khác những ý nghĩa của
mỗi từ đơn. ”
- Rosalind Ferguson định nghĩa “Thành ngữ có thể được định nghĩa là
một “Cụm từ” hoặc ngữ mà nghĩa của nó không thể hiểu ngay được từ
nghĩa của các thành tố cấu tạo nó”
- Trong English Idiom in use, Cambridge University Press, Michael Mc
Carthy và Felicity O’Dell nêu lên cách hiểu về thành ngữ như sau:
Thành ngữ là sự diễn đạt mà nghĩa của chúng không thể hiểu bởi các từ
riêng lẻ. Ví dụ, thành ngữ Drive somebody round the bend nghĩa là làm cho
ai đó nản chí, nhưng chúng ta không thể hiểu nghĩa của nó chỉ bằng cách
hiểu nghĩa của từ (Idiom are expression which have a meaning that is not
obvious from the individual words. For example, the idiom drive sombody
round the bend means makes somebody angry or frustrated, but we cannot
know this just by looking at the words.)
- Hai tác giả cũng chỉ ra rằng để hiểu nghĩa của thành ngữ, cách tốt nhất là
đặt chúng vào trong ngữ cảnh: The best way to undestand an idiom is to
see it in context.
Cũng như trong tiếng Việt, có rất nhiều cách hiểu về khái niệm thành ngữ
trong tiếng Anh 3. Tuy nhiên, điều đáng mừng ở đây là những cách hiểu này

3

Glossary of linguistic terms, by Eugene E. Loos (general editor):

Definition
An idiom is a multiword construction that




is a semantic unit whose meaning cannot be deduced from the meanings of its constituents, and
has a non-productive syntactic structure.

Features




An idiom is a multiword expression. Individual components of an idiom can often be inflected in the same way
individual words in a phrase can be inflected. This inflection usually follows the same pattern of inflection as the
idiom's literal counterpart.
An idiom behaves as a single semantic unit.
Comparison Idioms

20

Tải về bản full

Tìm hiểu vế so sánh trong thành ngữ so sánh tiếng Việt và tiếng Anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.07 MB, 132 trang )

Comparison Idioms


1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
=***=




NGUYỄN VIỆT HOÀ




TÌM HIỂU VẾ SO SÁNH
TRONG THÀNH NGỮ SO SÁNH
TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH
(Luận văn Thạc sĩ ngành Ngôn ngữ học)











Hà Nội - 2009
Comparison Idioms


2


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
=***=




NGUYỄN VIỆT HOÀ




TÌM HIỂU VẾ SO SÁNH
TRONG THÀNH NGỮ SO SÁNH
TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 60 22 01


Người hướng dẫn: PGS. TS Vũ Đức Nghiệu









Hà Nội - 2009
Comparison Idioms


3


Mục lục

Trang
MỞ ĐẦU
3
1. Lý do chọn đề tài
3
2. Đối tượng, phạm vi và mục đích nghiên cứu
4
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
5
4. Phương pháp và tư liệu nghiên cứu
8
5. Bố cục luận văn
13
Chương 1. Tổng quan lý luận về thành ngữ và thành ngữ so sánh
14

1.1. Con đường hình thành thành ngữ
14
1.2. Các quan niệm về thành ngữ trong tiếng Việt và tiếng Anh.
15
1.2.1. Quan niệm về thành ngữ trong tiếng Việt.
16
1.2.2. Quan niệm về thành ngữ trong tiếng Anh
17
1.3. Phân biệt thành ngữ và một số đơn vị lân cận
22
1.3.1. Phân biệt thành ngữ với tục ngữ
22
1.3.2. Phân biệt thành ngữ với cụm từ tự do
26
1.3.3. Phân biệt thành ngữ với từ ghép
26
1.3.4. Một số trường hợp trung gian
27
1.4. Phân loại thành ngữ.
29
1.5. Nhận diện thành ngữ so sánh tiếng Việt
31
1.6. Nhận diện thành ngữ so sánh tiếng Anh
34
Tiểu kết
36
Chương 2. Cấu trúc thành ngữ so sánh và cấu trúc vế so sánh của
thành ngữ so sánh tiếng Việt và tiếng Anh
38
2.1. Đặc điểm cấu trúc thành ngữ so sánh tiếng Việt

38
2.1.1. Vế A
40
2.1.2. Từ so sánh
43
2.1.3. Vế B
44
2.2. Đặc điểm cấu trúc thành ngữ so sánh tiếng Anh
48
2.2.1. Vế A
52
Comparison Idioms


4


2.2.2. Từ so sánh
55
2.2.3. Vế B
55
Tiểu kết
57
Chương 3. Hệ hình ảnh và biểu trưng trong vế B của thành ngữ so
sánh Việt - Anh
61
3.1. Một số tiền đề lý luận cho việc so sánh hình ảnh và biểu trưng ở thành
ngữ so sánh Việt – Anh
61
3.1.1. Quan niệm về hình ảnh và biểu trưng

61
3.2. Hệ hình ảnh và biểu trưng trong thành ngữ so sánh tiếng Việt và
tiếng Anh
63
3.2.1. Thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh cùng hình ảnh và biểu trưng
64
3.2.2. Thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh cùng biểu trưng nhưng khác
hình ảnh
68
3.2.3. Thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh cùng hình ảnh nhưng khác
biểu trưng
68
3.2.4. Thành ngữ tiếng Việt không có thành ngữ tiếng Anh tương
đương
70
3.2.5. Thành ngữ tiếng Anh không có thành ngữ tiếng Việt tương
đương
70
3.3. Các vấn đề đằng sau thành ngữ so sánh
71
3.3.1. Phân loại các hình ảnh đại diện trong vế B theo chủ đề
71
3.3.2. Nhận xét
72
Tiểu kết
78
KẾT LUẬN
80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
87

PHỤ LỤC

Comparison Idioms


5


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Trước một thế giới khách quan vô cùng phong phú và đa dạng, loài người
đã thực hiện các thao tác so sánh, để đánh giá và mô tả một cách cụ thể môi
trường xung quanh, bao gồm cả môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.
Trong quá trình đó, họ đã tìm ra nhiều phương thức khác nhau để thể hiện các
mức độ so sánh. Một trong những sản phẩm ngôn ngữ của phương thức đó là
thành ngữ so sánh. Thành ngữ (idioms) là loại đơn vị từ vựng tồn tại trong mọi
ngôn ngữ. Muốn nghiên cứu thành ngữ và thành ngữ so sánh, chúng tôi thấy
cần thiết phải làm rõ nội hàm khái niệm thành ngữ, bởi trên thế giới, đang tồn
tại những cách hiểu khác nhau về tên gọi này.
Thuật ngữ thành ngữ có hai nội dung. Nội dung thứ nhất: là loại đơn vị có
tính chất đặc trưng, riêng biệt nằm trong hệ thống ngôn ngữ, mà cụ thể là trong
hệ thống từ vựng chung của một dân tộc, một đất nước, hay thậm chí là một
vùng. Nội dung thứ hai, xét về mặt cú pháp, thành ngữ là một cụm từ mà nghĩa
của nó không chỉ là “phép cộng” đơn giản nghĩa các từ thành viên lại với nhau.
Điều này thể hiện ở chỗ, ta có thể biết hết nghĩa của từng từ, nhưng khi ghép
chúng lại với nhau thì chúng rất ngô nghê hoặc vô nghĩa. Ví dụ như các cụm từ
give way (đưa cho /đường đi), give up (đưa/lên) …Với những thành ngữ loại
này, chúng ta chỉ được phép hiểu nghĩa của chúng ở trên bình diện chung của
cả cụm từ như give way là nhượng bộ, chịu thua, giảm giá, hay give up là từ bỏ

một thứ gì đó.
Ngoài những chức năng cơ bản giống từ, thành ngữ còn là loại đơn vị có
khả năng chứa đựng nhiều hơn từ những giá trị ngôn ngữ - văn hóa, mặc dù
kích thước vật chất của nó không lớn. V. M Mokienko đã nói: “Đơn vị thành
ngữ, cùng với các từ vị của mình, chính là nguồn ngữ liệu chủ yếu cho tri thức
nền của một dân tộc và còn có khả năng tích lũy thông tin ngoài ngôn ngữ”.
Comparison Idioms


6


Điều này có thể lý giải được dựa trên nguyên tắc tiết kiệm trong ngôn ngữ: con
người chỉ dùng một số lượng hữu hạn các kí hiệu ngôn ngữ, nhưng luôn muốn
thể hiện được nhiều thông tin về thế giới vật chất và tinh thần vô hạn, nơi mà
họ đang tồn tại ở đó. Nghiên cứu thành ngữ ở bất cứ góc độ nào cũng sẽ giúp
cho những người quan tâm hiểu thêm về loại đơn vị từ vựng rất thú vị này.
Việc nghiên cứu thành ngữ so sánh cũng là một bước đi phù hợp với xu thế
hiện nay, khi ranh giới văn hóa giữa các quốc gia đang dần xích lại gần nhau
hơn
1
. Chúng tôi nghĩ rằng, chính xu hướng quốc tế hóa mọi mặt của đời sống
kinh tế - văn hóa - xã hội đã đặt ra những yêu cầu mới cho các nhà ngôn ngữ
học trên toàn thế giới. Và một trong những nhiệm vụ quan trọng đó, là làm con
người trên thế giới hiểu nhau hơn.
Tiếng Anh hiện là ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới và ở
Việt Nam hiện nay. Trong xu thế hội nhập và giao thoa văn hóa, điều cần thiết
đối với người học và sử dụng ngoại ngữ, là nắm vững tiếng mẹ đẻ, đồng thời
có những kiến thức lý luận nhất định về ngoại ngữ mà mình đang sử dụng để
từ đó phục vụ cho việc dịch tương đương hai hay nhiều ngoại ngữ. Nghiên cứu

đề tài này, chúng tôi mong muốn làm sáng tỏ thêm một số vấn đề về đặc điểm
của thành ngữ so sánh tiếng Anh, trong sự so sánh đối chiếu với thành ngữ
tiếng Việt, nhằm tăng khả năng vận dụng thành ngữ so sánh hiệu quả hơn trong
giao tiếp, phục vụ cho việc dạy và học tiếng Việt cho người nước ngoài ở trình
độ cao.

2. Đối tượng, phạm vi và mục đích nghiên cứu



1
Năm 1999 Hội Nghiên cứu Thành ngữ Châu Âu (European Society of Phraseology EUROPHRAS) thành lập với sự tham
gia của các nhà nghiên cứu từ vựng và thành ngữ Châu Âu. Một trong những trọng tâm nghiên cứu của Hội là dự án
“Những thành ngữ phổ biến ở Châu Âu và xa hơn” (Widespread Idioms in Europe and Beyond - A Cross-linguistic and
Cross-cultural Research Project) với sự tham gia của nhiều nhà khoa học từ các dân tộc nói gần 80 ngôn ngữ Châu Âu
(trên tổng số ước chừng 150 - 200 ngôn ngữ) và 11 ngôn ngữ khác (như Ả Rập, Hán, Nhật, Hàn, Việt…).
Comparison Idioms


7


Tùy vào các tiêu chí khác nhau, các nhà nghiên cứu chia thành ngữ ra làm
nhiều loại. Nếu căn cứ vào phương thức tạo nghĩa, thành ngữ được chia ra làm
2 loại lớn: thành ngữ so sánh và thành ngữ miêu tả ẩn dụ. Trong luận văn này,
chúng tôi nghiên cứu thành ngữ so sánh (comparison idioms), mà trọng tâm là
vế so sánh của loại thành ngữ này. Cụ thể hơn, trên cơ sở thiết lập một danh
sách các thành ngữ so sánh của 2 ngôn ngữ Việt và Anh, chúng tôi sẽ phân
tích, tìm hiểu vế so sánh (vế B) của thành ngữ so sánh ở khía cạnh cấu tạo, các
hình ảnh và hệ biểu trưng của chúng, qua đó, hy vọng chỉ ra được những sự

khác nhau trong tư duy dân tộc giữa những người sử dụng tiếng Anh (người
Anh và người Mỹ) và người Việt.
Chúng tôi khai thác những khía cạnh cấu trúc và ngữ nghĩa của thành ngữ,
để thấy cách biểu hiện so sánh qua thành ngữ so sánh, giúp người Việt Nam
học tiếng Anh lẫn người có bản ngữ là tiếng Anh vượt qua được những trở
ngại và những di chuyển tiêu cực khi dịch các thành ngữ so sánh từ Anh sang
Việt hoặc ngược lại, góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học tiếng Việt như
một ngoại ngữ.

3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Việc nghiên cứu thành ngữ hay thành ngữ so sánh không phải là một mảng
đề tài mới mẻ ở nước ngoài cũng như ở Việt Nam giai đoạn hiện nay. Đối với
thành ngữ tiếng Việt, có thể kể đến các công trình tiêu biểu như Les
expressions comparatives de la langue annamite năm 1925 của V. Barbier và
Thành ngữ so sánh tiếng Việt của Trương Đông San, năm 1974. Điều đó nói
lên rằng, thành ngữ đã thu hút được sự quan tâm từ rất sớm của các nhà nghiên
cứu. Ngày nay, những người quan tâm có thể tìm gặp rất nhiều bài báo viết,
báo điện tử, giáo trình, khóa luận, luận văn hay luận án …đề cập đến vấn đề
này. Có thể nói, việc nghiên cứu thành ngữ chưa và không tạo ra những “cơn
sốt” như trào lưu nghiên cứu ngữ pháp chức năng, trào lưu nghiên cứu ngữ
Comparison Idioms


8


nghĩa cuối thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI mà trong suy nghĩ của
nhiều người, nó hiển nhiên là một phạm trù cần nghiên cứu. Chỉ tính riêng ở
Việt Nam, các bài báo, các công trình nghiên cứu về đề tài này, mang hơi

hướng đối chiếu đã có rất nhiều. Tuy nhiên, việc so sánh đối chiếu ngôn ngữ
chỉ mới được quan tâm nhiều hơn trong thời gian gần đây. Thực tiễn đã đưa
đến những yêu cầu cấp bách, đòi hỏi giới nghiên cứu tập trung giải quyết. Có
thể kể tên một số công trình tiêu biểu như :
- Các nghiên cứu về thành ngữ so sánh tiếng Việt của Hoành Văn Hành : Kể
chuyện thành ngữ tục ngữ Việt Nam- NXB Khoa học Xã hội, 2002, Thành ngữ
học tiếng Việt – NXB Khoa học Xã hội, 2008. Đây là những nghiên cứu tâm
huyết, được tiến hành trong một thời gian dài của ông. Ở chương 4 của 2 cuốn
sách, tác giả tập trung miêu tả cấu trúc của thành ngữ so sánh tiếng Việt và các
đặc điểm ngữ nghĩa của nó một cách công phu và tỉ mỉ. Hầu hết các khía cạnh
về thành ngữ so sánh đều được cố GS đề cập đến, với những phân tích sâu và
mang tính hệ thống cao.
- Với cùng một tên là Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam, ba nhóm tác giả
1) Vũ Dung, Vũ Quang Hào, Vũ Thúy Anh, NXB Văn hóa, 1995, 2) Bùi Hạnh
Cẩn, Bích Hằng, Việt Anh, NXB Văn hóa Thông tin, 2000 và 3) Nguyễn Lân,
NXB Văn học, 2007, đã cung cấp một danh sách khá đầy đủ các thành ngữ so
sánh tiếng Việt.
- Luận án tiến sĩ năm 2009 Đặc điểm thành ngữ so sánh tiếng Hán (có đối
chiếu với tiếng Việt) chuyên ngành lý luận ngôn ngữ của Phạm Minh Tiến đã
cung cấp một cái nhìn khá đầy đủ về thành ngữ so sánh tiếng Hán và tiếng
Việt. Qua đó, công trình này cũng giải quyết được những vấn đề về phương
pháp khi nghiên cứu đối chiếu thành ngữ so sánh các ngôn ngữ.
- Luận án tiến sĩ ngữ văn Phương thức dịch các thành ngữ nhận xét đánh giá
con người giữa các ngôn ngữ Việt- Anh- Nga, Đại học KHXH & NV,
ĐHQGHN, 2001 của Trần Thị Lan đã đưa ra được những nhận định rất quý
báu về thói quen tư duy, đặc điểm văn hóa, thái độ đánh giá….của các dân tộc
Comparison Idioms


9



Việt, Anh, Nga qua thành ngữ. Những kết quả mà luận án tiến sĩ này thực sự
có giá trị cho hướng nghiên cứu trong luận văn của chúng tôi.
- Luận văn Thạc sĩ khoa học Ngữ Văn, chuyên ngành Lý luận ngôn ngữ của
Bùi Thu Hòa, ĐHKHXH & NV, 2004 với tên “Góp phần tìm hiểu thành ngữ
có thành tố chỉ tên gọi động vật trong tiếng Anh” đã giải quyết được một phần
nhỏ khi đề cập đến thành ngữ so sánh tiếng Anh có yếu tố tên gọi động vật.
Miêu tả những nét chung nhất của cấu tạo thành ngữ so sánh tiếng Anh, Bùi
Thu Hòa đã chỉ ra được một số tương đồng và dị biệt trong tư duy ngôn ngữ-
văn hóa ở người Việt và người Anh.
- Các Luận văn Thạc sĩ khoa học ngữ văn của Đường Tú Trân và Vi Trường
Phúc, Đại học KHXH & NV, ĐHQG HN 2005 lần lượt khảo sát các thành ngữ
có yếu tố chỉ thực vật trong tiếng Hán, có so sánh với tiếng Việt và đặc điểm
của thành ngữ chỉ tâm lý tình cảm tiếng Hán
- Bài báo Đặc điểm cấu trúc hình thái của thành ngữ so sánh tiếng Anh của
Hoàng Quốc, đăng trên Tạp chí thông tin Đại học An Giang, số 17 năm 2004.
Bài báo này tuy có tên là “ cấu trúc hình thái ” nhưng chủ yếu giải quyết vấn
đề cấu tạo của thành ngữ so sánh tiếng Anh, từ đó, đưa ra các mô hình tổng
quát. Đây có thể coi là một sự bổ sung khá hoàn chỉnh cho luận án TS của
Nguyễn Công Đức, bàn về bình diện cấu trúc hình thái – ngữ nghĩa của thành
ngữ tiếng Việt. Luận án đã giải quyết được cơ bản vấn đề cấu trúc thành ngữ
tiếng Việt trên 2 góc độ là cấu tạo và ngữ nghĩa.
- Cuốn sách của tác giả Jennifer Seidl với tên gọi “English Idioms and How to
Use Them”, Oxford Univ Press, 1978, có thể được coi là cuốn sách cơ bản khi
thiết lập những khái niệm và cách hiểu về thành ngữ trong tiếng Anh.
- English Idioms in Use" của Michael McCarthy, Felicity O'Dell, Cambridge
University Press quan tâm đến thành ngữ như một khía cạnh hết sức thú vị và
vui nhộn của từ vựng. Nó giúp cho người đọc hiểu được nghĩa của thành ngữ
tiếng Anh, như cách tri nhận của người bản ngữ. Việc cung cấp cách hiểu như

Comparison Idioms


10


vậy thực sự quan trọng trong quá trình dịch Anh- Việt và ngược lại. Tuy nhiên,
các thành ngữ được sưu tập trong công trình này chủ yếu là loại được hiểu theo
nội dung thứ 2 của khái niệm thành ngữ
2
. Cuốn sách cũng thiết lập được ở một
mức độ nhất định các vấn đề liên quan đến idioms.

- Ngoài ra, hiện nay, còn có rất nhiều những bài viết, bài nghiên cứu khác mà
chúng tôi thấy không cần phải kiểm đếm hết ở đây. Đó thực sự là những nguồn
tài liệu phong phú cho chủ đề nghiên cứu mà chúng tôi quan tâm.
Đa số các công trình trên nghiên cứu một cách tổng thể theo từng chủng
loại thành ngữ. Luận văn của chúng tôi đi vào những nghiên cứu cụ thể hơn - ở
một vế của thành ngữ so sánh. Những nghiên cứu trước là những tiền đề lý
luận và thực tiễn rất có giá trị và ý nghĩa mà luận văn của chúng tôi có thể tiếp
thu.

4. Phương pháp và tư liệu nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện luận văn, chúng tôi đã sử dụng các thủ pháp
thống kê, phân tích, và so sánh đối chiếu. Đối tượng nghiên cứu của luận văn
là vế so sánh (vế B) trong thành ngữ so sánh được rút ra từ mô hình tổng quát
của cấu trúc so sánh A như B. Tư liệu nghiên cứu của luận văn được cung cấp
từ các nguồn sau đây:
1. Thành ngữ học tiếng Việt, Hoàng Văn Hành, Nxb Khoa học Xã hội,

2008.
2. Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam, Vũ Dung, Vũ Thúy Anh, Vũ
Quang Hào, Nxb Văn hóa, 1995.


2
Thành ngữ là một cụm từ mà nghĩa của từng từ riêng lẻ không rõ ràng, thể hiện ở chỗ, ta có thể biết hết nghĩa của từng
từ, nhưng khi ghép chúng lại với nhau thì chúng rất ngô nghê hoặc vô nghĩa. Ví dụ như các cụm từ give way (đưa cho
/đường đi), give up (đưa/lên) …Với những thành ngữ loại này, chúng ta chỉ được phép hiểu nghĩa của chúng ở trên bình
diện chung của cả cụm từ như give way là nhượng bộ, chịu thua, giảm giá, hay give up là từ bỏ một thứ gì đó.
Comparison Idioms


11


3. Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam của Nguyễn Lân, Nxb Văn học,
2007
Để thu thập thành ngữ so sánh tiếng Anh và làm cơ sở đối chiếu nghiên cứu
trong tư liệu luận văn, chúng tôi sử dụng các nguồn tư liệu sau đây:
1. NTC’ American Idioms Dictionary , Richard A. Spears, NTC Publishing
Group
2. Từ điển Lạc Việt mtd2002-EVA, Công ty cổ phần tin học Lạc Việt, được
Cục bản quyền, Bộ VHTT nước CHXHCN VN cấp số: N.195/VH/BQ
ngày 12/09/2000
3. Thành ngữ tục ngữ tiếng Anh, Xuân Bá, Quang Minh , Nxb Hà Nội,
2008.
4. Tục ngữ nước Anh và thành ngữ tiếng Anh giàu hình ảnh, Phạm Văn
Bình, Nxb Hải Phòng, 1999


Phần tư liệu của luận văn được xây dựng nhằm phục vụ những mục đích
nghiên cứu cụ thể. Vì vậy, chúng tôi thấy rằng, cần thiết phải đưa ra những chú
giải cụ thể về cách thiết lập bảng tư liệu, nhằm tránh gây ra những khó khăn
cho người đọc. Tư liệu của luận van được xây dựng dựa trên những nguyên tắc
sau đây:
So sánh (tiếng Latin compario), là một thủ pháp nhằm kết nối cái so sánh
và cái được so sánh từ một yếu tố chung và nhờ một công cụ ngữ pháp. Hay
nói cách khác, đó là việc thiết lập mối quan hệ giữa hai thực tế có hai trường
nghĩa khác nhau nhưng lại giống nhau ở một điểm nào đó bằng một từ biểu thị
quan hệ so sánh. Nhà nghiên cứu văn hóa Vũ Bội Liêu giải thích điều này
trong ngôn ngữ như sau : “ dân tộc nào cũng vậy, khi cần hình dung một vật
gì, hay muốn miêu tả một ý gì cho xác đáng, đều cảm thấy sự cần phải đem vật
này ví với vật khác, việc nọ với việc kia, để cho rõ ý mình muốn nói”. Thành
ngữ so sánh nói chung và thành ngữ so sánh tiếng Việt, tiếng Anh nói riêng
đều được xây dựng trên quan hệ đó.
Comparison Idioms


12


Trong dịch thuật, đặc biệt là dịch văn học, việc dịch tục ngữ, thành ngữ từ
ngôn ngữ nguồn sang ngôn ngữ đích không phải là một việc đơn giản. Bởi,
như đã trình bày ở chương 1, nghĩa của thành ngữ hay tục ngữ không cho phép
hiểu theo nghĩa đen một cách đơn giản. Việc thành ngữ so sánh của tiếng Anh
và tiếng Việt tương đương với nhau hoàn toàn trong mọi bối cảnh sử dụng là
điều rất khó xảy ra. Xung quanh việc dịch thành ngữ này còn có nhiều tranh
luận, mà chủ yếu giữa hai trường phái : hướng nguồn và hướng đích. Trường
phái hướng nguồn chủ trương dịch sát nghĩa (word by word) thành ngữ của
văn bản nguồn để trung thành với tinh thần và sắc thái của nguyên bản. Đây

chính là cách dịch tôn trọng nghĩa đen của thành ngữ. Trong khi đó, trường
phái hướng đích đề xuất dịch thành ngữ bằng thủ pháp tương đương về ngữ
nghĩa. Người ta nói đến tương đương nghĩa khi nguyên bản và bản dịch có
cùng nội dung ngữ nghĩa hay ký hiệu, hay nói cách khác là chúng có chung cái
được biểu đạt hoặc trường nghĩa. Trường phái nào cũng có những ưu và nhược
điểm riêng của chúng, song, theo quan điểm của chúng tôi, việc dịch thành ngữ
sang một ngôn ngữ thứ hai, với mục đích của luận văn này, cần đi theo hướng
tương đương về nghĩa. Điều này có nghĩa là, cách thiết lập tư liệu của chúng
tôi sẽ dựa trên sự giống nhau về biểu trưng, về hoàn cảnh thành ngữ sẽ được sử
dụng, chứ không phải giống nhau về hình ảnh. Hai thành ngữ có thể rất khác
nhau về hình ảnh, nhưng nếu biểu trưng của chúng là giống nhau thì sẽ được
đặt cạnh nhau. Hãy thử lấy một ví dụ đơn giản như sau:
- Nếu dịch theo nghĩa đen, chúng ta sẽ đặt hai thành ngữ sau đây tương
đương nhau:



STT
Thành ngữ
tiếng Việt
Thành ngữ
tiếng Anh
Nghĩa
Ghi chú
Comparison Idioms


13



1

Đen như cột nhà
cháy

As black as skillet
Skillet: chảo rán
(ý nói màu đen
của cháy ở dưới
chảo rán)
* Đơn thuần
chỉ là so sánh
mức độ của
màu đen
2
Trơn như mỡ
As slippery as an
eel
an eel: con lươn
* Dùng để chỉ
mức độ trơn
trượt

- Tuy nhiên, nếu đề cao tính biểu trưng của thành ngữ, thì thành ngữ as
black as skillet và as slippery as an eel phải tương đương với thành ngữ
sau đây:

Thành ngữ
tiếng Việt
Thành ngữ

tiếng Anh
Ghi chú
Tối như bưng
As black as skillet

Khôn như ranh
As slippery as an eel


Rõ ràng, với mục đích nghiên cứu của luận văn, hướng đi thứ hai là hướng
đi phù hợp hơn cả. Nó cho phép người sử dụng dùng đúng thành ngữ tiếng
Anh trong hoàn cảnh nhất định khi đã hiểu rõ thành ngữ tiếng Việt. Nếu dùng
cách dịch tôn trọng nghĩa đen của văn bản, chúng ta sẽ không có cơ sở tin cậy
để so sánh hình ảnh và biểu trưng của kho tàng thành ngữ so sánh giữa hai
ngôn ngữ. Cách này chỉ có tác dụng khi đặt trong những mục đích nghiên cứu
khác.
Vì vậy, phần phụ lục của luận văn, chúng tôi xây dựng trên nguyên tắc như
sau :
- Nếu thành ngữ tiếng Việt và thành ngữ tiếng Anh có cùng hình ảnh và
cùng biểu trưng (kể cả trường hợp một thành ngữ tiếng Việt tương
đương với nhiều thành ngữ tiếng Anh), vị trí của chúng như sau:
Comparison Idioms


14


-
STT
Thành ngữ so sánh

tiếng Việt
Thành ngữ so sánh
tiếng Anh
Nghĩa
vế B
Vế A

Vế B

Vế A

Vế B

1
Câm
như
hến
as
mum
as
an oyster
Con hến
- Cùng biểu trưng nhưng khác hình ảnh :

STT
Thành ngữ so sánh
tiếng Việt
Thành ngữ so sánh
tiếng Anh
Nghĩa

vế B
Vế A

Vế B

Vế A

Vế B

1
Chua
như
mẻ
as
sour
as
lime
Quả chanh

- Thành ngữ tiếng Việt và thành ngữ tiếng Anh khác nhau cả hình ảnh và
biểu trưng, chúng chỉ tương đương nhau ở một nét nghĩa:

STT
Thành ngữ so sánh
tiếng Việt
Thành ngữ so sánh
tiếng Anh
Nghĩa
vế B
Vế A


Vế B

Vế A

Vế B

1
Trắng
như
trứng gà bóc





2



as
white
as
Sheets
(sheet on bed)
Ga trải
giường

(Cùng là màu trắng, người Việt dùng màu trắng của quả trứng gà luộc so sánh
với màu da, có ý khen, còn người Anh dùng màu trắng của khăn trải giường

với ý chê làn da trắng nhợt nhạt, trắng bệch).

Comparison Idioms


15


- Thành ngữ tiếng Việt không có thành ngữ tiếng Anh tương đương:

STT
Thành ngữ so sánh
tiếng Việt
Thành ngữ so sánh
tiếng Anh
Nghĩa
vế B
Vế A

Vế B

Vế A

Vế B

1
Trộm cắp
như
Rươi







- Thành ngữ tiếng Anh không có thành ngữ tiếng Việt tương đương

STT
Thành ngữ so sánh
tiếng Việt
Thành ngữ so sánh
tiếng Anh
Nghĩa
vế B
Vế A

Vế B

Vế A

Vế B

1



To
drunk
like
a lord

Ông chủ

5. Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 chương:


Chương 1


Tổng quan lý luận về thành ngữ và thành ngữ so sánh.
Chương 2
Cấu trúc thành ngữ so sánh và cấu trúc vế so sánh của
thành ngữ so sánh tiếng Việt và tiếng Anh
Chương 3
Hệ hình ảnh và biểu trưng trong vế B của thành ngữ so
sánh Việt -Anh

Comparison Idioms


16


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN LÝ LUẬN
VỀ THÀNH NGỮ VÀ THÀNH NGỮ SO SÁNH

1.1. Con đường hình thành thành ngữ


Về khía cạnh lịch sử, giống như các từ trong ngôn ngữ, thành ngữ là
những đơn vị có sẵn, xuất hiện dần dà từ nhiều nguồn, vào nhiều thời điểm
khác nhau và được sử dụng rộng rãi, tự nhiên trong đời sống xã hội. Các kết
quả nghiên cứu đã xác nhận rằng các yếu tố tạo nên thành ngữ, tục ngữ vốn là
những từ độc lập, tức những đơn vị định danh có ý nghĩa từ vựng và có chức
năng cú pháp ổn định. Tuy vậy, trong hệ thống thành ngữ của các ngôn ngữ,
xét trên góc nhìn đồng đại, không dễ dàng nhận biết được ý nghĩa của các yếu
tố, do đó, việc suy xét nghĩa thành ngữ, cũng như việc tìm kiếm nguồn gốc của
nó cũng trở nên khó khăn hơn.
Xuất phát từ quan điểm coi vốn từ là hệ thống của các đơn vị định danh,
Hoàng Văn Hành đã phân biệt đơn vị định danh gốc (hay bậc 1) với đơn vị
định danh phái sinh (hay bậc 2). Đơn vị định danh gốc (từ đơn âm tiết) là
những từ tối giản về hình thái - cấu trúc, mang nghĩa đen, được dùng làm cơ sở
để tạo ra những đơn vị định danh khác - mà thành ngữ là một tiểu loại. Các
đơn vị phái sinh ra đời, đáp ứng nhu cầu định danh của con người. Đơn vị định
danh phái sinh là những đơn vị có hình thái - cấu trúc phức tạp hơn đơn vị gốc,
mang nghĩa biểu trưng hóa (dưới hình thái ẩn dụ hay hoán dụ). Đơn vị định
danh phái sinh được tạo ra bằng hai con đường:
a. Bằng con đường ngữ nghĩa, có thể nhân khả năng định danh gốc lên
nhiều lần (phái sinh nghĩa). VD như: xương trong xương xẩu và xương
trong bài toán này xương quá.
Comparison Idioms


17


b. Bằng con đường hình thái - cú pháp, có thể tạo ra hàng loạt các đơn vị
định danh với các đặc trưng khác nhau về hình thái, cấu trúc, bao gồm

quá trình tạo từ trên cơ sở dựa vào đơn vị gốc (như suy phỏng, láy,
ghép ) và quá trình từ vựng hóa (hay còn gọi là định danh hóa) đoản
ngữ (mang tính thành ngữ)











Về cơ bản, trong tiếng Việt, thành ngữ được hình thành từ các nguồn sau
đây:
- Sử dụng tiếng nước ngoài dưới các hình thức khác nhau, như mượn
nguyên dạng, mượn không nguyên dạng hay dịch nghĩa (chủ yếu là tiếng Hán)
- Định danh hóa các tổ hợp từ tự do thành một cụm từ cố định, có tính ổn
định về thành phần, chặt chẽ về cấu trúc, hoàn chỉnh về nghĩa
- Mô phỏng theo mẫu cấu trúc của thành ngữ đã có trước.

1.2. Các quan niệm về thành ngữ trong tiếng Việt và tiếng Anh.

Để đi đến sự thống nhất trong cách hiểu khái niệm thành ngữ, các nhà ngôn
ngữ học đã gặp những khó khăn nhất định, mà một trong những khó khăn đó là
sự khác biệt về loại hình ngôn ngữ. Tuy nhiên, khác biệt loại hình này không
Đơn vị định danh
Đơn vị định danh bậc 2
Đơn vị định danh bậc 1

2. Bằng con đường ngữ nghĩa
1. Bằng con đường hình thái- cú pháp
như suy phỏng, láy, ghép, quá trình từ
vựng hóa đoản ngữ
Comparison Idioms


18


gây cản trở quá lớn. Có chăng, sự khác nhau đó là do góc nhìn khi các nhà
nghiên cứu nghiêng về mặt này hay mặt khác.

1.2.1. Quan niệm về thành ngữ trong tiếng Việt.

Do góc nhìn và hệ quan điểm khác nhau, các nhà nghiên cứu Việt ngữ cũng
có những cách hiểu khái niệm thành ngữ khác nhau. Có thể liệt kê ra một số
tác giả tiêu biểu sau đây:
- “Từ điển tiếng Việt” của Hoàng Phê, NXB Đà Nẵng, 2006 định nghĩa
rằng, “thành ngữ là tập hợp cố định đã quen dùng mà nghĩa thường
không thể giải thích được một cách đơn giản bằng nghĩa của các từ tạo
nên nó”.
- Nguyễn Thiện Giáp trong “Từ vựng học tiếng Việt”, NXB Giáo Dục,
2005 cho rằng, “thành ngữ là những cụm từ cố định vừa có tính hoàn
chỉnh về nghĩa, vừa có tính gợi cảm”. Ví dụ: lừ đừ như ông từ vào đền,
lanh chanh như hành không muối
- Nhóm tác giả của công trình “Nhập môn ngôn ngữ học”, NXB Giáo dục,
2007 cho rằng, “thành ngữ là đơn vị đặc trưng của ngữ cố định về tính
ổn định trong cấu tạo và giá trị biểu trưng về mặt nghĩa.”
- Nhóm tác giả cuốn “Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt”, Nxb Giáo dục,

2008 cũng định nghĩa thành ngữ qua khái niệm cụm từ cố định: “thành
ngữ là cụm từ cố định, hoàn chỉnh về cấu trúc và ý nghĩa. Nghĩa của
chúng có tính hình tượng và/ hoặc gợi cảm.”
- Hoành Văn Hành thì nhận xét, “thành ngữ là loại tổ hợp cố định, bền
vững về hình thái- cấu trúc, hoàn chỉnh, bóng bẩy về nghĩa, được sử
dụng rộng rãi trong giao tiếp hàng ngày, đặc biệt trong khẩu ngữ.”
- Nguyễn Như Ý trong cuốn “Đại từ điển Tiếng Việt”, 1999 đưa ra định
nghĩa thành ngữ như sau: “Thành ngữ là tập hợp từ cố định quen dùng
có ý nghĩa định danh gọi tên sự vật, thường không thể suy ra từ nghĩa
Comparison Idioms


19


của từng yếu tố cấu tạo thành, và được lưu truyền trong dân gian và văn
chương.”
- Tác giả Hồ Lê trong “Vấn đề cấu tạo từ tiếng Việt hiện đại” viết:
“Thành ngữ là ngữ tổ hợp từ cố định có tính vững chắc về cấu tạo và có
tính bóng bẩy về nghĩa dùng để miêu tả một hình ảnh hiện tượng, một
tính cách hay một trạng thái nào đó.”

Nhìn chung, về cơ bản, cách hiểu thành ngữ của các tác giả trên không khác
nhau nhiều. Có chăng, đó là sự khác nhau ở các nét phụ, ví như tên gọi của
những khái niệm dùng để định nghĩa. Hoàng Phê gọi thành ngữ là “tập hợp cố
định đã quen dùng ” trong khi Nguyễn Thiện Giáp gọi là “những cụm từ cố
định”…Hay Hồ Lê miêu tả thành ngữ có tính bóng bẩy về nghĩa trong khi
nhóm tác giả cuốn “Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt”, lại dùng cụm từ tính
hình tượng và gợi cảm. Sự khác nhau này không ảnh hưởng nhiều tới quan
niệm về thành ngữ của các tác giả. Vì vậy, điểm chung dễ thấy nhất của các

nhà Việt ngữ học là tính cố định và tính hình tượng/ hình ảnh về nghĩa của
thành ngữ.

1.2.2 Quan niệm về thành ngữ trong tiếng Anh

Do những khác biệt về hoàn cảnh lịch sử, việc nghiên cứu thành ngữ trong
tiếng Anh đã đi trước Việt Nam một khoảng thời gian rất dài. Tuy nhiên, có
một đặc điểm chung của người Anh và người Việt là cả hai dân tộc đều ưa
thích sử dụng các thành ngữ so sánh. Năm 1978, Mc Modie và Seidl đã nhận
xét về xu hướng của tiếng Anh hiện đại “Modern English use many short
comparison in order to make language vivid and clear.” (tiếng Anh hiện đại sử
dụng nhiều dạng so sánh ngắn để làm cho ngôn ngữ sinh động, giàu màu sắc
và rõ ràng hơn ) Có thể liệt kê một vài quan niệm về thành ngữ như sau:
Comparison Idioms


20


- Jenniffer Seidl “Một thành ngữ có thể được định nghĩa là một nhóm từ
khi xuất hiện cùng nhau và mang một ý nghĩa khác những ý nghĩa của
mỗi từ đơn. ”
- Rosalind Ferguson định nghĩa “Thành ngữ có thể được định nghĩa là
một “Cụm từ” hoặc ngữ mà nghĩa của nó không thể hiểu ngay được từ
nghĩa của các thành tố cấu tạo nó”
- Trong English Idiom in use, Cambridge University Press, Michael Mc
Carthy và Felicity O’Dell nêu lên cách hiểu về thành ngữ như sau:
Thành ngữ là sự diễn đạt mà nghĩa của chúng không thể hiểu bởi các từ
riêng lẻ. Ví dụ, thành ngữ Drive somebody round the bend nghĩa là làm cho
ai đó nản chí, nhưng chúng ta không thể hiểu nghĩa của nó chỉ bằng cách

hiểu nghĩa của từ (Idiom are expression which have a meaning that is not
obvious from the individual words. For example, the idiom drive sombody
round the bend means makes somebody angry or frustrated, but we cannot
know this just by looking at the words.)
- Hai tác giả cũng chỉ ra rằng để hiểu nghĩa của thành ngữ, cách tốt nhất là
đặt chúng vào trong ngữ cảnh: The best way to undestand an idiom is to
see it in context.
Cũng như trong tiếng Việt, có rất nhiều cách hiểu về khái niệm thành ngữ
trong tiếng Anh
3
. Tuy nhiên, điều đáng mừng ở đây là những cách hiểu này


3
Glossary of linguistic terms, by Eugene E. Loos (general editor):
Definition

An idiom is a multiword construction that
 is a semantic unit whose meaning cannot be deduced from the meanings of its constituents, and
 has a non-productive syntactic structure.
Features
 An idiom is a multiword expression. Individual components of an idiom can often be inflected in the same way
individual words in a phrase can be inflected. This inflection usually follows the same pattern of inflection as the
idiom's literal counterpart.
 An idiom behaves as a single semantic unit.
Comparison Idioms


21



đều có nhiều điểm chung, và dị biệt thường rất nhỏ. Các tác giả Anh về cơ bản
cũng thống nhất với nhau ở kích thước lớn hơn từ của thành ngữ (cụm từ/ ngữ)
và nghĩa của thành ngữ không phải là sự cộng gộp đơn thuần của các thành tố
cấu tạo.
Như vậy, qua việc khảo sát các quan niệm về thành ngữ trong tiếng Việt và
tiếng Anh, chúng tôi nhận thấy, mặc dù trong các cách hiểu ít nhiều có sự khác
nhau ở phạm vi, phong cách sử dụng, tính biểu cảm, tính biểu trưng nhưng
khái niệm thành ngữ đã được các tác giả hiểu tương đối giống nhau. Xem lại
các định nghĩa trên, có thể thấy, các tác giả đều thống nhất với nhau ở 2 điểm
sau:
- Tuy gọi thành ngữ bằng các tên khác nhau như một tổ hợp, một cụm từ
cố định, một ngữ cố định, ngữ tổ hợp từ cố định, tập hợp từ cố
định nhưng chung quy lại, các nhà nghiên cứu đều thống nhất ở tính cố
định trong cấu tạo của khái niệm này.
- Về mặt nghĩa, thành ngữ có tính hình ảnh (tính thành ngữ), mang tính
hình tượng cao, và thường không thể giải thích được một cách đơn giản
bằng nghĩa của các từ tạo nên nó.
Có thể giải thích sơ bộ hai thuộc tính này của thành ngữ như sau:


o It tends to have some measure of internal cohesion such that it can often be replaced by a literal
counterpart that is made up of a single word.
o It resists interruption by other words whether they are semantically compatible or not.
o It resists reordering of its component parts.
 An idiom has a non-productive syntactic structure. Only single particular lexemes can collocate in an idiomatic
construction. Substituting other words from the same generic lexical relation set will destroy the idiomatic
meaning of the expression.
2. An idiom is a phrase whose meaning cannot be determined by the literal definition of the phrase itself, but refers instead
to a figurative meaning that is known only through common use.

3. An idiom as words collocated together happen to become fossilized, becoming fixed over time. This collocation - words
commonly used in a group - changes the definition of each of the words that exist. As an expression, the word-group
becomes a team, so to speak. That is, the collocated words develop a specialized meaning as a whole and an idiom is born.
An idiom is a word or phrase that means something different than the words imply if interpreted literally. When a person
uses an idiom, the listener might take the actual meaning wrong if he or she has not heard this figure of speech before.

Comparison Idioms


22


a. Tính cố định về hình thái và cấu trúc:
- Về số lượng các thành tố tạo nên thành ngữ:

Do yêu cầu ổn định về mặt cấu trúc, với một thành ngữ, nếu người ta đếm
được 4 từ cấu tạo nên nó ở một thời điểm nào đó, thì hầu như không bao
giờ có trường hợp thành ngữ này biến đổi về số lượng và trở thành 3 hay 5
từ.
VD: Thin thít như thịt nấu đông (+)
Thin thít giống như thịt nấu đông (-)

- Về trật tự của các thành tố:

Có thể nói, khả năng thay đổi trật tự của các thành tố trong thành ngữ là rất
thấp. Đối với loại thành ngữ miêu tả ẩn dụ, ví dụ như: đo lọ nước mắm,
đếm củ dưa hành, giậu đổ bìm leo, khả năng này gần như bằng không.
Tuy nhiên, người ta có thể nói đến sự thay đổi trật tự này ở một mức độ nào
đó, như ghét cay ghét đắng -> ghét đắng ghét cay, ghi xương khắc cốt- >
khắc cốt ghi xương


- Khả năng chêm xen các yếu tố cấu tạo mới vào thành ngữ

Một tổ hợp có tính cố định cao thì khả năng thêm các yếu tố khác vào cấu
trúc của nó là rất thấp. Đây cũng chính là hệ quả từ đặc điểm ổn định về số
lượng của các thành tố cấu tạo, trừ trường hợp, người viết muốn tạo ý nghĩa
ngữ dụng phục vụ các mục đích nhất định. Cũng cần phải nói thêm rằng,
tính cố định của thành ngữ so sánh không thể cao bằng thành ngữ miêu tả
ẩn dụ. Đây là nguyên nhân của việc thành ngữ miêu tả ẩn dụ có tính thành
ngữ rất cao, làm cho khả năng chêm xen hay thay đổi thành tố tương đương
là không thể xảy ra.
Comparison Idioms


23


- Thành phần từ vựng của thành ngữ

Thành ngữ có thành phần từ vựng rất ổn định. Các yếu tố tạo nên thành ngữ
hầu như được giữ nguyên, mà không thể thay thế bằng các yếu tố đồng
nghĩa khác. VD: trong thành ngữ Chân đăm đá chân chiêu, chúng ta không
thể thay thế “đăm” bằng “phải”và “chiêu”bằng “trái” được.

Tính bền vững của thành ngữ có thể được giải thuyết ở nhiều nguyên nhân,
nhưng chủ yếu do hệ quả của việc mờ nhạt về ngữ nghĩa của các thành tố và
những mối quan hệ về ngữ pháp giữa chúng, hoặc do các điển tích, điển cố
mang lại. Sự mờ nhạt về nghĩa dẫn đến sự ổn định về dấu hiệu hình thức. Và
nguời ta coi cả một tổ hợp có kí hiệu ngôn ngữ như vậy là mang một ý nghĩa X
nhất định. Khi thay đổi thành phần từ vựng, điều đó có nghĩa làm thay đổi kí

hiệu ngôn ngữ của nó, và tất nhiên, việc hiểu nghĩa của thành ngữ sẽ gặp
những khó khăn nhất định. Tuy nhiên, tính cố định cần được hiểu một cách
linh hoạt, bởi dù sao chăng nữa, thành ngữ do nhân dân sáng tạo ra, phụ thuộc
rất lớn vào thói quen sử dụng của nhân dân trong các thời kỳ lịch sử nhất định.

b. Tính thành ngữ

Thành ngữ, đơn vị tương đương với từ xét về khía cạnh chức năng của nó
trong câu, biểu thị những khái niệm trọn vẹn về các thuộc tính, quá trình hay
sự vật. Ví dụ như: mặt người dạ thú, tin bợm mất bò, giết người như
ngóe Tuy nhiên, như đã trình bày ở phần con đường tạo nên thành ngữ, thành
ngữ không đơn thuần là đơn vị định danh bậc 1 như từ. Nó là một loại đơn vị
định danh bậc 2, nghĩa là nội dung của thành ngữ không thể hiểu nếu tiến hành
một phép cộng đơn giản nghĩa của các thành tố lại với nhau. Có thể hình dung
điều này như sau: giả sử có một kết cấu X gồm các yếu tố a, b, c hợp thành X
= a+b+c. Nếu ý nghĩa của X mà không thể giải thích được bằng ý nghĩa của
Comparison Idioms


24


từng thành tố a, b, c thì X có tính thành ngữ. Theo Hoành Văn Hành, nghĩa của
thành ngữ tiếng Việt thường là kết quả của hai hình thái biểu trưng hóa: hình
thái tỷ dụ (rõ như ban ngày ) và hình thái ẩn dụ ( tiu nghỉu như mèo cắt tai )
Tính gợi tả, giàu hình ảnh, màu sắc là một đặc điểm cơ bản của thành ngữ.
Nguyễn Thiện Giáp đã bày tỏ quan điểm của mình , khi ông nhấn mạnh, nói
tới thành ngữ là nói tới đơn vị định danh hình tuợng. Cần phải dựa vào tính
hình tuợng để xác định thành ngữ. Một tổ hợp được coi là có tính thành ngữ
nếu trong đó có ít nhất một từ khi dịch toàn bộ tổ hợp người ta phải dịch từ ấy

bằng một yếu tố mà yếu tố đó chỉ tương đương với từ ấy khi xuất hiện đồng
thời với tất cả các yếu tố còn lại của tổ hợp trong một trật tự nhất định. Thêm
vào đó, từ này có thể được gặp khi không có sự xuất hiện của các yêu tố đi
cùng, và lúc đó, nó được dịch bằng một yếu tố khác.
Ở đây, cần nói thêm về tính thành ngữ của thành ngữ so sánh. So với các
thành ngữ miêu tả ẩn dụ, rõ ràng, tính thành ngữ của thành ngữ so sánh không
thể cao bằng, ví như thành ngữ dây mơ rễ má so với cay như ớt. Tuy nhiên,
nếu để ý đến cách sử dụng, thành ngữ so sánh không phải là không có những
ngữ cảnh hạn chế. Thành ngữ lạnh như tiền chỉ dùng nói đến thái độ ứng xử,
quan hệ của con người, không thể dùng nó với ý nghĩa chẳng hạn như trời lạnh
như tiền được. Hay thành ngữ as dull as ditch water (nhạt nhẽo như nước tù
đọng trong ao) dùng với nghĩa một con người nhạt nhẽo hay một bài phát biểu
nhạt nhẽo. Vì thế, tuy nghĩa của thành ngữ so sánh có thể dễ hiểu hơn thành
ngữ miêu tả ẩn dụ, nhưng nếu không nắm chắc các bối cảnh nó được phép xuất
hiện thì việc dùng thành ngữ trong giao tiếp sẽ trở nên kệch cỡm và vô duyên.

1.3. Phân biệt thành ngữ và một số đơn vị lân cận

1.3.1. Phân biệt thành ngữ với tục ngữ

Comparison Idioms


25


Thành ngữ và tục ngữ giống nhau ở chỗ, chúng đều do các từ tổ hợp với
nhau tạo nên và có tính ổn định cao. Sự khác nhau giữa chúng, trước hết là sự
khác biệt về tư cách ngữ pháp. Thành ngữ chỉ là một nhóm từ, chưa phải là
một câu hoàn chỉnh, còn tục ngữ dù ngắn đến đâu cũng đã là một câu hoàn

chỉnh. Trong Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam, Vũ Ngọc Phan đã nêu ra
nhận định của mình “tục ngữ là một câu tự nó diễn đạt một ý trọn một ý nghĩa,
một nhận xét, một kinh nghiệm, một lý luận, một công lý, có khi là một sự phê
phán, còn thành ngữ là một phần câu sẵn có, nó là một bộ phận câu mà nhiều
người đã quen dùng, nhưng tự riêng nó không diễn đạt được một ý trọn vẹn”.
Vì thành ngữ có chức năng tương đương từ và thực hiện chức năng ngữ
pháp là bộ phận, thành phần câu và tục ngữ có tư cách ngữ pháp là câu nên
điều này dẫn đến sự khác biệt giữa chúng về mặt biểu hiện. Tục ngữ là những
phán đoán thể hiện kinh nghiệm sống, kinh nghiệm ứng xử (anh em khinh
trước, làng nước khinh sau, gió heo may, chuồn chuồn bay thì bão, đồng tiền
đi liền khúc ruột…). Tục ngữ có thể dùng tương đối độc lập. Trong khi đó,
thành ngữ thực hiện chức năng định danh hoặc miêu tả sự vật, sự việc một
cách hình ảnh, được dùng phụ thuộc trong câu (mưu sâu chước độc, chân
không đến đất, cật chẳng đến trời, trời đánh thánh vật…).
Tuy nhiên, khi đi vào xem xét từng trường hợp cụ thể, người ta vẫn cần có
những biện luận chi tiết. Theo tác giả Triều Nguyên, Hội Liên hiệp VHNT
Thừa Thiên Huế, trong quá trình nghiên cứu thành ngữ so sánh, có khá nhiều ý
kiến tranh luận xung quanh việc xác định cấu trúc X như CVB có phải là thành
ngữ so sánh hay không. X như CVB (X : vị từ chỉ tính chất, trạng thái, CVB:
chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ ) là cấu trúc khá phổ biến trong tiếng Việt:
- Te tái như gà mái nhảy ổ
- Lua khua như thầy chùa mất sớ điệp
- Lộp bộp như gà mổ mo
- Lúng búng như ngậm hột thị
- Lật đật như ma vật ông vải

Tóm tắt Luận văn Tìm hiểu vế so sánh trong thành ngữ so sánh tiếng Việt và tiếng Anh

Mục lục

Trang

MỞ ĐẦU 3

1. Lý do chọn đề tài 3

2. Đối tượng, phạm vi và mục đích nghiên cứu 4

3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 5

4. Phương pháp và tư liệu nghiên cứu 8

5. Bố cục luận văn 13

Chương 1. Tổng quan lý luận về thành ngữ và thành ngữ so sánh 14

1.1. Con đường hình thành thành ngữ 14

1.2. Các quan niệm về thành ngữ trong tiếng Việt và tiếng Anh. 15

1.2.1. Quan niệm về thành ngữ trong tiếng Việt. 16

1.2.2. Quan niệm về thành ngữ trong tiếng Anh 17

1.3. Phân biệt thành ngữ và một số đơn vị lân cận 22

1.3.1. Phân biệt thành ngữ với tục ngữ 22

1.3.2. Phân biệt thành ngữ với cụm từ tự do 26

1.3.3. Phân biệt thành ngữ với từ ghép 26

1.3.4. Một số trường hợp trung gian 27

1.4. Phân loại thành ngữ. 29

1.5. Nhận diện thành ngữ so sánh tiếng Việt 31

1.6. Nhận diện thành ngữ so sánh tiếng Anh 34

Tiểu kết 36

Chương 2. Cấu trúc thành ngữ so sánh và cấu trúc vế so sánh của

thành ngữ so sánh tiếng Việt và tiếng Anh 38

2.1. Đặc điểm cấu trúc thành ngữ so sánh tiếng Việt 38

2.1.1. Vế A 40

2.1.2. Từ so sánh 43

2.1.3. Vế B 44

2.2. Đặc điểm cấu trúc thành ngữ so sánh tiếng Anh 48

2.2.1. Vế A 52Comparison Idioms 4

2.2.2. Từ so sánh 55

2.2.3. Vế B 55

Tiểu kết 57

Chương 3. Hệ hình ảnh và biểu trưng trong vế B của thành ngữ so

sánh Việt - Anh61

3.1. Một số tiền đề lý luận cho việc so sánh hình ảnh và biểu trưng ở thành

ngữ so sánh Việt – Anh61

3.1.1. Quan niệm về hình ảnh và biểu trưng 61

3.2. Hệ hình ảnh và biểu trưng trong thành ngữ so sánh tiếng Việt vàtiếng Anh 63

3.2.1. Thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh cùng hình ảnh và biểu trưng 64

3.2.2. Thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh cùng biểu trưng nhưng kháchình ảnh68

3.2.3. Thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh cùng hình ảnh nhưng khác

biểu trưng 68

3.2.4. Thành ngữ tiếng Việt không có thành ngữ tiếng Anh tươngđương70

3.2.5. Thành ngữ tiếng Anh không có thành ngữ tiếng Việt tươngđương70

3.3. Các vấn đề đằng sau thành ngữ so sánh 71

3.3.1. Phân loại các hình ảnh đại diện trong vế B theo chủ đề 71

3.3.2. Nhận xét 72

Tiểu kết 78

KẾT LUẬN 80

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 87

PHỤ LỤC

Điểm khác biệt trong thành ngữ Việt Nam và thành ngữ Anh
24 trang | Chia sẻ: lavie11 | Ngày: 18/12/2020 | Lượt xem: 1117 | Lượt tải: 1
Điểm khác biệt trong thành ngữ Việt Nam và thành ngữ Anh
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Tìm hiểu vế so sánh trong thành ngữ so sánh tiếng Việt và tiếng Anh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
những người quan tâm hiểu thêm về loại đơn vị từ vựng rất thú vị này. Việc nghiên cứu thành ngữ so sánh cũng là một bước đi phù hợp với xu thế hiện nay, khi ranh giới văn hóa giữa các quốc gia đang dần xích lại gần nhau hơn 1. Chúng tôi nghĩ rằng, chính xu hướng quốc tế hóa mọi mặt của đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội đã đặt ra những yêu cầu mới cho các nhà ngôn ngữ học trên toàn thế giới. Và một trong những nhiệm vụ quan trọng đó, là làm con người trên thế giới hiểu nhau hơn. Tiếng Anh hiện là ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay. Trong xu thế hội nhập và giao thoa văn hóa, điều cần thiết đối với người học và sử dụng ngoại ngữ, là nắm vững tiếng mẹ đẻ, đồng thời có những kiến thức lý luận nhất định về ngoại ngữ mà mình đang sử dụng để từ đó phục vụ cho việc dịch tương đương hai hay nhiều ngoại ngữ. Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi mong muốn làm sáng tỏ thêm một số vấn đề về đặc điểm của thành ngữ so sánh tiếng Anh, trong sự so sánh đối chiếu với thành ngữ tiếng Việt, nhằm tăng khả năng vận dụng thành ngữ so sánh hiệu quả hơn trong giao tiếp, phục vụ cho việc dạy và học tiếng Việt cho người nước ngoài ở trình độ cao. 2. Đối tượng, phạm vi và mục đích nghiên cứu 1 Năm 1999 Hội Nghiên cứu Thành ngữ Châu Âu (European Society of Phraseology EUROPHRAS) thành lập với sự tham gia của các nhà nghiên cứu từ vựng và thành ngữ Châu Âu. Một trong những trọng tâm nghiên cứu của Hội là dự án “Những thành ngữ phổ biến ở Châu Âu và xa hơn” (Widespread Idioms in Europe and Beyond - A Cross-linguistic and Cross-cultural Research Project) với sự tham gia của nhiều nhà khoa học từ các dân tộc nói gần 80 ngôn ngữ Châu Âu (trên tổng số ước chừng 150 - 200 ngôn ngữ) và 11 ngôn ngữ khác (như Ả Rập, Hán, Nhật, Hàn, Việt). Comparison Idioms 7 Tùy vào các tiêu chí khác nhau, các nhà nghiên cứu chia thành ngữ ra làm nhiều loại. Nếu căn cứ vào phương thức tạo nghĩa, thành ngữ được chia ra làm 2 loại lớn: thành ngữ so sánh và thành ngữ miêu tả ẩn dụ. Trong luận văn này, chúng tôi nghiên cứu thành ngữ so sánh (comparison idioms), mà trọng tâm là vế so sánh của loại thành ngữ này. Cụ thể hơn, trên cơ sở thiết lập một danh sách các thành ngữ so sánh của 2 ngôn ngữ Việt và Anh, chúng tôi sẽ phân tích, tìm hiểu vế so sánh (vế B) của thành ngữ so sánh ở khía cạnh cấu tạo, các hình ảnh và hệ biểu trưng của chúng, qua đó, hy vọng chỉ ra được những sự khác nhau trong tư duy dân tộc giữa những người sử dụng tiếng Anh (người Anh và người Mỹ) và người Việt. Chúng tôi khai thác những khía cạnh cấu trúc và ngữ nghĩa của thành ngữ, để thấy cách biểu hiện so sánh qua thành ngữ so sánh, giúp người Việt Nam học tiếng Anh lẫn người có bản ngữ là tiếng Anh vượt qua được những trở ngại và những di chuyển tiêu cực khi dịch các thành ngữ so sánh từ Anh sang Việt hoặc ngược lại, góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học tiếng Việt như một ngoại ngữ. 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Việc nghiên cứu thành ngữ hay thành ngữ so sánh không phải là một mảng đề tài mới mẻ ở nước ngoài cũng như ở Việt Nam giai đoạn hiện nay. Đối với thành ngữ tiếng Việt, có thể kể đến các công trình tiêu biểu như Les expressions comparatives de la langue annamite năm 1925 của V. Barbier và Thành ngữ so sánh tiếng Việt của Trương Đông San, năm 1974. Điều đó nói lên rằng, thành ngữ đã thu hút được sự quan tâm từ rất sớm của các nhà nghiên cứu. Ngày nay, những người quan tâm có thể tìm gặp rất nhiều bài báo viết, báo điện tử, giáo trình, khóa luận, luận văn hay luận án đề cập đến vấn đề này. Có thể nói, việc nghiên cứu thành ngữ chưa và không tạo ra những “cơn sốt” như trào lưu nghiên cứu ngữ pháp chức năng, trào lưu nghiên cứu ngữ Comparison Idioms 8 nghĩa cuối thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI...mà trong suy nghĩ của nhiều người, nó hiển nhiên là một phạm trù cần nghiên cứu. Chỉ tính riêng ở Việt Nam, các bài báo, các công trình nghiên cứu về đề tài này, mang hơi hướng đối chiếu đã có rất nhiều. Tuy nhiên, việc so sánh đối chiếu ngôn ngữ chỉ mới được quan tâm nhiều hơn trong thời gian gần đây. Thực tiễn đã đưa đến những yêu cầu cấp bách, đòi hỏi giới nghiên cứu tập trung giải quyết. Có thể kể tên một số công trình tiêu biểu như : - Các nghiên cứu về thành ngữ so sánh tiếng Việt của Hoành Văn Hành : Kể chuyện thành ngữ tục ngữ Việt Nam- NXB Khoa học Xã hội, 2002, Thành ngữ học tiếng Việt – NXB Khoa học Xã hội, 2008. Đây là những nghiên cứu tâm huyết, được tiến hành trong một thời gian dài của ông. Ở chương 4 của 2 cuốn sách, tác giả tập trung miêu tả cấu trúc của thành ngữ so sánh tiếng Việt và các đặc điểm ngữ nghĩa của nó một cách công phu và tỉ mỉ. Hầu hết các khía cạnh về thành ngữ so sánh đều được cố GS đề cập đến, với những phân tích sâu và mang tính hệ thống cao. - Với cùng một tên là Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam, ba nhóm tác giả 1) Vũ Dung, Vũ Quang Hào, Vũ Thúy Anh, NXB Văn hóa, 1995, 2) Bùi Hạnh Cẩn, Bích Hằng, Việt Anh, NXB Văn hóa Thông tin, 2000 và 3) Nguyễn Lân, NXB Văn học, 2007, đã cung cấp một danh sách khá đầy đủ các thành ngữ so sánh tiếng Việt. - Luận án tiến sĩ năm 2009 Đặc điểm thành ngữ so sánh tiếng Hán (có đối chiếu với tiếng Việt) chuyên ngành lý luận ngôn ngữ của Phạm Minh Tiến đã cung cấp một cái nhìn khá đầy đủ về thành ngữ so sánh tiếng Hán và tiếng Việt. Qua đó, công trình này cũng giải quyết được những vấn đề về phương pháp khi nghiên cứu đối chiếu thành ngữ so sánh các ngôn ngữ. - Luận án tiến sĩ ngữ văn Phương thức dịch các thành ngữ nhận xét đánh giá con người giữa các ngôn ngữ Việt- Anh- Nga, Đại học KHXH & NV, ĐHQGHN, 2001 của Trần Thị Lan đã đưa ra được những nhận định rất quý báu về thói quen tư duy, đặc điểm văn hóa, thái độ đánh giá.của các dân tộc Comparison Idioms 9 Việt, Anh, Nga qua thành ngữ. Những kết quả mà luận án tiến sĩ này thực sự có giá trị cho hướng nghiên cứu trong luận văn của chúng tôi. - Luận văn Thạc sĩ khoa học Ngữ Văn, chuyên ngành Lý luận ngôn ngữ của Bùi Thu Hòa, ĐHKHXH & NV, 2004 với tên “Góp phần tìm hiểu thành ngữ có thành tố chỉ tên gọi động vật trong tiếng Anh” đã giải quyết được một phần nhỏ khi đề cập đến thành ngữ so sánh tiếng Anh có yếu tố tên gọi động vật. Miêu tả những nét chung nhất của cấu tạo thành ngữ so sánh tiếng Anh, Bùi Thu Hòa đã chỉ ra được một số tương đồng và dị biệt trong tư duy ngôn ngữ- văn hóa ở người Việt và người Anh. - Các Luận văn Thạc sĩ khoa học ngữ văn của Đường Tú Trân và Vi Trường Phúc, Đại học KHXH & NV, ĐHQG HN 2005 lần lượt khảo sát các thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật trong tiếng Hán, có so sánh với tiếng Việt và đặc điểm của thành ngữ chỉ tâm lý tình cảm tiếng Hán - Bài báo Đặc điểm cấu trúc hình thái của thành ngữ so sánh tiếng Anh của Hoàng Quốc, đăng trên Tạp chí thông tin Đại học An Giang, số 17 năm 2004. Bài báo này tuy có tên là “...cấu trúc hình thái ” nhưng chủ yếu giải quyết vấn đề cấu tạo của thành ngữ so sánh tiếng Anh, từ đó, đưa ra các mô hình tổng quát. Đây có thể coi là một sự bổ sung khá hoàn chỉnh cho luận án TS của Nguyễn Công Đức, bàn về bình diện cấu trúc hình thái – ngữ nghĩa của thành ngữ tiếng Việt. Luận án đã giải quyết được cơ bản vấn đề cấu trúc thành ngữ tiếng Việt trên 2 góc độ là cấu tạo và ngữ nghĩa. - Cuốn sách của tác giả Jennifer Seidl với tên gọi “English Idioms and How to Use Them”, Oxford Univ Press, 1978, có thể được coi là cuốn sách cơ bản khi thiết lập những khái niệm và cách hiểu về thành ngữ trong tiếng Anh. - English Idioms in Use" của Michael McCarthy, Felicity O'Dell, Cambridge University Press quan tâm đến thành ngữ như một khía cạnh hết sức thú vị và vui nhộn của từ vựng. Nó giúp cho người đọc hiểu được nghĩa của thành ngữ tiếng Anh, như cách tri nhận của người bản ngữ. Việc cung cấp cách hiểu như Comparison Idioms 10 vậy thực sự quan trọng trong quá trình dịch Anh- Việt và ngược lại. Tuy nhiên, các thành ngữ được sưu tập trong công trình này chủ yếu là loại được hiểu theo nội dung thứ 2 của khái niệm thành ngữ 2. Cuốn sách cũng thiết lập được ở một mức độ nhất định các vấn đề liên quan đến idioms. - Ngoài ra, hiện nay, còn có rất nhiều những bài viết, bài nghiên cứu khác mà chúng tôi thấy không cần phải kiểm đếm hết ở đây. Đó thực sự là những nguồn tài liệu phong phú cho chủ đề nghiên cứu mà chúng tôi quan tâm. Đa số các công trình trên nghiên cứu một cách tổng thể theo từng chủng loại thành ngữ. Luận văn của chúng tôi đi vào những nghiên cứu cụ thể hơn - ở một vế của thành ngữ so sánh. Những nghiên cứu trước là những tiền đề lý luận và thực tiễn rất có giá trị và ý nghĩa mà luận văn của chúng tôi có thể tiếp thu. 4. Phương pháp và tư liệu nghiên cứu Trong quá trình thực hiện luận văn, chúng tôi đã sử dụng các thủ pháp thống kê, phân tích, và so sánh đối chiếu. Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vế so sánh (vế B) trong thành ngữ so sánh được rút ra từ mô hình tổng quát của cấu trúc so sánh A như B. Tư liệu nghiên cứu của luận văn được cung cấp từ các nguồn sau đây: 1. Thành ngữ học tiếng Việt, Hoàng Văn Hành, Nxb Khoa học Xã hội, 2008. 2. Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam, Vũ Dung, Vũ Thúy Anh, Vũ Quang Hào, Nxb Văn hóa, 1995. 2 Thành ngữ là một cụm từ mà nghĩa của từng từ riêng lẻ không rõ ràng, thể hiện ở chỗ, ta có thể biết hết nghĩa của từng từ, nhưng khi ghép chúng lại với nhau thì chúng rất ngô nghê hoặc vô nghĩa. Ví dụ như các cụm từ give way (đưa cho /đường đi), give up (đưa/lên) Với những thành ngữ loại này, chúng ta chỉ được phép hiểu nghĩa của chúng ở trên bình diện chung của cả cụm từ như give way là nhượng bộ, chịu thua, giảm giá, hay give up là từ bỏ một thứ gì đó. Comparison Idioms 11 3. Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam của Nguyễn Lân, Nxb Văn học, 2007 Để thu thập thành ngữ so sánh tiếng Anh và làm cơ sở đối chiếu nghiên cứu trong tư liệu luận văn, chúng tôi sử dụng các nguồn tư liệu sau đây: 1. NTC’ American Idioms Dictionary , Richard A. Spears, NTC Publishing Group 2. Từ điển Lạc Việt mtd2002-EVA, Công ty cổ phần tin học Lạc Việt, được Cục bản quyền, Bộ VHTT nước CHXHCN VN cấp số: N.195/VH/BQ ngày 12/09/2000 3. Thành ngữ tục ngữ tiếng Anh, Xuân Bá, Quang Minh , Nxb Hà Nội, 2008. 4. Tục ngữ nước Anh và thành ngữ tiếng Anh giàu hình ảnh, Phạm Văn Bình, Nxb Hải Phòng, 1999 Phần tư liệu của luận văn được xây dựng nhằm phục vụ những mục đích nghiên cứu cụ thể. Vì vậy, chúng tôi thấy rằng, cần thiết phải đưa ra những chú giải cụ thể về cách thiết lập bảng tư liệu, nhằm tránh gây ra những khó khăn cho người đọc. Tư liệu của luận van được xây dựng dựa trên những nguyên tắc sau đây: So sánh (tiếng Latin compario), là một thủ pháp nhằm kết nối cái so sánh và cái được so sánh từ một yếu tố chung và nhờ một công cụ ngữ pháp. Hay nói cách khác, đó là việc thiết lập mối quan hệ giữa hai thực tế có hai trường nghĩa khác nhau nhưng lại giống nhau ở một điểm nào đó bằng một từ biểu thị quan hệ so sánh. Nhà nghiên cứu văn hóa Vũ Bội Liêu giải thích điều này trong ngôn ngữ như sau : “ ... dân tộc nào cũng vậy, khi cần hình dung một vật gì, hay muốn miêu tả một ý gì cho xác đáng, đều cảm thấy sự cần phải đem vật này ví với vật khác, việc nọ với việc kia, để cho rõ ý mình muốn nói”. Thành ngữ so sánh nói chung và thành ngữ so sánh tiếng Việt, tiếng Anh nói riêng đều được xây dựng trên quan hệ đó. Comparison Idioms 12 Trong dịch thuật, đặc biệt là dịch văn học, việc dịch tục ngữ, thành ngữ từ ngôn ngữ nguồn sang ngôn ngữ đích không phải là một việc đơn giản. Bởi, như đã trình bày ở chương 1, nghĩa của thành ngữ hay tục ngữ không cho phép hiểu theo nghĩa đen một cách đơn giản. Việc thành ngữ so sánh của tiếng Anh và tiếng Việt tương đương với nhau hoàn toàn trong mọi bối cảnh sử dụng là điều rất khó xảy ra. Xung quanh việc dịch thành ngữ này còn có nhiều tranh luận, mà chủ yếu giữa hai trường phái : hướng nguồn và hướng đích. Trường phái hướng nguồn chủ trương dịch sát nghĩa (word by word) thành ngữ của văn bản nguồn để trung thành với tinh thần và sắc thái của nguyên bản. Đây chính là cách dịch tôn trọng nghĩa đen của thành ngữ. Trong khi đó, trường phái hướng đích đề xuất dịch thành ngữ bằng thủ pháp tương đương về ngữ nghĩa. Người ta nói đến tương đương nghĩa khi nguyên bản và bản dịch có cùng nội dung ngữ nghĩa hay ký hiệu, hay nói cách khác là chúng có chung cái được biểu đạt hoặc trường nghĩa. Trường phái nào cũng có những ưu và nhược điểm riêng của chúng, song, theo quan điểm của chúng tôi, việc dịch thành ngữ sang một ngôn ngữ thứ hai, với mục đích của luận văn này, cần đi theo hướng tương đương về nghĩa. Điều này có nghĩa là, cách thiết lập tư liệu của chúng tôi sẽ dựa trên sự giống nhau về biểu trưng, về hoàn cảnh thành ngữ sẽ được sử dụng, chứ không phải giống nhau về hình ảnh. Hai thành ngữ có thể rất khác nhau về hình ảnh, nhưng nếu biểu trưng của chúng là giống nhau thì sẽ được đặt cạnh nhau. Hãy thử lấy một ví dụ đơn giản như sau: - Nếu dịch theo nghĩa đen, chúng ta sẽ đặt hai thành ngữ sau đây tương đương nhau: STT Thành ngữ tiếng Việt Thành ngữ tiếng Anh Nghĩa Ghi chú Comparison Idioms 13 1 Đen như cột nhà cháy As black as skillet Skillet: chảo rán (ý nói màu đen của cháy ở dưới chảo rán) * Đơn thuần chỉ là so sánh mức độ của màu đen 2 Trơn như mỡ As slippery as an eel an eel: con lươn * Dùng để chỉ mức độ trơn trượt - Tuy nhiên, nếu đề cao tính biểu trưng của thành ngữ, thì thành ngữ as black as skillet và as slippery as an eel phải tương đương với thành ngữ sau đây: Thành ngữ tiếng Việt Thành ngữ tiếng Anh Ghi chú Tối như bưng As black as skillet Khôn như ranh As slippery as an eel Rõ ràng, với mục đích nghiên cứu của luận văn, hướng đi thứ hai là hướng đi phù hợp hơn cả. Nó cho phép người sử dụng dùng đúng thành ngữ tiếng Anh trong hoàn cảnh nhất định khi đã hiểu rõ thành ngữ tiếng Việt. Nếu dùng cách dịch tôn trọng nghĩa đen của văn bản, chúng ta sẽ không có cơ sở tin cậy để so sánh hình ảnh và biểu trưng của kho tàng thành ngữ so sánh giữa hai ngôn ngữ. Cách này chỉ có tác dụng khi đặt trong những mục đích nghiên cứu khác. Vì vậy, phần phụ lục của luận văn, chúng tôi xây dựng trên nguyên tắc như sau : - Nếu thành ngữ tiếng Việt và thành ngữ tiếng Anh có cùng hình ảnh và cùng biểu trưng (kể cả trường hợp một thành ngữ tiếng Việt tương đương với nhiều thành ngữ tiếng Anh), vị trí của chúng như sau: Comparison Idioms 14 - STT Thành ngữ so sánh tiếng Việt Thành ngữ so sánh tiếng Anh Nghĩa vế B Vế A Vế B Vế A Vế B 1 Câm như hến as mum as an oyster Con hến - Cùng biểu trưng nhưng khác hình ảnh : STT Thành ngữ so sánh tiếng Việt Thành ngữ so sánh tiếng Anh Nghĩa vế B Vế A Vế B Vế A Vế B 1 Chua như mẻ as sour as lime Quả chanh - Thành ngữ tiếng Việt và thành ngữ tiếng Anh khác nhau cả hình ảnh và biểu trưng, chúng chỉ tương đương nhau ở một nét nghĩa: STT Thành ngữ so sánh tiếng Việt Thành ngữ so sánh tiếng Anh Nghĩa vế B Vế A Vế B Vế A Vế B 1 Trắng như trứng gà bóc 2 as white as Sheets (sheet on bed) Ga trải giường (Cùng là màu trắng, người Việt dùng màu trắng của quả trứng gà luộc so sánh với màu da, có ý khen, còn người Anh dùng màu trắng của khăn trải giường với ý chê làn da trắng nhợt nhạt, trắng bệch). Comparison Idioms 15 - Thành ngữ tiếng Việt không có thành ngữ tiếng Anh tương đương: STT Thành ngữ so sánh tiếng Việt Thành ngữ so sánh tiếng Anh Nghĩa vế B Vế A Vế B Vế A Vế B 1 Trộm cắp như Rươi - Thành ngữ tiếng Anh không có thành ngữ tiếng Việt tương đương STT Thành ngữ so sánh tiếng Việt Thành ngữ so sánh tiếng Anh Nghĩa vế B Vế A Vế B Vế A Vế B 1 To drunk like a lord Ông chủ 5. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương: Chương 1 Tổng quan lý luận về thành ngữ và thành ngữ so sánh. Chương 2 Cấu trúc thành ngữ so sánh và cấu trúc vế so sánh của thành ngữ so sánh tiếng Việt và tiếng Anh Chương 3 Hệ hình ảnh và biểu trưng trong vế B của thành ngữ so sánh Việt -Anh Comparison Idioms 16 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN LÝ LUẬN VỀ THÀNH NGỮ VÀ THÀNH NGỮ SO SÁNH 1.1. Con đường hình thành thành ngữ Về khía cạnh lịch sử, giống như các từ trong ngôn ngữ, thành ngữ là những đơn vị có sẵn, xuất hiện dần dà từ nhiều nguồn, vào nhiều thời điểm khác nhau và được sử dụng rộng rãi, tự nhiên trong đời sống xã hội. Các kết quả nghiên cứu đã xác nhận rằng các yếu tố tạo nên thành ngữ, tục ngữ vốn là những từ độc lập, tức những đơn vị định danh có ý nghĩa từ vựng và có chức năng cú pháp ổn định. Tuy vậy, trong hệ thống thành ngữ của các ngôn ngữ, xét trên góc nhìn đồng đại, không dễ dàng nhận biết được ý nghĩa của các yếu tố, do đó, việc suy xét nghĩa thành ngữ, cũng như việc tìm kiếm nguồn gốc của nó cũng trở nên khó khăn hơn. Xuất phát từ quan điểm coi vốn từ là hệ thống của các đơn vị định danh, Hoàng Văn Hành đã phân biệt đơn vị định danh gốc (hay bậc 1) với đơn vị định danh phái sinh (hay bậc 2). Đơn vị định danh gốc (từ đơn âm tiết) là những từ tối giản về hình thái - cấu trúc, mang nghĩa đen, được dùng làm cơ sở để tạo ra những đơn vị định danh khác - mà thành ngữ là một tiểu loại. Các đơn vị phái sinh ra đời, đáp ứng nhu cầu định danh của con người. Đơn vị định danh phái sinh là những đơn vị có hình thái - cấu trúc phức tạp hơn đơn vị gốc, mang nghĩa biểu trưng hóa (dưới hình thái ẩn dụ hay hoán dụ). Đơn vị định danh phái sinh được tạo ra bằng hai con đường: a. Bằng con đường ngữ nghĩa, có thể nhân khả năng định danh gốc lên nhiều lần (phái sinh nghĩa). VD như: xương trong xương xẩu và xương trong bài toán này xương quá. Comparison Idioms 17 b. Bằng con đường hình thái - cú pháp, có thể tạo ra hàng loạt các đơn vị định danh với các đặc trưng khác nhau về hình thái, cấu trúc, bao gồm quá trình tạo từ trên cơ sở dựa vào đơn vị gốc (như suy phỏng, láy, ghép..) và quá trình từ vựng hóa (hay còn gọi là định danh hóa) đoản ngữ (mang tính thành ngữ) Về cơ bản, trong tiếng Việt, thành ngữ được hình thành từ các nguồn sau đây: - Sử dụng tiếng nước ngoài dưới các hình thức khác nhau, như mượn nguyên dạng, mượn không nguyên dạng hay dịch nghĩa (chủ yếu là tiếng Hán) - Định danh hóa các tổ hợp từ tự do thành một cụm từ cố định, có tính ổn định về thành phần, chặt chẽ về cấu trúc, hoàn chỉnh về nghĩa - Mô phỏng theo mẫu cấu trúc của thành ngữ đã có trước. 1.2. Các quan niệm về thành ngữ trong tiếng Việt và tiếng Anh. Để đi đến sự thống nhất trong cách hiểu khái niệm thành ngữ, các nhà ngôn ngữ học đã gặp những khó khăn nhất định, mà một trong những khó khăn đó là sự khác biệt về loại hình ngôn ngữ. Tuy nhiên, khác biệt loại hình này không Đơn vị định danh Đơn vị định danh bậc 2 Đơn vị định danh bậc 1 2. Bằng con đường ngữ nghĩa 1. Bằng con đường hình thái- cú pháp như suy phỏng, láy, ghép, quá trình từ vựng hóa đoản ngữ Comparison Idioms 18 gây cản trở quá lớn. Có chăng, sự khác nhau đó là do góc nhìn khi các nhà nghiên cứu nghiêng về mặt này hay mặt khác. 1.2.1. Quan niệm về thành ngữ trong tiếng Việt. Do góc nhìn và hệ quan điểm khác nhau, các nhà nghiên cứu Việt ngữ cũng có những cách hiểu khái niệm thành ngữ khác nhau. Có thể liệt kê ra một số tác giả tiêu biểu sau đây: - “Từ điển tiếng Việt” của Hoàng Phê, NXB Đà Nẵng, 2006 định nghĩa rằng, “thành ngữ là tập hợp cố định đã quen dùng mà nghĩa thường không thể giải thích được một cách đơn giản bằng nghĩa của các từ tạo nên nó”. - Nguyễn Thiện Giáp trong “Từ vựng học tiếng Việt”, NXB Giáo Dục, 2005 cho rằng, “thành ngữ là những cụm từ cố định vừa có tính hoàn chỉnh về nghĩa, vừa có tính gợi cảm”. Ví dụ: lừ đừ như ông từ vào đền, lanh chanh như hành không muối.... - Nhóm tác giả của công trình “Nhập môn ngôn ngữ học”, NXB Giáo dục, 2007 cho rằng, “thành ngữ là đơn vị đặc trưng của ngữ cố định về tính ổn định trong cấu tạo và giá trị biểu trưng về mặt nghĩa.” - Nhóm tác giả cuốn “Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt”, Nxb Giáo dục, 2008 cũng định nghĩa thành ngữ qua khái niệm cụm từ cố định: “thành ngữ là cụm từ cố định, hoàn chỉnh về cấu trúc và ý nghĩa. Nghĩa của chúng có tính hình tượng và/ hoặc gợi cảm.” - Hoành Văn Hành thì nhận xét, “thành ngữ là loại tổ hợp cố định, bền vững về hình thái- cấu trúc, hoàn chỉnh, bóng bẩy về nghĩa, được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp hàng ngày, đặc biệt trong khẩu ngữ.” - Nguyễn Như Ý trong cuốn “Đại từ điển Tiếng Việt”, 1999 đưa ra định nghĩa thành ngữ như sau: “Thành ngữ là tập hợp từ cố định quen dùng có ý nghĩa định danh gọi tên sự vật, thường không thể suy ra từ nghĩa Comparison Idioms 19 của từng yếu tố cấu tạo thành, và được lưu truyền trong dân gian và văn chương.” - Tác giả Hồ Lê trong “Vấn đề cấu tạo từ tiếng Việt hiện đại” viết: “Thành ngữ là ngữ tổ hợp từ cố định có tính vững chắc về cấu tạo và có tính bóng bẩy về nghĩa dùng để miêu tả một hình ảnh hiện tượng, một tính cách hay một trạng thái nào đó.” Nhìn chung, về cơ bản, cách hiểu thành ngữ của các tác giả trên không khác nhau nhiều. Có chăng, đó là sự khác nhau ở các nét phụ, ví như tên gọi của những khái niệm dùng để định nghĩa. Hoàng Phê gọi thành ngữ là “tập hợp cố định đã quen dùng ” trong khi Nguyễn Thiện Giáp gọi là “những cụm từ cố định”Hay Hồ Lê miêu tả thành ngữ có tính bóng bẩy về nghĩa trong khi nhóm tác giả cuốn “Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt”, lại dùng cụm từ tính hình tượng và gợi cảm. Sự khác nhau này không ảnh hưởng nhiều tới quan niệm về thành ngữ của các tác giả. Vì vậy, điểm chung dễ thấy nhất của các nhà Việt ngữ học là tính cố định và tính hình tượng/ hình ảnh về nghĩa của thành ngữ. 1.2.2 Quan niệm về thành ngữ trong tiếng Anh Do những khác biệt về hoàn cảnh lịch sử, việc nghiên cứu thành ngữ trong tiếng Anh đã đi trước Việt Nam một khoảng thời gian rất dài. Tuy nhiên, có một đặc điểm chung của người Anh và người Việt là cả hai dân tộc đều ưa thích sử dụng các thành ngữ so sánh. Năm 1978, Mc Modie và Seidl đã nhận xét về xu hướng của tiếng Anh hiện đại “Modern English use many short comparison in order to make language vivid and clear.” (tiếng Anh hiện đại sử dụng nhiều dạng so sánh ngắn để làm cho ngôn ngữ sinh động, giàu màu sắc và rõ ràng hơn ) Có thể liệt kê một vài quan niệm về thành ngữ như sau: Comparison Idioms 20 - Jenniffer Seidl “Một thành ngữ có thể được định nghĩa là một nhóm từ khi xuất hiện cùng nhau và mang một ý nghĩa khác những ý nghĩa của mỗi từ đơn. ” - Rosalind Ferguson định nghĩa “Thành ngữ có thể được định nghĩa là một “Cụm từ” hoặc ngữ mà nghĩa của nó không thể hiểu ngay được từ nghĩa của các thành tố cấu tạo nó” - Trong English Idiom in use, Cambridge University Press, Michael Mc Carthy và Felicity O’Dell nêu lên cách hiểu về thành ngữ như sau: Thành ngữ là sự diễn đạt mà nghĩa của chúng không thể hiểu bởi các từ riêng lẻ. Ví dụ, thành ngữ Drive somebody round the bend nghĩa là làm cho ai đó nản chí, nhưng chúng ta không thể hiểu nghĩa của nó chỉ bằng cách hiểu nghĩa của từ (Idiom are expression which have a meaning that is not obvious from the individual words. For example, the idiom drive sombody round the bend means makes somebody angry or frustrated, but we cannot know this just by looking at the words.) - Hai tác giả cũng chỉ ra rằng để hiểu nghĩa của thành ngữ, cách tốt nhất là đặt chúng vào trong ngữ cảnh: The best way to undestand an idiom is to see it in context. Cũng như trong tiếng Việt, có rất nhiều cách hiểu về khái niệm thành ngữ trong tiếng Anh 3. Tuy nhiên, điều đáng mừng ở đây là những cách hiểu này 3 Glossary of linguistic terms, by Eugene E. Loos (general editor): Definition An idiom is a multiword construction that  is a semantic unit whose meaning cannot be deduced from the meanings of its constituents, and  has a non-productive syntactic structure. Features  An idiom is a multiword expression. Individual components of an idiom can often be inflected in the same way individual words in a phrase can be inflected. This inflection usually follows the same pattern of inflection as the idiom's literal counterpart.  An idiom behaves as a single semantic unit. Comparison Idioms 21 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cấu trúc X như CVB là thành ngữ hay tục ngữ, Triều Nguyên (2005), TC Ngôn ngữ và Đời sống, số 9 (119). 2. Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (2006), NXB Giáo dục, Hà Nội. 3. Cơ sở văn hóa Việt Nam, Trần Ngọc Thêm (1998), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 4. Cơ sở văn hóa Việt Nam, Trần Quốc Vượng (1998), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 5. Đặc điểm cấu trúc hình t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • Điểm khác biệt trong thành ngữ Việt Nam và thành ngữ Anh
    v_l2_01817_5913_2003108.pdf

Phân biệt Thành ngữ với Tục ngũ

Tweet

(BTV)


Theo định nghĩa trong Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học - Nhà xuất bản Đà Nẵng -1977 thì:
“Thành ngữ là tập hợp từ cố định đã quen dùng mà nghĩa của nó thường không thể giải thích được một cách đơn giản bằng nghĩa của các từ tạo nên nó”.
Thí dụ:
Một nắng hai sương
Rán sành ra mỡ
Đâm ba chẻ củ
“Tục ngữ là câu ngắn gọn, thường có vần điệu, đúc kết tri thức, kinh nghiệm sống và đạo đức thực tiễn của nhân dân”.
Thí dụ:
Đói cho sạch, rách cho thơm
Một giọt máu đào hơn ao nuớc lã.
Thừa người nhà mới ra người ngoài

Qua hai định nghĩa trên, ta chưa thấy hết được sự khác nhau giữa thành ngữ và tục ngữ mà phải phân tích thêm như sau:

1. Tục ngữ là một câu nói hoàn chỉnh, diễn đạt trọn vẹn một ý mang nội dung nhận xét quan hệ xã hội, truyền đạt kinh nghiệm sống, cho bài học luân lý hay phê phán sự việc. Do đó, một câu tục ngữ có thể được coi là một “tác phẩm văn học” hoàn chỉnh vì nó mang trong mình cả ba chức năng cơ bản của văn học là chức năng nhận thức, chức năng thẩm mỹ và chức năng giáo dục.
Ví dụ như câu tục ngữ Việt Nam “Thuận vợ thuận chồng, tát bể Đông cũng cạn” diễn đạt một nhận xét về sức mạnh đoàn kết, một kinh nghiệm sống và làm việc có hoà hợp thì mới đem lại kết quả, một luân lý trong quan hệ vợ chồng.
- Chức năng nhận thức trong câu tục ngữ này là giúp cho con người hiểu được cơ sở của quan hệ vợ chồng là bình đẳng, dân chủ và thông cảm với nhau.
- Chức năng giáo dục của nó là góp phần đưa tình cảm giữa người và người theo hướng tốt đẹp trong quan hệ vợ chồng nói riêng và trong quan hệ xã hội nói chung.
- Chức năng thẩm mỹ của nó là để truyền tải nội dung nên người ta đã dùng cách nói cường diệu và có hình ảnh khiến người đọc dễ bị thuyết phục và tiếp thu.

2. Thành ngữ là một cụm từ cố định đã quen dùng. Xét về mặt ngữ pháp thì nó chưa thể là một câu hoàn chỉnh, vì thế nó chỉ tương đương với một từ. Thành ngữ không nêu lên một nhận xét, một kinh nghiệm sống, một bài học luân lý hay một sự phê phán nào cả nên nó thường mang chức năng thẩm mỹ chứ không có chức năng nhận thức và chức năng giáo dục, mà thiếu hai chức năng này thì nó không thể trở thành một tác phẩm văn học trọn vẹn được. Cho nên, thành ngữ thuộc về ngôn ngữ.
Ví dụ trong tiếng Việt, thành ngữ “mặt hoa da phấn” chỉ nói lên vẻ đẹp yêu kiều của người phụ nữ, nhưng nó không nêu lên được một nhận xét, một lời khuyên hay một sự phê phán nào cả. Vì thế, dù được diễn đạt một cách bóng bảy, có hình ảnh (chức năng thẩm mỹ), thành ngữ trên không mang lại cho người ta một hiểu biết về cuộc sống và một bài học nào vể quan hệ con người trong xã hội (chức năng nhận thức và chức năng giáo dục).

3. Trong khoa học lôgich, có hai hình thức tư duy mà đặc điểm và mối quan hệ giữa chúng với nhau có thể được coi là những cơ sở nhận thức luận cho việc xác định đặc điểm và mối quan hệ giữa tục ngữ và thành ngữ. Đó là các hình thức khái niệm và phán đoán. Xét nội dung và cách diễn đạt của những câu mà ta vẫn gọi là thành ngữ và tục ngữ thì thấy: nội dung của thành ngữ là nội dung của những khái niệm, còn nội dung của tục ngữ là nội dung của những phán đoán. Quan hệ giữa thành ngữ và tục ngữ phản ánh quan hệ giữa các hình thức khái niệm và phán đoán. Chẳng hạn như khái niệm về “sự uổng công” có được cũng phải trải qua một quá trình khái quát rất nhiều hiện tượng như “nước đổ lá khoai”,“nước đổ đầu vịt”, “dã tràng xe cát”... Theo cách miêu tả của các thành ngữ này thì đó là những hiện tượng riêng rẽ, được nhận thức bằng những tri giác của giác quan. Sự nhận thức này nhằm mục đích khẳng định một thuộc tính nhất định của những hiện tượng đó. Sự khẳng định ấy được thể hiện ra thành những phán đoán, có thể diễn đạt như sau: “Nước đổ đầu vịt thì nước lại trôi đi hết”, “Nước đổ lá khoai thì nước lại trôi đi hết”, “Dã tràng xe cát biển Đông, nhọc lòng mà chẳng nên công cán gì”...

Như vậy, sự giống nhau giữa thành ngữ và tục ngữ là ở chỗ cả hai đều chứa đựng và phản ánh tri thức của nhân dân về các sự vật và hiện tượng của thế giới khách quan. Sự khác nhau là ở chỗ những tri thức ấy khi được rút lại thành những khái niệm thì ta có thành ngữ, còn khi được trình bày, diễn giải thành những phán đoán thì ta có tục ngữ.
Sự khác nhau về chức năng của các hình thức tư duy trên đây thể hiện ra ở sự khác nhau về chức năng của các hình thức ngôn ngữ dùng để hiện thực hoá chúng.

Hình thức ngôn ngữ phù hợp với hình thức khái niệm có chức năng định danh. Hình thức ngôn ngữ phù hợp với hình thức phán đoán có chức năng thông báo. Thành ngữ diễn đạt khái niệm nên thành ngữ có chức năng định danh, còn tục ngữ diễn tả các phán đoán nên tục ngữ có chức năng thông báo. Trong ngôn ngữ, chức năng định danh được thực hiện bài các từ ngữ, cho nên việc sáng tạo thành ngữ về thực chất là một trong những hình thức sáng tạo từ ngữ để đáp ứng yêu cầu đặt tên cho những sự vật, hiện tượng mới. Do đó, thành ngữ là một hiện tượng thuộc lĩnh vực ngôn ngữ. Còn tục ngữ khi thực hiện chức năng thông báo của nó thì có bản chất là một hoạt động nhận thức, nằm trong lĩnh vực những hình thức hoạt động nhận thức khác nhau của con người như khoa học, nghệ thuật, văn học... Qua sự phân tích trên đây, ta có thể khẳng định sự khác nhau giữa thành ngữ và tục ngữ về cơ bản là sự khác nhau giữa một hiện tượng ngôn ngữ với một hiện tượng ý thức xã hội. Do đó, thành ngữ chủ yếu là đối tượng nghiên cứu của khoa học ngôn ngữ. Còn tục ngữ, tuy có nhiều mặt đáng được khoa học ngôn ngữ chú ý, song về cơ bản cần được nghiên cứu như là một hiện tượng ý thức xã hồi, một hiện tượng văn hoá, tinh thần của nhân dân lao động.
Trên đây, tôi đã phân biệt thành ngữ và tục ngữ qua bốn bình diện nghiên cứu khác nhau. Tôi xin tóm tắt thành bảng tổng kết dưới đây để tiện so sánh đối chiếu:
Bình diện nghiên cứu Thành ngữ Tục ngữ
Kết cấu ngữ pháp - Cụm từ cố định tương đương với một từ - Câu hoàn chỉnh
Chức năng văn học - Chức năng thẩm mỹ - Chức năng thẩm mỹ
- Chức năng nhận thức
- Chức năng giáo dục
Hình thức tư duy lôgich - Diễn đạt khái niệm,
khái quát những hiện tượng riêng rẽ. - Diễn đạt phán đoán, khẳng định một thuộc tính của hiện tương
Chức năng của các hình thức ngôn ngữ - Chức năng định danh thực hiện bởi các từ ngữ.
- Hiện tượng thuộc lĩnh vực ngôn ngữ. - Chức nãng thông
báo thuộc lĩnh vực hoạt động nhận thức.
- Hiện tượng ý thức xã hội, văn hóa, tinh thần của nhân dân.
NBK

Ý kiến bạn đọc - Gửi bình luận

Gửi bình luận

Họ tên:(*)

Email:(*)

Tiêu đề:(*)

Nội dung:(*)

Nhập ký tự:(*)
Điểm khác biệt trong thành ngữ Việt Nam và thành ngữ Anh
Điểm khác biệt trong thành ngữ Việt Nam và thành ngữ Anh

Gửi bình luận Nhập lại

Một số đặc trưng của THÀNH NGỮ liên quan đến HÌNH TƯỢNG THỰC VẬT trong TIẾNG ANH và TIẾNG VIỆT nhìn từ GÓC ĐỘ VĂN HOÁ

30/10/201916/12/2019 0 Comments

HỒ THỊ KIỀU OANH
(Tiến sĩ, Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Đà Nẵng)

1. Đặt vấn đề

Thành ngữ là một hiện tượng ngôn ngữ đặc biệt phản ánh đặc trưng văn hoá, lịch sử của một đất nước và luôn là một đề tài được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Trong số những đề tài nghiên cứu về thành ngữ, hầu như chưa có một nghiên cứu phân tích sâu sắc đặc trưng ngôn ngữ của thành ngữ liên quan đến hình tượng thực vật (TNTV) trong tiếng Anh và tiếng Việt trong mối tương quan với đặc trưng văn hoá dân tộc. Do vậy, nghiên cứu này được tiến hành nhằm góp phần giúp người Việt nâng cao kiến thức về thành ngữ tiếng Việt, tiếng Anh nói chung và TNTV nói riêng để có thể giao tiếp hiệu quả hơn.

2. Ngữ nghĩa và cấu trúc của thành ngữ liên quan đến hình tượng thực vật trong tiếng Anh và tiếng Việt

TNTV trong tiếng Anh và tiếng Việt có thể tồn tại dưới dạng cụm từ và câu để thể hiện những trường nghĩa sau: dáng vẻ bề ngoài, tính cách, trạng thái tâm lí, hành vi/hành động và địa vị xã hội của con người (Bảng tổng hợp).

2.1. Dáng vẻ bề ngoài của con người

Từ Bảng tổng hợp chúng ta có thể thấy trong trường nghĩa dáng vẻ bề ngoài, cụm danh từ trong tiếng Việt chiếm tần số cao nhất (Nv = 8): má đào mày liễu, mặt hoa da phấn, mày liễu mặt hoa,… ; trong khi đó, không có cụm danh từ nào được tìm thấy trong tiếng Anh (Na = 0).

(2.1) Sân khấu đầy lá xanh um, mới chặt. Thế rồi một cô gái Mèo mặt hoa da phấn, quần áo lộng lẫy che chiếc dù trắng như tuyết tươi cười bước ra. [8]

Sự khác biệt này có thể do Việt Nam ở khu vực nhiệt đới gió mùa thích hợp cho việc trồng lúa nước. Văn hoá Việt Nam là văn hoá nông nghiệp [4, tr. 37], [3, tr. 41]. Người Việt thường có khuynh hướng định canh, định cư và không muốn di dời chỗ ở. Do vậy người Việt chuộng trạngthái tĩnh. Điều này được phản ánh qua thiên hướng dùng cụm danh từ trong giao tiếp lời nói nói chung và trong TNTV trong tiếng Việt nói riêng.

Bảng tổng hợp: Đặc điểm cấu trúc và ngữ nghĩa của TNTV trong tiếng Anh và tiếng Việt

Điểm khác biệt trong thành ngữ Việt Nam và thành ngữ Anh

Về mặt hình tượng, khoai tây (potatoes): loại củ có nguồn gốc phổ biến ở các nước phương Tây do phù hợp với hoàn cảnh địa lí lạnh và khô được phản ánh rộng rãi qua TNTV trong tiếng Anh: (Like) a sack of potatoes.

Cụm tính từ phổ biến hàng thứ 2 trong tiếng Anh (Na = 6): (as) red as a poppy, as frail as a flower, green around the gills,… và tiếng Việt (Nv = 8): đen như củ tam thất, (mặt) vàng như nghệ, (mặt) xanh như tàu lá, đỏ như gấc chín, mỏng như lá lúa,… xuất hiện với tần số gần như tương đương nhau. Sự tương đồng này do chức năng chính của tính từ là nêu lên tính chất trong đó có vẻ bề ngoài của con người.

(2.2) “No! I’m also twenty-two. A good age! Add our years together and it’s still a long way from old age. But it’s not! I suppose my face is all red”. “As red as a poppy.” [18]

(2.3) “Còn Du thì mặt đỏ như gấc chín.” [8]

Về mặt hình tượng, gấc: một loại quả được tìm thấy phổ biến ở đất nước Việt Nam (ở khu vực Đông Nam Á) thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa xuất hiện khá rộng rãi trong thành ngữ liên quan đến hình tượng thực vật trong tiếng Việt.

Trong trường nghĩa hình dáng bên ngoài này, cụm giới từ (Na = 1), cụm trạng từ (Na = 1) và câu (Nv = 2) ít được tìm thấy trong TNTV trong tiếng Anh và tiếng Việt.

(2.4) He’s like a sack of potatoes. [13]

(2.5) Not as green as one cabbage-looking. [13]

(2.6) Gái dậy thì như hoa quỳ mới nở. [14]

Điều đáng chú ý là không một cụm động từ nào trong tiếng Anh và tiếng Việt (Na = Nv = 0)được tìm thấy trong trường nghĩa này.

2.2. Tính cách

Bảng tổng hợp cũng cho thấy trong trường nghĩa chỉ tính cách, cụm danh từ (Na = 11): heart of oak, snake in the grass, bad apple, a babe in the woods,… và cụm tính từ (Na = 11): as cool as a cucumber, as hot as pepper, as hot as mustard,… rất phổ biến trong TNTV ở tiếng Anh.

(2.7) A: Isn’t that Vera Lam coming out of the Karaoke bar? B: Yes, it is.

A: I cannot believe it! She used to be a shrinking violet. She was so shi she couldn’t have talked to people, she would never have gone to a karaoke bar. [6]

(2.8) “The note of timidity offended me like a buffer; my temper rose as hot as mustard. Imust request you do not ask me”, said I. [16]

Trong khi đó, cụm danh từ không xuất hiện trong TNTV trong tiếng Việt (Nv = 0) và cụm tính từ nếu xuất hiện thì không đáng kể (Nv = 4): hiền như củ khoai, ngọt như mía lùi, đểnh đoảng như canh cần nấu suông…

(2.9) Hiền hiền như củ khoai, bao giờ cũng đinh ninh lời má dặn “phải cố gắng cho bằng anh bằng em nghe con”. [8]

Sự khác biệt này có thể được lí giải dựa vào sự khác biệt về đặc thù văn hoá của hai cộng đồng. Người phương Tây nói chung và người nói tiếng Anh bản ngữ nói riêng ở trong khu vực lạnh và khô thích hợp với việc chăn nuôi súc vật sống bầy đàn như cừu, dê, ngựa sống chủ yếu nhờ vào đồng cỏ và thường xuyên dời chỗ ở để kiếm cỏ nuôi đàn thú. Vì lẽ đó, họ không muốn đặt quan hệ lâu dài với những người xung quanh họ và không sống quy tụ thành cộng đồng. Do vậy, họ sống trong nền văn hoá mang tính cá nhân (individualism culture) và ít quan tâm đến đời sống riêng tư của người khác. Họ chuộng cách sống theo lí trí hơn tình cảm và điều này được phản ánh qua cách nói và cách giao tiếp cứng nhắc hay tĩnh tại thiên về việc sử dụng cụm danh từ và cụm tính từ nhiều hơn trong tiếng Anh.

Ngoài ra, về mặt hình tượng; từ ví dụ (2.8) và (2.9) chúng ta thấy có sự khác biệt trong lối ví von về tính cách con người qua hình ảnh thực vật: chẳng hạn, ở ví dụ (2.8), tính cách nóng nảy của con người trong tiếng Anh được ví như loại tương mù-tạt (loại tương làm từ hạt cây mù tạt có vị hăng và cay cay được trồng phổ biến ở phương Tây). Trong khi đó, tính cách hiền lành của con người được ví như củ khoai (loại củ thực vật được trồng phổ biến ở nông thôn Việt Nam và có thể dùng làm thực phẩm chính hoặc phụ trợ trong bữa ăn của người Việt).

Ngoài ra, Bảng tổng hợp cũng cho thấy cụm giới từ (ví dụ 2.10): like a bump on a log, in clover…, cụm trạng từ: out on a limb và câu: Bù nhìn giữ dưa, Gà đói chê thóc lép,… ít phổ biến hơn trong những TNTV trong tiếng Anh và cả tiếng Việt.

(2.10) He is the laziest person I have ever met. He cannot even make a cup of tea for himself. That is because his family’s rich. He has lived in clover all his life. [6]

Ở ví dụ (2.10), tính cách thượng lưu: ngồi mát ăn bát vàng của một người vốn dĩ sinh ra trong một gia đình giàu có ở phương Tây đã được diễn đạt bằng cụm giới từ in clover. Trong đó, từ clover: cỏ ba lá là một loại thực vật thân nhỏ có ba lá trên mỗi cành và có hoa màu hồng, tím và trắng được trồng ở các xứ lạnh và khô ở phương Tây để làm thức ăn cho thú sống bầy, đàn [12, tr. 168]. Trong khi đó, khi chỉ về tính cách vô tài và cao ngạo trong văn hoá Việt, người Việt lại thường dùng thành ngữ Bù nhìn giữ dưa, gà đói chê thóc lép bởi lẽ những hình tượng thực vật như dưa, thóc rất gần gũi với đời sống nông thôn Việt Nam được ưa chuộng hơn trong sử dụng.

2.3. Trạng thái tâm lí

Bảng tổng hợp trên cho thấy ở trường nghĩa trạng thái tâm lí; cụm động từ be off one’s onion, be on nettles, be on thorns,… được sử dụng phổ biến trong tiếng Anh (Na = 4) hơn trong tiếng Việt (Nv = 0). Điều này có thể được lí giải dựa trên cơ sở đặc trưng văn hoá của cộng đồng người Việt ở phương Đông và cộng đồng người nói tiếng Anh bản ngữ ở phương Tây. Đối với văn hoá du mục ở phương Tây (Nomadic culture), do con người phải thường xuyên chuyển chỗ ở để tìm kiếm đồng cỏ chăn nuôi súc vật, người phương Tây chuộng tình trạng động hơn và do vậy có thiên hướng dùng cụm động từ để diễn đạt tình trạng tâm lí của họ. Ngược lại, do lối sống định canh, định cư của văn hoá lúa nước ở Việt Nam, người Việt ít khi di dời chỗ ở và chuộng trạng thái tĩnh hơn [3, tr.41] và vì thế không có thiên hướng dùng cụm động từ trong ngôn ngữ giao tiếp kể cả trong TNTV. (2.11) Pinocchino was on nettles. He was on the point of making a final offer, but he didn’t have the courage. [17]

Về mặt hình tượng, từ nettle (cây tầm ma) trong tiếng Anh là một loại thực vật hoang dại tìm thấy ở xứ lạnh và khô như phương Tây, có nhiều lông trên lá và làm đỏ tấy da người khi chạm phải [12, tr. 603], đã được sử dụng để diễn đạt trạng thái tâm lí lo lắng rối rắm như ngồi phải gai của Pinocchino ở ví dụ (2.11).

Ngoài ra, cụm tính từ: as cool as cucumber, as crazy as a peach-orchard boar, nutty as a fruitcake, as welcome as the flowers,… trong tiếng Anh (Na = 2), cụm tính từ trong tiếng Việt (Nv= 4): buồn như hoa bí buổi chiều, rầu như dưa, rối như canh hẹ,… cũng xuất hiện với tần số gần như nhau trong TNTV bởi lẽ diễn đạt trạng thái tâm lí con người nghĩa là diễn đạt tính chất tâm lí con người qua hình thức tính từ. Tuy vậy, có sự khác biệt về hình tượng sử dụng trong những thành ngữ này trong tiếng Anh và tiếng Việt.

Trong tiếng Việt, người nói tiếng Việt bản ngữ thường liên đới những hình tượng gắn bó với văn hoá nông nghiệp lúa nước qua TNTV: dưa chuột, hoa bí, canh hẹ,… nhưng người Anh bản ngữ gốc văn hoá du mục thì hiếm khi hoặc không như thế.

(2.12) So I broke that sucker out that late April – everybody thought I was as crazy as a peach-orchard boar and plated the whole thing to maize. [11, tr. 97]

(2.13) Khắc Mẫn bấy giờ ruột gan rối như canh hẹ. [8, tr. 638]

Ở tần số thấp hơn, cụm trạng từ (Na = 1) cũng xuất hiện trong những TNTV trong tiếng Anh:

out of your tree nhưng không được tìm thấy trong những thành ngữ loại này trong tiếng Việt.

2.4. Hành vi/hành động

Từ Bảng tổng hợp; chúng ta có thể thấy rằng trong trường nghĩa hành vi/hành động, cụm động từ xuất hiện với tần số khá cao trong TNTV trong tiếng Anh (Na = 10): bark up the wrong tree, beat about the bush, belt the grape, can’t see forest for the trees, couch potato, cut themustard, drop like a hot potato, grasp the nettle, heard it through the grapevine, kick something into the long grass, polish the apple,… và tiếng Việt (Nv = 15): bòn gio đãi trấu, bôi gio trát trấu, cắn rơm cắn cỏ, chê rau muống sống lại ôm dưa già, đâm bị thóc chọc bị gạo, đơm đó ngọn tre, khen nhà giàu ăn thóc, mượn gió bẻ măng, thấy người ăn khoai cũng vác mai đi đào,… Thế nhưng điều đáng chú ý là cụm động từ được sử dụng phổ biến hơn trong loại thành ngữ này ở tiếng Việt. Điều này có thể do sự khác biệt về đặc trưng giữa hai nền văn hoá phương Tây và văn hoá Việt Nam ở phương Đông. Thực vậy, Việt Nam thuộc nền văn hoá cộng đồng (Collectivism culture) [4, tr. 156]; do vậy, lời ăn tiếng nói của người Việt thường linh động và uyển chuyển để duy trì mối quan hệ liên nhân với những thành viên khác trong cộng đồng. Điều này thể hiện ở khuynh hướng chuộng dùng cụm động từ trong TNTV tiếng Việt hơn tiếng Anh.

(2.14) This was especialli true of newmen. You all know that these are always those who try to polish the apple … This is definiteli unfair to the conscientious hard-working individual who is not good at apple-polishing. [10, tr. 18]

(2.15) Các biện pháp bòn gio đãi trấu khác để tìm ngoại tệ đều không đem lại kết quả đáng kể như bọn Thiệu từng hi vọng. [8, tr. 82]

Việc sử dụng hình tượng ở hai ví dụ trên cho ta thấy có sự khác biệt đáng kể. Thực vậy, hình tượng táo (apple) trong thành ngữ: polish the apple dùng để chỉ hành động nịnh hót trong tiếng Anh bởi lẽ táo là loại quả tròn có ruột đặc và xanh và có da bóng màu vàng hoặc đỏ khi chín được thu hoạch từ cây táo – loại cây được trồng phổ biến và thích hợp với khí hậu lạnh và khô ở phương Tây [12, tr. 37]. Trong khi đó, hình tượng gio và trấu trong thành ngữ có vần điệu và đối xứng bòn gio đãi trấu làm chúng ta liên tưởng đến văn hoá lúa nước của xã hội Việt Nam.

Cụm trạng từ ít xuất hiện trong thành ngữ thuộc loại này trong tiếng Việt (Nv = 1) và thậm chí không được tìm thấy trong thành ngữ tiếng Anh tương ứng.

(2.16) A: How is Tom? Have you heard anything from the hospital?

B: He will have to stay in hospital for another 2 weeks but he was out of the wood.

[6, tr. 153]

Có thể thấy thành ngữ out of the wood: vượt qua cơn nguy kịch trong ví dụ trên phản ánh đặc trưng văn hoá du mục gắn liền với đồng cỏ và rừng hoang (wood) ở phương Tây.

2.5. Địa vị xã hội

Bảng tổng hợp cho thấy trong trường nghĩa địa vị xã hội, cụm danh từ được dùng phổ biến trong TNTV trong tiếng Việt (Nv = 11) hơn trong tiếng Anh (Na = 6).

(2.17) Để yên cho cháu nó tìm cây cao bóng cả nó nương nhờ. May ra xe vào nơi nào phải duyên phải số hơn nó cũng sống cho ra con người. [7, tr. 64]

(2.18) There is a certain pain to being a second banana, but you have to have an ability to sublimate your ego. [15]

Từ hai ví dụ (2.17) và (2.18), chúng ta có thể thấy có sự khác biệt về cách sử dụng hình tượng trong TNTV ở tiếng Việt và tiếng Anh. Trong tiếng Việt, những hình tượng cây cao, bóng cả trong thành ngữ có nhịp điệu và đối xứng như cây cao bóng cả ở ví dụ (2.17) phản ánh tính tôn ti thứbậc về địa vị, vị thế xã hội trong văn hoá Việt Nam [4, tr. 101]. Trong khi đó, hình tượng chuối (banana) – loại trái cây có vỏ dày, có thể ăn được và có màu vàng khi chín thích nghi tốt hơn ở khí hậu bán nhiệt đới khá lạnh và khô ở phương Tây [12, tr. 64] – được dùng trong TNTV tiếng Anh như: second banana ở ví dụ (2.18).

Khác với cụm danh từ, cụm động từ trong trường nghĩa địa vị xã hội xuất hiện nhiều ở tiếng Anh (Na = 5): not grow on trees… so với thành ngữ tiếng Việt (Nv = 1): chăn trâu cắt cỏ. Điều này do người phương Tây thuộc nền văn hoá du mục hay di chuyển chỗ ở để tìm đồng cỏ nuôi súc vật. Do vậy, họ chuộng khuynh hướng động và điều này dẫn đến việc sử dụng động từ phổ biến hơn danh từ trong TNTV ở tiếng Anh. Ngược lại, người Việt thuộc nền văn hoá nông nghiệp và lối sống định canh, định cư theo thời vụ khiến họ chuộng trạng thái tĩnh thể hiện qua việc dùng cụm danh từ nhiều hơn cụm động từ [4, tr. 165].

(2.19) Jim was pleased when he became top banana. [9, tr. 621]

(2.20) Hãy chọn lấy tấm chồng xứng đáng, chớ có vớ phải kẻ chăn trâu cắt cỏ mà khổ cả đời nghe con! [8, tr. 93]

Chúng ta cũng thấy sự khác biệt về hình tượng được sử dụng trong TNTV trong tiếng Anh và tiếng Việt. Ở ví dụ (2.19), hình tượng chuối (banana) trong thành ngữ: become top banana (trở thành lãnh đạo của một cơ quan) thích hợp với xứ sở phương Tây. Trong khi đó, hình tượng trâu, cỏ trong thành ngữ có vần điệu chăn trâu cắt cỏ (chỉ việc làm nông vất vả trong xã hội Việt Nam) phản ánh nền văn hoá lúa nước của Việt Nam.

Trong khi đó, cụm tính từ (Nv = 2): no cơm tấm (ấm ổ rơm) và câu (thân phận) bèo dạt mây trôi (Nv = 1) ít được sử dụng trong trường nghĩa này của TNTV ở tiếng Việt và thậm chí không xuất hiện trong loại thành ngữ này ở tiếng Anh.

Về mặt hình tượng, trong TNTV ở tiếng Việt các hình tượng gắn bó với nền văn hoá Việt gốc nông nghiệp lúa nước như cơm tấm, ổ rơm, bèo (hình tượng gắn liền với đồng ruộng) được tìm thấy phổ biến.

3. Kết luận

Về mặt cú pháp và ngữ nghĩa: Những TNTV trong tiếng Anh và tiếng Việt có thể tồn tại ở nhiều dạng cấu trúc cú pháp khác nhau như: cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ, cụm giới từ, cụm trạng từ và câu. Ngoài ra, những trường nghĩa thường gặp đối với những thành ngữ loại này là: dáng vẻ bề ngoài, tính cách, trạng thái tâm lí, hành vi/hành động, địa vị xã hội. Để diễn tả hành vi/hành động, cụm động từ xuất hiện khá phổ biến trong cả tiếng Anh và tiếng Việt. Tương tự, để diễn đạt tính cách, cụm tính từ có khuynh hướng được chuộng sử dụng.

Trong đa số trường hợp, cụm danh từ được dùng phổ biến hơn trong TNTV ở tiếng Việt do tính chất trọng tĩnh trong văn hoá Việt xuất phát từ thiên hướng định canh, định cư của người Việt. Điều đặc biệt từ Bảng tổng hợp là câu được tìm thấy phổ biến hơn trong TNTV ở tiếng Việt. Đáng chú ý hơn nữa là thành ngữ nói chung và TNTV trong tiếng Việt nói riêng có vần điệu và có cấu trúc đối xứng hài hoà [4, tr. 161] để phù hợp với đặc điểm văn hoá dân gian của người Việt và nhằm dễ nhớ cũng như tiện sử dụng.

Về mặt hình tượng do sự khác biệt về đặc trưng văn hoá, những hình tượng gắn bó mật thiết với văn hoá nông nghiệp lúa nước ở Việt Nam như: rơm, thóc, bèo, trâu, cỏ, gio, trấu và với văn hoá Việt tôn ti thứ bậc như: cây cao, bóng cả,… xuất hiện phổ biến trong TNTV tiếng Việt [4, tr. 314 – 315]; trong khi đó những hình tượng điển hình ở văn hoá du mục phương Tây như: potato, mustard, clover, nettle, grass, bush, grape, grapevine, apple,… lại được dùng rộng rãi trong thành TNTV ở tiếng Anh.

THƯ MỤC THAM KHẢO

A. Tiếng Việt

1. http://cadao.org/idex

2. Nguyễn Lân, Từ điển từ và ngữ Việt Nam, NXB TP Hồ Chí Minh, 1989.

3. Trần Ngọc Thêm, Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam, NXB TP Hồ Chí Minh, 1997.

4. Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hoá Việt Nam, NXB Giáo dục, 1999.

B. Tiếng nước ngoài

5. Lu, S., A Dictionary of Contemporary Chinese, The Commercial Press, Beijing, 1996.

6. Peter, W. J., English Idioms, Oxford University Press, Oxford, 1997.

NGUỒN TƯ LIỆU

A. Tiếng Việt

7. Hoàng Văn Hoành, Kể chuyện thành ngữ – tục ngữ, NXB Văn hoá Sài Gòn.

8. Nguyễn Lực, Thành ngữ tiếng Việt, NXB Thanh niên, Hà Nội, 2001.

B. Tiếng nước ngoài

9. Ammer, C., The American Heritage Dictionary of Idioms, Newyork, 1997.

10. Barrier, M., The Animated Man: A Life of Walt Disney, University of California Press, 2008.

11. Harris, F., Following the Harvest, University of Oklahoma Press, 2004.

12. Hornby, A. S., Oxford Advanced Learner’s Dictionary, Oxford University Press, Oxford, 1992.

13. http://en.wikipedia. org/wiki/simile (April 25, 2010).

14. http://2ndnature.online.eikaiwa.com/Idioms/Idioms – plant.htm.

15. http://news.bbc.co.uk/2/hi/uk – news/Manchester/8629533.stm (June 28, 2010).

16. Stevenson, R. L., The Wrecker, Cassell and Company, London, 1893.

17. Susan, J., Valley of the Dolls, Canada, 1966.

18. Turgenev, I. S. & Shapiro, L., Spring Torrents, The Penguin Group, 1972.

Sự GIAO THOA VĂN HÓA đầu thế kỷ XX qua trường hợp NHÓM HÀN THUYÊN (Lương Đức Thiệp, Nguyễn Đức Quỳnh,…)

05/02/2020 Chức năng bình luận bị tắt ở Sự GIAO THOA VĂN HÓA đầu thế kỷ XX qua trường hợp NHÓM HÀN THUYÊN (Lương Đức Thiệp, Nguyễn Đức Quỳnh,…)

Văn hóa Việt Nam hiện nay một mặt luôn giữ gìn những tinh hoa truyền thống của dân tộc, một mặt vẫn có sự tiếp biến giao lưu với văn hóa khu vực và quốc tế. Vậy sự tiếp biến đó bắt đầu từ khi nào? Nó thăng hoa vào giai đoạn nào? Lịch sử dân tộc trải qua nhiều biến cố thăng trầm, song hành với những biến cố đó là nhiều sự dịch chuyển của văn hóa, văn học, nghệ thuật. Trong đó, giai đoạn đầu thế kỷ XX từ 1930 đến 1945 có thể xem là thời kỳ có nhiều thay đổi lớn với sự du nhập của nhiều luồng tư tưởng khác nhau trong xã hội.