Điểm thi thpt qg 2023

Thông tin mới nhất về kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023

SKĐS - Bộ GD&ĐT vừa đưa ra định hướng tổ chức thi tốt nghiệp THPT trong giai đoạn 2023 - 2024 và đổi mới kỳ thi vào năm 2025.

Tổ chức thi tốt nghiệp THPT là một trong những nhiệm vụ quan trọng được Bộ GD&ĐT đưa ra tại Hội nghị tổng kết năm học 2021-2022 và triển khai nhiệm vụ năm học 2022-2023 diễn ra từ ngày 7 - 8/9.

Theo đó, Bộ GD&ĐT định hướng tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 ổn định như năm 2022 và sớm hoàn thiện để công bố và từng bước chuẩn bị phương án tổ chức thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025. 

Kỳ thi vẫn sẽ diễn ra trên nguyên tắc phản ánh trung thực, khách quan, đúng trình độ, năng lực học sinh, có độ tin cậy và sự phân hóa để xét công nhận tốt nghiệp THPT cho thí sinh và cung cấp thông tin để đánh giá chất lượng giáo dục, điều chỉnh quá trình dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong các trường phổ thông.

Điểm thi thpt qg 2023

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022.

Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đánh giá, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 thành công toàn diện, đạt được các mục tiêu, kỳ vọng đề ra. Kỳ thi nghiêm túc, công bằng, an toàn, phù hợp thực tế công tác giáo dục phổ thông trong bối cảnh bị ảnh hưởng rất sâu sắc của dịch bệnh.

Đối với kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 và năm 2024, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho biết, quan điểm của Bộ GD&ĐT và hội nghị thống nhất giữ ổn định mô hình, cách thức tổ chức để phù hợp Chương trình Giáo dục phổ thông 2006 đang triển khai những năm cuối cùng.

Đồng thời, kỳ thi sẽ tiếp tục phát huy và tiếp tục hoàn thiện thêm yếu tố ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số. Bộ GD&ĐT cũng sẽ rà soát, xem xét nếu cần thiết sẽ ban hành Quy chế thi mới để khắc phục một số điểm chưa thật thuận tiện.

Đối với những thay đổi của kỳ thi từ năm 2025, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho hay, một vài phương án đã được dự kiến, lấy ý kiến chuyên gia, tuy nhiên, trước khi lấy ý kiến rộng hơn cần cân nhắc đến nhiều phương diện. Điều quan trọng nhất là thực hiện được nguyên tắc kế thừa những ưu điểm của kỳ thi hiện nay và điều chỉnh để phù hợp với đổi mới của Chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018.

Chương trình này tiếp cận theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất, kỹ năng, do đó, kỳ thi phải gia tăng tính chất là một kỳ thi đánh giá năng lực. Nguyên lý này đặt ra những thách thức, khó khăn trong triển khai thực hiện, cần thêm thời gian để tính toán kỹ lưỡng phương án thi từ năm 2025.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cũng đề cập đến 2 phương diện cần đẩy mạnh hơn nữa, đó là tính phân cấp, trách nhiệm trong chủ động tuyển sinh của trường đại học và ứng dụng công nghệ.

Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, tỷ lệ học sinh được công nhận tốt nghiệp THPT năm 2022 trên cả nước là 98,57%, riêng đối với thí sinh hệ THPT đạt 99,16%. Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp năm nay tương đương năm 2020 và 2021. Nhiều tỉnh, thành có tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp trên 99% như Sơn La (99,6%), Ninh Bình (99,49%), Đồng Tháp (99,38%), Điện Biên (99,24%). Tỷ lệ tốt nghiệp của Hà Nội đạt 99,1%, trong đó có 104 đơn vị, trường học đạt 100%.


Đây là nội dung mới đáng chú ý tại Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 10/6/2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Quy chế tuyển sinh mới nhìn chung vẫn giữ nguyên các đối tượng và mức cộng điểm ưu tiên như các năm trước.

Tuy nhiên từ năm 2023, thí sinh chỉ được cộng điểm ưu tiên khu vực trong năm tốt nghiệp trung học phổ thông (hoặc trung cấp) và 01 năm kế tiếp.

Đồng thời, điểm ưu tiên đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên (khi quy đổi về điểm theo thang 10 và tổng điểm 3 môn tối đa là 30) sẽ xác định theo công thức:

Điểm ưu tiên = [(30 - Tổng điểm đạt được)/7,5] x Mức điểm ưu tiên khu, ưu tiên theo chính sách

Từ năm 2023, thi đại học trên 22,5 điểm bị giảm điểm ưu tiên

Từ năm 2023, thi đại học trên 22,5 điểm bị giảm điểm ưu tiên (Ảnh minh họa)

Dựa vào công thức trên, cứ từ 22,5 điểm trở lên - thí sinh có tổng điểm 03 môn càng cao thì càng được cộng ít điểm ưu tiên. 

Ví dụ, nếu thí sinh đạt 24 điểm thì mức điểm ưu tiên được cộng chỉ còn 4/5 mức điểm ưu tiên tối đa được hưởng. Còn nếu thí sinh đạt 27 điểm thì mức điểm ưu tiên được cộng chỉ còn 2/5 mức điểm ưu tiên tối đa được hưởng. Nếu thí sinh đạt 30 điểm thì không còn được cộng điểm ưu tiên.

Giải thích cho việc giảm điểm cộng ưu tiên cho các thí sinh đạt từ 22,5 điểm trở lên, từ lúc quy định còn đang trong giai đoạn dự thảo chưa được thông qua, Bộ Giáo dục cho biết:

Áp dụng chính sách ưu tiên là nhằm giúp tăng tiếp cận giáo dục và đào tạo bậc cao đối với các thí sinh ở vùng khó khăn và thuộc đối tượng yếu thế, tuy nhiên cũng cần đảm bảo sự công bằng, tránh để sự hỗ trợ đó lại làm nhóm thí sinh khác bị bất lợi và yếu thế.

Qua thống kê điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông của 03 năm qua, nhóm thí sinh không được cộng điểm ưu tiên (chiếm 25% tổng số thí sinh tốt nghiệp) luôn có phổ điểm tổng 3 môn cao hơn hẳn so với các nhóm thí sinh còn lại (nhóm được cộng điểm ưu tiên ở các mức độ khác nhau).

Tuy nhiên, có sự bất hợp lý là tỉ lệ các thí sinh đạt điểm cao từ 22,5 điểm trở lên của nhóm được ưu tiên lại tăng vọt, cao hơn hẳn so với nhóm thí sinh không thuộc diện ưu tiên.

Điều này dẫn tới sự mất công bằng cho các thí sinh tiếp cận, ứng tuyển vào các ngành, các trường có mức độ cạnh tranh cao, đồng thời dẫn tới hiện tượng một số ngành có điểm chuẩn tiệm cận 30 điểm.

Để khắc phục, Bộ Giáo dục đã đặt ra quy định từ năm 2023, mức điểm ưu tiên khu vực và đối tượng với thí sinh đạt từ 22,5 điểm (tương đương 7,5 điểm mỗi môn trong tổ hợp ba môn) được giảm tuyến tính để tạo sự công bằng cho các thí sinh tham gia xét tuyển đại học.

Thông tư 08 có hiệu lực từ ngày 22/7/2022.

Nếu còn vướng mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192  để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết.