Đô thị hóa siêu đô thị ngày này có xu hướng như thế nào

Trong khoảng gần 30 năm qua tính từ khi thực hiện “công cuộc đổi mới”, cho dù còn là một nước “đang phát triển”, xã hội Việt Nam đã có những thay đổi lớn, nhanh chóng. Sự thay đổi quá nhanh này làm cho nhiều người choáng váng và không thể thích nghi. 

Sẽ rất thú vị khi quan sát sự đổi thay ở phương diện xã hội của Việt Nam trong suốt quãng thời gian này. Ở đó, ta sẽ bắt gặp những hiện tượng xã hội và xu hướng thú vị và rất đáng suy ngẫm. Ở đây, xin được tạm phác vài nét về hai xu hướng “Đô thị hóa nông thôn và nông thôn hóa đô thị”. 

Nghe qua có vẻ vô lý nhưng nhìn vào thực tế sẽ thấy xã hội Việt Nam suốt 30 năm qua luôn diễn tiến song hành hai xu hướng đối lập này. 

Đô thị hóa siêu đô thị ngày này có xu hướng như thế nào

Ảnh: TL

Đô thị hóa nông thôn

Ở khắp nơi người ta sẽ nhìn thấy những tấm biển “nông thôn mới”. Trên báo chí, người ta cũng sẽ đọc được những tin tức về sự kiện một đơn vị hành chính nào đó được công nhận là “nông thôn mới”. Những yếu tố liên quan đến “nông thôn mới” là những yếu tố thuộc về đô thị như “đường bê tông”, “nước sạch”, “điện”…Tất nhiên đó là các yếu tố đô thị mang tính chất vật lý thuần túy. 

Ở nông thôn người ta cũng thấy nhà cao tầng mọc lên san sát. Nhà cao tầng đặc biệt là nhà ống cao tầng vốn là một “sản vật” của đô thị, với tư cách như là một giải pháp tận dụng không gian đã trở thành thứ quen thuộc, thậm chí là vật “mơ ước” ở thôn quê. “Ở nhà tây” hay “nhà tầng” là một ước mơ lớn của người sống ở nông thôn. 

Cùng với sự thay đổi trong hạ tầng, lối sống ở nông thôn cũng thay đổi. Nếu như trước kia người dân thích “sống ở giữa làng” và coi thường những nơi như “đầu đường xó chợ” thì giờ những ai có khả năng đều muốn dời trung tâm làng ra sống ở ven đường, ở các ngã ba đường, khu chợ. Sự phân biệt giữa người sở tại và dân ngụ cư, sự coi thường người buôn bán hay ở vỉa hè, lề đường dần phai nhạt, thậm chí nó đổi sang một thái cực khác là “ngưỡng mộ người giỏi buôn bán và nhiều tiền”. 

Nếp sinh hoạt của nông thôn cũng thay đổi. Do sự phổ cập của tivi, ở nông thôn hầu như không còn hiện tượng đi xem nhờ tivi hay cùng xem tivi với nhau như thập niên 90 của thế kỉ trước. Các sinh hoạt buổi tối đã thu hẹp lại trong không gian gia đình giống như ở phố. Người nông thôn cũng bắt đầu ăn sáng ở bên ngoài gia đình tại các hàng quán mọc lên quanh làng. 

“Văn hóa người lạ”-văn hóa vốn hình thành và lưu hành ở đô thị-nơi tập trung sinh sống của những người không quen biết nhau đã xâm nhập vào nông thôn. Sự giao tiếp, giao lưu giữa hàng xóm giảm đi. Các thế hệ đi ra khỏi làng nhờ đi học, đi làm nghề khi trở về đã không còn thật sự biết mặt các thành viên sống cùng làng trước đó. Họ trở thành những người lạ và gặp nhau đôi khi không có giao tiếp chào hỏi như phong tục thường thấy ở nông thôn. 

Sinh hoạt về đêm của nông thôn cũng xuất hiện với các quán internet, quán Karaoke. Nhiều người thoát ly sản xuất nông nghiệp và đến lao động tại các nhà máy như một công nhân thực thụ. Ruộng đồng có thể bỏ hoang hoặc trở thành nơi trồng rau, cây ăn quả thay vì trồng lúa. 

Tựu trung, ở nông thôn, người ta thấy lốm đốm những nét văn hóa của đô thị. 

Đô thị hóa siêu đô thị ngày này có xu hướng như thế nào

Ảnh: TL

Nông thôn hóa đô thị

Nhìn vào các đô thị, kể cả các đô thị có lịch sử 1000 năm như Hà Nội người ta lại thấy một xu hướng trái ngược-nông thôn hóa đô thị. 

Đấy là sự tồn tại và ngày càng tăng của các quán cóc vỉa hè với nước trà, điếu cày, bàn cờ tướng. Sinh hoạt của những khách vây quanh nơi đây gợi nhớ đến cảnh giải trí lúc nông nhàn của các bác thợ cày. Các chợ cóc mọc lên khắp nơi và họp từ mờ sáng thu hút người đi chợ từ khắp các vùng lân cận đổ về. 

Dù là siêu thị, cửa hàng, đường phố hay là công viên, người ta đều thấy màu áo và các gương mặt nông thôn. Điều này khá khác biệt nếu như so sánh với các đô thị khác trên thế giới. Ở đó, nếu chỉ nhìn vào vẻ bề ngoài, người ta khó mà biết được người khác từ đâu tới, làm nghề gì. Thậm chí, như nhiều người Nhật phát hiện, Hồ Gươm giống như một ao làng hơn là một hồ nằm trong thành phố vì bao quanh nó thiếu những khoảng không gian rộng lớn như quảng trường, đại lộ và các công trình phục vụ nhu cầu giải trí của thị dân. 

Thú vị hơn nữa, sinh hoạt của người dân sống trong thành phố, cho dù là thành phố lớn như thủ đô vẫn mang đậm dáng dấp thôn quê. Trong các con phố trung tâm, người ta vẫn thấy bếp than tổ ong, bếp củi, vẫn thấy giếng nước, vẫn thấy rổ rá, thúng mủng. Hơn nữa, “trồng rau, nuôi gà” vẫn tồn tại ngay trong thành phố. Nếu để ý khi ngủ đêm trong thành phố, người ta sẽ nghe được cả tiếng gà gáy sáng khắp nơi.

Tâm thức của người sống ở thành phố hướng về nông thôn vẫn rất mạnh. Những người sống trong thành phố vẫn là thành viên của các hội đồng hương, mỗi khi Tết đến hay có kì nghỉ dài, người trong thành phố vẫn nườm nượp đổ về quê làm tắc đường khắp nơi. 

Và cuối cùng, như ở trên đã nói, ngay ở cách thành phố vẫn có chuyện huyện nào đó được công nhận là “nông thôn mới”. 

Những đặc điểm trên nói lên nhiều điều trong đó có cả những bất ổn trong chính sách phát triển nông thôn và đô thị. Sự thay đổi nhanh chóng với sự tan vỡ của không gian truyền thống làng xã và sự hình thành nóng của các đô thị đã gây ra hàng loạt vấn đề trong đó đầu bảng là ô nhiễm môi trường. 

Rác đô thị (túi ni lông, vỏ chế phẩm công nghiệp…) ở nông thôn không được xử lý đã gây ra rất nhiều hệ lụy. Cùng với rác là ô nhiễm nguồn nước. Sau cùng là ô nhiễm tiếng ồn. Karaoke-văn hóa của đô thị, gắn với không gian được riêng tư hóa và cách âm đã được du nhập vào nông thôn nhanh chóng. Ở đó, trong tâm thế của người làm nông nghiệp người dân đã hát cho cả làng, cả xóm nghe mà không hề có sự cân nhắc đến sự riêng tư hay ô nhiễm tiếng ồn.

Tương tự, người dân từ nông thôn di động ra thành phố tìm kiếm việc làm cũng đã sinh hoạt ở đô thị trong tâm thế của người nông thôn và tạo ra nhiều ma sát văn hóa. Hiện tượng phân biệt “người Hà Nội gốc” và người nhà quê sống ở Hà Nội có thể coi là một ví dụ dễ hiểu minh họa cho điều đó.

Nguyễn Quốc Vương

Hiện nay, định nghĩa siêu đô thị là: những thành phố có dân số trên 10 triệu và mật độ trên 2.000 người/km2. Ở TP.HCM, các chỉ số đó đều đã cao hơn: Dân số thực tế trên 10 triệu người (bao gồm cả người nhập cư, chưa có hộ khẩu, lao động tự do...); mật độ chung 4.292 người/km2 (ở nội đô mật độ cao hơn - từ trên 3.000 người/km2 đến 48.500 người/km2).

Thế nào là một thành phố đáng sống?

Đô thị ở Việt Nam có rất nhiều quy mô: nhỏ nhất là thị tứ, đến thị trấn, thị xã, thành phố loại 4, 3, 2, 1 và “siêu đô thị” (Megacity). Về chất lượng đô thị cũng có những tên gọi khác nhau như thành phố xanh, sạch, đẹp; thành phố phát triển bền vững; thành phố thông minh và có lẽ chất lượng cao nhất được gọi là “thành phố đáng sống” hay thành phố sống tốt.

Vậy thế nào là một thành phố đáng sống? Có rất nhiều quan niệm và nhiều hệ tiêu chí khác nhau.

Đơn cử, WHO đưa ra ba tiêu chí về cảm giác “sảng khoái”: một là sảng khoái về thể chất (sức khỏe, ăn uống, giải trí, đi lại, ngủ, nghỉ…). Hai là sảng khoái về tinh thần (tâm lý, tâm linh…). Ba là sảng khoái về xã hội (quan hệ giữa con người, môi trường xã hội an toàn, môi trường tự nhiên trong lành...). Các tiêu chí này thiên về cảm nhận chủ quan.

Đà Nẵng được mệnh danh là thành phố đáng sống của Việt Nam lại quan niệm thành phố đáng sống dựa theo 10 điểm riêng như nhiều cây cầu đẹp, bãi biển đẹp nhất thế giới, cáp treo dài kỷ lục, lễ hội pháo hoa quốc tế, bảo tàng Chăm, là điêu khắc đá, không có người ăn xin, trung tâm ẩm thực miền Trung, con đường di sản Đà Nẵng đến Phong Nha, thời trang du lịch… Các tiêu chuẩn này lại thiên về văn hóa vật thể.

Theo quan điểm của nhà nghiên cứu đô thị người Mỹ Douglass, thành phố sống tốt phải bắt đầu từ các yếu tố thuộc về môi trường như môi trường tự nhiên tốt, môi trường xã hội an toàn, thân thiện và điều kiện phát triển bản thân.

Cách định nghĩa tổng quát nhất thì cho rằng đó phải là thành phố thông minh. Ở đó, 100% cư dân có khả năng chi trả cho mọi sinh hoạt và cảm thấy hòa nhập với nơi mình đang sống…

Như vậy, về lý thuyết, thành phố đáng sống và thành phố sống tốt không có công thức chung để định lượng và định tính. Thước đo chung nhất là sức thu hút cư dân, như cách nói của người xưa - “đất lành, chim đậu”.

Đô thị hóa siêu đô thị ngày này có xu hướng như thế nào

TP.HCM đã vượt quá những tiêu chuẩn của một siêu đô thị

Siêu đô thị có = đáng sống?

Cũng như các thành phố lớn trên thế giới đều là những trung tâm kinh tế lớn, là động lực phát triển có sức lan tỏa rất mạnh, siêu đô thị của Việt Nam là nơi thu hút được lực lượng lao động rất nhiều, tạo tốc độ tăng trưởng rất cao, tỷ trọng GDP rất lớn. Có thể thấy rõ TP.HCM luôn là đầu tàu kinh tế, có tốc độ tăng trưởng cao nhất nước, đóng góp hơn 20% GDP cả nước, thu nhập đầu người cao nhất nước…

Tuy nhiên, những hệ quả tiêu cực mà một siêu đô thị mang lại cũng không hề nhỏ. TP.HCM có thể gọi là thành phố “béo phì dân số” vì nó giống như người thừa cân quá nhiều, kéo theo những “căn bệnh mãn tính”.

Bằng chứng là dân số quá đông dẫn đến có nhiều phương tiện giao thông, có nhiều rác thải, nước thải sinh hoạt, khí thải công nghiệp, có nhiều con em đi học, có nhiều người cần chữa bệnh, khó quản lý, kiểm soát, kinh tế thị trường phức tạp hơn… Những hệ lụy đó dẫn đến các vấn nạn ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, ngập úng, thiếu bệnh viện, thiếu trường lớp, thiếu nhà ở, thiếu trật tự xã hội, nhiều tham nhũng, tiêu cực…

Những vấn nạn trên có thể xuất hiện ở bất cứ đâu nhưng ở siêu đô thị nhiều hơn vì đó là hệ quả khó tránh của tình trạng quá tải dân số và mật độ. Những thành phố có trên 20 triệu dân trên thế giới như ở Mumbai, Mexico City, New York, Tokyo... đều có những căn bệnh đô thị còn lớn hơn.

Nếu chỉ căn cứ vào những chỉ số của các mặt tích cực như thu nhập trung bình đầu người cao nhất nước, tỷ trọng GDP lớn nhất, nhiều cơ hội việc làm, học tập, nhiều khả năng kiếm tiền mưu sinh, khí hậu ôn hòa ấm nóng, ít thiên tai, bão lụt và đặc biệt là đã thu hút hơn 10% dân số cả nước từ hầu hết các tỉnh thành, có thể lập tức khẳng định: TP.HCM là nơi hấp dẫn nhất đối với người Việt hiện nay.

Song, nếu so với các tiêu chí của thành phố đáng sống thì còn có những khoảng cách khá xa. Dân số ngày càng tăng nhưng trên thực tế, nhiều người bị hút đến đây chỉ vì có thể có thu nhập cao hơn nơi khác nên họ bỏ qua các tiêu chí khác về văn hóa, xã hội, môi trường…

Đô thị hóa siêu đô thị ngày này có xu hướng như thế nào

Kẹt xe, ngập lụt là những hệ quả tất yếu mà một siêu đô thị mang lại

Như vậy, TP.HCM không chỉ là siêu đô thị mà còn quá tải về dân số, mật độ và phân bố dân cư không đều, tạo ra nhiều “điểm trừ” đối với phát triển bền vững và xây dựng đô thị văn minh, hiện đại.

Nhìn ra bên ngoài, kể cả ở những siêu đô thị giàu có và hiện đại nhất thế giới cũng không đạt được các tiêu chí lý thuyết như có 100% người dân đủ chi trả cho mọi nhu cầu cuộc sống, thậm chí tỷ lệ người nghèo còn cao hơn các thành phố vừa và nhỏ.

Tất cả điều này chỉ ra rằng: Siêu đô thị không đồng nghĩa với thành phố đáng sống hay thành phố sống tốt. Do đó, xu hướng của thế giới ngày nay là phát triển đô thị thông minh có quy mô dân số vừa và nhỏ, đồng thời tìm cách giảm dần dân số và mật độ của các siêu đô thị.

Tin liên quan