Đối tượng xét xử vụ án hành chính là ai

MỤC LỤCTrangMở đầu1Phần 1. Những vấn đề lý luận chung về tính hợp phápcủa đối tượng xét xử trong vụ án hành chính21.1. Khái niệm đối tượng xét xử trong vụ án hành chính21.2. Những căn cứ xác định tính hợp pháp của đối tượng xét xử trongvụ án hành chínhPhần 2. Tính hợp pháp của đối tượng xét xử trong vụ án hành chính42.1. Quyết định hành chính là đối tượng xét xử vụ án hành chính42.2. Hành vi hành chính là đối tượng xét xử của Toà ánPhần 3. Kỹ năng trong việc xác định và đánh giá tính hợp pháp của12đối tượng xét xử hành chính3.1. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đối tượng xét xử trong vụ án hành chính123.2. Những căn cứ đánh giá tính hợp pháp (bất hợp pháp) của đối tượng13xét xử trong vụ án hành chínhPhần 4. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả của việc ra quyết địnhhành chính trong xử lý vi phạm hành chính về hải quan đểgiảm bớt khiếu nại và tố tụng hành chính tại Tòa184.1. Một số sai sốt thường gặp khu ban hành văn bản hành chính trongxử lý VPHC, giải quyết khiếu nại là nguyên nhân của phát sinhkhiếu nại, khởi kiện ta Toà và một số biện pháp khắc phục184.2. Giải quyết khiếu nại là giai đoạn tiền tố tụng hành chính224.3. Các sai sót mà Toà thường dùng để huỷ quyết định hành chính26Kết luận27Tài liệu tham khảo29MỞ ĐẦUTrong những năm gần đây, số lượng vụ án hành chính được cơ quan Toàán thụ lý giải quyết ngày một tăng, trong đó ngành Hải quan cũng có một số vụviệc bị khởi kiện trước Toà án Hành chính.Cùng với việc đẩy mạnh chiến lược cải cách hành chính cho thấy ý thứcpháp luật của các cá nhân, cơ quan, tổ chức đang được nâng cao, đòi hỏi cơquan hành chính nhà nước phải tuân thủ triệt để các quy định của pháp luật khithực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Án hành chính có nhữngnét đặc thù riêng biệt không giống như các loại án khác về chủ thể tham gia vụkiện, đối tượng xét xử và có sự điều chỉnh của một số lượng lớn các văn bảnpháp lý điều chỉnh trên hầu khắp các ngành luật khác nhau. Nó tạo nên điểmđặc thù của án hành chính cũng như gây ra những khó khăn nhất định cho cácđương sự trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi tham giatrong quá trình tiến hành các hoạt động tố tụng hành chính. Trong quá trình giảiquyết án hành chính, bất kỳ chủ thể nào, kể cả là các cơ quan tiến hành tố tụngnhư Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân cho đến những người tham giatố tụng như luật sư, các đương sự đều không thể không nghiên cứu, đánh giá vàxác định rõ tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính là đốitượng xét xử của vụ án.Hầu hết các vụ án hành chính được Tòa án xét xử đều có sự tham gia củacán bộ pháp lý được Thủ trưởng đơn vị hành chính uỷ quyền tham tố tụng tạiToà và các luật sư với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp củangười khởi kiện hay bị kiện. Để thực hiện tốt vai trò của mình, cán bộ pháp lývà luật sư, hơn ai hết phải là người giúp thân chủ xác định, đánh giá tính hợppháp của đối tượng xét xử trong vụ án hành chính. Công việc này được thựchiện trong suốt quá trình giải quyết vụ việc, ngay từ trong giai đoạn thực hiệncác thủ tục tiền tố tụng đến khi có phán quyết có hiệu lực pháp luật của Toà án.Đây là vấn đề khá phức tạp, đòi hỏi cán bộ pháp lý, luật sư không chỉ có kiếnthức pháp lý mà còn phải có kỹ năng trong việc xác định và đánh giá tính hợppháp của đối tượng xét xử trong vụ án hành chính.Từ thực tiễn vụ các vụ kiện hành chính trong ngành Hải quan do cơ quanToà án xét xử cho thấy: phần lớn các Quyết định hành chính (là đối tượng xétxử vụ án hành chính) do các cấp Hải quan ban hành đều có những hạn chế, tồntại cần chấn chỉnh, khắc phục kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả trong công tácxử lý vi phạm hành chính, giải quyết khiếu nại quyết định xử phạt và tham giatố tụng tại Tòa án. Chính vì vậy, khi nghiên cứu và đánh giá đối tượng xét xửtrong vụ án hành chính giúp cho CBCC làm công tác xử lý VPHC khi thực hiệnchức trách, nhiệm vụ, quyền hạn cần phải thận trọng để tránh những sai sóttrong thực hiện nhiệm vụ theo thẩm quyền và trong áp dụng pháp luật.Những trình bày ở trên chính là lý do để tôi chọn đề tài: “ Đối tượng xétxử trong vụ án hành chính là quyết định hành chính và hành vi hành chính- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả của việc ra quyết định hành chínhtrong xử lý vi phạm hành chính về hải quan để giảm bớt khiếu nại và tố tụnghành chính tại Toà ” làm đề tài nghiên cứu của mình.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍNH HỢP PHÁPCỦA ĐỐI TƯỢNG XÉT XỬ TRONG VỤ ÁN HÀNH CHÍNH1.1 Khái niệm đối tượng xét xử trong vụ án hành chínhTrong một vụ án hành chính, không thể chỉ đề cấp tới người khởi kiện,người bị kiện, người có quyền lợi và nghĩa vụ có liên quan…mà không đề cậptới đối tượng xét xử của vụ án. Chính vì vậy, đối tượng xét xử là một khái niệmcơ bản khi nghiên cứu và xem xét nội dung một vụ án hành chính.Đối tượng xét xử của vụ án hành chính, hiểu theo nghĩa chung nhất,chính là Quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật của cơ quanNhà nước đã bị khiếu nại, giải quyết khiếu nại theo trình tự thủ tục của phápluật khiếu nại tố cáo, bị khởi kiện tới Toà án có thẩm quyền, được Toà án thụlý giải quyết và quyết định đưa vụ án ra xét xử.2- Hành vi hành chính trong quản lý nhà nước về đầu tư;- Hành vi hành chính của cơ quan hải quan, công chức hải quan;- Hành vi hành chính về quản lý hộ tịch;- Hành vi hành chính đối với việc từ chối công chứng, chứng thực;- Hành vi hành chính về quản lý đất đai trong trường hợp giao đất, chothuê đất, thu hồi đất, trưng dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư; cấp hoặc thu hồi giấychứng nhận quyền sử dụng đất; gia hạn thời hạn sử dụng đất;- Các hành vi hành chính khác theo quy định của pháp luật Việt Nam vàĐiều ước Quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.3. KỸ NĂNG TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH VÀ ĐÁNH GIÁ TÍNHHỢP PHÁP CỦA ĐỐI TƯỢNG XÉT XỬ HÀNH CHÍNH3.1. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đối tượng xét xử trong vụ án hànhchínhLà luật sư, cán bộ pháp lý được thủ trưởng đơn vị cử tham gia vào quátrình giải quyết vụ án hành chính (gọi tắt là luật sư), không thể không đi sâuvào nghiên cứu tính hợp pháp của đối tượng xét xử trong vụ án hành chính.Trước hết, nghiên cứu đối tượng xét xử của vụ án hành chính, luật sư sẽgiúp khách hàng của mình, giúp thủ trưởng đơn vị của mình xác định được đâulà quyết định hành chính, hành vi hành chính đã trực tiếp xâm hại đến quyền vàlợi ích hợp pháp của mình. Qua đó, tư vấn, tham mưu và soạn thảo các văn bảntố tụng có liên quan để khách hàng, thủ trưởng đơn vị tiến hành các thủ tục cầnthiết có liên quan đến vụ án hành chính do Toà án thụ lý.Thông qua nghiên cứu tính hợp pháp của đối tượng xét xử trong vụ ánhành chính, luật sư, cán bộ pháp lý được cử tham gia vào TTHC sẽ tư vấn, giảiđáp thắc mắc của khách hàng, của thủ trưởng đơn vị xung quanh các vấn đềliên quan đến đối tượng khởi kiện, để khách hàng, thủ trưởng đơn vị nhận thức12luận điểm đưa ra xuất phát từ các quy định pháp lý có liên quan và có sự thamkhảo các ý kiến pháp lý, tài liệu nghiên cứu của nhiều luật gia khác.4. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA VIỆC RAQUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH TRONG XỬ LÝ VI PHẠM HÀNHCHÍNH VỀ HẢI QUAN ĐỂ GIẢM BỚT KHIẾU NẠI VÀ TỐ TỤNGHÀNH CHÍNH TẠI TOÀ.Trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan, công tác xử lý VPHC vềhải quan là một khâu nghiệp vụ quan trọng, phải tuân thủ nguyên tắc, trình tự,thủ tục, thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Trong thực tiễn, công tác nàycó liên quan chặt chẽ với các bước trong quy trình nghiệp vụ hải quan. Vềnguyên tắc, các bước trong quy trình nghiệp vụ hải quan đều có mối quan hệkhăng khít với nhau; khâu nghiệp vụ trước làm tiền đề cho khâu nghiệp vụ sauvà khâu nghiệp vụ sau bổ sung, khắc phục những điểm sơ hở của khâu nghiệpvụ trước. Nếu bỏ qua nguyên tắc quan trọng này thì có thể dẫn tới hậu quả pháplý là cơ quan hải quan hoặc thủ trưởng cơ quan hải quan sẽ bị khiếu nại hoặckhởi kiện ra Toà.4.1- Một số sai sót thường gặp khi ban hành văn bản hành chínhtrong xử lý VPHC, giải quyết khiếu nại là nguyên nhân của phát sinhkhiếu nại, khởi kiện ra Toà và một số biện pháp khắc phục4.1.1- Đối với Biên bản vi phạm hành chính:Mô tả hành vi chưa rõ ràng, chung chung, sơ sài, chưa đúng với quy địnhtại Điều 55 Pháp lệnh xử lý VPHC như: chưa miêu tả đầy đủ hành vi vi phạmhoặc xác lập hành vi phạm dẫn đến việc áp dụng chế tài ra Quyết định xử phạtchưa đúng với hành vi vi phạm. Biên bản VPHC không ghi ngày tháng năm,địa chỉ người vi phạm hoặc biên bản được sửa chữa nhưng không có xác nhậncủa người lập biên bản hoặc biên bản không ghi họ, tên người có thẩm quyềnxử lý vi phạm. Biên bản lập đối với tổ chức vi phạm, nhưng không thể hiện tổchức đó uỷ quyền cho cá nhân được thực hiện nội dung này, không ghi địa chỉcủa tổ chức vi phạm hành chính.Lập Biên bản VPHC có nội dung không thống nhất về việc sử dụng căncứ pháp luật để xác định hành vi như: vừa xác định hành vi vi phạm theo quyđịnh của Luật Hải quan, vừa xác định hành vi vi phạm là các chế tài xử phạtđược quy định tại Nghị định 138/2004/NĐ-CP, Nghị định 97/2007/NĐ-CP,Nghị định số 18/2009/NĐ-CP…Có biên bản được lập ghi biện pháp ngăn chặn“đưa hàng vào kho, niêm phong hải quan” là không đúng vì đây không phải làbiện pháp ngăn chặn theo quy định tại Chương 5 Pháp lệnh xử lý VPHC năm2002 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2008 và mục 4 Chương I Nghị định97/2007/NĐ-CP.Như vậy, khi lập biên bản vi phạm, chúng ta cần lưu ý một số nội dungsau: Phải ghi nhận, xác lập, đưa vào biên bản VPHC hành vi vi phạm, tránhviệc mô tả chung chung. Không căn cứ văn bản chế tài để xác định hành vi viphạm mà căn cứ vào văn bản quy phạm pháp luật (nội dung) có liên quan, từ đóxác định hành vi vi phạm đã vi phạm Điều, Khoản…nào của văn bản chế tài.Biên bản phải ghi đầy đủ, chính xác về ngày, tháng, năm lập, địa chỉ người viphạm… theo đúng quy định tại Điều 55 Pháp lệnh xử lý VPHC năm 2002 và đãđược sửa đổi, bổ sung năm 2008.4.1.2- Đối với quyết định hành chínhGhi sai ngày tháng năm ban hành, dẫn đến hồ sơ thể hiện quyết định xửphạt được ban hành trước thời điểm lập biên bản. Hình thức không đúng mẫuấn chỉ. Dùng một giấy uỷ quyền để ký quyết định cho nhiều vụ việc. Việc raquyết định xử phạt không đúng thẩm quyền như: có quyết định thuộc thẩmquyền của Chi cục trưởng nhưng chuyển cho Cục trưởng ký. Áp dụng căn cứpháp lý để ban hành Quyết định không chính xác hoặc đã hết hiệu lực (căn cứdẫn đúng luật nhưng sai về điều, khoản thực hiện), căn cứ công văn làm cơ sởpháp lý. Quyết định xử phạt không trích dẫn điều, khoản làm căn cứ ra quyếtđịnh xử phạt hoặc không nêu rõ tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ tương ứng hànhvi vi phạm và mức xử phạt đối với cá nhân, tổ chức vi phạm. Đối với quyếtđịnh xử phạt có kèm hình thức tịch thu tang vật vi phạm nhưng không trích dẫnđiều, khoản của Nghị định 97/2007/NĐ-CP về tịch thu tang vật VPHC là chưađúng quy định. Việc ghi thời hạn chấp hành quyết định xử phạt, thời hạn bịcưỡng chế hành chính chưa chính xác như: phạt ngoài lĩnh vực thuế ghi thờihạn thực hiện việc cưỡng chế thi hành 90 ngày, xử phạt VPHC trong lĩnh vựcthuế ghi thời hạn bị cưỡng chế là: “quá thời hạn 10 ngày” là chưa đúng quyđịnh, chưa theo mẫu ấn chỉ của Thông tư 62/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 củaBộ Tài chính (nay là Thông tư 193/2009/TT-BTC ngày 01/10/2009 của Bộ Tàichính. Phần ghi hành vi VPHC trong quyết định xử phạt cần nêu rõ tên hành vivi phạm, không ghi “lần đầu” hoặc “lần hai” mà phải xác định đương sự viphạm về hành vi nào theo quy định của pháp luật; Quyết định xử phạt khôngghi họ tên của người ban hành quyết định. Hồ sơ xử lý vi phạm không xác địnhđược chủ sở hữu nhưng căn cứ Điều 14 Nghị định 97/2007/NĐ-CP để ra Quyếtđịnh tịch thu là không đúng quy định (trường hợp này phải căn cứ vào Điều 35Nghị định 97/2007/NĐ-CP để ra quyết định).Như vậy, khi ban hành Quyết định xử phạt cần lưu ý về thể thức văn bản,sử dụng biểu mẫu hướng dẫn tại Thông tư 193/2009/TT-BTC. Trường hợpnhững quyết định hành chính trong công tác kiểm tra sau thông quan được quyđịnh tại khoản 2 Điều 41 Nghị định 97/2007/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung tại Nghịđịnh số 18/2009/NĐ-CP ngày 18/2/2009 của Chính phủ. Về nội dung: cần bámsát, đối chiếu với Biên bản VPHC để không có sự khác nhau về nội dung giữaBiên bản VPHC với Quyết định xử phạt. Khi ban hành quyết định xử phạt cầnchú ý phần căn cứ pháp lý của quyết định: chỉ được căn cứ văn bản quy phạmpháp luật. Nếu muốn đưa thêm căn cứ khác thì chú ý sử dụng thuật ngữ phùhợp như: “Xét hồ sơ, vụ việc có liên quan”. Khi trích dẫn văn bản quy phạmpháp luật làm căn cứ pháp lý của quyết định cần phải kiểm tra, trích dẫn đầyđủ, chính xác ngày tháng năm ban hành, hiệu lực của văn bản; Điều, khoản…của văn bản nào…được áp dụng…để tránh nhầm lẫn về chữ số (một trongnhững nhầm lẫn dễ xảy ra là trong quá trình soạn thảo, đánh máy văn bản). Khiban hành quyết định xử phạt cần xem xét lại hình thức và mức xử phạt đã đúngvới quy định của pháp luật và biên bản VPHC hay chưa ? Có hay không có cáctình tiết tăng nặng, giảm nhẹ được áp dụng. Thẩm quyền ký quyết định phảiđúng theo quy định.Khi phát hiện quyết định xử phạt đã ban hành trong quá trình soạn thảodo sơ xuất mà dẫn đến một số sai sót (không phải sai về bản chất, về nội dungxử phạt mà chỉ nhầm lẫn về chữ số,…thì phải khắc phục như sau: Căn cứ Điều3 Luật Khiếu nại, tố cáo và Điều 20 Pháp lệnh giải quyết các vụ án hành chínhthì về nguyên tắc, sau khi ban hành quyết định hành chính theo thẩm quyền luậtđịnh, cơ quan hành chính được quyền tự phát hiện và sửa đổi quyết định hànhchính của mình đã ban hành cho đến trước khi vụ việc được đưa ra xét xử tạiphiên toà. Trong thực tiễn thì tuỳ trường hợp khác nhau để xử lý khác nhau chohiệu quả và tránh phát sinh khiếu kiện, khiếu nại kéo dài đó là: ban hành quyếtđịnh mới thay thế quyết định đã ban hành hoặc ban hành quyết định thay thế,sửa đổi, bổ sung một phần quyết định hành chính đã ban hành.4.1.3- Đối với Quyết định giải quyết khiếu nạiGiải quyết khiếu nại bằng công văn là chưa phù hợp với quy định củapháp luật về khiếu nại tố cáo mà phải bằng quyết định giải quyết khiếu nại hoặcđã hết thời hạn khiếu nại mà vẫn ra quyết định giải quyết khiếu nại hoặc giảiquyết khiếu nại chưa đúng với trình tự, nguyên tắc.Khi giải quyết khiếu nại cần phải thu thập đầy đủ hồ sơ, tài liệu đã có vàlàm căn cứ để ban hành quyết định hành chính; phải nghiên cứu cơ sở pháp lýcủa hồ sơ, tài liệu đã dùng làm căn cứ để ban hành quyết định hành chính; cóthể trao đổi trực tiếp hoặc bằng văn bản với cấp có thẩm quyền ban hành quyếtđịnh hành chính để làm rõ các vướng mắc trong đơn khiếu nại và tiến hành thuthập thông tin (nếu thấy cần thiết) theo quy định để có chứng cứ làm căn cứ đềxuất; thu thập và nghiên cứu các quyết định hành chính tương tự đã được banhành và đã thực hiện để so sánh, đối chiếu tìm điểm tương đồng và khác biệt.Từ những việc làm nói trên, có thể đề xuất giải quyết theo hướng: Giữ nguyênquyết định ban đầu (sau khi nghiên cứu nếu thấy đã đủ các căn cứ và thủ tục đểban hành các quyết định hành chính thì giữ nguyên); trường hợp thay đổi (quathu thập thông tin và đối chiếu các căn cứ pháp luật thấy quyết định đã banhành chưa đủ căn cứ thì đề xuất theo hướng: Huỷ quyết định - trong trường hợpcác hành vi vi phạm không đúng với quy định của pháp luật hoặc đã hết thờihạn, thời hiệu quyết định; Ban hành quyết định thay thế - trong trường hợphành vi vi phạm đã được xác định nhưng dẫn chiếu sai căn cứ pháp lý, chưathực hiện đúng quy trình thủ tục ban hành quyết định hành chính).4.2- Giải quyết khiếu nại là giai đoạn tiền tố tụng hành chínhĐiều 75 và 76 Luật Hải quan quy định về quyền khiếu nại, tố cáo, khởikiện và trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo theo đó:- Cá nhân, tổ chức có quyền khiếu nại với cơ quan hải quan, cơ quankhác có thẩm quyền của Nhà nước hoặc khởi kiện tại toà án theo quy định củapháp luật về quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hải quan,công chức hải quan khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó trái phápluật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình; Cá nhân có quyền tố cáo vớicơ quan hải quan, cơ quan khác của nhà nước về hành vi vi phạm pháp luật củacông chức hải quan, cơ quan hải quan xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền,lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.- Cơ quan hải quan các cấp có trách nhiệm giải quyết khiếu nại đối vớiquyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại thuộc thẩm quyền giảiquyết của mình; trong trường hợp nhận được khiếu nại không thuộc thẩmquyền giải quyết của mình thì có trách nhiệm hướng dẫn cho người khiếu nạibiết để khiếu nại đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết; cơ quan hảiquan các cấp có trách nhiệm giải quyết tố cáo thuộc thẩm quyền của mình;trong trường hợp nhận được tố cáo không thuộc thẩm quyền của mình thì cótrách nhiệm chuyển đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết và thôngbáo cho người tố cáo bằng văn bản biết.Theo quy định của Luật Khiếu nại tố cáo số 09/1998/QH10 ngày02/12/1998; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo số26/2004/QH11 ngày 15/6/2004; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của LuậtKhiếu nại, tố cáo số 58/2005/QH11 ngày 29/11/2005 và Nghị định136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướngdẫn thi hành Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điềucủa Luật Khiếu nại, tố cáo thì: Khi phát sinh việc giải quyết khiếu nại, ngườicó thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải thụ lý, xem xét nội dung đơn khiếunại, các chứng cứ của người khiếu nại cung cấp, kiểm tra, xác minh nội dungđơn khiếu nại, đối thoại với người khiếu nại và luật sư bảo vệ quyền và lợi íchhợp pháp cho người khiếu nại (nếu có) để kết luận khiếu nại đúng một phầnhoặc toàn bộ; sai một phần hoặc toàn bộ; để từ đó ban hành quyết định giảiquyết khiếu nại theo hướng giữ nguyên hoặc huỷ bỏ quyết định hành chínhhoặc hành vi hành chính bị khiếu nại. Trong trường hợp này, để đảm bảo tínhkhách quan trong việc giải quyết khiếu nại, người giải quyết khiếu nại có thể tổchức thanh tra, kiểm tra lại việc thực hiện quy trình nghiệp vụ hải quan hoặcquy trình xử lý VPHC về hải quan do đơn vị mình thực hiện. Việc kiểm tra cácbước trong quy trình nghiệp vụ và quy trình xử lý VPHC về hải quan sẽ đượckiểm tra kỹ lưỡng dựa trên những căn cứ pháp luật hiện hành. Dưới góc độpháp lý về tố tụng hành chính thì việc giải quyết khiếu nại được coi là giai đoạntiền tố tụng. Trong đó, việc xem xét tính hợp pháp (bất hợp pháp) của các quyếtđịnh hành chính hoặc hành vi hành chính như đã nêu ở các phần trên của đề tàicó ý nghĩa hết sức quan trọng trong giai đoạn giải quyết khiếu nại. Như vậy,việc yêu cầu giải quyết khiếu nại và thực hiện giải quyết khiếu nại, hoặc khônggiải quyết khiếu nại được coi là “giai đoạn tiền tố tụng” và nó chỉ phát sinh nếucó khiếu nại lần đầu xảy ra. Điều này được hiểu, nếu quyết định hành chính,hành vi hành chính bị khiếu nại sẽ làm phát sinh khiếu kiện hành chính, việckhiếu nại lần đầu này được coi là bắt buộc, là yếu tố quyết định cho việc có haykhông một vụ kiện hành chính được phát sinh, là cơ sở pháp lý cho việc giảiquyết khiếu kiện theo tài phán hành chính. Theo quy định của pháp luật tố tụnghành chính hiện hành thì “Quyết định hành chính là đối tượng khiếu kiện đểyêu cầu Toà án giải quyết vụ án hành chính phải là quyết định hành chính lầnđầu”, còn “hành vi hành chính là đối tượng khiếu kiện để yêu cầu Toà án giảiquyết vụ án hành chính bao gồm các hành vi của cơ quan hành chính nhà nướchoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước khi thựchiện nhiệm vụ, công vụ trong các việc hoặc các lĩnh vực được quy định tại cácđiểm 2, 3, 5, 6, 7, 8 và 9 Điều 11 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hànhchính và trong các việc hoặc các lĩnh vực khác mà pháp luật có quy định”.Tiếp theo giai đoạn “tiền tố tụng” là giai đoạn tố tụng trước Toà. Đây làgiai đoạn Toà án thụ lý giải quyết khiếu nại của tổ chức, cá nhân trong cáctrường hợp quy định tại Điều 11 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hànhchính hiện hành. Trong trường hợp này, người bị kiện là là thủ trưởng các cấphải quan có quyền giải quyết khiếu nại tham gia tố tụng với tư cách là người bịkiện. Trong giai đoạn tố tụng, Toà án sẽ thụ lý, xét xử và quyết định bác đơncủa người khởi kiện hoặc tuyên huỷ các quyết định hành chính của cơ quan hảiquan hoặc thủ trưởng cơ quan hải quan khi vi phạm, thiếu sót về hình thức,thẩm quyền, nội dung hoặc quyết định vi phạm về thời hiệu.Như vậy, nếu một vụ kiện hành chính xảy ra, cơ quan Hải quan sẽ là bịđơn trong vụ án hành chính. Tuy nhiên, với vai trò hiện nay, cơ quan Hải quancòn tham gia tố tụng hành chính tại toà với tư cách nguyên đơn hay người cóquyền lợi nghĩa vụ liên quan. Về vấn đề này, sẽ được nghiên cứu theo các nộidung cụ thể trên cơ sở các thực tiễn về áp dụng pháp luật quy định các quyền,nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng tại phiên toà hành chínhVị trí, vai trò là bị đơn trong tố tụng hành chính của cơ quan Hải quan sẽphát sinh trong giai đoạn toà án tiến hành thụ lý vụ án và đưa vụ án ra xét xử,sau khi các quyết định hành chính, hành vi hành chính đã được giải quyết trong“giai đoạn tiền tố tụng” và người yêu cầu giải quyết khiếu nại không đồng ý vớiquyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan hải quan, cán bộ có thẩm quyềngiải quyết khiếu nại và họ phản kháng lại bằng việc tiến hành khởi kiện vụ ántại Toà hành chính. Như vậy, cơ quan Hải quan tham gia tố tụng tại Toà hànhchính với tư cách bị đơn, việc tham gia này của cơ quan Hải quan sẽ có vai tròquan trọng gắn liền với quyền cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ được thể hiện:- Vai trò của cơ quan Hải quan trong việc thoả thuận giải quyết vụ án:Trong giai đoạn toà án thụ lý vụ án, đưa vụ án ra xét xử tại toà hànhchính, thực hiện nguyên tắc “tôn trọng sự thoả thuận” theo quy định tại điểm đkhoản 2, Điều 20 quy định các đương sự có quyền “Thoả thuận với nhau vềviệc giải quyết vụ án hành chính, nếu thoả thuận đó không trái pháp luật”, trongquá trình giải quyết vụ án, Toà án tiến hành cho các bên tự hoà giải, trong quátrình xét xử vụ án hành chính toà án cho các bên được quyền thương lượng giảiquyết vụ án thông quan thoả thuận nếu các quyền cũng như nghĩa vụ của cácbên có thể tự giải quyết được mà không cần thông qua quá trình xét xử của toàán: “người khởi kiện có quyền rút một phần hoặc toàn bộ nội dung đơn kiện.Bên bị kiện có quyền sửa đổi hoặc huỷ bỏ quyết định hành chính, khắc phụchành vi hành chính bị khiếu kiện” khoản 1 Điều 20 Pháp lệnh thủ tục giải quyếtcác vụ án hành chính năm 1996. Vai trò của cơ quan Hải quan nếu được thểhiện, phát huy trong quá trình tố tụng này sẽ góp phần đưa vụ án nhanh chóngđược giải quyết, tránh được sự phức tạp, kéo dài trong giải quyết vụ án khi vụán bị kháng cáo, kháng nghị sau khi được xét xử sơ thẩm mà các bên đương sựcho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của họ chưa được đảm bảo bằng các quyếtđịnh hoặc bản án của toà án.- Vai trò của cơ quan Hải quan trong việc bảo vệ các quyền, lợi ích hợppháp trong các quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu kiện.Cơ quan Hải quan có những quyền của một bên tham gia tố tụng hànhchính. Vì vậy, với tư cách tham gia tố tụng là bên bị kiện thì cơ quan Hải quancó quyền được biết mình bị kiện về việc gì và người kiện mình là ai. Mặt khác,chỉ khi cơ quan Hải quan là bên bị kiện biết được mình bị kiện về việc gì vàbao giờ Toà án mới xét xử thì sẽ làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ của mìnhkhi tham gia tố tụng, từ đó mới có điều kiện chuẩn bị các tài liệu, chứng cứ vàlý lẽ chứng minh tính đúng đắn của quyết định hành chính của mình (thu thậptài liệu, chứng cứ, nhờ luật sư giúp đỡ…).Tham gia với tư cách là bị đơn trong vụ án hành chính, cơ quan Hải quancó quyền xuất trình chứng cứ, đưa ra lý lẽ và tranh luận trước Toà để bác bỏyêu cẩu của bên kiện, chứng minh tính hợp pháp của quyết định hoặc hành vihành chính của mình.Có nghĩa vụ có mặt theo giấy triệu tập của Toà án, thực hiện các yêu cầucủa Toà án như cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung vụkiện để khẳng định tính đúng đắn trong các quyết định hành chính, hành vihành chính.4.3- Các sai sót mà Toà thường dùng huỷ quyết định hành chínhTrong thực tế, Toà án hành chính thường huỷ quyết định hành chính làdo các sai sót sau: căn cứ pháp lý của quyết định hành chính sai; hình thức vàmức độ xử phạt sai; thể thức văn bản sai; thẩm quyền ban hành không đúng;trình tự, thủ tục sai (quy định trong văn bản luật và văn bản hướng dẫn) và thờihạn, thời hiệu không đúng. Do đó, khi ban hành các quyết định hành chính cầnphải lưu ý như các trình bày nêu trên để hạn chế việc huỷ quyết định của Toà.Chính những thiếu sót về hình thức, nội dung và thẩm quyền như đã nêuở các phần nói trên là sơ hở của cơ quan hải quan để tổ chức, cá nhân khiếu nạihoặc khởi kiện ra Toà và thắng kiện. Bên cạnh đó, việc thực hiện không thựchiện đúng chức trách, nhiệm vụ quyền hạn của CBCC Hải quan thông qua hànhvi được là hoặc không được làm cũng là hệ quả dẫn đến việc khiếu nại và khiếukiện hành chínhTrong phạm vi đề tài này, chúng tôi cho rằng biện pháp quan trọng nhấtđể loại bỏ các vụ kiện quan trọng hơn nhiều so với thắng kiện. Một trongnhững biện pháp quan trọng đó là nâng cao hiệu quả công tác xử lý vi phạmhành chính về hải quan và kịp thời rà soát, kiến nghị cấp có thẩm quyền sửađổi, bổ sung một số quy định, một số biểu mẫu của Ngành để phù hợp với hệthống các luật về Thuế và Hải quan.KẾT LUẬNTrong giai đoạn hiện nay, Đảng, Nhà nước ta rất quan tâm đến việc giảiquyết khiếu nại, tố cáo của các cấp, các ngành. Việc thành lập Toà án hànhchính để thụ lý, xét xử các khiếu nại hành chính là nhằm đảm bảo pháp chế vàkỷ luật trong hoạt động hành chính nhà nước, bảo vệ các quyền, lợi ích hợppháp của công dân, tổ chức... Điều đó cho thấy, trong vụ án hành chính đốitượng xét xử của vụ án hành chính là các tranh chấp liên quan đến luật công.Một bên là nhà nước (cụ thể là các cơ quan hành chính Nhà nước hoặc ngườicó thẩm quyền trong các cơ quan hành chính Nhà nước nhân danh Nhà nước)thực thi công vụ, vì lợi ích chung và với các phương tiện mang tính quyền lực,tính cưỡng chế; còn bên kia là các cá nhân công dân, tổ chức với các lợi ích cụthể, các quyền và nghĩa vụ được Hiến pháp ghi nhận và bảo đảm thực hiện.Trong đó ghi nhận, một Nhà nước pháp quyền và dân chủ phải là một Nhànước trong đó quyền dân chủ của người dân ngày càng được mở rộng và đượctôn trọng trên thực tế. Nhà nước pháp quyền và xã hội công dân cũng đòi hỏimột xã hội mà trong đó pháp luật, kỷ luật được nghiêm chỉnh chấp hành. Cáccơ quan Nhà nước nhất là các cơ quan thực hiện quản lý hành chính nhà nướchoạt động nề nếp, ổn định, loại trừ đến mức thấp nhất các yếu tố có thể làm áchtắc, chậm trễ ảnh hưởng đến quá trình thực thi công vụ, bảo đảm hoạt độngquản lý nhanh nhạy, hiệu quả và hiệu lực sẽ hạn chế đến mức tối đa các khiếukiện hành chính có thể xảy ra. Trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyềnhiện nay, việc hệ thống pháp luật trong nước nói chung và pháp luật hải quannói riêng đang ngày càng hoàn chỉnh, phù hợp với thực tiễn phát triển mangtính toàn diện, thì ngoài việc bảo vệ các quyền và lợi ích của các cá nhân, tổchức, công dân chịu sự quản lý của các cơ quan tổ chức trong nước khi họ thựchiện các quyền mà pháp luật cho phép.Toà án hành chính bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân khỏi mọisự xâm hại từ phía các cơ quan hành chính, những người có chức vụ, quyền hạntrong cơ quan Nhà nước. Thông qua hoạt động xét xử, cũng từ đó Toà hànhchính góp phần giáo dục ý thức pháp luật của các cán bộ, công chức nhà nước,cũng như mọi công dân, nâng cao tính tích cực chính trị của mình trong đấutranh với những vi phạm pháp luật, củng cố lòng tin của nhân dân đối với bộmáy nhà nước. Do vậy, Toà hành chính là cơ chế hữu hiệu giải quyết các khiếukiện hành chính của công dân, cơ quan, tổ chức, là nơi để công dân, tổ chứcthực thiện quyền khiếu nại đã được pháp luật quy định.Như vậy, khi nghiên cứu và đánh giá đối tượng xét xử trong vụ án hànhchính giúp cho chúng ta khi thực thi nhiệm vụ, quyền hạn cần thận trọng đểtránh những sai sót trong thực hiện nhiệm vụ và trong áp dụng pháp luật, đặcbiệt là khi Quốc hội đã ban hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nướcsố 35/2009/QH12 đã quy định cụ thể trách nhiệm bồi thường của Nhà nướctrong hoạt động quản lý hành chính (Điều 13) và Bộ Tài chính đã có Thông tưsố 49/2008/TT-BTC ngày 12/6/2008 hướng dẫn bồi thường thiệt hại cho ngườinộp thuế, người khai hải quan do hành vi VPPL của CBCC Thuế, CBCC Hảiquan trong thi hành công vụ gây ra.Từ nghiên cứu thực tế các vụ kiện hành chính trong ngành Hải quan vàvụ kiện của Công ty cổ phần XNK y tế Việt Nam tại Cục, chúng tôi rút ra đượcmột số kinh nghiệm, những hạn chế thiếu sót trong trong việc ra các các quyếtđịnh hành chính và thực hiện các hành vi hành chính liên quan đến công tácquản lý nhà nước về hải quan. Hy vọng, qua đề tài này sẽ đóng góp thêm kinhnghiệm về công tác xử lý vi phạm hành chính về hải quan và tố tụng trước Toà,góp phần nâng cao hiệu quả công tác xử lý vi phạm pháp luật về hải quan đểgiảm bớt các vụ khiếu nại và các vụ kiện hành chính trong thời gian tới.Do thời gian nghiên cứu có hạn, nên đề tài còn có những hạn chế nhấtđịnh. Rất mong nhận được sự tham gia ý kiến đóng góp ý kiến của các đồng chíđể hoàn thiện đề tài, phục vụ cho công tác chuyên môn nghiệp vụ.Xin trân trọng cám ơn!Thanh Hóa, ngày 31/7/2010TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lầnthứ X, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Hà Nội 2006;2. Luật Hải quan (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2005): Nhà xuất bảnChính trị Quốc gia - Hà Nội 2005;3. Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước: Nhà xuất bản Chính trịQuốc gia - Hà Nội 2010;4. Luật Luật Khiếu nại tố cáo số 09/1998/QH10 ngày 02/12/1998; Luậtsửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo số 26/2004/QH11 ngày15/6/2004; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo số58/2005/QH11 ngày 29/11/2005 và Nghị định 136/2006/NĐ-CP ngày14/11/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khiếunại, tố cáo và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo;5. Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 đã được sửa đổi, bổsung năm 2008; Nghị định 97/2007/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung tại Nghị định số18/2009/NĐ-CP ngày 18/2/2009 của Chính phủ; Thông tư 193/2009/TT-BTCcủa Bộ Tài chính;6. Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính ngày 21/5/1996;Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụán hành chính ngày 25/12/1998;7.Tổng cục Hải quan-Cục Kiểm tra sau thông quan: Hội nghị chuyên đềKTSQ lần thứ 5-Những kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn hoạt động KTSQ năm2009-06/2010, Tài liệu lưu hành nội bộ, Đồng Hới - Quảng Bình tháng 7/2010;8. Tạp chí Nghiên cứu Hải quan, số 11/2009;9. Các báo cáo của Tổng cục Hải quan và một số Cục Hải quan địaphương về công tác xử lý vi phạm và tham gia tố tụng tại Toà án;10. Tham khảo trên mạng Internet một số bài trên Website của Báo Nhândân; Báo Hải quan, Báo điện tử VietNamnet và một số báo điện tử khác...