Đông phương luận lý học PDF

Hiện nay rất nhiều nhà trí thúc đã tiến hành xem xét lại lịch sử nền văn hoá truyền thống của Trung Quốc. Nhìn lại lịch sử Trung Quốc hơn một trăm năm nay, các cường quốc đua nhau xâm lược, quốc nạn liên tiếp xảy ra. Hàng loạt các nhân sĩ, trí thức yêu nước lo cho vận mệnh đất nước và nhân dân, kiên trì bất khuất quyết đi tìm chân lí ở các nước Phương Tây. Còn văn hoá Phương Tây cũng theo các lực lượng quân sự và tôn giáo tràn vào Trung Quốc. Thế là đã dẫn tới cuộc đấu tranh giữa "Trung học" và "Tây học", giữa "cựu học" và "tân học", hoặc "Trung thể Tây dụng" (Trung học là thể, Tây học là dụng") hoặc "toàn bộ Tây hoá". Cuộc tranh luận tuy rất sôi nổi, nhưng đều không giải quyết được vấn đề lớn của Trung Quốc là cứu nước, tự cường (tức là vấn đề cận đại hoá hoặc hiện đại hoá). Cuộc tranh luận đó đã ảnh hưởng và kéo dài mãi đến ngày nay.

Luận lý học có nhiều môn. Đại khái Tam đoạn luận (Syllogisme) là luận lý học Tây phương và nhân minh là luận lý học Đông phương. Hai thứ trên là phương thức biện luận. Có khác là Nhân Minh không có phương pháp diễn dịch (déduction) nhưng lại đầy đủ hơn Tam đoạn luận về phương pháp quy nạp (induction).

Mỗi ngành khoa học đều phân loại theo đối tượng của mình, nhưng trong đó đều có sự liên lạc và cùng đi đến một mục đích chung là hiểu bie1t61 vũ trụ. Tam đoạn luận là phương thức suy diễn, cùng với phương pháp thực nghiệm là hai pháp tắc minh bạch để hướng dẫn tinh thần con người rất đắc lực trong sự nghiên cứu mọi ngành khoa học. Toán học, vật lý học, và hóa học một phần lớn đều dùng phương pháp suy diễn, sinh vật học, xã hội học, tâm lý học đều có thề dùng phương thức thực nghiệm. Vì thế Tam đoạn luận cũng là một viên đá nền tảng văn minh cho khoa học ngày nay.

Còn đứng về phương diện tiến triển của luận lý: Hégel căn cứ vào phương thức suy lý của Aristote tìm ra Biện Chứng Pháp của Luận Lý Duy Tâm. Masx và Engels cho biện chứng pháp ấy là “đảo lập”, biến đổi thành biện chứng pháp duy vật (matérialisme dialectique). Duy vật luận biện chứng là nền triết học, nên học giả gọi đó là triết học của thời kỳ thực nghiệm. Thế là, từ môn luận lý của huyền học tam đoạn luận đã làm nền tảng cho biện chứng pháp ngày nay.

Nhân minh có trước Tam đoạn luận rất sớm, nhưng đến nay vẫn không được phổ cập, không phải là không có duyên cớ.

Đọc ở phần lịch sữ Nhân Minh, ta thấy rõ, tại sao một môn học luận lý có phần đầy đủ hơn Luận Lý Tây Phương mà ít ai biết đến?

Biên giả nhận thấy rắng hiểu được Nhân Minh thì dễ, mà áp dụng Nhân Minh thì khó. Nhưng cái khó quen đi sẽ thành cái dễ.

Trong công việc này, biên giả đã cố gắng nhiều và nếu bạn đọc thấy dễ hiểu, ấy là biên giả lấy làm mãn nguyện.

Những danh từ trong đây được giải thích rõ ràng và lặp đi lặp lại nhiều lần để cho bạn đọc được dễ nhớ. Sau cùng có bản kiểm vấn để các học giả kiểm điểm lại sự hiểu của mình.

Ở đây, biên giả xin cám ơn các bạn đã cho nhiều tài liệu quý hóa để làm công việc này. Biên giả lại xin thành tâm trong mong sự bổ chính của các bạn học giả hiện tại và tương lai.

Luận-lý-học có nhiều môn. Đại khái, tam-đoạn-luận (syllogisme) là luận-lý-học Tây-phương và nhân-minh là luận-lý-học Đông-phương. Hai thứ đều là phương-thức biện-luận. Có khác là Nhân-minh không có phương-pháp diển-dịch (déduction) nhưng lại đầy đủ hơn tam-đoạn-luận về phương-pháp quy-nạp (induction).
Nhân-minh có trước tam-đoạn-luận rất sớm, nhưng đến nay vẫn không được phổ cập, không phải là không có duyên cớ.
Đọc ở phần lịch-sử Nhân-minh, ta thấy rõ. Tại sao, một môn học luận-lý có phần đầy đủ hơn luận-lý Tây-phương mà ít ai biết đến?
Biên-giả nhận thấy rằng hiểu được Nhân-minh thì dễ mà áp-dụng Nhân minh thì khó. Nhưng cái khó quen đi sẽ thành ra dễ.
Trong công việc này biên-giả đã cố gắng nhiều và nếu bạn đọc thấy dễ hiểu, ấy là biên-giả lấy làm mãn nguyện..
Những danh từ trong đây được giải thích rõ-ràng và có lặp đi lặp lại nhiều lần để bạn đọc được dễ nhớ. Sau cùng có bản kiểm-vấn để các học giả kiểm điểm lại sự hiểu của mình.
Ở đây, biên-giả xin cám ơn các bạn thân đã cho nhiều tài liệu quý hóa để làm công việc này. Biên giả lại xin thành tâm trông mong sự bổ chính của các bạn học giả hiện tại và tương lai.

Nhất Hạnh