Dụng Bitcoin để góp vốn vào doanh nghiệp được không

Góp vốn điều lệ bằng tiền mặt hay bắt buộc phải chuyển khoản qua tài khoản ngân hàng đang là thắc mắc của rất nhiều cá nhân khi góp vốn kinh doanh vào công ty. Hôm nay, qua bài viết này, Luật sư X sẽ mang đến cho các bạn thông tin đầy đủ và chính xác nhất về việc có được phép góp vốn điều lệ bằng tiền mặt không.

Thông tư 09/2015/TT-BTC

Nghị định số 222/2013/NĐ-CP

Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định khi thành lập công ty. Góp vốn là việc đưa tài sản vào công ty để trở thành chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu chung của công ty. Tổ chức, cá nhân được mua cổ phần của công ty cổ phần; góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn; công ty hợp danh theo quy định của luật doanh nghiệp.

Luật Doanh nghiệp quy định tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.

Đối với doanh nghiệp

Theo khoản 1 điều 3 thông tư 09/2015/TT – BTC; các doanh nghiệp không được sử dụng tiền mặt để thanh toán khi thực hiện các giao dịch góp vốn, mua bán và chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp.

Khi góp vốn vào doanh nghiệp, các doanh nghiệp được sử dụng các hình thức sau:

– Thanh toán bằng Séc;

– Thanh toán bằng ủy nhiệm chi – chuyển tiền;

– Các hình thức thanh toán không sử dụng tiền mặt phù hợp khác.

Đối với cá nhân

Theo công văn 786/TCT – CS có nêu: Quy định doanh nghiệp không được sử dụng góp vốn bằng tiền mặt nhưng không áp dụng bắt buộc đối với cá nhân khi góp vốn vào doanh nghiệp. Theo đó, cá nhân được sử dụng tiền mặt để góp vốn bằng các chứng từ sau:

– Phiếu thu: Nội dung ghi rõ góp vốn kinh doanh vào công ty; Đầy đủ chữ ký và họ tên của người nộp tiền, người thu tiền, người lập phiếu.

– Biên bản kiểm kê tiền mặt;

– Biên bản góp vốn.

Công ty Trách nhiệm hữu hạn

Theo quy định pháp luật, nếu các thành viên không góp đủ vốn, thì sẽ xử lý như sau:

  • Thành viên chưa góp vốn theo cam kết đương nhiên không còn là thành viên của công ty;
  • Thành viên chưa góp vốn đủ phần vốn góp như đã cam kết có các quyền tương ứng với phần vốn góp đã góp;
  • Phần vốn góp chưa góp của các thành viên được chào bán theo quyết định của hội đồng thành viên.

Công ty cổ phần

Theo quy định khi công ty cổ phần góp thiếu vốn như sau:

  • Số cổ phần chưa thanh toán được coi là cổ phần chưa bán và hội đồng quản trị được quyền bán;
  • Công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị mệnh giá số cổ phần đã được thanh toán đủ và thay đổi cổ đông sáng lập trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua theo quy định tại khoản 1 điều này.

Góp vốn điều lệ được quy định theo pháp luật, các doanh nghiệp đăng ký thành lập công ty cần hiểu rõ về hình thức, thời hạn góp vốn điều lệ công ty chính xác nhất.

Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102

Cá nhân được góp vốn bằng tiền mặt không?

Có. Pháp luật chỉ hạn chế góp vốn bằng tiền mặt khi doanh nghiệp này thực hiện việc góp vốn vào doanh nghiệp khác chứ không hạn chế việc góp vốn của cá nhân vào doanh nghiệp.

Thời hạn góp vốn?

Các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm giám sát, đôn đốc thanh toán đủ và đúng hạn các cổ phần các cổ đông đã đăng ký mua

Góp vốn bằng tiền mặt cần những chứng cứ gì?

Phiếu thu: Nội dung ghi rõ: góp vốn kinh doanh vào công tyCó đầy đủ chữ ký của các cá nhân liên quan như: chữ ký người nộp tiền, người thu tiền, người lập phiếu, giám đốc/tổng giám đốc.Biên bản kiểm kê tiền mặt (bảng kiểm đếm số lượng, loại tiền)

Biên bản góp vốn

Doanh nghiệp góp vốn không được dùng tiền mặt? Trường hợp được góp vốn điều lệ bằng tiền mặt? Các hình thức góp vốn vào doanh nghiệp?

Góp vốn được hiểu là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty. Các trường hợp góp vốn bao gồm trường hợp góp vốn để thành lập doanh nghiệp hoặc trường hợp góp thêm vốn điều lệ của doanh nghiệp đã được thành lập. Khi thực hiện góp vốn vào doanh nghiệp thì người góp vốn sẽ trở thành một trong những chủ sở hữu của doanh nghiệp.

Pháp luật doanh nghiệp Việt Nam có quy định tài sản góp vốn vào doanh nghiệp có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật hoặc các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam. Theo đó, đối với vấn đề khi góp vốn vào doanh nghiệp thì việc góp vốn được thực hiện bằng tiền mặt hay chuyển khoản cũng là một vấn đề được rất nhiều người quan tâm.

Dụng Bitcoin để góp vốn vào doanh nghiệp được không

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.6568

Cơ sở pháp lý: 

– Luật doanh nghiệp 2020

– Thông tư 09/2015/TT-BTC

– Nghị định 222/2013/NĐ-CP

1. Doanh nghiệp góp vốn không được dùng tiền mặt:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 222/2013/NĐ-CP quy định về thanh toán bằng tiền mặt thì tiền mặt được hiểu là tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành.

Hiện nay, khi góp vốn vào công ty đã cấm hình thức giao dịch bằng tiền mặt đối với các tổ chức, doanh nghiệp khi thực hiện góp vốn vào các doanh nghiệp khác. Vấn đề này đã được quy định rõ tại Điều 3 Thông tư 09/2015/TT-BTC Hướng dẫn giao dịch tài chính của doanh nghiệp theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 222/2013/NĐ-CP ngày 31/12/2013 của Chính phủ về thanh toán tiền mặt. Cụ thể như sau:

Xem thêm: So sánh thành viên hợp danh và thành viên góp vốn

1.1. Đối tượng áp dụng:

Theo Điều 2 Thông tư 09/2015/TT-BTC  về đối tượng áp dụng thì những đối tượng không được giao dịch bằng tiền mặt khi góp vốn vào công ty bao gồm:

-Các doanh nghiệp;

-Các tổ chức có liên quan trong quan hệ giao dịch được quy định tại Điều 1 Thông tư 09/2015/TT-BTC:  Các doanh nghiệp thực hiện các giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác; và hình thức thanh toán của các doanh nghiệp không phải là tổ chức tín dụng trong quan hệ vay, cho vay và trả nợ vay lẫn nhau trên lãnh thổ Việt Nam.

1.2. Nội dung:

a) Cấm góp vốn vào doanh nghiệp bằng hình thức tiền mặt.

Theo Khoản 1 Điều 3 Thông tư 09/2015/TT-BTC  về hình thức thanh toán trong giao  dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác thì:

Các doanh nghiệp không sử dụng tiền mặt (tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành) để thanh toán khi thực hiện các giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác.

b) Hình thức giao dịch được phép thực hiện của các doanh nghiệp.

Theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 09/2015/TT-BTC  thì khi thực hiện giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác, các doanh nghiệp sử dụng các hình thức sau:

Xem thêm: Quy định về thành viên góp vốn Công ty trách nhiệm hữu hạn

+ Thanh toán bằng Séc;

+ Thanh toán bằng ủy nhiệm chi – chuyển tiền;

+ Các hình thức thanh toán không sử dụng tiền mặt phù hợp khác theo quy định hiện hành.

– Doanh nghiệp khi thực hiện giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác bằng tài sản (không phải bằng tiền) thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.

2. Trường hợp được góp vốn điều lệ bằng tiền mặt:

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì cá nhân có thể góp vốn vào doanh nghiệp bằng tiền mặt. Thanh toán bằng tiền mặt được hiểu là việc sử dụng tiền mặt để trực tiếp chi trả hoặc thực hiện các nghĩa vụ trả tiền khác trong các giao dịch thanh toán theo quy định của pháp luật.

Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Nghị định 222/2013/NĐ-CP quy định về giao dịch tài chính của doanh nghiệp thì các doanh nghiệp không được phép thực hiện thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác. Ngoài ra, các doanh nghiệp không phải tổ chức tín dụng cũng không được phép sử dụng tiền mặt khi vay và cho vay lẫn nhau.

Theo đó, các doanh nghiệp khi thực hiện góp vốn, mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp không được sử dụng hình thức góp vốn bằng tiền mặt. Tuy nhiên, quy định trên này quy định doanh nghiệp không được góp vốn vào doanh nghiệp khác bằng hình thức tiền mặt chứ không quy định việc cá nhân góp vốn vào doanh nghiệp thì không được góp vốn bằng hình thức tiền mặt.

Do đó, cá nhân Việt Nam là đối tượng duy nhất được góp vốn vào công ty bằng tiền mặt khi đăng ký thành lập doanh nghiệp hoặc đăng ký góp thêm vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, đăng ký mua cổ phần chào bán của công ty cổ phần theo quy định của pháp luật. Như vậy, cá nhân khi góp vốn vào các doanh nghiệp có thể góp vốn bằng hình thức tiền mặt, bởi không có quy định nào bắt buộc cá nhân góp vốn vào doanh nghiệp phải qua tài khoản ngân hàng.

Xem thêm: Hình thức góp vốn của doanh nghiệp

Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều ý kiến cho rằng khi cá nhân thực hiện góp vốn vào doanh nghiệp để thành lập doanh nghiệp thì cũng không được góp vốn bằng hình thức tiền mặt mà bắt buộc phải góp vốn qua ngân hàng. Bởi hiện nay Bộ Tài Chính và Tổng Cục Thuế đang tiến tới việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, kế toán của doanh nghiệp. Chính vì vậy, để đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng thì cá nhân góp vốn vào doanh nghiệp nên chọn hình thức thanh toán qua ngân hàng.

Ngoài ra, quy định trên sẽ bị hạn chế nếu trong trường hợp doanh nghiệp tiếp nhận vốn góp của cá nhân thuộc các trường hợp pháp luật có quy định đặc biệt chẳng hạn như trường hợp công ty có vốn nước ngoài phải thực hiện việc quản lý vốn góp và góp vốn thông qua tài khoản vốn đầu tư của công ty. Do đó khi góp vốn vào công ty, các thành viên, cổ đông công ty đều phải thực hiện việc chuyển khoản nếu góp vốn bằng tiền. Trên thực tế, ngân hàng quản lý tài khoản vốn cũng sẽ tiến hành từ chối cho nộp tiền mặt vào tài khoản vốn đầu tư dù người góp vốn là cá nhân Việt Nam.

Trong trường hợp cá nhân góp vốn bằng tiền mặt để mở công ty thì cần phải chuẩn bị các chứng từ sau:

– Phiếu thu: Nội dung của phiếu thu ghi rõ góp vốn kinh doanh vào công ty; phiếu thu phải có đầy đủ chữ ký và họ tên của người nộp tiền, người thu tiền, người lập phiếu.

– Biên bản kiểm kê tiền mặt theo mẫu quy định.

– Biên bản góp vốn theo mẫu quy định.

3. Các hình thức góp vốn vào doanh nghiệp:

Doanh nghiệp cần nhiều nguồn lực khác nhau để có thể tiến hành hoạt động, trong đó quan trọng nhất vẫn là nguồn vốn. Do đó, sau khi thành lập doanh nghiệp, ngoài việc tiến hành sản xuất kinh doanh, thì khi cần thiết chủ sở hữu doanh nghiệp cần phải kêu gọi các nguồn vốn đầu tư khác nhau từ bên ngoài. Góp vốn được hiểu là việc đưa tài sản vào công ty để trở thành chủ sở hữu công ty hoặc các chủ sở hữu chung của công ty. Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020 thì tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật hoặc các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.

Có thể thấy, quy định này đã mở ra một khoảng rộng cho các bên thực hiện việc góp vốn vào doanh nghiệp có thể tự do thỏa thuận xác định những loại tài sản khác được góp vốn… Ngoài ra, các bên cùng nhau tham gia thành lập công ty có thể thực hiện góp vốn vào công ty dưới các hình thức góp vốn bằng tài sản, góp vốn bằng tri thức hoặc hoạt động hay công việc theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: Quy định về định giá tài sản góp vốn theo Luật doanh nghiệp

3.1. Góp vốn bằng tài sản:

Về nguyên tắc, mọi tài sản đều có thể được đem góp làm vốn của công ty, như góp vốn bằng tiền mặt, góp vốn bằng hiện vật hay góp vốn bằng quyền. Để có thể góp vốn vào công ty, các loại tài sản góp vốn phải đáp ứng đủ điều kiện là có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự một cách hợp pháp, bởi bản thân hoạt động góp vốn đã là một hành vi chuyển giao tài sản theo quy định của pháp luật dân sự, do đó tài sản góp vốn phải tuân thủ những quy tắc chung có liên quan đến việc chuyển giao tài sản. Cụ thể:

– Tài sản góp vốn là tiền mặt có thể được góp dưới dạng đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ tự do chuyển đổi theo quy định của pháp luật doanh nghiệp.

– Tài sản góp vốn là hiện vật có thể được góp dưới dạng bất động sản, động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc động sản không phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của pháp luật.

– Hình thức góp vốn bằng quyền thường được thể hiện dưới một số dạng như: góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ, quyền hưởng dụng hay sản nghiệp thương mại. Trong đó:

+ Đối với quyền sở hữu theo Luật sở hữu trí tuệ bao gồm quyền sở hữu công nghiệp, bao gồm quyền sở hữu về sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại hoặc bí mật kinh doanh…; quyền tác giả; quyền đối với giống cây trồng…và các quyền khác theo quy định của pháp luật.

+ Đối với quyền hưởng dụng, khác với góp vốn bằng tài sản, việc góp vốn vào doanh nghiệp có thể được thực hiện bằng hình thức góp vốn bằng quyền hưởng dụng tài sản. Theo đó, người góp vốn vào công ty chỉ cho công ty được quyền dùng tài sản mà người góp là chủ sở hữu và thu lợi từ tài sản đó và công ty không có quyền định đoạt đối với tài sản đó. Hình thức góp vốn này có những đặc điểm giống với cho thuê tài sản trong pháp luật dân sự.

+ Đối với sản nghiệp thương mại, thì bao gồm cả yếu tố hữu hình (ví dụ như hệ thống cửa hàng, hàng hóa, máy móc, xe cộ cũng như các vật dụng khác) và yếu tố vô hình (ví dụ như mạng lưới khách hàng, mạng lưới cung ứng dịch vụ, thương hiệu…) theo quy định của pháp luật.

3.2. Góp vốn bằng tri thức:

Hình thức góp vốn bằng tri thức có thể được hiểu là việc góp vốn bằng chính khả năng của cá nhân góp vốn vào doanh nghiệp bằng những khả năng chuyên môn và kiến thwusc tích lũy như khả năng nghiên cứu sản phẩm, nghiên cứu thị trường, chế tác, tổ chức sản xuất, kinh doanh, các phản ứng nhạy bén với thị trường… của cá nhân đó.

Xem thêm: Thủ tục góp vốn trong công ty TNHH hai thành viên trở lên

Người góp vốn vào doanh nghiệp bằng tri thức phải đảm bảo yêu cầu sẽ mang tri thức của mình ra để phục vụ một cách mẫn cán và trung thực cho lợi ích của công ty, hay còn gọi là cho trái chủ là công ty do chính người đó cam kết lập ra theo quy định. Tuy nhiên việc góp vốn vào doanh nghiệp bằng tri thức sẽ mang lại khó khăn trên nhiều phương diện như: tính trị giá phần vốn góp để chia sẻ quyền lợi công ty cho cá nhân góp vốn bằng tri thức hoặc chứng minh sự vi phạm về nghĩa vụ của người góp vốn.

3.3. Góp vốn bằng hoạt động hay công việc:

Việc góp vốn vào doanh nghiệp bằng hoạt động hay công việc được hiểu là việc cam kết thực hiện những hành vi cụ thể có thể trị giá được bằng tiền. Chẳng hạn như người thợ gốm lành nghề có thể dùng khả năng và công sức của mình làm vốn góp ban đầu vào công ty, hay chảng hạn như một ca sĩ có thể dùng hành động là biểu diễn ca nhạc để thu lợi nhuận về cho công ty và qua đó hưởng lợi nhuận, đây được coi là hình thức góp vốn bằng hoạt động hoặc công việc.

Cũng giống với hình thức góp vốn bằng tri thức, hình thức góp vốn bằng sức lao động khiến người góp vốn bị ràng buộc vào nghĩa vụ mẫn cán và trung thực đối với công ty.