Dưỡng nhi là gì

Bác sĩ Hoàng Thị Diễm Tuyết, Phó giám đốc Bệnh viện Từ Dũ TP.HCM, cho biết ba em bé được chuyển ra phòng dưỡng nhi là hai bé trai và một bé gái có cân nặng lần lượt là 2 kg; 1,8 kg và 1,5 kg.

Hai bé còn lại (một bé trai, một gái, đều nặng 1,3 kg) do còn yếu nên vẫn phải nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt. Cả hai bé đều nằm lồng ấp, được soi đèn và hỗ trợ thở oxy.

Hiện tình trạng vàng da của hai bé cũng đã bớt. Tuy nhiên, bác sĩ chưa thể xác định được thời gian cai lồng ấp cho hai bé này.

Mỗi ngày, các bé vẫn uống 8 cữ sữa, với 20 ml sữa/ngày. Vì hiện chị Thư chưa có sữa nên các bé vẫn phải bú sữa ngoài.

Bên cạnh đó, Khoa Dưỡng nhi sẽ hướng dẫn cho gia đình sản phụ sinh năm này cách chăm sóc, nuôi dưỡng các bé.

Theo bác sĩ Tuyết, việc chăm sóc đến ba trẻ sơ sinh non tháng một lúc không hề đơn giản, cần một chế độ đặc biệt.

"Nếu gia đình đủ khả năng trông nom, ba bé có thể về với mẹ. Trong điều kiện gia đình chưa sắp xếp được, các bé sẽ nằm lại Khoa Dưỡng nhi thêm một thời gian nữa", bác sĩ Tuyết nói.

Mặt khác, dù sức khỏe năm bé hiện nay tạm ổn nhưng các bé vẫn phải đối diện với rất nhiều nguy cơ của trẻ sinh non. Bác sĩ Tuyết cho biết, suốt hai năm đầu đời, năm em bé vẫn phải được bệnh viện theo dõi sát sao, đặc biệt là kiểm tra về phản xạ, khả năng thị giác, thính giác, với lịch tái khám định kỳ mỗi tháng một lần.

Nguyên Mi

>> Ca sinh 5 kỳ diệu tại Bệnh viện Từ Dũ
>> Ca sinh 4 bé gái hiếm gặp ở VN
>> Sản phụ sinh mổ có thể xuất viện sau một hoặc hai ngày
>> Cấp cứu sản phụ sinh đôi bị đờ tử cung
>> Cứu sống sản phụ nhau bong non thể nặng

Ngành Điều dưỡng Nhi khoa là một trong những ngành chính của hệ thống y tế, thực hiện nhiệm vụ chăm sóc và phòng ngừa bệnh tật cho trẻ em. Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn tìm hiểu rõ hơn về nhiệm vụ và chức năng của khoa y.

Dưỡng nhi là gì
 Điều dưỡng Nhi khoa là một nghề chủ lực trong hệ thống Y tế

Tìm hiểu về chức năng, nhiệm vụ của Điều dưỡng Nhi khoa

Khoa Nhi là một trong những khoa chủ lực trong hệ thống y tế, Điều dưỡng khoa Nhi có nhiệm vụ chính là chăm sóc sức khỏe của trẻ em, hỗ trợ giúp trẻ phát triển tốt nhất về thể chất và tinh thần.

Chức năng của Điều dưỡng Nhi khoa

  • Thực hiện chăm sóc và hỗ trợ điều trị các bệnh lý trên bệnh Nhi, tuyên truyền phổ biến kiến thức về chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ em đến cộng đồng và đặc biệt các bậc phụ huynh đang có con nhỏ.
  • Xây dựng các quy trình phòng bệnh cho trẻ em và giáo dục kiến thức chăm sóc sức khỏe đến cộng đồng.

Nhiệm vụ của Điều dưỡng Nhi khoa

  • Tổ chức đoán tiếp các bệnh Nhi, bố trí vào các buồng khám thích hợp, tiến hành phố biến kiến thức chăm sóc sức khỏe khoa học cho bệnh nhân và người nhà.
  • Hỗ trợ bệnh nhân và bác sĩ trong suốt quá trình bệnh nhân điều trị tại bệnh viện. Người điều dưỡng sẽ đóng vai trò trung gian truyền đạt thông tin từ bác sĩ đến người chăm sóc trẻ và ngược lại, thực hiện y lệnh của bác sĩ.
  • Thực hiện các liệu pháp tâm lý, hỗ trợ cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ em.

 Các phẩm chất cần có của một Điều dưỡng Nhi khoa

Diều dưỡng Nhi khoa là một chuyên khoa đặt biệt vì đối tượng được chăm sóc là trẻ em, vì vậy để công tác tốt trong vị trí này đòi hỏi người Điều dưỡng phải có những tố chất sau đây:

  • Có lòng vị tha, yêu thương trẻ em
  • Nắm bắt được tâm sinh lý của từng độ tuổi trẻ em
  • Kiến thức cũng như kỹ thuật chuyên môn phải vững, vì đây là đối tượng đặc biệt dễ bị tổn thương, sức chịu đựng kém nên đòi hỏi người Điều dưỡng khi chăm sóc phải thận trọng trong từng thao tác.
  • Trang phục gọn gàng, sạch sẽ, tác phong nhanh nhẹn nhưng phải mềm mại, dịu dàng.
Dưỡng nhi là gì
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo ngành Điều dưỡng Nhi khoa

Học Ngành Điều dưỡng Nhi khoa tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn

Nếu bạn đam mê ngành Y và đặc biệt yêu thích trẻ em thì chọn theo học ngành Điều dưỡng Nhi khoa là một lựa chọn không thể phù hợp hơn. Có rất nhiều trường đạo tạo ngành Điều dưỡng Nhi khoa, nhưng nhắc đến nên đào tạo uy tín phải kể đến Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, đây là một trong những ngôi trường chuyên đào tạo các ngành Y dược và đặc biệt là ngành Điều dưỡng Nhi khoa với hơn 12 năm kinh nghiệm cùng đội ngũ giảng viên ưu tú, cơ sở vật chất được đầu tư khang trang… Được nhiều thí sinh và phụ huỳnh lựa chọn theo học hàng năm.

Thí sinh muốn đăng ký xét tuyển hãy để lại thông tin Tại đây

Hotline tư vấn: 0886138613

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Cao Thị Thanh - Bác sĩ Nhi - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng. Bác sĩ Thanh đã có thời gian công tác 25 năm trong điều trị các bệnh lý Nhi sơ sinh.

Kiểm tra sức khỏe trẻ sinh non bằng các xét nghiệm đóng vai trò rất quan trọng. Những xét nghiệm này giúp xác định vấn đề của bé đang gặp phải và nên thực hiện điều trị như thế nào, xác định hiệu quả điều trị ra sao.

Đây là một trong những chỉ định thường xuyên nhất được thực hiện tại khoa Chăm sóc nhi sơ sinh (NICU). Xét nghiệm máu cung cấp nhiều thông tin quan trọng về tình trạng của trẻ sơ sinh và cảnh báo cho các bác sĩ về các vấn đề tiềm ẩn trước khi tình trạng của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn. Mục đích thực hiện xét nghiệm máu ở trẻ sơ sinh là để:

  • Kiểm tra xem trẻ có bị thiếu máu hoặc mức độ bilirubin của trẻ quá cao hay không. Bilirubin hình thành khi các tế bào hồng cầu bị phá vỡ. Vàng da xuất hiện khi gan không thể loại bỏ bilirubin khỏi máu.
  • Kiểm tra xem trẻ có bị lượng đường trong máu thấp (hạ đường huyết), mất cân bằng muối hoặc nước, hoặc nhu cầu dinh dưỡng (chẳng hạn như các vấn đề về protein hoặc chức năng gan và thận). Tất cả đều có thể gây ra vấn đề nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
  • Xác định trẻ có bị nhiễm trùng hay không và nên dùng loại kháng sinh nào phù hợp để điều trị.
  • Đo nồng độ khí trong máu (oxy và carbon dioxide). Nếu trẻ bị ốm nặng, trẻ có thể cần xét nghiệm máu vài lần một giờ để theo dõi các mức độ khí này trong máu. Loại xét nghiệm máu này có thể được thực hiện trên mẫu máu được lấy từ động mạch vì động mạch mang oxy đến tất cả các bộ phận của cơ thể. Mẫu máu cũng có thể được lấy từ động mạch ở cổ tay hoặc bàn chân, hoặc qua ống thông rốn nếu trẻ sơ sinh có ống thông tại chỗ.

Trẻ sơ sinh có thể được xét nghiệm máu để kiểm tra khí máu ngay sau khi nhập viện NICU để xem liệu bé có cần thêm oxy hoặc thở máy hay không. Xét nghiệm này được lặp lại thường xuyên để xem liệu trẻ có được cung cấp đủ oxy hay không hoặc nếu không, thì mức độ cần được điều chỉnh là bao nhiêu.

Xét nghiệm sàng lọc sơ sinh

Xét nghiệm sàng lọc sơ sinh còn được gọi là xét nghiệm PKU hoặc NBS, phương pháp này được thực hiện bằng cách đâm vào gót chân của trẻ sơ sinh để lấy một vài giọt máu đặt trên giấy lọc. Kỹ thuật này kiểm tra trẻ sơ sinh về các rối loạn di truyền nghiêm trọng. Với các công nghệ mới ngày này đã có thể kiểm tra nhiều rối loạn cùng một lúc.

Dưỡng nhi là gì

Xét nghiệm sàng lọc sơ sinh kiểm tra trẻ sơ sinh về các rối loạn di truyền nghiêm trọng

Chụp CT là một hình thức hình ảnh tiên tiến thường có thể tạo ra hình ảnh mô trong cơ thể có độ chính xác cao hơn so với chụp X-quang hoặc siêu âm. Kỹ thuật này tập trung một chùm năng lượng vào mô mà bác sĩ muốn kiểm tra và sử dụng máy tính để tạo ra hình ảnh hai chiều. Trẻ sơ sinh sẽ cần được đưa đến khoa X quang và có thể được dùng thuốc an thần (để bé không cử động) trong quá trình thực hiện kỹ thuật chẩn đoán này.

Siêu âm tim

Đây là một hình thức siêu âm chuyên biệt được sử dụng để kiểm tra các vấn đề ở tim. Kỹ thuật này có thể phát hiện các vấn đề về cấu trúc (khuyết tật tim) và các vấn đề về cách thức hoạt động của tim.

Chụp cộng hưởng từ (MRI)

Cũng giống như chụp CT, kỹ thuật MRI có thể tạo ra hình ảnh rất chi tiết về cơ quan/bộ phận của cơ thể mà có thể khó nhìn thấy trên X-quang hoặc siêu âm. Tuy nhiên, MRI cho hình ảnh chi tiết hơn chụp CT do sử dụng nam châm mạnh và máy tính để tạo ra hình ảnh.

Kỹ thuật này không đau và an toàn cho trẻ sơ sinh do không sử dụng tia X. Trẻ sơ sinh sẽ được chuyển đến khoa X quang để làm kỹ thuật chẩn đoán này và có thể phải dùng thuốc an thần.

Dưỡng nhi là gì

Khi thực hiện kỹ thuật này, trẻ có thể phải dùng thuốc an thần

Siêu âm được sử dụng để chụp các hình ảnh về các cơ quan của trẻ bằng sóng âm thanh và không phải tia X. Một thiết bị cầm tay nhỏ được gọi là đầu dò được đặt trên trên khu vực mà bác sĩ muốn khám.

Kỹ thuật siêu âm không đau và được thực hiện tại lồng ấp của trẻ sơ sinh. Bên cạnh đó, kỹ thuật này thường được thực hiện để xác định xem trẻ có bị chảy máu não hay không. Siêu âm đầu (head sonogram) là kỹ thuật chẩn đoán thường quy để kiểm tra và đánh giá tình trạng chảy máu trong não.

Chụp X-quang

Chụp X-quang cung cấp hình ảnh về phổi và các cơ quan nội tạng khác của trẻ. Những hình ảnh này giúp bác sĩ lập kế hoạch điều trị và theo dõi sự tiến triển của trẻ.

Nếu trẻ có vấn đề về hô hấp nghiêm trọng, bác sĩ có thể sẽ chỉ định thực hiện chụp X-quang phổi mỗi ngày. Trẻ sẽ tiếp xúc với một ít bức xạ từ những tia X này, nhưng lượng bức xạ rất thấp nên không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé ở thời điểm hiện tại hoặc trong tương lai.

Trẻ sơ sinh cũng không cần phải chuyển đến khoa X quang để làm thực hiện kỹ thuật này, thay vào đó, trẻ sẽ được chụp x-quang ngay tại lồng ấp.

Kiểm tra nghe

Trẻ sinh non và trẻ bị bệnh khác có nhiều nguy cơ mắc các vấn đề về thính giác. Trước khi con bạn về nhà, bé có thể sẽ có một loại bài kiểm tra thính giác được gọi là "bài kiểm tra phản ứng kích thích thính giác thân não".

Một chiếc tai nghe nhỏ sẽ được đặt vào tai để truyền âm thanh. Các cảm biến nhỏ được gắn vào đầu của trẻ sẽ chuyển tiếp thông tin đến một máy đo hoạt động điện trong não của trẻ để phản ứng với âm thanh.

Bác sĩ của con bạn sẽ thảo luận về kết quả kiểm tra thính giác với bạn, bao gồm cả việc liệu có cần thiết phải chăm sóc theo dõi hay không. Nếu em bé của bạn phản ứng bình thường, có lẽ bé có thính giác bình thường. Điều quan trọng là phải phát hiện sớm các vấn đề về thính giác để ngăn ngừa các vấn đề về lời nói và ngôn ngữ.

Trẻ sinh non và trẻ bị bệnh khác có nhiều nguy cơ mắc các vấn đề về thính giác. Trước khi trẻ được về nhà, bé có thể sẽ cần thực hiện kiểm tra thính giác được gọi là "xét nghiệm đánh giá phản ứng kích thích thính giác của thân não" (brainstem auditory evoked response test).

Một chiếc tai nghe nhỏ sẽ được đặt vào tai để truyền âm thanh. Các cảm biến nhỏ được gắn vào đầu của trẻ sẽ chuyển tiếp thông tin đến một máy đo hoạt động điện trong não của trẻ về cách nào phản ứng với âm thanh.

Bác sĩ sẽ thảo luận về kết quả kiểm tra thính giác với phụ huynh, bao gồm cả việc liệu có cần thiết phải chăm sóc theo dõi hay không. Nếu kết quả cho thấy phản ứng bình thường, có lẽ trẻ có thính giác bình thường. Tuy nhiên, bố mẹ mẹ vẫn cần theo dõi để sớm phát hiện các vấn đề về thính giác để ngăn ngừa các vấn đề về lời nói và ngôn ngữ sau này.

Bệnh võng mạc trẻ sinh non (Retinopathy of prematurity - ROP)

Những em bé được sinh ra vào hoặc trước 30 tuần tuổi thai hoặc cân nặng dưới 1.500 gram thường phải thực hiện xét nghiệm để phát hiện bệnh lý bệnh võng mạc trẻ sinh non.

Bác sĩ nhãn khoa nhi sẽ kiểm tra mắt của trẻ bằng một ống soi đặc biệt (kính soi mắt). Trước khi khám, bác sĩ sẽ nhỏ thuốc vào mắt trẻ để bác sĩ có thể nhìn thấy võng mạc của em và xác định xem các mạch máu có phát triển bình thường hay không.

Nếu trẻ có bất kỳ dấu hiệu nào của ROP, bác sĩ sẽ bắt đầu lập phác đồ điều trị cần thiết phải thực hiện cho trẻ.

Xét nghiệm nước tiểu

Giống như xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu có thể cho biết rất nhiều về tình trạng tổng thể của trẻ. Xét nghiệm nước tiểu có thể giúp xác định xem thận hoạt động tốt như thế nào và liệu trẻ có bị nhiễm trùng hay không.

Dưỡng nhi là gì

Giống như xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu có thể cho biết rất nhiều về tình trạng tổng thể của trẻ

Trẻ được cân ngay sau khi sinh, sau đó ít nhất một lần một ngày trẻ sẽ được cân lại khi trẻ đang ở trong NICU. Đừng lo lắng nếu trẻ bị giảm cân trong những ngày hoặc tuần đầu tiên sau khi sinh. Điều này là bình thường, đặc biệt là đối với cân nặng trẻ sơ sinh rất nhỏ. Khi một đứa trẻ sinh non bắt đầu tăng cân với tốc độ ổn định, đó là một dấu hiệu cho thấy trẻ đang phát triển tốt.

Điều trị và chăm sóc sức khỏe trẻ sinh non là một trong những kỹ thuật vô cùng phức tạp, nguy cơ rủi ro cao. Tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã từng tiếp nhận và chữa trị thành công nhiều ca trẻ sinh non đặc biệt có trường hợp sinh cực non (trẻ sinh non 24 tuần cân nặng chỉ 600gram). Các ca sinh non đều được tổ chức bài bản dưới sự phối hợp của nhiều chuyên khoa: khoa sản, khoa gây mê và đặc biệt là khoa sơ sinh, khoa nhi. Việc này giúp hạn chế rủi ro và tăng hiệu quả điều trị đối với những vấn đề về sức khỏe mà trẻ sinh non có thể gặp phải.

Nhờ áp dụng kỹ thuật hiện đại cùng tâm huyết của đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng, kết quả điều trị trẻ sinh non tại Vinmec đã thu được những hiệu quả tích cực, cứu sống nhiều ca sinh non tưởng chừng như vô vọng, đem lại hiệu quả tương đương với các quốc gia tiên tiến, khẳng định địa chỉ cứu sống trẻ sinh non hàng đầu miền Bắc.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM: