Equity trong kế toán là gì

Vốn chủ sở hữu (Equity) là các nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp và các thành viên trong công ty liên doanh hoặc các cổ đông trong các công ty cổ phần.

Là một trong những nguồn tài trợ thường xuyên trong doanh nghiệp. Chỉ khi nào đơn vị ngừng hoạt động hoặc phá sản, lúc này đơn vị phải dùng tài sản của đơn vị, trước hết ưu tiên thanh toán cho các chủ nợ, sau đó tài sản còn lại mới chia cho các chủ sở hữu theo tỷ lệ vốn góp của họ.

Vậy equity là gì : hiểu đơn giản thì equity sẽ bằng tổng tài sản của doanh nghiệp trừ đi nợ phải trả.

2. Vốn chủ sở hữu bao gồm những gì?

Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh các khoản vốn kinh doanh thuộc sở hữu của cổ đông, thành viên góp vốn, như: Vốn đầu tư của chủ sở hữu, các quỹ trích từ lợi nhuận sau thuế và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, chênh lệch đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỷ giá…

3. Công thức, cách tính vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ

3.1. Công thức tính

Trong kế toán, equity là sự khác biệt giữa giá trị của tài sản và giá trị của các khoản nợ của một doanh nghiệp hay một chủ thể nào đó. Nó được điều chỉnh theo phương trình sau:

Equity trong kế toán là gì

3.2. Phân biệt vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ

  • Vốn điều lệ

Vốn điều lệ là số vốn do thành viên, cổ đông công ty đống góp hoặc cam kết đống góp trong thời hạn nhất định. Số vốn này được quy định trong điều lệ công ty. Trên báo cáo tài chính, nó có tên gọi là Vốn cổ phần.

Vốn cổ phần là cơ sở để xác định tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên trong doanh nghiệp. Qua đó, làm cơ sở để phân chia quyền, lợi ích và nghĩa vụ giữa các cổ đông.

Vốn điều lệ chỉ được phép thay đổi khi có sự đồng ý của cổ đông. Ví dụ như việc huy động tăng thêm vốn hay không, sẽ phải được đưa ra thảo luận trong Đại hội cổ đông…

  • Vốn chủ sở hữu

Là tất cả số vốn thuộc về cổ đông. Được cấu thành từ Vốn điều lệ, Lợi nhuận chưa phân phối, và các nguồn khác. Như vậy, vốn chủ sở hữu có quy mô lớn hơn so với vốn điều lệ.

4. Nguồn vốn chủ sở hữu (vcsh) là gì?

Với các loại hình doanh nghiệp khác nhau, vcsh cũng được hình thành từ các nguồn khác nhau. Ở Việt Nam hiện nay có các loại hình như sau:

  • Đối với doanh nghiệp nhà nước: Vốn hoạt động do nhà nước cấp hoặc đầu tư. Do đó, chủ sở hữulà nhà nước.
  • Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH): vốn được hình thành do các thành viên tham gia thành lập công ty đóng góp. Do đó các thành viên này chính là chủ sở hữu.
  • Đối với công ty cổ phần: Vốn được hình thành từ các cổ đông. Do vậy, chủ sở hữu ở đây là các cổ đông.
  • Đối với công ty hợp danh: Vốn được đóng góp bởi các thành viên tham gia thành lập công ty. Các thành viên này là các chủ sở hữu. Công ty hợp danh là doanh nghiệp phải có ít nhất hai thành viên hợp danh và có thể có thành viên góp vốn.
  • Đối với doanh nghiệp tư nhân: Vốn của doanh nghiệp là do chủ doanh nghiệp đóng góp. Vì thế, chủ sở hữu đương nhiên là chủ doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình.
  • Đối với doanh nghiệp liên doanh (có thể bao gồm các công ty liên doanh hoặc các xí nghiệp liên doanh): Việc liên doanh có thể được tiến hành giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau hoặc doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài.

5. Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu, vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản

5.1. Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu (D/E)

Tỉ số nợ trên vốn chủ sở hữu (Debt-To-Equity Ratio – D/E) là tỉ lệ tài chính cho biết tỉ lệ tương đối của vốn cổ đông và nợ được sử dụng để tài trợ cho tài sản của công ty.

  • Công thức tính

Tỉ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu (D/E) được tính bằng cách chia tổng nợ phải trả của công ty cho vcsh của cổ đông. Những con số này có sẵn trong báo cáo tài chính của công ty.

Equity trong kế toán là gì

Tỉ số nợ trên VCSH > 1 có nghĩa là tài sản của doanh nghiệp được tài trợ chủ yếu bằng các khoản nợ.

Tỉ số này < 1 có nghĩa là tài sản của doanh nghiệp được tài trợ chủ yếu bằng vốn chủ sở hữu.

  • Ý nghĩa của tỉ số D/E

Tương tự như Tỷ số nợ vay trên VCSH, nhưng tử số bao gồm tất cả các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp.

Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu (D / E) so sánh tổng nợ phải trả của công ty với vcsh của cổ đông và có thể được sử dụng để đánh giá mức độ sử dụng đòn bẩy của một công ty.

Tỷ lệ đòn bẩy cao có nghĩa là công ty sử dụng nhiều nợ để tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình và tối đa hóa lợi nhuận, tuy nhiên, việc sử dụng quá nhiều nợ sẽ khiến công ty hoặc cổ phiếu của công ty đó có mức độ rủi ro cao hơn.

Khi sử dụng chỉ số này các nhà đầu tư cần so sánh với tỷ số bình quân toàn ngành và các doanh nghiệp cùng ngành.

5.2. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản

“Hệ số tài sản trên vốn chủ sở hữu” là chỉ tiêu phản ánh mức độ đầu tư tài sản của doanh nghiệp bằng vốn chủ sở hữu. Trị số của chỉ tiêu này nếu càng lớn hơn 1, chứng tỏ mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp càng giảm dần vì tài sản của doanh nghiệp được tài trợ chỉ một phần bằng vcsh và ngược lại, trị số của chỉ tiêu “Hệ số tài sản trên vcsh ” càng gần 1, mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp càng tăng vì hầu hết tài sản của doanh nghiệp được đầu tư bằng vcsh. Chỉ tiêu này được tính như sau:

Equity trong kế toán là gì

6. Phân biệt tài sản và nguồn vốn

Để phân biệt được tài sản và nguồn vốn cần hiểu rõ sự hình thành của 2 vấn đề này. Cụ thể như sau: vốn (tài sản) của doanh nghiệp lại được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau gọi là nguồn vốn hay có thể hiểu nguồn gốc hình thành của tài sản gọi là nguồn vốn.

Như vậy rõ ràng là tài sản và nguồn vốn chỉ là 2 mặt khác nhau của vốn. Một tài sản có thể được tài trợ từ một hay nhiều nguồn vốn khác nhau và ngược lại một nguồn vốn có thể tham gia hình thành nên một hay nhiều tài sản. Không có bất cứ một tài sản nào mà không có nguồn gốc hình thành, vì vậy mà:

Equity trong kế toán là gì

Tài sản của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng đều được hình thành từ 2 nguồn vốn: nguồn vốn của chủ sở hữu và các món nợ phải trả. Từ đó ta có một kết luận khác:

Equity trong kế toán là gì

7. Vốn chủ sở hữu tăng chứng tỏ nói lên điều gì?

Khi vốn chủ sở hữu tăng chứng tỏ doanh nghiệp có những hoạt động sau đây:

  • Khi chủ sở hữu có đóng góp thêm vốn
  • Vốn tăng khi cổ phiếu phát hành lại cao hơn mệnh giá
  • Tăng khi vốn được bổ sung từ các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu hoặc từ lợi nhuận kinh doanh của Công ty
  • Bao gồm giá trị từ tài trợ, quà biếu, tặng trừ đi thuế phải nộp là số dương được các cấp thẩm quyền cho phép

8. Các câu hỏi khác liên quan

8.1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu

– Vốn góp ban đầu, góp bổ sung của các chủ sở hữu;

– Các khoản được bổ sung từ các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu, lợi nhuận sau thuế của hoạt động kinh doanh;

– Cấu phần vốn của trái phiếu chuyển đổi (quyền chọn chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu);

– Các khoản viện trợ không hoàn lại, các khoản nhận được khác được cơ quan có thẩm quyền cho phép ghi tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu.

8.2. Vốn khác của equity là gì

Tài khoản này phản ánh số vốn kinh doanh được hình thành do bổ sung từ kết quả hoạt động kinh doanh hoặc do được tặng, biếu, tài trợ, đánh giá lại tài sản (nếu các khoản này được phép ghi tăng, giảm Vốn đầu tư của chủ sở hữu

8.3. Lợi nhuận chưa phân phối là gì?

Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối phản ánh kết quả kinh doanh của công ty, doanh nghiệp về việc lãi hay lỗ sau khi đã tính thuế thu nhập doanh nghiệp và tình hình phân chia lợi nhuận của công ty hoặc tình trạng thực tế việc xử lý lỗ của doanh nghiệp.

8.4. Vốn cổ phần là gì?

Vốn cổ phần là số tiền được sử dụng trong công ty của những người góp vốn vào công ty để được hưởng lợi nhuận sau thuế, tức là hưởng một phần lợi nhuận tương ứng của hoạt động kinh doanh. Vốn cổ phần không phải là vốn chủ sở hữu, vì nó là vốn của chủ doanh nghiệp và các thành viên trong công ty liên doanh hoặc các cổ đông trong các công ty cổ phần.

Vốn cổ phần dùng để chỉ phần vốn đã thực góp bằng việc mua, nhận chuyển nhượng cổ phần của công ty cổ phần.

8.5. Shareholders là gì, chủ sở hữu là, stockholder là gì?

Các cách gọi này đều chỉ cổ đông, những người góp vốn hay những người chủ sở hữu của công ty cổ phần.

8.6. Vốn góp của equity, vốn điều lệ, thặng dư vốn cổ phần, mệnh giá cổ phần tiếng anh là gì?

  • Vốn chủ sở hữu tiếng anh là equity.
  • Vốn góp của chủ sở hữu tiếng anh là capital contribution/ contributed capital  và được định nghĩa A capital contribution is a business owner putting their own financial resources or material into their company in order to increase equity capital and improve liquidity.
  • Vốn điều lệ tiếng Anh là Charter capital, cũng có trường hợp từ Authorized capital cũng được dịch là Vốn điều lệ, nhưng phổ biến nhất hiện nay vẫn là Charter capital:  Vốn điều lệ.
  • Thặng dư vốn cổ phần tiếng anh là Equity surplus. Capital surplus is the difference between the share par value and the actual issuance prices.
  • Mệnh giá cổ phần trong tiếng Anh là par value shares. Par value of shares is the value of shares that the company issues shares are recorded on the stock.. Normally, joint stock companies usually have a par value of VND 10,000 per share, which is the minimum par value to offer shares to the public.

8.7. Phân biệt các hình thức sở hữu vốn trong doanh nghiệp

Sau đây là các hình thức sở hữu vốn thường gặp và cũng hết sức quan trọng trong việc sở hữu và sử dụng vốn đúng với quy định của pháp luật.

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (Công ty TNHH MTV)

Theo quy định của Pháp luật Việt Nam, công ty TNHH MTV là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc cá nhân làm chủ sở hữu và chủ sở hữu này sẽ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính khác trong mức vốn điều lệ của doanh nghiệp. Chủ sở hữu công ty không được trực tiếp rút một phần hoặc toàn bộ số vốn đã góp vào công ty mà chỉ được rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn cho tổ chức hoặc cá nhân khác.

  • Doanh nghiệp tư nhân

Chủ sở hữu của Doanh nghiệp tư nhân là một cá nhân duy nhất và tự chịu trách nhiệm toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Bao gồm:

  • Toàn bộ tài sản của Doanh nghiệp và
  • Cả tài sản của chủ Doanh nghiệp (không giới hạn về số vốn mà chủ doanh nghiệp đã đầu tư vào)
  • Công ty cổ phần
  • Vốn điều lệ được chia ra thành nhiều phần bằng nhau theo quy định của Pháp luật được gọi là cổ phần.
  • Những cá nhân hoặc tổ chức là cổ đông có trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài chính khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn mình đã góp.
  • Cổ đông có quyền chuyển nhượng tự do cổ phần, trừ trường hợp về các cổ phần ưu đãi biểu quyết.
  • Hợp tác xã
  • Được góp vốn không quá 20% so với vốn điều lệ của hợp tác xã. (Đối với liên hiệp hợp tác xã thì không quá 30%).
  • Được hợp tác xã cung ứng sản phẩm, dịch vụ theo hợp đồng dịch vụ.
  • Được trả lại vốn góp khi rời khỏi hợp tác xã.

8.8. Cấu trúc, cơ cấu vốn là gì?

Cơ cấu vốn (capital structure) khái niệm này thường dùng để chỉ tỷ trọng các loại vốn hay nguồn vốn của một công ty. Công ty cổ phần có vốn cổ phần thông thường, vốn cổ phần ưu đãi, vốn trái khoán hay vốn vay dài hạn. Cơ cấu vốn cho chúng ta biết tỷ trọng của các loại vốn khác nhau trong tổng số vốn sử dụng. Các công ty cần hiểu rõ cơ cấu vốn để quyết định tỷ lệ vốn vay và vốn sở hữu.

8.9. Tổng vốn đầu tư là gì?

Theo luật đầu tư 2005, Vốn đầu tư là tiền và các loại tài sản được pháp luật công nhận để thực hiện các hoạt động đầu tư theo hình thức đầu tư trực tiếp hoặc đầu tư gián tiếp.

Trước khi tiến hành thực hiện một dự án nhất định thì bắt buộc phải có nguồn vốn để thực hiện được dự án đó, vốn đầu tư dự án được xác định chính là tổng nguồn góp vốn, gồm các khoản như: Vốn điều lệ của công ty, vốn vay, nguồn vốn được huy động từ các cá nhân, tổ chức của công ty được chuẩn bị trước khi triển khai thực hiện dự án.

(Wikinvest biên soạn và tổng hợp từ các trang: Thebank.vn, Luathoangphi,

Luật đầu tư 2005, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân …)

Equity trong kế toán là gì

Wikinvest là nơi cung cấp cho nhà đầu tư kiến thức về tài chính, chứng khoán một cách chính xác, đầy đủ, và toàn diện nhất.

Tất cả các báo cáo hay khuyến nghị từ Wikinvest đều xuất phát từ triết lý “đầu tư giá trị”, kết hợp với quá trình phân tích cẩn trọng và tầm nhìn dài hạn.