Vc trong nước tiểu là gì

1. Urobilinogen  (URO: muối mật)Normal(0.1 -1.0 mg/dL)  Dấu hiệu cho thấy có bệnh lý ở gan hay túi mật Xuất hiện trong bệnh thiếu máu tan huyết, vàng da, bệnh gan mật…  2. Glucose niệu Negative  Xuất hiện trong nước tiểu khi tiểu đường do tụy , do thận, ăn nhiều đường..  3. Bilirubine (BIL: sắc tố mật)Negative  (0.0 -0.5 mg/Dl  Có trong nước tiểu là do gan không lọc được hết các yếu tố này do vậy phải kết hợp so sánh với chức năng gan tại xét nghiệm máu nếu có tăng men gan -> theo dõi viêm gan hoặc tắc mật.  4. ProteinNegative(0.0 – 4.0 mg/dL)  Xuất hiện trong nước tiểu do bệnh liên quan đến thận như suy thận cấp, viêm cầu thận, hội chứng thận hư, bệnh thận đa nang, viêm đài bể thận, bệnh lý ống thận, cao huyết áp lành tính, viêm nội tâm mạc bán cấp, hội chứng suy tim xung huyết…  5.Nitrit (Nitrit): Negative (<0.05 mg/dL)  Vi khuẩn gây nhiễm trùng đường niệu tạo ra 1 loại enzyme có thể chuyển nitrate niệu ra thành nitrite. Do đó nitrite xuất hiện khi nhiễm khuẩn thận, nhiễm trùng tiểu,viêm nội tâm mạc, nhiễm trùng tiểu không triệu chứng.  6. pH 5.0 -8.0  Dùng để kiểm tra xem nước tiểu có tính chất acid hay bazơ Tăng trong nhiễm khuẩn thận, suy thận mạn, hẹp môn vị, ói mửa…  Giảm trong nhiễm ceton do đái đường, tiêu chảy mất nước…  7. Hồng cầu Negative (<10 RWB/uL)  Xuất hiện trong nước tiểu khi viêm thận cấp (ung thư thận, bàng quang, sỏi thận, sỏi tiền liệt..). Viêm cầu thận, hội chứng Wilson, hội chứng thận hư, thận đa nang, viêm đài bể thận, đau quặn thận, nhiễm trùng niệu. Xơ gan viêm nội tâm mạc bán cấp, cao huyết áp có tan huyết ngoại mạch thận, tan huyết nội mạch có tiêu huyết sắc tố. Xuất hiện trong kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ.  8. Tỷ trọng (SG:specific gravity)1.015 -1.025  Tăng: trong nhiễm khuẩn gram (-), giảm ngưỡng thận, bệnh lý ống thận, xơ gan, bệnh lý gan, tiểu đường, nhiễm (keton) do tiểu đường, tiêu chẩy mất nước, ói mửa, suy tim xung huyết. Giảm: trong các bệnh thận như: viêm thận cấp, suy thận mạn, viêm cầu thận, viêm đài bể thận…  9 Bạch cầu (Leukocyte):Negative (< 25 RWB/uL)  Xuất hiện trong nước tiểu khi nhiễm khuẩn thân, nhiễm trùng tiểu, nhiễm trùng không có triệu chứng, viêm nội tâm mạc do vi khuẩn…  10.Thể ceton (KET: ketonic bodies)NegativeKhi chất béo bị phân giải để tạo năng lượng thì cơ thể sẽ tạo ra một chất mới là ketone (hoặc thể ketone). Chất này đi vào trong nước tiểu. Một lượng lớn thể ketone có trong nước tiểu có thể báo hiệu một tình trạng rất nghiệm trọng: đái tháo đường nhiễm ketone acid. Một chế độ ăn ít đường và tinh bột, nhịn đói, hoặc nôn mửa trầm trọng cũng có thể làm ketone xuất hiện trong nước tiểu. (bình thường không có hoặc đôi khi có ở mức độ thấp đối với phụ nữ mang thai)  11. Ascorbic acid (vitamin C)Khi bạn ăn / uống nhiều vitamin C thì sẽ có xuất hiện vitamin C trong nước tiểu. Đây là sự đào thải bình thường khi lượng vitamin cung cấp nhiều hơn so với nhu cầu. Chú ý không dùng quá liều vì tác dụng phụ rất lớn: tăng oxalat niệu, máu, tim mạch, thần kinh, và nếu dùng quá liều có thể dẫn đến: sỏi thận, buồn nôn, viêm dạ dày và tiêu chảy…..

Nhiều người nhận được tờ giấy kết quả xét nghiệm có rất nhiều thông số và các ký hiệu khác nhau và phụ thuộc chờ tư vấn của bác sĩ.. Tuy nhiên, để chủ động hơn thì bạn cũng có thể tìm hiểu cách đọc kết quả xét nghiệm nước tiểu cơ bản qua chia sẻ bên dưới của Alô Xét Nghiêm.

1. Xét nghiệm nước tiểu là gì?

Nước tiểu là một chất lỏng được bài xuất ra khỏi cơ thể qua đường tiết niệu. Chứa phần lớn các chất hóa học là sản phẩm sau quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Các chất hóa học này có thể được nhận dạng và được phân tích bằng phương pháp xét nghiệm phân tích nước tiểu.

Khi nước tiểu có sự thay đổi về tính chất cũng như thành phần thì đó là biểu hiện của sự rối loạn chuyển hóa của cơ thể.

Xét nghiệm nước tiểu giúp các bác sĩ sàng lọc, chẩn đoán các trình trạng như nhiểm khuẩn đường tiết niệu, các bệnh lý, rối loạn chức năng thận, gan, đái tháo đường. Ngoài ra xét nghiệm nước tiểu cũng giúp các bác sĩ theo dõi trình trạng diễn biến của bệnh cũng như đánh giá hiệu quả của việc điều trị.

2. Khi nào thì cần xét nghiệm nước tiểu?

  • Kiểm tra sức khỏe, khám sức khỏe định kỳ
  • Khi có các triệu chứng tổn thương liên quan đến hệ tiết niệu như: đau bụng, tiểu buốt, tiểu rát, tiểu có máu,
  • Khám thai định kỳ

Ngoài ra các bác sĩ thường chỉ định làm xét nghiệm nước tiểu để đánh giá tình trang của bệnh cũng như hiệu quả điệu trị một số bệnh về thận, gan, đái tháo đường.

3. Ý nghĩa 10 chỉ số trong xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu

3.1. Glucose (GLU)

  • Ý nghĩa: Là dấu hiệu thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường. Glucose xuất hiện trong nước tiểu khi giảm ngưỡng thận hoặc có những bệnh lý ống thận, tiểu đường, viêm tuỵ, glucose niệu do chế độ ăn uống;
  • Chỉ số bình thường: < 0.84 mmol/l.

Glucose là một loại đường trong máu, không có trong nước tiểu hoặc có nhưng rất ít. Khi glucose xuất hiện trong nước tiểu, có thể bạn đã mắc bệnh đái tháo đường do đường huyết tăng cao. Đường sẽ bắt đầu được bào tiết ra nước tiểu. Glucose cũng có thể tìm thấy trong nước tiểu khi thận bị tổn thương hoặc có bệnh. Một vài trường hợp khác xuất hiện ở phụ nữ mang thai.

  • Lưu ý: Sự xuất hiện của glucose trong nước tiểu sau khi ăn nhiều thức ăn ngọt là một điều bình thường. Nhưng nếu lượng đường lần xét nghiệm thứ 2 cao hơn lần đầu, đây là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Nếu có các dấu hiệu kèm theo như: mệt mỏi, thường xuyên khát nước, tụt cân.. Bạn nên tiến hành xét nghiệm thêm đánh giá dung nạp glucose để có được kết quả chính xác.

3.2. Billirubin ( BIL)

Kết quả bình thường : Âm tính.

Billirubin có nguồn gốc từ sự thoái hóa của hồng cầu và thải ra khỏi cơ thể qua phân. Bình thường, Billirubin không có trong nước tiểu nên cho kết quả âm tính. Khi gan bị tổn thương do xơ gan, bệnh lý gan, vàng da tắc mật ( dòng chảy của mật từ túi mật bị tắc nghẽ), viêm gan do virus hoặc do ngộ độc thuốc, Billirubin sẽ xuất hiện trong nước tiểu.

3.3. Kentone (KET)

  • Dấu hiệu thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường không được kiểm soát, chế độ ăn ít chất carbohydrate, nghiện rượu, nhịn ăn trong thời gian dài;
  • Bình thường không có hoặc đôi khi có ở mức độ thấp đối với phụ nữ mang thai;
  • Chỉ số bình thường: 2.5-5 mg/dL hoặc 0.25-0.5 mmol/L;
  • Đây là chất được thải ra ở đường tiểu, dấu hiệu nhận biết thai phụ và thai nhi đang thiếu dinh dưỡng hoặc mắc chứng tiểu đường;

Nếu kết quả xét nghiệm nước tiểu phát hiện lượng xeton và dấu hiệu cơ thể đang trong tình trạng thiếu dinh dưỡng hoặc mắc chứng đái tháo đường, tiêu chảy mất nước, nôn mửa, chất Kentone sẽ được thải qua đường nước tiểu. Khi phát hiện lượng Kenton kèm theo các dấu hiệu ăn không ngon, mệt mỏi, bạn nên thư giãn, nghỉ ngơi và ăn uống điều độ hơn.

3.4. Tỷ trọng ( Specific gravity – SG)

Kết quả chỉ số bình thường: 1.015 – 1.025

Chỉ số đánh giá mức độ loãng hay cô đặc của nước tiểu do uống quá nhiều nước hay do thiếu nước. Bên cạnh đó còn báo hiệu tình trạng bệnh của bạn:

Nếu lượng nước tiểu bình thường nhưng tỉ trọng giảm thì là dấu hiệu của bệnh huyết áp. Lượng nước tiểu và cả tỉ trọng đều tăng thì là dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Còn trong trường hợp tình trạng giảm tỉ trọng kéo dài thì rất có khả năng cô đặc nước tiểu của thận, thường gặp trong suy thận mạn.

3.5. Hồng cầu ( Blood – BLD)

  • Ý nghĩa: Hồng cầu xuất hiện trong nước tiểu báo hiệu bạn đã mắc các bệnh: ung thư thận, bàng quang, sỏi thận, sỏi tiền liệt tuyến, viêm cầu thận, xung huyết thận thụ động, hội chứng K Wilson, hội chứng thận hư, thận đa nang, viêm đài bể thận, đau quặn thận, nhiễm trùng niệu, nhiễm khuẩn nước tiểu, nhiễm khuẩn nước tiểu không có triệu chứng, xơ gan viêm nội tâm mạc bán cấp, cao huyết áp có tan huyết ngoại mạch thận, tan huyết nội mạch có tiêu hemoglobin.
  • Kết quả bình thường: Âm tính.

3.6. Độ pH (Độ acid)

Nồng độ pH trong nước tiểu tăng do nhiễm khuẩn thận, pH trong nước tiểu giảm do nhiễm ceton. Có thể do đái tháo đường, tiêu chảy, mất nước.

  • Ý nghĩa: Đánh giá độ acid của nước tiểu.
  • Kết quả: Chỉ số bình thường: 4.8 – 7.4

Độ pH giúp đánh giá độ acid hoặc bazơ có trong nước nước tiểu.

  • pH=4 có nghĩa là nước tiểu có tính acid mạnh.
  • pH=7 là trung tính (không phải acid, cũng không phải bazơ).
  • pH=9 có nghĩa là nước tiểu có tính bazơ mạnh.

3.7. Protein ( PRO – Đạm)

Kết quả khi tổng phân tích nước tiểu cho chỉ số bình thường: < 0.1 g/L

Khi xét nghiệm cho ra kết quả Protein > 0.1 g/L, đó là dấu hiệu liên quan đến các bệnh như viêm thận cấp, bệnh thận do đái tháo đường, bệnh viêm cầu thận cùng vớ đó là hội chứng suy tim, bệnh K Wilson, bệnh cao huyết áp ác tính, hội chứng thận hư, bệnh thận đa nang, viêm đài bể thận, bệnh lý ống thận, bệnh cao huyết áp lành tính, và cùng với đó là viêm nội tâm mạc bán cấp.

Phụ nữ có thai có protein trong nước tiểu lên 0.1 g/L, đây là dấu hiệu thai phụ bị thiếu nước,mẫu xét nghiệm chứa dịch nhầy, nhiễm trùng đường tiểu, tăng huyết áp, có vấn đề ở thận,… Vào giai đoạn cuối thai kỳ, nếu lượng protein nhiều trong nước tiểu, thai phụ có nguy cơ bị tiền sản giật, nhiễm độc huyết. Nếu thai phụ phù ở mặt và tay, tăng huyết áp (140/90mmHg), bạn cần được kiểm tra chứng tiền sản giật ngay. Ngoài ra, nếu chất albumin (một loại protein) được phát hiện trong nước tiểu cũng cảnh báo thai phụ có nguy cơ nhiễm độc thai nghén hoặc mắc chứng đái tháo đường.

3.8. Urobilinogen ( UBG)

Kết quả chỉ số bình thường: < 16.9 µmol/L

Đây là chất tạo thành từ sự thoái hóa của bilrubin, thông thường chất này được thải ra ngoài cơ thể theo phân. Khi kết quả xét nghiệm dương tính với Urobilinogen, bạn có thể bị xơ gan, bệnh lý gan, viêm gan do nhiễm khuẩn, virus, thậm chí còn có thể mắc hiện tượng huỷ tế bào gan, bệnh tắc ống mật chủ, K đầu tụy, và bệnh suy tim xung huyết có vàng da.

3.9. Nitrite (NIT)

Kết quả chỉ số bình thường: Âm tính

Vi khuẩn gây nhiễm trùng đường niệu tạo ra 1 loại enzyme có thể chuyển nitrate niệu ra thành nitrite. Do đó nếu nitrite dương tính trong nước tiểu là tình trạng bị nhiễm trùng đường niệu.

3.10. Bạch cầu ( LEU – Tế bào bạch cầu)

  • Ý nghĩa: Là dấu hiệu giúp phát hiện tình trạng nhiễm trùng đường niệu. Nếu kết quả xét nghiệm sinh hóa nước tiểu dương tính nghĩa là nhiễm trùng đường tiểu, cần vệ sinh sạch sẽ và uống nhiều nước;
  • Bình thường: Âm tính;
  • Lưu ý: Khi xét nghiệm nước tiểu có chứa bạch cầu, thai phụ có thể đang bị nhiễm khuẩn hoặc nấm (có giá trị gợi ý nhiễm trùng tiểu chứ không khẳng định được). Trong quá trình chống lại các vi khuẩn xâm nhập, một số hồng cầu đã chết và đào thải ra ngoài qua nước tiểu. Bạn cần xét nghiệm nitrite để xác định loại vi khuẩn gây viêm nhiễm.

4. Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu ở đâu nhanh và chính xác?

Hiện nay, có nhiều trung tâm y tế tiến hành tổng phân tích nước tiểu. Alo Xét Nghiệm là một trong những cơ sở lấy mẫu xét nghiệm nước tiểu để xét nghiệm nhanh chóng và chính xác.

Với đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại, Alo Xét Nghiệm là địa chỉ được nhiều khách hàng tin cậy. Bên cạnh đó, cơ sở triển khai dịch vụ lấy mẫu tại nhà giúp khách hàng thêm thuận tiện, không cần mất thời gian đi lại, chờ đợi.

Chỉ với thao tác rất đơn giản là gọi điện đến tổng đài 1900 989 993 là sẽ có kỹ thuật viên của Alo Xét Nghiệm trực tiếp đến tận nơi, luôn sẵn lòng phục vụ quý khách.

Chỉ số Blo trong nước tiểu là gì?

Chỉ số LEU hay BLO (Leukocytes) - tế bào bạch cầu. Chỉ số này cho biết trong nước tiểu của bạn có bạch cầu hay không. Với người bình thường, LEU sẽ âm tính, nhưng nếu bị nhiễm trùng đường niệu, tế bào bạch cầu sẽ có mặt trong nước tiểu.

Xét nghiệm nước tiểu dương tính là gì?

Nếu kết quả xét nghiệm sinh hóa nước tiểu dương tính nghĩa là nhiễm trùng đường tiểu, cần vệ sinh sạch sẽ và uống nhiều nước; Bình thường: Âm tính; Khi xét nghiệm nước tiểu có chứa bạch cầu, thai phụ có thể đang bị nhiễm khuẩn hoặc nấm (có giá trị gợi ý nhiễm trùng tiểu chứ không khẳng định được).

Chỉ số glu trong nước tiểu là gì?

Chỉ số glucose trong xét nghiệm nước tiểu nhằm giúp tìm xem có sự hiện diện của glucose trong nước tiểu hay không, làm cơ sở giúp các bác sĩ chẩn đoán bạn có mắc bệnh tiểu đường hoặc các nguyên nhân khác làm cơ thể không dung nạp glucose.

Glucose trong nước tiểu bao nhiêu là bình thường?

Xét nghiệm đường niệu (Glucose nước tiểu). Bình thường ngưỡng của thận với glucose là 1,6-1,8 g/L (160-180 mg/dL) hay 8,9-10 mmol/L. Khi lượng đường trong máu vượt quá giá trị này, thận sẽ không hấp thu được hết và sẽ xuất hiện glucose trong nước tiểu.