Bc26 là gì

Mới đây, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định 1421/QĐ-BTC khiến nhiều người hoang mang về việc liệu có phải Bộ Tài chính đã lại “hồi sinh” báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn. Vậy thực hư việc nộp báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn thế nào?

Từ 01/7/2022 không phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn?

Báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn giấy (mẫu số BC26/HĐG) là mẫu báo cáo sử dụng áp dụng với hoá đơn giấy. Căn cứ Điều 29 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh mua hoá đơn của cơ quan thuế phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn và bảng kê trong kỳ cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp vào hàng quý.

Tuy nhiên, căn cứ Nghị định 123/2020/NĐ-CP và Thông tư 78/2021/TT-BTC, lộ trình áp dụng hoá đơn điện tử được thực hiện như sau:

- Trước 01/7/2022: Chỉ các cơ sở kinh doanh được thông báo chuyển đổi sang sử dụng hoá đơn điện tử và đã đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin áp dụng sử dụng hoá đơn điện tử.

- Từ ngày 01/7/2022: Tất cả các doanh nghiệp đều phải sử dụng hoá đơn điện tử trừ các trường hợp như doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nhiệp kinh doanh ở nơi có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn…

Như vậy, có thể thấy, sau ngày 01/7/2022, hầu hết các doanh nghiệp (trừ các trường hợp vẫn sử dụng hoá đơn giấy) đều phải đồng bộ áp dụng hoá đơn điện tử. Do đó, các doanh nghiệp này từ ngày 01/7/2022 đều không phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn trừ các đơn vị chưa sử dụng hoá đơn điện tử.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc áp dụng hoá đơn điện tử đã được sử dụng từ ngày 21/11/2021 theo hai giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Từ ngày 21/11/2021: Triển khai áp dụng hoá đơn điện tử với 06 tỉnh, thành phố: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Phú Thọ, Bình Định.

- Giai đoạn 2: Hoá đơn điện tử áp dụng từ tháng 4/2022 với 57 tỉnh, thành phố còn lại theo Quyết định 206/QĐ-BTC.

Như vậy, các doanh nghiệp đã sử dụng hoá đơn điện tử sẽ không phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn giấy mà chỉ những doanh nghiệp chưa sử dụng hoá đơn điện tử nêu trên.

Bc26 là gì

Doanh nghiệp có phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn?

Mới đây, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định 1421/QĐ-BTC công bố danh mục báo cáo định kỳ phải nộp trong đó có đề cập đến báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn.

Điều đó khiến nhiều kế toán của doanh nghiệp hiểu lầm doanh nghiệp nào cũng phải nộp báo cáo này. Đồng nghĩa, thông qua Quyết định này, Bộ Tài chính đã “hồi sinh” cho báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn và áp dụng với tất cả các doanh nghiệp.

Tuy nhiên, theo phân tích ở trên, chỉ có trường hợp chưa sử dụng hoá đơn điện tử mà vẫn sử dụng hoá đơn giấy thì các doanh nghiệp mới phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn cho cơ quan thuế.

Ngược lại, nếu đã sử dụng hoá đơn điện tử thì không cần nộp báo cáo này bởi theo điểm e khoản 2 Điều 55 Nghị định 123, doanh nghiệp đã gửi dữ liệu hoá đơn đến cơ quan thuế nếu mua hoá đơn của cơ quan thuế. Do đó, doanh nghiệp đã sử dụng hoá đơn điện tử sẽ không phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn.

Còn trường hợp báo cáo việc sử dụng hoá đơn chỉ áp dụng trong trường hợp mua hoá đơn giấy của cơ quan thuế, chưa chuyển sang hoá đơn điện tử thì tiếp tục nộp báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn cho cơ quan thuế.

Như vậy, không có chuyện Bộ Tài chính “hồi sinh” báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn. Việc nộp báo cáo này được thực hiện như sau:

- Doanh nghiệp nào đã chuyển sang hoá đơn điện tử từ cuối năm 2021 thì không phải nộp báo cáo này;

- Doanh nghiệp nào mới chuyển sang hoá đơn điện tử trong giai đoạn 2 và trong quý 2 vẫn sử dụng hoá đơn giấy thì vẫn phải báo cáo tình hình sử dụng những hoá đơn giấy đã sử dụng trong thời gian chưa chuyển hoàn toàn sang hoá đơn điện tử.

- Doanh nghiệp nào thuộc diện không bắt buộc chuyển sang hoá đơn điện tử, vẫn đang dùng hoá đơn giấy thì quý 2 nộp báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn như trước nay vẫn thực hiện.

Theo điều 3 của Nghị định 49/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn có quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý hóa đơn cụ thể như sau:

1. Sửa đổi, bổ sung Khoản 1 và Khoản 6 Điều 34 như sau:

“1a. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đặt in hóa đơn mà không ký hợp đồng in bằng văn bản;

1b. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi đặt in hóa đơn khi cơ quan thuế đã có văn bản thông báo tổ chức, doanh nghiệp không đủ điều kiện đặt in hóa đơn, trừ trường hợp cơ quan thuế không có ý kiến bằng văn bản khi nhận được đề nghị sử dụng hóa đơn đặt in của tổ chức, doanh nghiệp theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc hủy các hóa đơn đặt in không đúng quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1b, Khoản 4 và Khoản 5 Điều này”.

2. Bổ sung Khoản 1a vào Điều 37 như sau:

“1a. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong các hành vi:

a) Nộp thông báo điều chỉnh thông tin tại thông báo phát hành hóa đơn đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp và hành vi nộp bảng kê hóa đơn chưa sử dụng đến cơ quan thuế nơi chuyển đến khi doanh nghiệp thay đổi địa chỉ kinh doanh dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm sau 10 ngày kể từ ngày bắt đầu sử dụng hóa đơn tại địa chỉ mới.

b) Sử dụng hóa đơn đã được Thông báo phát hành với cơ quan thuế nhưng chưa đến thời hạn sử dụng (05 ngày kể từ ngày gửi Thông báo phát hành)”.

3. Sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 37 như sau:

“1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:

a) Lập Thông báo phát hành hóa đơn không đầy đủ nội dung theo quy định;

b) Không niêm yết Thông báo phát hành hóa đơn theo đúng quy định;

c) Nộp thông báo điều chỉnh thông tin tại thông báo phát hành hóa đơn đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp và hành vi nộp bảng kê hóa đơn chưa sử dụng đến cơ quan thuế nơi chuyển đến khi doanh nghiệp thay đổi địa chỉ kinh doanh dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý trực tiếp từ sau 20 ngày kể từ ngày bắt đầu sử dụng hóa đơn tại địa chỉ mới”.

4. Bổ sung Điểm g vào Khoản 3 Điều 38 như sau:

“3. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:

a) Lập hóa đơn không đúng thời Điểm theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;

b) Lập hóa đơn không theo thứ tự từ số nhỏ đến số lớn theo quy định;

c) Ngày ghi trên hóa đơn đã lập xảy ra trước ngày mua hóa đơn của cơ quan thuế;

d) Lập hóa đơn nhưng không giao cho người mua, trừ trường hợp trên hóa đơn ghi rõ người mua không lấy hóa đơn hoặc hóa đơn được lập theo bảng kê;

đ) Không lập bảng kê hoặc không lập hóa đơn tổng hợp theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;

e) Lập sai loại hóa đơn theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và đã giao cho người mua hoặc đã kê khai thuế.

g) Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã phát hành nhưng chưa lập hoặc hóa đơn đã lập (liên giao cho khách hàng) nhưng khách hàng chưa nhận được hóa đơn hoặc hóa đơn đã lập theo bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ; trừ trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn do thiên tai, hỏa hoạn hoặc do sự kiện bất ngờ, sự kiện bất khả kháng khác thì không bị xử phạt tiền.

Trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (liên giao cho khách hàng), người bán và người mua lập biên bản ghi nhận sự việc, người bán đã kê khai, nộp thuế, có hợp đồng, chứng từ chứng minh việc mua bán hàng hóa và có một tình tiết giảm nhẹ thì xử phạt ở mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có từ hai tình tiết giảm nhẹ thì xử phạt cảnh cáo.

Trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn, trừ liên giao cho khách hàng, trong thời gian lưu trữ thì xử phạt theo pháp luật về kế toán.

Trường hợp người bán tìm lại được hóa đơn đã mất (liên giao cho khách hàng) khi cơ quan thuế chưa ban hành quyết định xử phạt thì người bán không bị phạt tiền”.

5. Bãi bỏ Điểm a Khoản 4 Điều 38.

6. Sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 39 như sau:

“1. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (liên giao cho khách hàng) để hạch toán kế toán, kê khai thuế và thanh toán vốn ngân sách; trừ trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn do thiên tai, hỏa hoạn hoặc do sự kiện bất ngờ, sự kiện bất khả kháng khác thì không bị xử phạt tiền.

Trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (liên giao cho khách hàng), người bán và người mua lập biên bản ghi nhận sự việc, người bán đã kê khai, nộp thuế, có hợp đồng, chứng từ chứng minh việc mua bán hàng hóa và có một tình tiết giảm nhẹ thì xử phạt ở mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có từ hai tình tiết giảm nhẹ thì xử phạt cảnh cáo.

Trường hợp người mua tìm lại được hóa đơn đã mất khi cơ quan thuế chưa ban hành quyết định xử phạt thì người mua không bị phạt tiền”.

7. Sửa đổi, bổ sung Khoản 1; bổ sung Khoản 4 vào Điều 40 như sau:

“1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi lập sai hoặc không đầy đủ nội dung của thông báo, báo cáo theo quy định gửi cơ quan thuế, trừ thông báo phát hành hóa đơn.

Trường hợp tổ chức, cá nhân tự phát hiện sai sót và lập lại thông báo, báo cáo thay thế đúng quy định gửi cơ quan thuế trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền ban hành Quyết định thanh tra thuế, kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế thì không bị phạt tiền”.

“4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Tổ chức, cá nhân vi phạm Khoản 1 Điều này phải lập và gửi lại cơ quan thuế thông báo, báo cáo đúng quy định”.

8. Bổ sung Khoản 5a vào Điều 44 như sau:

“5a. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi thẩm quyền của mình quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn theo quy định tại Nghị định này:

a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:

- Phạt cảnh cáo;

- Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;

b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:

- Phạt cảnh cáo;

- Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;

- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 5 Điều 33, Khoản 6 Điều 34, Khoản 8 Điều 35, Khoản 4 Điều 36, Khoản 3 Điều 37 và Khoản 6 Điều 38 của Nghị định này.

c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:

- Phạt cảnh cáo;

- Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;

- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 5 Điều 33, Khoản 6 Điều 34, Khoản 8 Điều 35, Khoản 4 Điều 36, Khoản 3 Điều 37 và Khoản 6 Điều 38 của Nghị định này”.

Như vậy, trường hợp bạn có làm sai nội dung của thông báo phát hành hóa đơn BC/26/AC thì bạn có thể bị phạt theo mức là phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Ngoài ra, Trường hợp tổ chức, cá nhân tự phát hiện sai sót và lập lại thông báo, báo cáo thay thế đúng quy định gửi cơ quan thuế trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền ban hành Quyết định thanh tra thuế, kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế thì không bị phạt tiền. 

Do đó, bạn cần phải lập lại thông báo thay thế đúng quy định gửi lại cơ quan thuế kịp thời thì có thể được căn cứ mức không bị phạt tiền.

 

2. Lỗi báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn (BC26/AC)

1. Sai kỳ báo cáo: Doanh nghiệp lưu ý rằng kỳ báo cáo BC 26/AC là Quý không phụ thuộc vào việc tờ khai GTGT theo tháng hay theo quý. Chỉ trừ doanh nghiệp rủi ro cao về thuế theo quyết định của Cục Thuế thì thực hiện báo cáo BC26/AC theo tháng (đến khi có thông báo của CQT chuyển sang phát hành hóa đơn). Thời hạn báo cáo hóa đơn theo quý theo Điều 27 Thông tư 39/2014/TT-BTC.

2. Sai cột số đầu kỳ và số phát hành: hóa đơn phát hành trong kỳ căn cứ vào ngày phát hành, phải được ghi vào cột phát hành trong kỳ. Lưu ý: căn cứ vào ngày phát hành, không phải ngày bắt đầu sử dụng.

Ví dụ: 31/12/2020 Công ty phát hành hóa đơn, ngày bắt đầu sử dụng là ngày 02/01/2021 thì các số phát hành này được báo cáo váo cột phát hành trong kỳ Quý 4/2020

 

3. Mức phạt nộp chậm, làm sai báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn (BC/26/AC)

Theo khoản 7 điều 3 – Nghị định 49/2016/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 109/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn, theo đó, sửa đổi quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực quản lý giá, vi phạm hành chính về phí, lệ phí và xử phạt hành chính trong lĩnh vực quản lý hóa đơn. (Nghị định 49/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/08/2016) thì sẽ bị:

Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi lập sai hoặc không đầy đủ nội dung của thông báo, báo cáo gửi cơ quan thuế.

Cách điều chỉnh:

Ngoài ra, Doanh nghiệp phải lập:

– Làm và gửi lại báo cáo đúng về cơ quan thuế.

Chú ý: Trường hợp tổ chức, cá nhân tự phát hiện sai sót và lập lại thông báo, báo cáo thay thế đúng quy định gửi cơ quan thuế trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền ban hành Quyết định thanh tra thuế, kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế thì không bị phạt tiền.

Vậy là, bắt đầu từ ngày 1/8/2016 (kể từ khi nghị định 49 có hiệu lực) thì Nếu doanh nghiệp làm sai báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn sau đó tự phát hiện ra sai sót rồi làm và nộp lại báo cáo đúng thay thế trước khi cơ quan thuế Ban hành quyết định thanh kiểm tra tại doanh nghiệp thì sẽ KHÔNG BỊ PHẠT TIỀN

Trước đây theo Nghị định 109/2013/NĐ-CP hay điều 13 của Thông tư 10/2014/TT-BTC thì: Trường hợp doanh nghiệp phát hiện sai sót và lập lại thông báo, báo cáo thay thế đúng quy định gửi cơ quan thuế trong thời hạn quy định nộp thông báo, báo cáo thì không bị xử phạt. Ví dụ: các bạn làm báo cáo THSDHĐ theo tháng cho tháng T9/2014, hạn nộp của tháng 9 là ngày 20/10/2014. Giả sử các bạn làm báo cáo THSDHĐ vào ngày 12/10/2014 và đã nộp cho cơ quan thuế, sau đó đến ngày 15/10/2014 các bạn phát hiện ra sai sót ( vẫn trong hạn, chưa hết ngày 20) thì các bạn chỉ cần làm và gửi lại bản đúng cho cơ quan thuế mà không bị phạt.

 

4. Phạt hành vi nộp chậm báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn

Hạn:

+ Theo tháng: chậm nhất là ngày 20 của tháng sau.

Ví dụ báo cáo THSDHĐ của tháng 1 thì chậm nhất là ngày 20/2.

Hết ngày 20 mà không nộp thì coi là nộp chậm.

+ Theo quý: chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu quý sau.

Ví dụ quý II năm 2018 thì chậm nhất là ngày 30/7. kể từ ngày 31/07 được coi là chậm nộp.

Mức phạt:

– Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp thông báo, báo cáo gửi cơ quan thuế, trừ thông báo phát hành hoá đơn từ ngày thứ 1 đến hết ngày thứ 10 kể từ ngày hết thời hạn theo quy định.

– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng, trừ thông báo phát hành hóa đơn, chậm sau 10 ngày kể từ ngày hết thời hạn theo quy định

– Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng với hành vi không nộp báo cáo gửi cơ quan thuế. Hành vi không nộp thông báo, báo cáo gửi cơ quan thuế, trừ thông báo phát hành hóa đơn, được tính sau 20 ngày kể từ ngày hết thời hạn theo quy định.

Theo điều 13 của thông tư 10/2014/TT-BTC và được sửa đổi bởi Khoản 7 Điều 1 Thông tư 176/2016/TT-BTC

Trên đây là tư vấn của Luật Minh Khuê,  Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ:  Luật sư tư vấn pháp luật thuế trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi số: 1900.6162 để được tư vấn, hỗ trợ trực tiếp. Trân trọng cảm ơn!