Facebook có theo dõi người dùng không

Đây là lời thú nhận của Mark Zuckerberg khi được hỏi về cách mà mạng xã hội này theo dõi các thiết bị di động của người dùng Facebook.

Vào đêm 12/4 giờ Việt Nam, CEO Mark Zuckerberg của Facebook đã bước vào phiên điều trần thứ 2 trước Quốc hội Mỹ. Lần này, ông chủ mạng xã hội Facebook sẽ phải trả lời các câu hỏi chất vấn của những hạ nghị sĩ về các vấn đề xoay quanh vụ bê bối Cambridge Anatalyca. 

Facebook có theo dõi người dùng không
Mark Zuckerberg thú nhận Facebook theo dõi người dùng kể cả khi họ không đăng nhập

Trong phiên chất vấn, Hạ nghị sỹ Engel đã đặt câu hỏi rằng ai là người nắm quyền kiểm soát các ứng dụng? Ngoài ra, việc theo dõi trên các thiết bị khác nhau như thế nào?

Đáp lại câu hỏi này, Mark Zuckerberg từ chối đi vào chi tiết và chỉ trả lời rằng, Facebook theo dõi một số thông tin nhất định của người dùng nhằm mục đích bảo mật và quảng cáo.

Theo CEO của Facebook, “Ngay cả khi người dùng không vào mạng xã hội, chúng tôi vẫn theo dõi một số thông tin nhất định như việc truy cập vào bao nhiêu website. Đây là một phần trong số các biện pháp bảo mật".

Trong một câu hỏi khác, Mark Zuckerberg cũng thừa nhận Facebook đã thu thập dữ liệu của cả những người không đăng ký Facebook. Ông chủ của mạng xã hội này một lần nữa cho rằng đó là vấn đề liên quan đến bảo mật.

“Về mặt bảo mật, Facebook có những thông tin cụ thể về việc người dùng sử dụng Facebook như thế nào, ngay cả khi họ không đăng nhập vào Facebook. Điều này được thực hiện nhằm đảo bảo bạn sẽ không lợi dụng hệ thống", CEO của Facebook chia sẻ.

Tuấn Nghĩa

Facebook có theo dõi người dùng không

Là ông chủ của mạng xã hội Facebook. Thế nhưng, ngay chính dữ liệu cá nhân của Mark Zuckerberg cũng bị đánh cắp trong vụ bê bối Cambridge Anatalyca.

Facebook có theo dõi người dùng không

Đây là lời thú nhận của Mark Zuckerberg khi được hỏi về cách mà mạng xã hội này theo dõi các thiết bị di động của người dùng Facebook.

Facebook có theo dõi người dùng không

Phiên điều trần có sự xuất hiện của Mark Zuckerberg cùng Phó chủ tịch chính sách Facebook, ông Joel Kaplan. Tại đây, vị CEO Facebook phải đối mặt với nhiều câu hỏi, trong đó có việc liệu Facebook có nghe lén qua micro điện thoại.

Facebook có theo dõi người dùng không

Vụ bê bối Cambridge Anatalyca đã làm lộ thông tin 87 triệu người dùng Facebook. Tại Việt Nam, 427.000 người dùng Facebook cũng đã trở thành nạn nhân. Đây là cách kiểm tra xem liệu bạn có là một trong số đó.

Facebook có theo dõi người dùng không

Trong phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ, CEO Mark Zuckerberg đã khẳng định với các thượng nghị sỹ rằng, Facebook lưu trữ tất cả các dữ liệu người dùng nhưng không bán cho nhà quảng cáo và cũng không vi phạm luật.

Facebook có theo dõi người dùng không

Rạng sáng ngày 11/4, CEO Facebook ra điều trần trước Quốc hội Mỹ về bê bối dữ liệu người dùng và việc làm ảnh hưởng đến kết quả cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016.

Facebook có theo dõi người dùng không

Sau scandal rò rỉ dữ liệu 50 triệu tài khoản người dùng, Facebook tiếp tục chìm sâu trong khủng hoảng khi ngày càng nhiều vấn đề bảo mật dữ liệu người dùng của mạng xã hội lớn nhất hành tinh bị phơi bày.

Facebook có theo dõi người dùng không

Zuckerberg đã tuyên bố rằng: "Tôi đồng ý rằng chúng tôi phải chịu trách nhiệm cho nội dung" trên Facebook.

Meta cho biết có khoảng 50.000 người dùng Facebook bị theo dõi lén lút. Họ đã phát hiện và ngăn chặn 7 công ty giám sát tư nhân tham gia hoạt động này.

Trong bài viết đăng trên blog chính thức, Meta - tập đoàn sở hữu và điều hành Facebook, Instagram, WhatsApp, Messenger - cho biết đã gửi cảnh báo đến những người bị theo dõi lén lút bởi bên thứ 3.

Họ đã phát hiện 7 công ty “giám sát thuê”, thực hiện hành vi do thám người dùng trên nền tảng, gồm Cobwebs Technologies, Cognyte, Black Cube, Blue Hawk CI, BellTroX, Cytrox và một thực thể không xác định, có trụ sở tại Trung Quốc. Tất cả đã bị cấm hoạt động trên Facebook.

Facebook có theo dõi người dùng không

Hàng chục nghìn người dùng Facebook bị lén lút theo dõi. Ảnh: Reuters.

Theo Meta, 7 công ty đã kết hợp do thám, giăng bẫy và khai thác thông tin người dùng. Tập đoàn do Mark Zuckerberg điều hành xóa khoảng 1.500 tài khoản liên quan khỏi nền tảng của họ.

Mục tiêu theo dõi bao gồm các nhà báo và nhà hoạt động nhân quyền tại hơn 100 quốc gia. Cách thức do thám là tạo tài khoản giả, kết bạn với nạn nhân và sử dụng các phương pháp xâm nhập để lấy thông tin.

Phản hồi bài viết của Meta, đại diện Cobwebs cho biết họ hoạt động theo luật và tuân thủ các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về bảo vệ quyền riêng tư, trong khi những công ty bị nên tên khác chưa chính thức lên tiếng.

“Ngành công nghiệp giám sát thuê toàn cầu nhắm đến mọi người trên Internet để thu thập thông tin tình báo, xâm phạm thiết bị và tài khoản của họ”, David Agranovich, Giám đốc Ngăn chặn mối đe dọa toàn cầu và Mike Dvilyanski, người đứng đầu bộ phận điều tra gián điệp mạng của Meta, viết trên blog.

“Các công ty này là một phần của lĩnh vực đang phát triển mạnh mẽ, cung cấp công cụ phần mềm xâm nhập và dịch vụ giám sát một cách bừa bãi cho bất kỳ khách hàng nào - bất kể họ nhắm mục tiêu vào ai hoặc có thể hoạt động vi phạm nhân quyền”, Meta cho biết thêm.

Đây không phải là vụ bê bối giám sát lớn đầu tiên xuất hiện trong năm nay. Vào tháng 7, phần mềm gián điệp Pegasus do tập đoàn NSO của Israel phát triển đã bị phát hiện theo dõi hàng nghìn người bao gồm các lãnh đạo thế giới và nhà báo.

Meta cáo buộc NSO Group phát tán mã độc Pegasus qua WhatsApp và chuẩn bị hành động pháp lý thích hợp. Trong khi đó, chính phủ Mỹ đưa công ty vào danh sách đen từ tháng trước bởi lý do tương tự.

Meta đã bí mật gắn đoạn mã theo dõi vào Facebook và Instagram trên iOS để theo dõi hành vi và các thông tin cá nhân như mật khẩu, địa chỉ, số tài khoản ngân hàng của người dùng.

Mỗi khi người dùng nhấn vào đường link từ Instagram hoặc Facebook, mạng xã hội sẽ kiểm soát toàn bộ tương tác, nội dung người dùng lựa chọn hoặc nhập vào đường link này, trong đó bao gồm cả mật khẩu và thẻ tín dụng.

Thông tin này được tiết lộ trong nghiên cứu của Felix Krause, nhà sáng lập công cụ lập trình fastlane.tools. Ông Krause chỉ ra ứng dụng trên Instagram và Facebook trên iOS sử dụng trình duyệt bên trong app của riêng mình thay vì dùng của Apple cung cấp.

Trong khi đó, các ứng dụng khác thường sử dụng Safari của Apple để duyệt web.

Với trình duyệt tự phát triển dựa trên WebKit, Meta đã gắn mã JavaScript theo dõi có tên “Meta Pixel” vào tất cả các đường link và trang web được duyệt.

Facebook có theo dõi người dùng không

Đoạn mã theo dõi hành vi người dùng của Meta đã vi phạm vào quy định App Tracking Transparency (ATT) của iOS. Ảnh: MacRumors.

Với đoạn mã này, Meta có thể theo dõi tất cả tương tác của người dùng với website mà người dùng không hề hay biết. “Meta Pixel” cho phép Instagram và Facebook quản lý tất cả tiến trình trên đường liên kết ngoài dù không cần sự cho phép của người dùng hay nhà cung cấp, Felix Krause viết.

Theo chuyên gia, các ứng dụng này đã bí mật gắn mã theo dõi vào mỗi website. Do đó, mỗi khi người dùng nhấn vào các đường link này, mọi hành vi của họ như chụp màn hình, nhập mật khẩu, địa chỉ, số tài khoản ngân hàng đều sẽ bị Meta theo dõi.

“Điều này sẽ gây ra rất nhiều nguy cơ cho người dùng vì tất cả tương tác của họ trên trang web từ mật khẩu, địa chỉ đến mỗi cú nhấp chuột đều bị quản lý”, nhà lập trình web khẳng định.

Krause cho rằng những tập đoàn như Meta không có lý do gì để phát triển và sử dụng trình duyệt bên trong app trong khi có thể sử dụng ứng dụng mặc định Safari của Apple.

Trên trang chủ của mình, Meta khẳng định “Meta Pixel” chỉ là một đoạn mã chuyên theo dõi các hành vi của người dùng trên trình duyệt nhằm kiểm soát các hoạt động của người truy cập vào website của các nhà cung cấp.

Hiện chưa có bằng chứng nào cho thấy Instagram đang thu thập dữ liệu của người dùng nhằm trục lợi.

Theo Felix Krause, vẫn chưa thể khẳng định Facebook hay Instagram có đánh cắp mật khẩu, địa chỉ hay số tài khoản ngân hàng của người dùng hay không. Nhưng chuyên gia muốn cảnh báo người dùng việc tập đoàn công nghệ này đang truy cập và theo dõi thông tin cá nhân mà không có sự đồng thuận của họ.

Đồng thời, theo 9to5mac , hành vi của Meta đã vi phạm vào quy định App Tracking Transparency (ATT - Minh bạch theo dõi người dùng) được Táo khuyết áp dụng vào năm 2020 trên iOS 14.5.

Cụ thể, ATT buộc các nhà phát triển ứng dụng bổ sung cửa sổ bật lên, với nội dung yêu cầu người dùng cho phép các ứng dụng và trang web của bên thứ 3 thu thập dữ liệu của họ.

Facebook có theo dõi người dùng không

Facebook và Instagram tìm mọi cách để theo dõi người dùng. Ảnh: Mybroadband

Trước đó, Facebook từng chỉ trích gay gắt sau chính sách mới của Apple, bởi nền tảng này chịu thiệt hại nhiều nhất về doanh thu quảng cáo so với các mạng xã hội khác vì quy mô khổng lồ của nó.

Mark Zuckerberg đề cập rằng quy định mới của Táo khuyết khiến việc tìm kiếm khách hàng khi quảng cáo trở nên khó khăn và tốn kém hơn, gây nên sự tổn hại cho các doanh nghiệp nhỏ phụ thuộc vào doanh thu quảng cáo.

Felix Krause cho biết đã báo cáo vấn đề này lên Meta và tập đoàn khẳng định sẽ xem xét nghiên cứu này. Tuy nhiên, sau 9 tuần, chuyên gia vẫn chưa nhận được phản hồi chính thức từ Meta.

“Kể từ lúc đó đến nay, hãng chưa hề giải quyết báo cáo của tôi hay ngừng gắn mã theo dõi vào các trang web duyệt bên trong app. Vì thế, tôi quyết định công khai những thông tin này”, Krause viết.

Theo Zing

Theo Zing