Giáo án trò chơi an toàn giao thông

I. Mục đích yêu cầu.

1. Kiến thức:

- Trẻ làm quen với một số luật lệ giao thông đường bộ phổ biến.

+ Các phương tiện giao thông đi dưới lòng đường và đi đúng phần đường của mình.

+ Các PTGT đi theo sự chỉ dẫn của đèn tín hiệu giao thông, các biển báo và sự chỉ dẫn của cảnh sát giao thông.

+ Người đi bộ đi trên vỉa hè, khi sang đường phải đi vào đường dành cho người đi bộ và trẻ em sang đường phải có người lớn dắt.

2. Kỹ năng:

- Trẻ biết hát và vận động nhịp nhàng theo giai điệu của bài hát: “ em đi qua ngã tư đường phố”

- Phân nhóm các biển báo giao thông theo đặc điểm và công dụng.

- Trẻ chú ý quan sát và biết trả lời các câu hỏi của cô rõ ràng, mạch lạc.

- Trẻ biết chơi trò chơi hứng thú, có kĩ năng chơi thành thạo.

- Rèn luyện khả năng quan sát, ghi nhớ có chủ định.

Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Chuyên đề: An toàn giao thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

I. Mục đích yêu cầu. 1. Kiến thức:  - Trẻ làm quen với một số luật lệ giao thông đường bộ phổ biến. + Các phương tiện giao thông đi dưới lòng đường và đi đúng phần đường của mình. + Các PTGT đi theo sự chỉ dẫn của đèn tín hiệu giao thông, các biển báo và sự chỉ dẫn của cảnh sát giao thông. + Người đi bộ đi trên vỉa hè, khi sang đường phải đi vào đường dành cho người đi bộ và trẻ em sang đường phải có người lớn dắt. 2. Kỹ năng: - Trẻ biết hát và vận động nhịp nhàng theo giai điệu của bài hát: “ em đi qua ngã tư đường phố” - Phân nhóm các biển báo giao thông theo đặc điểm và công dụng. - Trẻ chú ý quan sát và biết trả lời các câu hỏi của cô rõ ràng, mạch lạc.  - Trẻ biết chơi trò chơi hứng thú, có kĩ năng chơi thành thạo. - Rèn luyện khả năng quan sát, ghi nhớ có chủ định. 3. Giáo dục: - Giáo dục trẻ phải chấp hành tốt luật lệ giao thông,tuyên truyền để mọi người thực hiện tốt luật lệ giao tôn,tôn trọng người điều khiển giao thông. II. Chuẩn bị. - Đĩa: Quay các phương tiện giao thông đang lưu thông trên đường phố. - Đàn, đầu, ti vi, vi tính, máy chiếu (nếu có). - Tranh ngã tư đường phố và các biển báo giao thông trên Power point - 3 Bức tranh về giao thông để trẻ chơi chọn những hành vi phạm luật giao thông.  - Mỗi trẻ 1 dấu gạch chéo III. Tổ chức hoạt động: Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của trẻ 1.Hoạt động 1: Tạo hứng thú 3p 2.Hoạt động 2: Nội dung thực hiện 18p 3.Hoạt động 3: Trò chơi củng cố luyện tập 10p 4.Hoạt động 4: Kết thúc hoạt động 2p *Cô cho trẻ hát bài hát “ em đi qua ngã tư đường phố”  - Nhân vật Phương xuất hiện  + Thảo luận một số tình huống giao thông. *Để giúp các con biết thêm về luật lệ giao thông, hôm nay cô cháu mình cùng nhau tìm hiểu “ Một số luật lệ giao thông đường bộ” nhé. - Thế Phương có muốn tham gia cùng lớp không?. *Vậy chúng mình cùng chú ý theo dõi đoạn băng sau nhé (Cho trẻ xem đoạn băng tư liệu về giao thông có phương tiện và người đang tham gia giao thông trên đường phố) - Các con phát hiện thấy những gì? - Đó là những PTGT đường gì? - Các PTGT này đi lại ở đâu?  -> Có rất nhiều PTGT đang đi ở trên đường phố. Các PTGT đi ở dưới lòng đường, đi về phía phải và tuân theo đèn tín hiệu. *Cô đọc câu đố “đèn gì ở trên cao,đèn gì ở giửa ,đèn chi trên cùng?” -Câu đố nói về loại đèn gì?các màu xanh,đỏ vàng được xắp xếp như thế nào trên cột đèn? -Các con thấy cột đèn tín hiệu ở đâu? *Cho cháu xem cảnh ngã tư đường phố. -Đèn tín hiệu dùng để làm gì? -Tại sao người ta lại đặt đèn tín hiệu ở ngã ba,ngã tư đường phố? -> Phương ơi! bây giờ Phương đã nhớ qui tắc về đèn tín hiệu giao thông chưa? - Cô giáo: Để giúp Phương luôn ghi nhớ tín hệu đèn giao thông, các bạn lớp mình hát tặng Phương bài hát đèn giao thông do các bạn ấy sáng tác nhé. 1đội nam, 1đội nữa hát đối nhau! . Đèn gì trên cao . Đèn gì ở giữa . Đèn chi dưới cùng - Vậy khi không có tín hiệu đèn giao thông nơi giao nhau, các PTGT phải tuân theo sự chỉ dẫn của ai? * Cho trẻ xem cảnh ngã tư đường phố khi không có đèn giao thông và khi ách tắc có công an xử lý , điều khiển. . Chú công an đang làm gì? . Vì sao chú lại phải chỉ đường ? . Khi nào thì các phương tiện giao thông được đi? -> Các con ạ ! Khi không có tín hiệu đèn các PTGT phải đi theo sự điều khiển của chú CSGT. Chú CSGT chỉ tay về phía nào thì các¸ phương tiện GT phía đó được đi. Các chú CSGT đã phải làm việc rất vất vả để đảm bảo an toàn GT đường phố đấy! - Để các con biết khi đi trên đường người đi bộ phải đi đâu? + Những nơi không có vỉa hè, người đi bộ phải như thế nào? -> Khi đi trên đường phố, người đi bộ phải đi trên vỉa hè, còn những nơi không có vỉa hè người đi bộ phải đi sát lề đường phía tay phải. - Cho trẻ quan sát biển báo “Người đi bộ sang ngang” + Biển báo này như thế nào? + Biển báo này, báo cho người tham gia giao thông biết điều gì? + Khi muốn sang đường người đi bộ phải đi đâu? ->Biển báo này quyết định phần đường dành cho người đi bộ được phép đi sang đường, giúp cho người đi bộ sang đường an toàn, tránh xảy ra ùng tắc giao thông. - Cho trẻ xem tiếp cảnh người lớn dắt trẻ sang đường có biển báo ( Nơi có vạch phải đi theo vạch sơn ) + Vì sao trẻ em sang đường phải có người lớn dắt ? + Khi sang đường phải chú ý điều gì? * Các con nhớ nhé, trẻ em khi sang đường phải có người lớn dắt, đi đúng phần đường dành cho người đi bộ và tuân theo tín hiệu các đèn giao thông, đèn xanh mới được đi. + Những người tham gia giao thông khi người trên xe gắn máy phải như thế nào nhỉ? -> Các con ạ! Tất cả những người khi ngồi trên xe máy phải đội mũ bảo hiểm để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông đấy! *- Cô đọc câu đố: Một hình tròn nền đỏ,Vạch trắng giữa nằm ngang Đứng ở đầu đường phố Đố bé biết biển gì? ( Cho trẻ quan sát biển báo) + Ai biết gì về biển báo này nói cho cô và các bạn nghe? + Biển cấm đi ngược chiều đươc đặt đoạn đường nào? + Khi đi trên đường găp những biển báo này người tham gia giao thông phải đi như thế nào? -> Các con ơi, biển bsao “ Cấm đi ngược chiều” giúp cho người tham gia giao thông đi đúng phần đường của mình, không đi vào đường một chiều. * Các con ạ, ngoài các biển báo trên còn rất nhiều các loại biển báo khác. Cô cho trẻ kể và cho trẻ xem một số loại biển báo khác trên máy tính. ->Tất cả các biển báo đó đểu được gọi là biển báo giao thông. Biển báo có dạng hình tròn màu đỏ là biển cấm, biển báo có dạng hình vuông và hình tròn màu xanh là biển báo được phép, biển có dạng hình tam giác nền vàng viền đỏ là biển báo nguy hiểm cần chú ý. Như vậy qua buổi học hôm nay, cô và các con đã biết thêm rất nhiều điều bổ ích về giao thông. Để chúng mình ghi nhớ thật kĩ các LLGT đã học, cô mời các con tham gia vào các trò chơi “Thử tài các bé”. - Cô giáo hỏi: Phương có thích tham gia chơi cùng các bạn không? Mời Phương làm trọng tài xem các bạn tham gia vào các phần chơi nhé. *Trò chơi “ ai giỏi nhất”: Gắn các biển báo giao thông vào đúng nơi qui định. - Cách chơi: Chia trẻ làm 4 đội Nhiệm vụ của các con là tìm biển báo giao thông gắn vào phân nhóm sao cho phù hợp, đúng qui định. -Cho cháu chơi. -Nhận xét trò chơi. *Trò chơi “Thi xem đôi nào nhanh” . Luật chơi: Chơi theo luật tiếp sức + Khi bạn chơi trước quay về đập vào tay bạn tiếp theo thì bạn đó mới được chạy lên. + Mỗi bạn ch cầm 1 dấu gạch chéo khi chơi -Cách chơi: Chia lớp làm 4 đội , mỗi đi chơi có một bức tranh về giao thông, trong đó có các hành vi phạm luật lệ an toàn giao thông. Khi có hiệu lệnh bắt đầu, bạn đầu hàng chạy lên cầm 1 dấu gạch chéo tìm lỗi sai và gắn vào đó rồi chạy về đập vào tay bạn tiếp theo, bạn đó sẽ chạy lên, cứ tiếp tục như vậy cho đến hết một bản nhạc, đội nào gắn được nhiều dấu gạch đúng thì đội đó thắng. -Cho cháu chơi. -Nhận xét trò chơi. -Hôm nay cô và các con cùng tìm hiểu về gì? -Các con nhớ khi tham gia giao thông phải chấp hành tốt luật lệ giao thông,tuyên truyền để mọi người thực hiện tốt luật lệ giao tôn,tôn trọng người điều khiển giao thông. - Cả lớp hát -Quan sát lắng nghe -Thảo luận -Lắng nghe -Cháu trả lời -Cháu quan sát -Cháu trả lời -Cháu lắng nghe -Cháu lắng nghe -Cháu trả lời -Cháu quan sát -Cháu trả lời -Cháu lắng nghe - Cháu lắng nghe - Tất cả cùng hát: Đỏ nhất xin dừng lại, xanh mời bạn cứ đi, đèn vàng còn nhấp nháy, bạn ơi xin hãy chờ. - Trả lời cô -Cháu quan sát -Trả lời câu hỏi của cô. -Cháu lắng nghe - Cháu trả lời - Lắng nghe lời cô -Cháu quan sát trả lời -Cháu lắng nghe -Cháu quan sát -Cháu trả lời -Cháu lắng nghe - Lắng nghe lời cô - Lắng nghe lời cô -Cháu trả lời -Cháu lắng nghe -Cháu tham gia -Cháu lắng nghe -Cháu lắng nghe -Cháu tham gia -Cháu lắng nghe -Cháu trả lời - Chú ý lời cô

File đính kèm:

  • Giáo án trò chơi an toàn giao thông
    CHUYEN_DE_AN_TOAN_GIAO_THONG.docx

sáng tác một số trò chơi về giáo dục luật lệ an toàn giao thông

I. ĐẶT VẤN ĐỀ:

       Hiện nay tình trạng mất trật tự về an toàn giao thông đã trở thành một vấn đề bức xúc của toàn xã hội. Ở các thành phố lớn hiện tượng ùn tắc giao thông luôn luôn xảy ra và hàng ngày không biết bao nhiêu tai nạn giao thông cũng đã xảy ra. Trong đó cũng có nhiều các tai nạn giao thông liên quan đến trẻ em, trong các nguyên nhân gây tai nạn đó có các nguyên nhân khách quan nhưng cũng có các nguyên nhân chủ quan do lỗi của các em. Và chính là do trẻ không lắm được luật lệ an toàn giao thông. Vì thế việc giáo dục luật lệ an toàn giao thông cho trẻ là không thể thiếu được.

II. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Tâm lí của lứa tuổi mẫu giáo là học mà chơi,chơi mà học.Đặc biệt với môn học Giáo dục luật lệ ATGT là một môn học khó thì việc đưa nhẹ nhàng các quy tắc quy định của luật lệ ATGT vào trò chơi là một việc không thể thiếu được.Các trò chơi càng mới lạ,càng sinh động thì lại càng hấp dẫn trẻ hơn.Mà trên thực tế thì các trò chơi trong chương trình còn ít và nghèo nàn.

Do những đặc điểm,tình hình nêu trên,tôi thấy việc sáng tạo các trò chơi mới có nội dung về giáo dục luật lệ ATGT cho trẻ là rất cần thiết nên tôi đã chọn đè tài này.

III. NỘI DUNG SÁNG KIẾN :

–       Một số trò chơi.

–         Môi trường học giáo dục luật lệ ATGT.

–         Bài học kinh nghiệm.

IV. NỘI DUNG :

A.Trò chơi :

  1. Trò chơi 1: Quan sát màn hình và trả lời câu hỏi đúng sai

a.Mục đích :

     –   Giúp trẻ nắm vững luật đi đường và tín hiệu của đèn giao thông ở ngã tư đường phố.

–         Củng cố một số hiểu biết về luật giao thông đường bộ.

–         Tạo phản ứng nhanh nhạy và khả năng diễn đạt trước đông người.

b.Chuẩn bị :

–         1 màn hình và 1 đầu đĩa

–         1 đĩa hình có quay các tình huống về luật lệ ATGG

             VD 1 số tình huống về luật lệ ATGT:

   + Đèn xanh bật , 3 mẹ con cùng sang đường. Mẹ và bé gái đi theo vạch phấn trắng. Còn bé trai chạy dưới lòng đường. Trong tình huống này , ai đúng? Ai sai? Vì sao?

   + Có 2 bạn gái và 2 bạn trai đèo nhau trên xe đạp đi trên đường. Bạn gái ngồi

sau túm áo bạn. Còn bạn trai đứng trên yên xe bám vào vai bạn trai kia. Trong

tình huống này , ai đúng? Ai sai? Vì sao?

–         3 xắc xô

c.Luật chơi :

–         Đội nào lắc xắc xô ( hoặc chuông ) nhanh hơn đội đó sẽ giành được quyền trả lời. Nếu trả lời chưa đúng đội khác sẽ được trả lời.

–         Tình huống mà các đội chơi không trả lời được sẽ mời các bạn khán giả tham dự trả lời ( câu trả lời đúng sẽ có quà tặng )

d.Cách chơi :

–         Chia trẻ ra làm 3 đội , mỗi đội 3 trẻ.

–         Khi màn hình bật lên , trẻ phải quan sát màn hình và trả lời câu hỏi của cô. Sau đó , trẻ phải lắc xắc xô thật nhanh để giành quyền trả lời cho các tình huống về luật lệ ATGT.

–         Các trẻ trong đội cùng tham gia trả lời câu hỏi.

–         Đội nào trả lời đúng đội đó sẽ được thưởng 1 phần quà.

e.Ứng dụng :

     Trò chơi này đựoc ứng dụng vào tiết học tìm hiểu về luật lệ ATGT hoặc vào hội thi tìm hiểu về luật lệ ATGT.

  1. Trò chơi 2 : Ô số kì diệu

a.Mục đích :

–         Giúp trẻ ôn lại các bài hát , bài thơ có nội dung về giáo dục luật lệ ATGT.

–         Tạo phản ứng nhanh nhạy và khả năng diễn đạt trước đông người.

–         Ôn luyện các chữ số từ 1 đến 6.

b.Chuẩn bị :

Một bảng có gắn các ô số , đằng sau các ô số là các hình ảnh về phương tiẹn hoặc luật lệ giao thông.

–         Các ô số

       ô số 1 hình ảnh là 1 chiéc thuyền

             ô số 2 hình ảnh là 2 bạn nhỏ đèo nhau trên xe đạp

       ô số 3 hình ảnh là mọi người đang đi bộ trên vỉa hè

       ô số 4 hình ảnh là 1 chiếc ô tô

       ô số 5 hình ảnh là 1 ngã tư đường phố

       ô số 6 hình ảnh các phương tiện giao thông đi phía tay phải

c.Cách chơi :

     –   Trẻ chọn 1 ô số bất kì. Khi ô số được lật , hình ảnh về phương tiện giao thông sẽ hiện ra. Trẻ nhìn hình ảnh và phải hát 1 bài hát hoặc đọc 1 bài thơ có nội dung phù hợp với hình ảnh đó.

VD : Trẻ chọn ô số 1 hình ảnh là chiếc thuyền , trẻ sẽ phải hát hoặc đọc thơ có nội dung về chiếc thuyền.

   Nếu trẻ hát hoặc đọc thơ đúng sẽ được thưởng 1 phần quà.

d.Ứng dụng :

Qua trò chơi này không những ứng dụng hiệu quả ở môn Âm nhạc mà còn sử dụng vào tiết học MTXQ giáo dục luật lệ ATGT cho trẻ hoặc vào các hoạt động ngoài trời.

  1. Trò chơi 3 : Đèn hiệu giao thông

a.Mục đích :

–         Giúp trẻ nhớ được ý nghĩa của đèn hiệu giao thông.

–         Rèn luyện phản xạ nhanh nhạy , chú ý cho trẻ.

b.Chuẩn bị :

           10 đèn đỏ , 10 đèn xanh , 10 đèn vàng bằng xốp hoặc bìa có tay cầm.

c.Cách chơi :

–   Cô phát cho mỗi trẻ một đèn tín hiệu xanh , đỏ hoặc vàng

+ Cách 1 :

     Khi cô hô được đi. Những trẻ có đèn xanh sẽ giơ cao và cả lớp cùng nói “đèn xanh“

     Tương tự :

             Chuẩn bị – “đèn vàng”

            Dừng lại – “đèn đỏ”

   + Cách 2 :

     Chơi ngược lại :

     Khi cô giơ đèn xanh trẻ nói “được đi”

     Tương tự :

           Đèn đỏ – “Đứng lại”

           Đèn vàng – “Chuẩn bị”

  1. Trò chơi 4 : Ghép biển báo

a.Mục đích :

–         Trẻ biết được 1 số biển báo quen thuộc.

–         Trẻ hiểu được ý nghĩa của các biển báo đó.

–         Rèn tính nhanh nhạy cho trẻ.

b.Chuẩn bị :

–         3 bảng dạ to.

–         15 biển báo chưa hoàn chỉnh.

–         1 số các chi tiết

VD :

       +   Các biển báo chưa hoàn chỉnh :

           +   Các biển báo đã hoàn chỉnh :

       +   3 bàn học hoặc 9 vòng tròn.

c.Cách chơi :

–         Cách 1 :

   Trẻ đứng tại bàn. Khi có hiệu lệnh , trẻ phải thật nhanh nhặt các chi tiết gắn vào biển báo sao cho thành biển báo có ý nghĩa. Sau khi ghép xong , lần lượt từng trẻ của từng đội sẽ lên giới thiệu về biển báo mà mình vừa ghép. Đội nào ghép nhanh , giới thiệu đúng biển báo hơn đội đó sẽ chiến thắng.

–         Cách 2 :

       Trên bảng cô gắn rất nhiều các biển báo chưa được hoàn thiện. Khi có hiệu lệnh , trẻ phải nhảy bật qua 3 vòng và lên nhặt các chi tiết gắn thành

biển báo có ý nghĩa. Sau đó , lần lượt từng trẻ của từng đội sẽ lên giới thiệu về biển báo mà mình vừa ghép. Đội nào ghép nhanh , giới thiệu đúng biển báo hơn đội đó sẽ chiến thắng.

d.Ứng dụng :

     Sử dụng vào tiết GD luật lệ ATGT , hội thi tìm hiểu luật lệ ATGT và hoạt động ngoài trời.

  1. Trò chơi 5 : Phân loại các phương tiện giao thông theo vùng hoạt động

a.Muc đích :

     Giúp trẻ phân loại các phương tiện giao thong theo vùng hoat động của chúng

b.Chuẩn bi :

     1 bàn cờ

c.Cách chơi :

–         2 đến 4 trẻ chơi.

–          Trẻ oẳn tù tì để chọn bạn được chơi trước. Lần lượt từng trẻ quay bàn quay, khi mũi tên chỉ vào phương tiện giao thông nào thì trẻ chọn phương tiện giao thông đó và đặt vào đúng vùng hoạt động của chúng.

VD : Mũi tên chỉ vào máy bay thì trẻ phải xếp máy bay vào phần đường hàng không —> Xếp ô tô , xích lô , xe đạp , xe máy , vào phần đường bộ.

d.Ứng dụng :

   Sử dụng vào trong tiết học MTXQ hoặc hoạt động góc.

  1. Trò chơi 6 : Sắp xếp lại cho đúng

a.Mục đích :

     Giúp trẻ nắm vững 1 số luật đi đường.

b.Chuẩn bị :

–         2 sa bàn ngã tư đường phố

–         1 số phương tiện giao thông đường bộ , người đi bộ.

c.Cách chơi :

–         10 trẻ chơi chia làm 2 đội ( mỗi đội 5 trẻ )

–         Trong vòng 2 phút , 2 đội cùng phải sắp xếp vị trí đi , đứng cho các loại xe và người sao cho đúng luật lệ ATGT.

–         Đội nào xếp đúng và nhanh hơn đội đó sẽ thắng.

B. Môi trường học giáo dục luật lệ an toàn giao thông :

       Ở trẻ mẫu giáo rất dễ nhớ nhưng lại dễ quên.Trẻ chí khó quên những gì thật sâu sắc,hấp dẫn và nhắc đi nhắc lại. Nắm được những đặc điểm tâm lí trên của trẻ, để đưa việc giáo dục luật lệ ATGT đến với trẻ cho trẻ dễ nhớ lâu quên, ngay từ đầu năm học, tôi đã chủ động tạo môi trường học giáo dục luật lệ ATGT cho trẻ.

   Ví dụ :

–         Tại các cửa sổ của lớp có dán hình các phương tiện giao thông, đèn xanh, đèn đỏ.

–         Làm đoàn tàu “Bé đến lớp” cho trẻ dán hình.

–         Treo các bài thơ,bài hát có nội dung giáo dục luật lệ ATGT ở góc “Bé cần biết”.

       Khi đến chủ điểm “Phương tiện và luật lệ an toàn giao thông”, tôi đã trang trí lớp học đẹp và phù hợp với chủ điểm :

     Ví dụ :

–         Treo các máy bay do cô và trẻ làm.

–         Trang trí một số biển báo đơn giản dưới có ghi tên biển báo.

–         Trang trí bảng chủ điểm theo chủ điểm Luật lệ an toàn giao thông.

–         Tạo một số góc phố có ý đi đúng luật ở trong lớp.

–         Trẻ và cô cùng làm một số đồ chơi: ô tô, xe máy, máy bay, xích lô, xe đạp trang trí xung quanh lớp và để chơi xây dựng.

V. KẾT QUẢ – ỨNG DỤNG :

       Khi đưa các trò chơi có nội dung về giáo dục luật lệ an toàn giao thông trên vào dạy trẻ, trẻ lớp tôi học rất nhanh và đạt kết quả như sau :

       Đầu năm :

–         80% trẻ biết kể tên, đặc điểm cấu tạo, tiếng kêu, vùng hoạt động của một số phương tiện giao thông gần gũi.

–         70% trẻ biết phân loại các phương tiện giao thông.

–         60% trẻ biết những luật lệ cơ bản về an toàn giao thông.

–         10% trẻ biết những biển báo quen thuộc.

         Cuối năm :

–         100% trẻ biết kể tên, đặc điểm cấu tạo, tiếng kêu, vùng hoạt động của một số phương tiện giao thông gần gũi.

–         100% trẻ biết phân loại các phương tiện giao thông.

–         100% trẻ biết những luật lệ cơ bản về an toàn giao thông

–         100% trẻ biết các biển báo quen thuộc.

       Các trò chơi trên đây cũng được các giáo viên trong trường, nhất là khối mẫu giáo lớn đưa vào các tiết học và các hoạt động. Trẻ cũng rất hứng thú học, chơi và tiếp thu nhanh.

VI. BÀI HỌC KINH NGHIỆM :

       Qua quá trình giảng dạy, tôi rút ra được những kinh nghiệm sau :

–         Cô phải nắm vững và luôn chấp hành tốt luật lệ ATGT, luôn có ý thức giáo dục luật lệ ATGT cho trẻ.

–         Các trò chơi phải phù hợp với bài dạy, động tĩnh kết hợp nhịp nhàng.

–         Đồ dùng của các trò chơi phải đẹp và hấp dẫn trẻ.

–         Cách hướng dẫn trò chơi cho trẻ cũng cần phải ngắn gọn, dễ hiểu.

–         Việc giáo dục luật lệ ATGT cho trẻ cần phải phối hợp tốt giữa nhà trường và gia đình. Khi đó việc giáo dục luật lệ ATGT cho trẻ mới thực sự có ích.

       Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi và tôi rất mong có được sự đóng góp quý báu của các chị em đồng nghiệp gần xa để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn.

Gửi bởi Hà Vũ in SKKN mầm non