Giấy dó làm từ gì

Văn hóa nông thôn, cùng với lối sống sinh hoạt tập thể theo làng xã đã tạo nên một đất nước Việt Nam đa dạng bởi những làng nghề truyền thống. Trong đó nghề làm giấy dó tại kinh thành Thăng Long xưa nổi tiếng đã ăn sâu vào tiềm thức của người Kinh Kỳ. Có lẽ, trong cuộc sống hiện đại giấy dó đã không còn nhiều, xong những giá trị nguyên bản , cốt lõi của một nghề truyền thống đâu đó vẫn nhen nhóm trong tâm trí của bao thế hệ. Vậy để tìm hiểu sâu hơn về nghề làm giấy dó và lịch sử hình thành của giấy dó, bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Giấy dó làm từ gì
Các sản phẩm nghệ thuật được làm từ giấy dó

Giấy dó là gì?

Theo từ điển bách khoa thì giấy dó là giấy dó là loại giấy được sản xuất từ vỏ những cây gió, giấy dó có cấu trúc dạng sợi, các sơ liên kết chặt chẽ khít nhau nên độ bền, cũng như vân giấy đẹp, hương giấy thơm, có thể làm nhiều đồ trang sức, hay đồ lưu niệm có giá trị cao.

→ Xem thêm tại: Một số làng nghề giấy dó và sản phẩm từ giấy dó

Lịch sử hình thành của nghề giấy dó

Nghề làm giấy ở Việt Nam đã có từ xa xưa khoảng thế kỉ III TCN, sách “Nam Phong Thao mộc trạng” của Kế Hàm một học giả Trung Quốc đã viết: “Từ xa xưa người Việt đã làm ra được giấy từ gỗ cây, rong biển…”. Hơn nữa chính học giả cũng đã xác nhận giấy của người Giao Chỉ trắng, dai thơm và có hình vân cá thả vào nước không nát. Cũng từ xa xưa, ở Việt Nam có nhiều làng nghề làm giấy dó nhưng nổi tiếng nhất là làng Yên Thái hay còn gọi là làng Bưởi nằm ở phía Bắc kinh thành Thăng Long.

Giấy dó làm từ gì
Nhân dân làng cổ Yên Thái xeo giấy

Trong cuốn Dư địa chí viết năm 1435 của Nguyễn Trãi, đã đề cập đến Phường Yên Thái bao gồm các làng Hà Khẩu, Nghĩa Đô,.. chuyên làm các giấy như giấy sắc làm sắc vua ban, giấy lệnh làm lệnh vua ban và giấy bản dùng vào các mục đích hàng ngày. Tiếng chày giã vỏ cây dó đã đi vào ca dao góp phần làm đẹp nên nét cổ kính của đô thành tự bao giờ không biết:

“Gió đưa cành trúc la đà

Nhịp chày Yên Thái canh gà Thọ Xương”

Sản phẩm chủ yếu của Yên Thái là giấy bản phục vụ cho viết sách và chữ Nho bằng bút lông mực tàu và giấy dó dày hơn giấy bản để in tranh dân gian. Ngày nay tuy làng nghề Yên Thái đã không còn nữa nhưng trong tiềm thức của những người Hà Nội xưa Làng Yên Thái làm giấy dó nổi tiếng một thời.

Giấy dó làm từ gì
Hình ảnh hoạt động làm giấy dó làng Yên Thái

Trong khi đó, một làng nghề nổi tiếng khác cũng thuộc miền quê Bắc Bộ đó là làng Đống Cao nay thuộc phường Đông Khê, tỉnh Bắc Ninh. Vẫn có một số người cố gắng giữ gìn được nghề làm giấy dó truyền thống. Chưa có một tài liệu nào khẳng định sự ra đời của nghề giấy dó ở Đống Cao xuất hiện từ bao giờ nhưng theo lời các cụ trong làng kể lại thì nghề có từ rất lâu, do tổ tiên họ để lại. Năm 2012, Ủy ban nhân dân Tỉnh Bắc Ninh đã có công văn đề nghị Cục di sản Văn hóa đưa làng nghề vào văn hóa phi vật thể nhằm giữ gìn và phát huy nét văn hóa truyền thống của dân tộc.

Giấy dó làm từ gì
Làng cổ Đóng Cao làm giấy dó

Ngoài những làng nghề nổi tiếng vang bóng một thời trên, còn có rất nhiều các hộ gia đình làm giấy dó rải rác xung quanh kinh thành xưa nhưng ngày nay đã không còn nữa. Ngày nay, khi mà nghề giấy dó đã dần bị mai một thì tại Hồ Văn – Văn Miếu vẫn còn có một “làng trong phố” nơi đó đã tái hiện làng nghề truyền thống sản xuất giấy dó của Việt Nam.

Giấy dó làm từ gì
Trải nghiệm làm giấy dó tại Hồ Văn

Đó là một trong những việc làm ý nghĩa nằm trong chuỗi hoạt động giáo dục văn hóa di sản cho lớp trẻ. Niềm tự hào về những giá trị văn hóa sẽ mãi xuyên suốt từ thế hệ này qua thế hệ khác.

⇒ XEM THÊM TẠI:DI TÍCH HỒ VĂN – NƠI LƯU TRỮ NHỮNG KÍ ỨC TUỔI THƠ